PHẦN 1 : VAI TRÒ CỦA NHÀ LẢNH ĐẠO
I. LÃNH ĐẠO LÀ GÌ ?
- Lãnh đạo là quá trình nhà quản trị tác động đến những người lao động với những động cơ khác nhau của họ để sao cho họ không chỉ tuân thủ các mệnh lệnh mà còn tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu thực hiện công việc để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp.
- Hiểu cụ thể, lãnh đạo la sự chỉ dẫn , ra lệnh , động viên , khuyến khích , thúc nay và phối hợp hoạt động của người lao động sao cho họ thực hiện được mục tiêu đã xác định.
- Lãnh đạo là một phần của quản trị nhưng không phải là tồn bộ việc quản trị . Một nhà quản trị giỏi chắc chắn phải là nhà lãnh đạo giỏi cho nên người ta thường coi Lãnh đạo và quản trị là giống nhau.
- Quản trị là nghệ thuật khiến cho công việc thông qua người khác, còn lãnh đạo là tác động đến người khác để họ làm tốt công việc được giao , hướng tới mục tiêu của tổ chức, cho nên lãnh đạo gắn liền với động viên và truyền thông.
II . VAI TRÒ CỦA LÃNH ĐẠO TRONG TỔ CHỨC:
1. Lãnh đạo làm cho hoạt động tập thể có ý nghĩa, điều khiển tập thể tới mục tiêu chung.
2 . Tạo môi trường hoạt động phù hợp trong tập thể.
3 . Có vai trò gắn kết con người với con người, con người với công việc
4 . Có vai trò dẫn đầu, hướng cơ cấu tổ chức theo định hướng đã đề ra.
5 . Có vai trò đại diện.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu học tập Nghệ thuật lãnh đạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1 : VAI TRÒ CỦA NHÀ LẢNH ĐẠO
I. LÃNH ĐẠO LÀ GÌ ?
- Lãnh đạo là quá trình nhà quản trị tác động đến những người lao động với những động cơ khác nhau của họ để sao cho họ không chỉ tuân thủ các mệnh lệnh mà còn tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu thực hiện công việc để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp.
- Hiểu cụ thể, lãnh đạo la sự chỉ dẫn , ra lệnh , động viên , khuyến khích , thúc nay và phối hợp hoạt động của người lao động sao cho họ thực hiện được mục tiêu đã xác định.
- Lãnh đạo là một phần của quản trị nhưng không phải là tồn bộ việc quản trị . Một nhà quản trị giỏi chắc chắn phải là nhà lãnh đạo giỏi cho nên người ta thường coi Lãnh đạo và quản trị là giống nhau.
- Quản trị là nghệ thuật khiến cho công việc thông qua người khác, còn lãnh đạo là tác động đến người khác để họ làm tốt công việc được giao , hướng tới mục tiêu của tổ chức, cho nên lãnh đạo gắn liền với động viên và truyền thông.
II . VAI TRÒ CỦA LÃNH ĐẠO TRONG TỔ CHỨC:
1. Lãnh đạo làm cho hoạt động tập thể có ý nghĩa, điều khiển tập thể tới mục tiêu chung.
2 . Tạo môi trường hoạt động phù hợp trong tập thể.
3 . Có vai trò gắn kết con người với con người, con người với công việc
4 . Có vai trò dẫn đầu, hướng cơ cấu tổ chức theo định hướng đã đề ra.
5 . Có vai trò đại diện.
PHẦN II : VAI TRÒ CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO
“Một dàn nhạc cần phải có một nhạc trưởng”(Các Mác)
Trên thực tế chúng ta thường thấy người lãnh đạo là người đứng đầu một tổ chức hay một nhóm người có khả năng điều khiển mọi hoạt động của một tổ chức (hay một nhóm) và đưa cả tổ chức ấy đến sự nghiệp dã được giao phó. Người lãnh đạo và quản lý như hệ thần kinh trung ương trong một cơ thể có nhiệm vụ cảm nhận được các phản ứng bên ngồi, thấy được và nghĩ ra được những giải pháp tối ưu để điều khiển các bộ phận khác trong cơ thể, để cơ thể đó tồn tại và phát triển. Vì vậy vai trò của nhà lãnh đạo trong tổ chức cực kỳ quan trọng.
Vào thập niên 1970, Henry Mintzbezg đã nhhiên cứu một cách cẩn thận và đã đưa ra kết luận rằng các nhà quản trị thực hiện 10 vai trò khác nhau trong 3 nhóm và rất liên quan nhau: vai trò quan hệ với con người, vai trò thông tin, và các vai trò quyết định.
1.Vai trò quan hệ với con người:
Sống và làm việc trong một tổ chức mọi cá nhân thường có các quan hệ chặt chẽ và mật thiết với nhau, nhưng với tính cách là nhà quản trị họ thường có những vai trò cơ bản sau:
- Vai trò đại diện hay tượng trưng có tính chất nghi lễ trong tổ chức.
- Vai trò liên hệ, quan hệ với người khác, ở trong hay ngồi tổ chức, để nhằm góp phần hồn thành công việc được giao cho đơn vị của họ.
2. Vai trò thông tin:
Thời đại
ngày nay là thời đại bùng nổ thông tin, thông tin được xem là nguồn lực căn bản ở mọi tổ chức, doanh nghiệp. Các hoạt động về quản trị chỉ thực sự có cơ sở khoa học và có hiệu quả khi nó được xử lý, được thực thi trên cơ sở các thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời. Thông tin không chỉ cần cho các nhà lãnh đạo mà chính bản thân họ cũng giữ những vai trò cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực này. Nghiên cứu về vai trò thông tin của các nhà lãnh đạo chúng ta thấy:
Trước hết, nhà lãnh đạo có vai trò thu thập và tiếp nhận các thông tin liên quan đến tổ chức và đến hoạt động của đơn vị.
Nhà lãnh đạo đảm nhiệm vai trò thu thập bằng cách thường xuyên xem xét, phân tích bối cảnh xung quanh tổ chức để nhận ra những tin tức, những hoạt động và những sự kiện có thể đem lại cơ hội tốt hay sự đe dọa đối với hoạt động của tổ chức. Công việc này được thực hiện qua việc đọc báo chí, văn bản và qua trao đổi, tiếp xúc với mọi người v.v.
- Vai trò thhông tin thứ hai của nhà lãnh đạo là phổ biến nhũng thông tin liên hệ đến người có liên quan, có thể là thuộc cấp, người đồng cấp hay thượng cấp.
- Vai trò thông tin sau cùng mà nhà lãnh đạo phải đảm nhiệm là vai trò của người thay mặt tổ chức để cung cấp thông tin cho các bộ phận trong cùng một đơn vị, hay cho các cơ quan bên ngồi. Mục tiêu của sự thay mặt phát biểu nay là có thể để giải thích, bảo vệ hay tranh thủ thêm sợ ủng hộ cho tổ chức.
3. Vai trò quyết định.
Loại vai trò cuối cùng của nhà lãnh đạo gồm bốn vai trò:
- Vai trò chủ trì xuất hiện khi nhà lãnh đạo tim cách cải tiến hoạt động của tổ chức. Mục đích của vai trò này là tạo ra những chuyển biến tốt hơn trong đơn vị. Việc này có thể thực hiện bằng cách áp dụng một kỹ thuật mới vào một tình huốngcụ thể, hoặc nâng cấp điều chỉnh một kỹ thuật mới đang áp dụng v.v.
- Các tình huống rủi ro, sự cố, xáo trộn bất ngờ v.v là những điều không tránh khỏi. Trong vai trò người giải quyết xáo trộn, nhà lãnh đạo là người phải kịp thời đối phó với những biến cố bất ngờ nhằm đưa tổ chức sớm trở lại sợ ổn định. So với các vai trò khác thì vai trò này chiếm vị trí ưu tiên hơn trong các quyết định mà nhà lãnh đạo cần phải giải quyết. Khi một cỗ máy chủ yếu bị hỏng, khi nguồn điện bị cúp, khi khách hàng chủ yếu đọt ngột không mua hàng nữa, khi mặt hàng kinh doanh đột nhiên bán khá chạy v.v Đó là những yếu tố có thể gây ra sự xáo trộn.
- Vai trò của các nhà lãnh đạo trong các tình huống này là phải nhanh nhạy, kịp thời và quyết đốn để đưa tổ chức trở lại hoạt động bình thường và hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại có thể có, hoặc là tận dụng đến mức tối đa những cơ hội mới để phát triển.
- Khi nhà lãnh đạo ở trong tình huống phhải quyết định phân phối tài nguyên cho ai và với số lượng như thế nào, thì đó là lúc nhà quản trị đóng vai trò nhà phân phối tài nguyên. Tài nguyên đó cô thể là tiền bạc, thời gian, quyền hành, trang bị hay con người. Thông thường, khi tài nguyên dồi dào, mọi nhà lãnh đạo đều có thể thực hiện vai trò này cách dễ dàng. Nhưng khi tài nguyên khan hiếm, quyết định của nhà lãnh đạo trong vấn đề này sẽ khó khăn hơn, vì nó có thể ảnh hưởng lớn đén kết quả hoạt động của một đơn vị hay thậm chí của tồn thể tổ chức.
- Cuối cùng nhà lãnh đạo còn đóng vai trò của một nhà thương thuyết, đàm phán thay mặt cho tổ chức trong quá trình hoạt động. Các cuộc thương lượng có thể là về công việc, về tiền bạc, thời gian hay bất cứ điều gì có ảnh hưởng đến bộ phận của mình. Mục dích của thương lượng là phải tìm ra giải pháp chấp nhận được cho tất cả các bên có liên quan và điều hiển nhiên là phải có lợi nhất cho đơn vị mình.
- Nói tóm lại, với chức năng và vai trò của mình, nhà lãnh đạo giữ phần quan trọng trong sự thành công hay thất bại của một tổ chức. Và đó cũng là lý do chính của nhu cầu cấp bách phải đào tạo các nhà lãnh đạo, vì sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
PHẦN III : NHỮNG PHẨM CHẤT VÀ ĐỨC TÍNH CẦN CÓ CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO.
I . PHẨM CHẤT CẦN CÓ CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO TRONG TỔ CHỨC.
Để trở thành người lãnh đạo, bạn cần phải trải qua một thời gian dài được rèn luyện những phẩm chất cần có và học tập kinh nghiệm từ những người đi trước. Thế nhưng, nhiều người trong chúng ta thường xem nhẹ điều đó và cứ giữ mãi quan niệm chủ quan khi cho rằng họ sinh ra là để làm người đứng đầu.
Một người lãnh đạo thật sự cần phải có tư thế đĩnh đạc, sự tự tin, khả năng thuyết phục người khác Câu hỏi lớn được đặt ra là làm thế nào bạn có thể hội tụ đủ những phẩm chất đó?
1. Tầm nhìn xa.
Một người lãnh đạo có vai trò quan trọng hơn một cá nhân rất nhiều. Anh ta dường như luôn biết cách hoạch định tốt mọi công việc và là người cung cấp những lời khuyên hữu ích nhất cho những cộng sự hay thuộc cấp của mình.
Không chỉ có một tầm nhìn xa, anh ta còn biết cách truyền đạt những ý tưởng của mình cho người khác hiểu để cùng với mình thực hiện tốt những ý tưởng đó. Những thông điệp được truyền đi phải luôn sinh động, rõ ràng và có sức thuyết phục cao. Do đó, sự thành thạo trong khả năng giao tiếp bằng lời nói luôn là phẩm chất cần có của một người lãnh đạo giỏi.
Trong khi mọi người đều bị thuyết phục bởi tài năng của người lãnh đạo, họ thường không nhận ra rằng tài năng đó chỉ đóng vai trò bổ trợ cho những kinh nghiệm mà anh ta có thể tiếp thu từ thực tiễn công việc: khả năng lên kế hoạch và thiết lập mục tiêu cần đạt được. Anh ta là người luôn có những giải pháp để giải quyết mọi khó khăn trong những tình huống nan giải nhất bởi vì, anh ta đã nhìn rõ bản chất của sự việc ngay cả trước khi khi bạn chỉ mới bắt đầu nghĩ về nó.
2. Sự tự tin:
Một người lãnh đạo thật sự phải luôn có lòng tin vào chính mình. Thông thường, sự tự tin này hình thành từ sự thật là bất cứ một người lãnh đạo nào cũng đã từng trải qua thời gian dài rèn luyện những kỹ năng trong công việc, tích lũy vốn kiến thức rộng cùng với sự thông minh sẵn có của anh ta. Bên cạnh đó, cho dù không có những kỹ năng, kinh nghiệm kia thì anh ta cũng là người biết nhận thức, học hỏi điều đó từ những người khác.
3. Tính kiên định .
Một người lãnh đạo mạnh mẽ cần phải có lập trường vững vàng trong các quyết định của mình.
Tuy nhiên, điều này không bao gồm những tư tưởng bảo thủ, ngoan cố không biết sửa chữa những sai lầm. Hơn nữa, anh ta phải biết nghiêng về lẽ phải trong việc phân xử các xung đột trong nội bộ của mình.
4. Biết chấp nhận mạo hiểm .
Nhiều người không dám mạo hiểm bởi vì họ sợ phải nhận lấy thất bại. Tuy nhiên, nếu bạn là một người lãnh đạo có tham vọng, bạn cần phải tự hỏi chính mình rằng liệu sự mạo hiểm đó có đáng giá hay không?
Nếu cảm thấy sự liều lĩnh của mình là đáng bõ công, bạn cần biết vượt qua rào cản tâm lý lo sợ, e ngại và dũng cảm đương đầu với thử thách. Nếu thử thách là quá khó, hãy dành thời gian cho việc lên kế hoạch “tác chiến”, càng có nhiều sự chuẩn bị, mức độ mạo hiểm trong tình huống của bạn càng được giảm bớt.
5. Sự kiên trì:
Người lãnh đạo không bao giờ đầu hàng khó khăn khi chưa thật sự đối đầu với nó. Mọi thứ không phải luôn luôn dễ dàng đối với bạn và bởi vì bạn là người đứng đầu nên bạn cần biết thử trải nghiệm thật nhiều cho đến khi nào thành công thì thôi.
6. Sự quả quyết :
Là người đứng đầu, bạn được trông chờ trong việc đưa ra những quyết định quan trọng trong khi những người khác thường cố gắng tránh xa nó. Cho dù những quyết định này đôi khi sẽ tạo ra những tác động lớn ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa bạn và những người xung quanh mình thì bạn cũng phải chấp nhận điều đó.
Sự cả nể, nhân nhượng trong cách đưa ra quyết định có thể dẫn bạn đến những sai lầm khi tạo tiền lệ xấu dẫn đến việc làm mất đi cái “uy” trong vị thế là người lãnh đạo của bạn.
Đôi khi bạn cũng cần nhẫn tâm một chút trong việc sa thải một nhân viên nào đó vì hành động của anh ta gây tổn hại lớn đến lợi ích của công ty
7. Sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân :
Bạn có sẵn sàng để làm điều đó để công việc của mình tiến triển tốt hay không? Là một người đứng đầu một tập thể, bạn phải tốn rất nhiều thời gian và công sức để quản lý tốt những người dưới quyền và công việc của mình. Thậm chí, sự bận rộn đó còn chiếm cả những khoảng thời gian riêng tư dành cho bản thân và gia đình bạn.
8. Khả năng thích nghi:
Phương thức kinh doanh có thể hiệu quả trong hôm nay nhưng ngày mai thì nó lại khác. Một người lãnh đạo có tài cần phải nhận thức được điều đó và phải biết thức thời trong việc thích nghi và chấp nhận thay đổi. Anh ta phải luôn cập nhật những kỹ năng, công nghệ và phương pháp mới để thúc đẩy sự phát triển trong công việc của mình.
Ai cũng có thể xoay bánh lái và đưa con tàu đi được một quãng đường, nhất là lúc trời yên biển lặng . Nhưng chỉ có nhà lãnh đạo mới có khả năng lập hải trình và dẫn dắt con tàu đến đich, bất kể điều kiện hay hồn cảnh nào. Để lái con tàu - tổ chức - đến đích thành công thì nhà lãnh đạo cần phải có những phẩm chất sau:
• Chu đáo – Thông cảm với nhu cầu, mối bận tâm và mục tiêu của nhân viên.
• Có thể thích ứng với sự mơ hồ - Có khả năng hoạt động trong môi trường không có sự chắc chắn, có rất ít chỉ dẫn
• Kiên trì – Luôn có thái độ tập trung và tích cực khi theo đuổi một mục tiêu, bất kể những trở ngại và thất bại.
• Giỏi giao tiếp - Biết cách lắng nghe cẩn thận, trình bày và nói trước công chúng.
• Đàm phán hiệu quả - Khả năng đàm phán tốt với cả người ngồi tổ chức lẫn nhân viên của họ
• Sắc sảo về chính trị - Có ý thức vững chắc về cơ cấu quyền lực của tổ chức, đặc biệt lắng nghe cẩn thận những mối quan tâm của các nhóm có nhiều quyền lực nhất, và biết tranh thủ được sự hỗ trợ và nguồn lực cần thiết.
• Hài hước – Trong tình huống căng thẳng, họ biết cách giải toả sự căng thăng ấy bằng một chút khôi hài.
• Bình tĩnh – Trong tình huống xáo động và hỗn loạn, vẫn giữ được bình tĩnh.
• Thuyết phục - Tỏ ra hiệu quả trong việc đạt được cam kết của người khác đối với mục tiêu của tổ chức.
• Biết thách thức - Thuyết phục người khác rằng những người đó nên đặt ra các chuẩn mực cao cấp và chấp nhận các mục tiêu đòi hỏi cao.
• Hiểu được bản thân - Biết cách cư xử của mình ảnh hưởng đến người khác như thế nào.
• Tập trung vào tương lai - Tổ chức các nhiệm vụ trước mắt theo các ưu tiên lâu dài.Quan sát các nhà lãnh đạo hiệu quả là một việc làm hữu ích, nhưng đồng thời bạn cũng nên chú ý đến cách thức xử sự của họ. Những điều họ làm bao gồm: ra quyết định cả khi mọi dữ liệu không có sẵn; thực hiện những cuộc trao đổi khó khăn, lập kế hoạch để những người nhiệt huyết đi theo, hành động nhất quán với các giá trị của họ, truyền cảm hứng cho nhân viên để thực hiện những điều khác biệt, và cân bằng sự căng thẳng vốn có trong môi trường tổ chức.
Sự quan sát chặt chẽ về cách thức cư xử của các nhà lãnh đạo có thể giúp bạn xây dựng hình ảnh người lãnh đạo chuẩn mực để noi theo.
II . NH ỮNG ĐỨC TÍNH ĐỂ LÃNH ĐẠO.
Để trở thành một nhà lãnh đạo tài năng thật không dễ dàng chút nào . Nó đòi hỏi bạn phải thật sự yêu thích công việc của mình cùng với những công sức và sự nỗ lực không ngơi nghỉ để có thể hội tụ những phẩm chất trên và thấm nhuần những đức tính cần có của người lãnh đạo để có thể lãnh đạo và lãnh đạo thành công.
Trong môi trường kinh tế quá độ, một số lãnh đạo doanh nghiệp hay biện minh cho hành động hoặc triết lý hành động của mình bằng câu: “Thương trường là chiến trường”. Nhận thức trên chỉ đúng trong một bối cảnh, một khoảng thời gian ngắn và cá biệt. Bởi lẽ lịch sử đã chứng minh rằng hòa bình và phát triển bền vững để giàu mạnh, hạnh phúc là điều mong muốn của con người.
Ernest Renan, một triết gia lớn, đã nói: “Khoa học mà không lương tâm chỉ là sự sụp đổ của tâm hồn”, thiết nghĩ tư tưởng này cũng đúng trong lĩnh vực kinh tế hay làm kinh tế mà các nhà lãnh đạo và điều hành nên để ý. Tôi cho rằng lãnh đạo và điều hành hay triết lý hành động và điều hành của nhà lãnh đạo cần dựa trên tám đức tính. Đó là bình tĩnh, tự tin, can đảm, lo xa, trân trọng, kiên định, chủ kiến và lương tâm.
Tám đức tính này không phải là những điều xa xôi, khó khăn lắm mới có thể thực hiện được mà thật ra nó đã tiềm ẩn trong ta. Chỉ có điều là liệu mỗi người đã nhận thức được đây là những đức tính cần phải phát huy hay không? Các nhà lãnh đạo và điều hành thành công lừng lẫy trên thế giới, và ngay ở Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế, đã sử dụng các đức tính này một cách nhuần nhuyễn và đầy nghệ thuật.
Tôi xin biện chứng một cách ngắn gọn về tám đức tính này.
1. Bình tĩnh (Trầm tĩnh)
Doanh nghiệp là một quần thể con người với những mâu thuẫn nội tại phức tạp, và chịu những tác động từ bên ngồi: cạnh tranh, quan liêu hành chính, công nợ khó đòi... Người lãnh đạo hay người điều hành gặp muôn vàn điều bực dọc, khó khăn, nếu không bình tĩnh (trầm tĩnh) thì sự sáng suốt sẽ mất đi, lúc đó sự quyết đốn sẽ trở thành võ đốn làm ức chế cấp dưới.
2. Tự tin và tin tưởng cấp dưới
Nhà lãnh đạo cần phải tự tin để tạo dựng niềm tin cho tập thể mình đang điều hành. Trong những lúc doanh nghiệp đương đầu với khó khăn, sóng gió, sự tự tin (một phần lớn là nhờ sự bình tĩnh/trầm tĩnh) giúp giữ vững được niềm tin, khơi động được sức mạnh tổng hợp của tập thể.
Cứ hình dung vị người tướng đưa quân sang sông trong một cơn bão táp, tự tin chờ quân sang đến nơi mới đến phiên mình qua sông. Trong tình huống đó, đội hình của quân sang sông dù
sóng gió vẫn chỉnh tề, nhịp nhàng và đầy quả cảm trước khó khăn.
Sự tự tin của nhân viên còn được tạo ra khi người lãnh đạo và điều hành tin tưởng cấp dưới để ủy quyền. Khi quân tướng đã một lòng, chiến thắng là điều có thể, rất có thể! Đây là một điều rất quan trọng mà người lãnh đạo không nên bỏ qua.
3. Can đảm
Dám nhận sứ mệnh lãnh đạo và điều hành một tập thể, đó là sự can đảm. Bởi vì sự thành công hay thất bại của người lãnh đạo đều có ảnh hưởng rất lớn tới từng cá nhân trong tập thể đó, từ yếu tố tinh thần đến vấn đề kinh tế.
Can đảm để lắng nghe những phản biện của cấp dưới. Can đảm để sửa sai và công nhận sự sai lầm của mình một cách chân tình. Người lãnh đạo và điều hành một khi đã biết dấn thân và chấp nhận rủi ro thì đôi lúc cũng phải can đảm đưa ra những quyết định - đã được cân nhắc - dù không được đa số đồng ý.
4. Lo xa
Hôm qua, hôm nay, ngày mai có biết bao nhiêu rủi ro tiềm ẩn và cũng có nhiều cơ hội để phát triển. Người lãnh đạo và điều hành phải biết giải bài tốn tài chính rất mâu thuẫn: vừa hào sảng lại vừa cần kiệm. Nhà lãnh đạo và điều hành phải biết biến mâu thuẫn thành sức mạnh cấp số nhân, chuyển bại thành thắng, chuyển thắng thành thắng to mà nhân viên của mình không phải quá gian khổ.
5. Trân trọng
Trân trọng không phải là một mỹ từ mà là một đức tính. Trong những bài phát biểu hay trong những văn bản, mỹ từ “trân trọng” được sử dụng đến độ trở thành sáo rỗng.
Thật ra, trân trọng là một đức tính cơ bản của người lãnh đạo và điều hành, như Lưu Bị trân trọng Khổng Minh, Nguyễn Huệ trân trọng danh sĩ Nguyễn Thiệp... Doanh nghiệp sẽ có sức mạnh nếu biết trân trọng công sức từng con người, từng bộ phận trong tập thể đó. Sự trân trọng của người lãnh đạo và điều hành càng được thể hiện rõ nét khi họ hiện diện, chỉ đạo, chia sẻ cùng cấp dưới trong những lúc phải đối đầu với tình huống gian lao, khó khăn.
6. Kiên định
Kiên định không phải là bướng bỉnh, ngang tàng và nhất định không phải là ngông cuồng. Tính kiên định hàm chứa một lý tưởng mà người lãnh đạo và điều hành nhận lãnh như một sứ mệnh để phục vụ doanh nghiệp, tập thể mà mình là người đứng đầu.
Lịch sử đã chứng minh những thành công rực rỡ đòi hỏi sự kiên định. Thủ trưởng kiên định, cấp dưới kiên định, tập thể kiên định trong bình tĩnh, tự tin, can đảm và biết lo xa trong sự trân trọng công sức từng cá nhân.
7. Chủ kiến .
Người lãnh đạo và điều hành luôn luôn có một bộ máy tham mưu giúp việc, nhưng nếu người lãnh đạo và điều hành không có chủ kiến sẽ rất khổ cho cấp dưới. Có chủ kiến không phải là chủ nghĩa anh hùng cá nhân.
Lãnh đạo là người tư duy, hành động... dám thay đổi chủ kiến của mình khi cần phải thay đổi. Chủ kiến và khiêm cung không mâu thuẫn.
8. Lương tâm
Lương tâm có thể nói vắn tắt là sống có đạo, đạo ở đây là đạo trời, đạo sư, đạo cha mẹ... Đây là một tư tưởng thấm nhuần trong nền văn hóa của nhân loại. Làm kinh tế cũng thế. Có thể áp dụng tư tưởng của Ernest Renan để nói rằng: “Kinh tế mà không lương tâm chỉ là sự sụp đổ của tâm hồn”. Và cũng vì lẽ đó mà tôi trân trọng tư tưởng “Kinh tế thị trường trong định hướng xã hội”.
Thiết nghĩ, nếu có tám đức tính trên, người lãnh đạo và điều hành sẽ thấy yêu đời, yêu người và yêu mình.
III. NHỮNG HÀNH VI LÃNH ĐẠO.
Ngày nay, không có chuyện nhà lãnh đạo đơn phương đưa ra quyết định nữa. Hầu hết việc ra quyết định diễn ra trong nhóm. Lãnh đạo có thể lựa chọn trong số các kiểu hành vi như chỉ đạo, huấn luyện, hợp tác và uỷ thác để ra quyết định.
Tác giả Howard M. Guttman đã làm rõ bốn kiểu hành vi này.
Các nhà lãnh đạo hiệu quả phối hợp với nhóm để phát triển các lựa chọn của việc ra quyết định. Ví dụ, quyết định quan trọng sẽ được đưa ra như thế nào - đơn phương, hợp tác hay nhất trí? Ai sẽ được tư vấn cho thông tin hoặc các lựa chọn. Ai sẽ đưa ra quyết định cuối cùng? Ai sẽ thực thi nó? Và khi nào nhà lãnh đạo trao trách nhiệm ra quyết định cho các thành viên nhóm?
Các nhà lãnh đạo tập trung vào khả năng của nhóm và thay đổi hành vi ra quyết định của họ, dựa trên mức độ kỹ năng của mỗi thành viên. Họ có thể chỉ đạo và nói với mọi người phải làm điều gì, ở đâu, khi nào và như thế nào. Hoặc họ có thể huấn luyện, nhấn mạnh vào việc "làm như thế nào", "tại sao".