Tổng hợp các giải pháp đã thực hiện xây dựng các dự án kè bờ sông, kênh rạch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

I. Đánh giá các tồn tại trong quản lý, khai thác kè bờ sông, kênh rạch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Do đặc điểm Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều sông, rạch lớn chảy qua cùng với nhiều sông, rạch nội đồng chằng chịt và địa hình vùng ven sông có cao độ thấp, hệ thống đê bao, bờ bao và kè của Thành phố thường xuyên chịu ảnh hưởng của triều cường và chịu ảnh hưởng của lũ lụt, xả lũ từ các hồ thượng nguồn, lũ ngoại lai. Hệ thống đê sông, đê biển giữ vai trò quan trọng bảo vệ diện tích sản xuất nông nghiệp xen lẫn các khu vực dân cư bên trong. Đối với khu vực ven biển và ven các sông lớn: Sài Gòn, Đồng Nai hoặc việc xả lũ từ các hồ Dầu Tiếng, Trị An có khả năng gây tác hại nghiêm trọng đến hệ thống các tuyến đê, kè, bờ bao nội đồng với quy mô và cao trình không đồng bộ trên toàn tuyến ở từng khu vực, qua thời gian sử dụng đã bị xói mòn và lún tự nhiên nên chưa phát huy hiệu quả của toàn công trình. Công trình thủy lợi đê bao, bờ kè đã có những đóng góp quan trọng cơ bản đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh, góp phần ngăn lũ, triều cường phục vụ tiêu thoát nước, chỉnh trang đô thị, bảo vệ cho hàng chục triệu dân cư, giảm được các tổn thất về người, tài sản và các hoạt động kinh tế xã hội. Tuy nhiên về giải pháp sử dụng để xây dựng các công trình hệ thống đê bao bờ bờ kè trên địa bàn Thành phố chủ yếu vẫn dựa vào giải pháp truyền thống, thiên về các loại hình kết cấu vật liệu cổ điển như đê bao bằng đất và các giải pháp tạm như: kè lát mái, kè bằng đá hộc, đá xây, tấm bêtông đơn giản nên tuổi thọ công trình không cao, thường xuyên xảy ra sự cố sụt lún, sạt lở. Về lâu dài chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển đô thị hóa, chỉnh trang đô thị.

pdf6 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 377 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng hợp các giải pháp đã thực hiện xây dựng các dự án kè bờ sông, kênh rạch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 TỔNG HỢP CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN XÂY DỰNG CÁC DỰ ÁN KÈ BỜ SÔNG, KÊNH RẠCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Sở Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn TP.HCM I. Đánh giá các tồn tại trong quản lý, khai thác kè bờ sông, kênh rạch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Do đặc điểm Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều sông, rạch lớn chảy qua cùng với nhiều sông, rạch nội đồng chằng chịt và địa hình vùng ven sông có cao độ thấp, hệ thống đê bao, bờ bao và kè của Thành phố thường xuyên chịu ảnh hưởng của triều cường và chịu ảnh hưởng của lũ lụt, xả lũ từ các hồ thượng nguồn, lũ ngoại lai... Hệ thống đê sông, đê biển giữ vai trò quan trọng bảo vệ diện tích sản xuất nông nghiệp xen lẫn các khu vực dân cư bên trong. Đối với khu vực ven biển và ven các sông lớn: Sài Gòn, Đồng Nai hoặc việc xả lũ từ các hồ Dầu Tiếng, Trị An có khả năng gây tác hại nghiêm trọng đến hệ thống các tuyến đê, kè, bờ bao nội đồng với quy mô và cao trình không đồng bộ trên toàn tuyến ở từng khu vực, qua thời gian sử dụng đã bị xói mòn và lún tự nhiên nên chưa phát huy hiệu quả của toàn công trình. Công trình thủy lợi đê bao, bờ kè đã có những đóng góp quan trọng cơ bản đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh, góp phần ngăn lũ, triều cường phục vụ tiêu thoát nước, chỉnh trang đô thị, bảo vệ cho hàng chục triệu dân cư, giảm được các tổn thất về người, tài sản và các hoạt động kinh tế xã hội. Tuy nhiên về giải pháp sử dụng để xây dựng các công trình hệ thống đê bao bờ bờ kè trên địa bàn Thành phố chủ yếu vẫn dựa vào giải pháp truyền thống, thiên về các loại hình kết cấu vật liệu cổ điển như đê bao bằng đất và các giải pháp tạm như: kè lát mái, kè bằng đá hộc, đá xây, tấm bêtông đơn giản nên tuổi thọ công trình không cao, thường xuyên xảy ra sự cố sụt lún, sạt lở. Về lâu dài chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển đô thị hóa, chỉnh trang đô thị. 218 Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 Đồng thời, hệ thống bờ kè, đê bao, bờ bao chưa được đầu tư đúng mức nên chưa đáp ứng kịp tiến trình đô thị hóa của Thành phố, hệ thống đê bao, bờ bao của Thành phố chủ yếu bằng đất và kè tạm trên khoảng khoảng 3.020 tuyến sông, kênh, rạch với tổng chiều dài khoảng 5.075km. Hiện nay, trên địa bàn Thành phố vẫn còn nhiều tuyến bờ bao yếu, nhỏ, xuống cấp, chân bờ bao sát bờ rạch, cao trình thấp cùng với cao trình không đồng bộ trên toàn tuyến ở từng khu vực, qua thời gian sử dụng đã bị xói mòn và lún tự nhiên nên chưa phát huy hiệu quả của toàn hệ thống đê bao nên có nguy cơ sạt lở, tràn bờ bao, bể bờ bao khi triều cường dâng cao, nhất là các địa phương như huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi, Quận 12, quận Bình Thạnh và quận Thủ Đức. - Tình trạng san lấp, lấn chiếm công trình trái phép ảnh hưởng đến an toàn công trình gây sạt lở bờ bao hưởng đến an toàn công trình bảo vệ bờ, việc xử lý, ngăn chặn hành vi vi phạm trong hành lang bảo vệ công trình vẫn chưa được ngăn chặn một cách hiệu quả. - Việc tuyên truyền giáo dục cộng đồng nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp trong công tác quản lý công trình đê bao, bờ bao, kè bảo vệ bờ và ngăn chặn các các trường hợp lấn chiếm, xâm phạm hành lang bảo vệ công trình trên địa bàn Thành phố có lúc, có nơi chưa được đồng bộ do những hạn chế về nguồn nhân lực. II. Kết quả đạt được về việc đầu tư xây dựng các công trình đê bao, bờ bao, kè bảo vệ bờ, công trình phòng, chống thiên tai trên địa bàn Thành phố: 1. Các dự án đê bao, bờ bao, kè chống sạt lở và công trình phòng chống thiên tai trên địa bàn Thành phố: - Thành phố đã và đang triển khai thực hiện các dự án thủy lợi phòng chống ngập lụt cho khu vực nội thành và liên quận – huyện với tổng chiều dài các tuyến đê bao, bờ bao dài 140km tuyến đê, kè ven sông lớn kết hợp đắp bờ bao các kênh rạch nội đồng dài tổng cộng khoảng 5.248km. Kết cấu bằng đất kết hợp kè Bê tông cốt thép Dự ứng lực bảo vệ đê có nhiệm vụ chống lũ, ngăn triều cường bảo vệ cho khoảng 4.333 ha đất sản xuất nông nghiệp và khu dân cư như: Dự án Đê bao sông Sài Gòn từ Cầu Bến Súc đến rạch Thai Thai – xã Phú Mỹ Hưng; từ Rạch Cầu Đen đến Rạch Sơn, xã An Nhơn Tây; từ Rạch Láng The đến Sông Lu, xã Trung An, từ Rạch Láng The đến Rạch Nàng Âm (Công trình thủy lợi Phú Hòa Đông); từ Sông Lu đến Rạch Bà Bếp; công trình Thủy lợi An Phú - Phú Mỹ Hưng; Dự án đê bao ngăn lũ bờ tả ven sông Sài Gòn đoạn từ cầu Bình Phước đến rạch Cầu Ngang; Công trình thủy lợi bờ hữu ven sông Sài Gòn đoạn từ cầu Bến Súc đến sông Vàm Thuật. - Thành phố đã và đang tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án phòng chống ngập lụt cho khu vực nội thành và quận ven như Dự án Vệ sinh môi trường TP.HCM - lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Dự án Cải thiện môi trường nước TP.HCM - Lưu vực Tàu Hủ - Bến Nghé - kênh Tẻ - kênh Đôi, dự án Cải tạo hệ thống thoát nước rạch Hàng Bàng, Dự án Nâng cấp đô thị TP.HCM - lưu vực Tân Hóa - Lò Gốm, dự án Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên... - Đồng thời, Thành phố cũng đã đầu tư xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng các công trình phòng chống thiên tai kết cấu bằng đất và kè bê tông cốt thép bảo vệ bờ với chiều dài khoảng 122,6km đã phát huy hiệu quả bảo vệ chống ngập úng cho khoảng 240.503 hộ dân và phục vụ cho hơn 35.977 ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của các phường, xã, thị trấn thuộc địa bàn các quận ven và huyện ngoại thành, tạo tiền đề phát triển đô thị bền vững. 219 Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 2. Kết quả triển khai dự án đê bao, bờ bao, kè chống sạt lở và công trình phòng chống thiên tai trên địa bàn Thành phố a) Về hệ thống đê sông và cống kiểm soát triều Hiện nay,các giải pháp công trình thuỷ lợi trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có các nhiệm vụ chính: Chỉnh trang đô thị, Phòng chống thiên tai; cấp nước phục vụ cho sản xuất, dân sinh và tiêu thoát nước, cải tạo điều kiện môi trường sinh thái; phát triển giao thông, du lịch và dịch vụ... Thành phố đã và đang xây dựng được khoảng 45 hệ thống công trình thủy lợi, ngoài ra còn có khoảng 600 hạng mục công trình kè, đê bao, bờ bao phòng chống triều cường kết hợp giao thông nông thôn đã được Thành phố đầu tư với khoảng 2.000 km đê bao, bờ bao lớn nhỏ ven các sông kênh rạch, kèm theo trên 900 các loại công trình phụ trợ như: cống, đập, trạm bơm; trong đó có khoảng 400 km đê ven các sông, rạch lớn, cụ thể: - Hệ thống đê bao dọc sông Đồng Nai: Quận 9, Quận 2 với quy mô thiết kế bề rộng mặt B=2- 3m, m=1,5, cao trình thiết kế +2m, tổng chiều dài 31km. - Hệ thống đê bao dọc sông Sài Gòn Dự án bờ hữu ven sông Sài Gòn Nam rạch Tra đoạn từ sông Vàm Thuật đến rạch Tra thuộc huyện Hóc Môn, quận 12 có tổng chiều dài tuyến đê bao 66,793km, cao trình +2.0m đến +2.2m, có 219 cống các loại, cụ thể: + Dự án Đê bao sông Sài Gòn từ Cầu Bến Súc đến rạch Thai Thai – xã Phú Mỹ Hưng dài 4,4km kết hợp đắp bờ bao các kênh rạch nội đồng dài tổng cộng 5,248km. Kết cấu bằng đất kết hợp kè Bê tông cốt thép Dự ứng lực bảo vệ đê có nhiệm vụ chống lũ cho 270 ha đất sản xuất nông nghiệp và khu dân cư. + Dự án Nâng cấp công trình Thủy lợi An Phú - Phú Mỹ Hưng gồm 9,932km đê bao ven sông Sài Gòn và đắp bờ bao dọc các tuyến kênh nội đồng tổng chiều dài L = 23,5km. Kết cấu bằng đất kết hợp kè Bê tông cốt thép Dự ứng lực bảo vệ đê có nhiệm vụ: Ngăn lũ sông Sài Gòn, ngăn triều cường chống ngập bảo vệ cho 1.172 ha; tưới tiêu phục vụ cho 804 ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp dọc sông Sài Gòn trên địa bàn xã An Phú và xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi. + Dự án: Đê bao sông Sài Gòn từ Rạch Cầu Đen đến Rạch Sơn, xã An Nhơn Tây gồm 5,881 km đê bao ven sông Sài Gòn và đắp bờ bao kết hợp giao thông nội đồng các kênh cấp I chiều dài khoảng 4,200km. Kết cấu bằng đất kết hợp kè Bê tông cốt thép Dự ứng lực bảo vệ đê có nhiệm vụ chống lũ cho 322 ha đất sản xuất nông nghiệp và khu dân cư. + Dự án Đê bao ven sông Sài Gòn từ Rạch Láng The đến Sông Lu, xã Trung An gồm 6,735km đê bao ven sông Sài Gòn và xây dựng khoảng 18km bờ bao kênh cấp I. Kết cấu bằng đất kết hợp kè Bê tông cốt thép Dự ứng lực bảo vệ đê. Có nhiệm vụ chống lũ cho 1.404 ha đất sản xuất nông nghiệp và khu dân cư. + Dự án Đê bao ven sông Sài Gòn đoạn từ Rạch Láng The đến Rạch Nàng Âm (Công trình thủy lợi Phú Hòa Đông) ven sông Sài Gòn dài 4km, kết cấu bằng đất kết hợp kè Bê tông cốt thép Dự ứng lực bảo vệ đê có nhiệm vụ chống lũ cho 644 ha đất sản xuất nông nghiệp và khu dân cư. + Dự án Đê bao ven sông Sài Gòn đoạn từ Sông Lu đến Rạch Bà Bếp gồm hạng mục đắp đê bao ven sông Sài Gòn dài 6,1km. Kết cấu bằng đất kết hợp kè Bê tông cốt thép Dự ứng lực bảo vệ đê có nhiệm vụ chống lũ cho 889 ha đất sản xuất nông nghiệp và khu dân cư. + Dự án kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên có tổng chiều dài tuyến đê bao 32,735km, cao trình +2,2m. + Dự án đê bao ngăn lũ bờ tả ven sông Sài Gòn đoạn từ cầu Bình Phước đến rạch Cầu Ngang dài khoảng 11,3km. Kết cấu bằng đất kết hợp kè Bê tông cốt thép Dự ứng lực bảo vệ đê. + Dự án bờ tả sông Sài Gòn (đoạn từ rạch cầu Ngang tới khu đô thị Thủ Thiêm) hiện đang điều chỉnh từ dự án nhóm B lên dự án nhóm A, trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt. + Dự án cống kiểm soát triều (12 cống), hiện đã thi công hoàn thành cống Nhiêu Lộc – Thị Nghè, chuẩn bị thi công cống Vàm Thuật và cống Rạch Nước Lên đã phê duyệt dự án đầu tư, còn lại 05 cống chưa phê duyệt dự án đầu tư. 220 Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 - Dự án 05 Cống ngăn triều để kết nối đồng bộ khép kín với đê bao bờ tả trên địa bàn quận Thủ Đức, gồm: cống Gò Dưa, cống rạch Thủ Đức, cống rạch Ông Dầu, cống Rạch Đá và cống rạch Cầu Đúc Nhỏ; hiện nay đã cơ bản xây dựng hoàn thành 05/05 cống đưa vào khai thác, vận hành, phát huy tác dụng tốt trong việc ngăn triều cường và tiêu thoát nước cho khu vực. - Đê bao rạch Bến Mương - Láng The Củ Chi: chiều dài khoảng 27km, B=1-3m, m=1,5, cao trình thiết kế +2m. - Đê bao kênh Thầy Cai - An Hạ - Rạch Tra - Kênh Xáng (đến Bình Lợi): chiều dài khoảng 101km, B=1-3m, m=1,5, cao trình thiết kế +1,8m đến +2m. - Huyện Bình Chánh: chiều dài đê bao khoảng 95km gồm đê bao ven các sông Cần Giuộc, rạch Cát, rạch Cây Khô, sông Chợ Đệm, rạch Nước Lên, Bến Gốc, Lý Văn Mạnh B=1-3m, m=1,5, cao trình thiết kế +1,8m đến +2m. - Huyện Nhà Bè: đê bao ngăn mặn dài khoảng 18km, ven sông Nhà Bè từ Tân Thuận đến Phú Xuân, ven rạch Cây Khô từ Tân Quy đến Long Thới, mặt rộng B=3-4m, m=1,5, cao trình thiết kế +2m. - Huyện Cần Giờ: đê bao ven các sông rạch dài khoảng trên 40km tại các xã Lý Nhơn, An Thới Đông, Bình Khánh, Tam Thôn Hiệp, ven sông Lòng Tàu, ven các rạch: Tắc Ông Nghĩa, Rạch Lá, Tắc Tây Đen, rạch Vàm Sát, Cổ Cò, Cá Ngay mặt rộng B=1-3m, cao trình thiết kế +2 m đến +2,5m. - Ngoài ra, công trình trên đê có trên 500 cống trên các hệ thống đê bao trên đã được đầu tư. Bên cạnh đó, Thành phố đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Thành Đoàn trồng cây xanh bảo vệ bờ bao, đê bao nhằm hạn chế tình trạng sạt lở, bể bờ khi có triều cường dâng cao. - Các dự án theo Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh đã được Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt tại Quyết định số 1547/QĐ-TTg ngày 28 tháng 10 năm 2008 với quy mô xây dựng 06 cống kiểm soát triều gồm: cống Bến Nghé, cống Tân Thuận, cống Phú Xuân, cống Mương Chuối, cống Cây Khô, cống Phú Định và thi công xây dựng đoạn kè ven sông Sài Gòn từ Vàm Thuật đến Sông Kinh chiều dài 7,801km. b) Về hệ thống đê bao, bờ bao nội đồng Trong hơn 20 năm qua, kể từ năm 1995 đến năm 2018 Thành phố đã đầu tư và giao cho các quận, huyện thực hiện các tuyến bờ bao nội đồng với tổng cộng 559 hạng mục công trình với tổng chiều dài trên 487km; tập trung chủ yếu trên địa bàn một số quận – huyện trọng điểm bị ảnh hưởng của triều cường như: quận Thủ Đức, quận Bình Tân, quận Gò Vấp, quận Bình Thạnh, huyện Bình Chánh, huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi, huyện Nhà Bè, huyện Cần Giờ, Quận 2, Quận 8, Quận 9 và quận 12. Các công trình được đầu tư xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả bảo vệ cho hơn 34.027 hộ dân và phục vụ cho hơn 17.864 ha đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn các huyện ngoại thành và quận ven, giúp ổn định đời sống, sinh hoạt và sản xuất cho nhân dân. Những công trình đã và đang xây dựng đã phát huy hiệu quả trong việc chỉnh trang đô thị, Phòng chống triều cường, sạt lở bờ sông, tiêu thoát nước, cải thiện tình trạng ngập úng cho các khu dân cư và vùng sản xuất nông nghiệp từ đó góp phần giữ vững ổn định về chính trị, xã hội, cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân đang sinh sống tại các khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của triều cường, lụt, bão, thiên tai. Tóm lại, các biện pháp công trình và phi công trình đã và đang được Thành phố quan tâm, triển khai lồng ghép 02 biện pháp trên để giúp cho công trình sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả; các giải pháp đê bao, bờ bao được các cơ quan chuyên môn của Thành phố thường xuyên sâu sát, đúc kết kinh nghiệm để cải tiến cho phù hợp với tình hình của Thành phố (đặc biệt khó khăn về mặt bằng thi công), đảm bảo ổn định lâu dài, cụ thể như: thiết kế đê bao theo mặt cắt định hình, tường chắn bê tông cốt thép, cừ bản nhựa uPVC, trồng cây chống xói lở bờ bao. 221 Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 III. Các giải pháp trọng tâm của việc đầu tư đê bao, bờ bao, kè bảo vệ bờ sông, kênh, rạch khu vực Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục thực hiện trong thời gian tới: - Tiếp tục hoàn thiện Quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 752/QĐ-TTg ngày 19 tháng 6 năm 2001 để chống ngập úng cho Thành phố, trong đó ưu tiên cho những vùng đang có tốc độ phát triển nhanh, nhiều người dân được hưởng lợi từ hiệu quả của dự án, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của Thành phố. - Tiếp tục đầu tư các công trình chống ngập do triều thuộc Quy hoạch Thủy lợi chống ngập úng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1547/QĐ-TTg ngày 28 tháng 10 năm 2008, trong đó ưu tiên các dự án có phạm vi bảo vệ lớn nằm trong khu vực kinh tế quan trọng của Thành phố và tác động đến đời sống của nhiều dân cư. - Đầu tư xây dựng kiên cố hóa các công trình đê bao, bờ bao kết hợp giao thông nông thôn tại các huyện và quận ven. - Phân loại, phân cấp đê, kè để có kế hoạch quản lý, nâng cấp, duy tu, sửa chữa hằng năm. Đẩy mạnh chương trình trồng cây xanh chống xói lở ven sông, kênh, rạch. - Tiếp tục hoàn thiện rà soát Quy hoạch Thủy lợi chống ngập Thành phố Hồ Chí Minh để làm cơ sở hoàn thiện đề xuất các giải pháp công trình và phi công trình để kết nối với quy hoạch tổng thể tiêu thoát nước nhằm khép kín toàn bộ hệ thống phát huy hiệu quả trong việc phòng, chống ngập úng cho Thành phố. - Tập trung đầu tư các giải pháp công trình áp dụng cho dự án đê bao, bờ bao và kè bảo vệ bờ trên địa bàn Thành phố tùy theo điều kiện nguồn kinh phí, mục tiêu và nhiệm vụ bảo vệ của công trình cần phải có lựa chọn giải pháp phù hợp. Các công trình sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ phát huy năng lực phục vụ của công trình, đảm bảo công tác ngăn lũ, triều cường, xâm nhập mặn và phòng, chống thiên tai, ngập úng cho khu vực; đồng thời, công trình thủy lợi có kết hợp giao thông chỉnh trang đô thị, làm tiền đề xây dựng phát triển các tuyến giao thông đô thị với việc phát triển kinh tế của từng khu vực, phù hợp với tiến trình đô thị hóa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. - Chính quyền các địa phương thường xuyên quan tâm, chỉ đạo trong việc kiểm tra, rà soát các hạng mục công trình xung yếu, cấp bách để kịp thời xử lý, cơi đắp. Chỉ đạo các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ đầu tư các hạng mục công trình, đảm bảo chất lượng đã góp phần cùng Thành phố giải quyết tình trạng ngập úng tại khu vực ngoại thành trong những năm trở lại đây. - Thường xuyên rà soát, sửa đổi, xây dựng bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, khai thác, bảo vệ các công trình thủy lợi đáp ứng nhiệm vụ trong thời kỳ mới. - Đẩy mạnh giáo dục tuyên truyền, phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức cộng đồng nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp trong công tác xóa, giảm ngập trên địa bàn Thành phố. 222 Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 3. Định hướng phát triển hệ thống kiên cố hóa kênh, rạch và gia cố chỉnh trang hệ thống đê bao, bờ bao và xây dựng kè bảo vệ bờ phù hợp tiến trình đô thị hóa: a) Về phát triển đối với khu vực nội thành - Quy hoạch và xử lý triệt để tình trạng san lấp, lấn chiếm công trình trái phép ảnh hưởng đến an toàn công trình gây sạt lở bờ bao hưởng đến an toàn công trình bảo vệ bờ. - Đầu tư kiên cố hóa bằng biện pháp công trình kết hợp chỉnh trang đô thị đồng bộ với hạ tầng khu vực nội thành. b) Về phát triển đối với khu vực ngoại thành - Có giải pháp quy hoạch các khu du lịch - sinh thái, tận dụng quỹ đất trong phạm vi hành lang bảo vệ công trình để phát triển hạ tầng, xây dựng công viên ven sông, rạch tại một số quận - huyện bằng giải pháp mềm kết hợp chỉnh trang đô thị phù hợp với việc đô thị hóa khu vực ngoại thành - Đầu tư kiên cố hóa, chỉnh trang đô thị bằng biện pháp công trình đối với khu vực có vị trí trọng tâm, chiến lược phù hợp với định hướng phát triển lâu dài của Thành phố. - Ưu tiên cho phát triển công trình kiên cố hóa, chỉnh trang đô thị đối với những vùng đang có tốc độ phát triển nhanh, nhiều người dân được hưởng lợi từ hiệu quả của dự án, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của Thành phố. 223
Tài liệu liên quan