II. Các thao tác cơ bản:
II.1. Cách lấy hóa chất:
1. Dạng lỏng:
Nếu lấy lượng ít (chừng 1ml dung dịch hoặc hóa chất lỏng) có thể dùng công tơ hút, hút
dung dịch rồi nhỏ từ từ vào ống nghiệm (khoảng 11 giọt dung dịch tương ứng với 1 ml);
Nếu lấy lượng lớn hơn thì sẽ sử dụng pipet hút lượng dung dịch lớn hơn lượng yêu cầu rồi
nhỏ từ từ từng giọt dung dịch từ pipet vào lọ đựng dung dịch gốc cho tới khi mực chất
lỏng ngang bằng với vạch đo sau đó nhỏ từ từ vào ống nghiệm lượng dung dịch cần (căn
cứ vào vạch chia trên thành công tơ hút) (xem hình 18).
Hình 18. Cách lấy dung dịch hóa chất bằng pipet
2. Dạng rắn:
Nếu yêu cầu lấy lượng áng chừng như hạt ngô tinh thể thì sẽ dùng thìa có sẵn trong lọ
đựng hóa chất tương ứng, lấy một lượng theo kích cỡ áng chừng mà thí nghiệm yêu cầu:
bằng hạt ngô, hạt gạo.
Nếu yêu cầu lấy lượng chính xác vừa phải: sẽ sử dụng cân kỹ thuật để cân lượng hóa chất
cần thiết;
Nếu yêu cầu lấy lượng hóa chất chính xác cỡ phần nghìn: sẽ sử dụng cân phân tích (do số
lượng cân phân tích có hạn, sinh viên chỉ xem giảng viên hướng dẫn cách dùng còn lượng
cụ thể để làm thí nghiệm sẽ do giảng viên hoặc thầy cô thí nghiệm viên chuẩn bị trước
buổi thí nghiệm).
II.2. Cách nâng nhiệt độ:
Sinh viên có thể sử dụng đèn cồn hoặc bếp điện để
thực hiện những thí nghiệm cần đun nóng dung
dịch. Khi đun nóng với đèn cồn sinh viên cần chú
ý để đáy ống nghiệm (hoặc thành của vật muốn
đun nóng) vào chỗ nóng nhất của ngọn lửa đèn
cồn, tức là vị trí 2/3 của ngọn lửa từ dưới lên (hình
19). Sinh viên tuyệt đối không để đáy ống nghiệm
vào sát bấc đèn cồn, vì làm như thế ống nghiệm sẽ
bị vỡ, cũng như không để thẳng ống nghiệm khi
đun, vì làm như vậy chất lỏng sôi có thể bắn thẳng
lên cao, gây nguy hiểm.
Để lượng dung dịch trong ống nghiệm nóng đều, cũng như không gây nguy hiểm cho bản
thân và những người xung quanh, sinh viên cần lắc nhẹ ống nghiệm khi đun và hướng miệng
ống về phía không có người.Ngoài ra, khi dùng đèn cồn, sinh viên cần chú ý đến lượng cồn
trong đèn, cách châm lửa đèn và tắt đèn, cụ thể như sau:
Không nên để cồn trong đèn gần khô kiệt. vì cồn còn quá ít sẽ tạo hốn hợp nổ với không
khí.
Không rót cồn quá đầy vào đèn.
Không được châm đèn bằng cách lấy ngọn đèn cồn nọ châm vào ngọn đèn cồn kia.
Không được thổi để tắt đèn mà phải dùng nắp đèn đậy lại.
22 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 16/06/2022 | Lượt xem: 233 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Hướng dẫn thực hành Hóa học ứng dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hà Nội, tháng 09/2014
TS. HOÀNG THỊ TUYẾT LAN (Chủ biên)
TS. NGUYỄN THỊ MAI
TÀI LIỆU
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH
HÓA HỌC ỨNG DỤNG
(dành cho sinh viên ngành Kỹ thuật – 3 tín chỉ)
Tài liệu hướng dẫn thực hành môn HÓA HỌC ỨNG DỤNG
Dành cho sinh viên ngành Kỹ thuật (3 TC)
MỞ ĐẦU
Thực hành Hóa học giúp sinh viên hiểu kĩ và rõ ràng hơn về
những phần lý thuyết đã được học trên lớp; biết cách ứng xử khi tiếp
xúc và làm việc với những hóa chất; biết cách bảo vệ những đồ dùng,
vật liệu, thiết bị đã đang và sẽ sử dụng hạn chế hư hỏng... do tác
động của môi trường.
Thí nghiệm giúp sinh viên phát huy tính chủ động sáng tạo, tạo
tiền đề cho việc học tập, nghiên cứu tiếp theo. Đồng thời, qua thực
hành sinh viên được bổ sung kiến thức cũng như kỹ năng làm việc
theo nhóm, tăng cường tính đoàn kết và sức cạnh tranh trong việc
học tập và nghiên cứu – nâng cao tinh thần sáng tạo và ý thức bảo vệ
tài nguyên môi trường, tính tự giác và tiết kiệm.
Tài liệu hướng dẫn thực hành môn HÓA HỌC ỨNG DỤNG
Dành cho sinh viên ngành Kỹ thuật (3 TC)
NỘI QUY PHÕNG THÍ NGHIỆM
1. Sinh viên phải làm đầy đủ các bài thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo
viên. Trước khi vào làm thí nghiệm sinh viên phải đọc kỹ tài liệu
hướng dẫn thí nghiệm, cơ sở lý thuyết theo yêu cầu của từng thí
nghiệm.
2. Khi sử dụng các hóa chất phải tuân theo sự hướng dẫn, dùng xong hóa
chất phải để lại đúng vị trí cũ, không sử dụng ống hút chung cho các lọ,
không làm những thí nghiệm không có trong chương trình.
3. Phải tập trung, cẩn thận khi làm thí nghiệm, trung thực khách quan
trong theo dõi kết quả và làm tường trình thí nghiệm.
4. Trước khi làm thí nghiệm phải rửa sạch ống nghiệm, dụng cụ thí
nghiệm. Sau khi làm xong thí nghiệm phải rửa sạch dụng cụ lau bàn,
dọn dẹp. Bàn giao lại dụng cụ thí nghiệm cho nhân viên thí nghiệm,
báo cáo kết quả cho giáo viên và chỉ được ra về khi có sự cho phép của
giáo viên.
5. Không được ăn quà, hút thuốc, nói chuyện cũng như ra khỏi phòng thí
nghiệm khi chưa được sự đồng ý của giáo viên.
Tài liệu hướng dẫn thực hành môn HÓA HỌC ỨNG DỤNG
Dành cho sinh viên ngành Kỹ thuật (3 TC)
NỘI DUNG THÍ NGHIỆM
(15 tiết)
Bài Nội dung thí nghiệm
1 Làm quen, sử dụng thiết bị thí nghiệm và an toàn thí nghiệm.
2 Cân bằng hóa học và cân bằng pha.
3 Tốc độ phản ứng hóa học.
4 Tính chất của dung dịch.
5 Xác định hiệu ứng nhiệt của một quá trình.
6 Tính chất điện hóa.
7
Xác định thế ăn mòn và tốc độ ăn mòn của một số kim loại trong môi
trường khác nhau.
8
Ghi chú: Thực hành xong, sinh viên nộp báo cáo thí nghiệm theo các nội dung sau:
Nêu mục đích, cơ sở lý thuyết của bài thí nghiệm.
Trình bày cách tiến hành thí nghiệm.
Ghi kết quả thí nghiệm thu được.
Dựa vào kết quả thí nghiệm, sinh viên phải tính toán kết quả hoặc giải thích hiện
tượng quan sát được bằng các phương trình hóa học (nếu có).
Nhận xét và so sánh (nếu có) kết quả thu được từ thực hành với lý thuyết.
Tài liệu hướng dẫn thực hành môn HÓA HỌC ỨNG DỤNG
Dành cho sinh viên ngành Kỹ thuật (3 TC)
Bài 1. LÀM QUEN, SỬ DỤNG THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
VÀ AN TOÀN THÍ NGHIỆM
I. Làm quen dụng cụ thí nghiệm
I.1. Dụng cụ thủy tinh thường dùng:
Hình 1. Ống nghiệm Hình 2. Phễu lọc
Hình 3. Cốc
Hình 4. Bình cầu
Hình 5. Ống đong Hình 6. Công tơ hút
Tài liệu hướng dẫn thực hành môn HÓA HỌC ỨNG DỤNG
Dành cho sinh viên ngành Kỹ thuật (3 TC)
I.2. Dụng cụ chia độ: ống đong, cốc chia độ, buret, pipet, bình định mức...
Hình 7. Buret
Hình 8. Pipet
Hình 9. Bình định mức
I.3. Các loại dụng cụ khác:
Hình 10. Đèn cồn
Hình 11. Bếp điện
Hình 12. Lọ đựng hóa chất
Hình 13. Kẹp ống nghiệm
(kẹp gỗ)
Hình 14. Chổi rửa ống
nghiệm
Hình 15. Bình tia
(đựng nước cất)
Hình 16. Cân kỹ thuật Hình 17. Cân phân tích
Tài liệu hướng dẫn thực hành môn HÓA HỌC ỨNG DỤNG
Dành cho sinh viên ngành Kỹ thuật (3 TC)
II. Các thao tác cơ bản:
II.1. Cách lấy hóa chất:
1. Dạng lỏng:
Nếu lấy lượng ít (chừng 1ml dung dịch hoặc hóa chất lỏng) có thể dùng công tơ hút, hút
dung dịch rồi nhỏ từ từ vào ống nghiệm (khoảng 11 giọt dung dịch tương ứng với 1 ml);
Nếu lấy lượng lớn hơn thì sẽ sử dụng pipet hút lượng dung dịch lớn hơn lượng yêu cầu rồi
nhỏ từ từ từng giọt dung dịch từ pipet vào lọ đựng dung dịch gốc cho tới khi mực chất
lỏng ngang bằng với vạch đo sau đó nhỏ từ từ vào ống nghiệm lượng dung dịch cần (căn
cứ vào vạch chia trên thành công tơ hút) (xem hình 18).
Hình 18. Cách lấy dung dịch hóa chất bằng pipet
2. Dạng rắn:
Nếu yêu cầu lấy lượng áng chừng như hạt ngô tinh thể thì sẽ dùng thìa có sẵn trong lọ
đựng hóa chất tương ứng, lấy một lượng theo kích cỡ áng chừng mà thí nghiệm yêu cầu:
bằng hạt ngô, hạt gạo...
Nếu yêu cầu lấy lượng chính xác vừa phải: sẽ sử dụng cân kỹ thuật để cân lượng hóa chất
cần thiết;
Nếu yêu cầu lấy lượng hóa chất chính xác cỡ phần nghìn: sẽ sử dụng cân phân tích (do số
lượng cân phân tích có hạn, sinh viên chỉ xem giảng viên hướng dẫn cách dùng còn lượng
cụ thể để làm thí nghiệm sẽ do giảng viên hoặc thầy cô thí nghiệm viên chuẩn bị trước
buổi thí nghiệm).
II.2. Cách nâng nhiệt độ:
Sinh viên có thể sử dụng đèn cồn hoặc bếp điện để
thực hiện những thí nghiệm cần đun nóng dung
dịch. Khi đun nóng với đèn cồn sinh viên cần chú
ý để đáy ống nghiệm (hoặc thành của vật muốn
đun nóng) vào chỗ nóng nhất của ngọn lửa đèn
cồn, tức là vị trí 2/3 của ngọn lửa từ dưới lên (hình
19). Sinh viên tuyệt đối không để đáy ống nghiệm
vào sát bấc đèn cồn, vì làm như thế ống nghiệm sẽ
bị vỡ, cũng như không để thẳng ống nghiệm khi
đun, vì làm như vậy chất lỏng sôi có thể bắn thẳng
Hình 19. Cách đun trên ngọn lửa đèn cồn
Tài liệu hướng dẫn thực hành môn HÓA HỌC ỨNG DỤNG
Dành cho sinh viên ngành Kỹ thuật (3 TC)
lên cao, gây nguy hiểm.
Để lượng dung dịch trong ống nghiệm nóng đều, cũng như không gây nguy hiểm cho bản
thân và những người xung quanh, sinh viên cần lắc nhẹ ống nghiệm khi đun và hướng miệng
ống về phía không có người.Ngoài ra, khi dùng đèn cồn, sinh viên cần chú ý đến lượng cồn
trong đèn, cách châm lửa đèn và tắt đèn, cụ thể như sau:
Không nên để cồn trong đèn gần khô kiệt. vì cồn còn quá ít sẽ tạo hốn hợp nổ với không
khí.
Không rót cồn quá đầy vào đèn.
Không được châm đèn bằng cách lấy ngọn đèn cồn nọ châm vào ngọn đèn cồn kia.
Không được thổi để tắt đèn mà phải dùng nắp đèn đậy lại.
II.3. Cách rửa ống nghiệm:
Trước khi làm thí nghiệm, yêu cầu sinh viên phải làm sạch ống nghiệm bằng cách dùng chổi
lông có sẵn trong phòng thí nghiệm và tiến hành các bước như sau:
Cầm nghiêng ống nghiệm rồi xả nước từ vòi nước máy vào ống nghiệm cần rửa;
Lựa đưa chổi lông từ từ vào trong ống nghiệm (không ấn chổi vào ống nghiệm, vì làm
vậy dễ gây vỡ đáy ống nghiệm);
Xoay tròn chổi rửa trong lòng ống nghiệm để chổi lông cọ xát đều vào thành ống nghiệm;
Lặp lại các bước trên 3 lần;
Dùng nước máy tráng lại, rồi dùng nước cất tráng lại ống nghiệm;
Úp ngược ống nghiệm lên giá đựng ống nghiệm;
Tiếp tục rửa sạch các ống nghiệm khác.
III. An toàn thí nghiệm:
III.1. Với dụng cụ và thiết bị dễ vỡ:
Khi sử dụng các dụng cụ dễ vỡ nên sinh viên cần nhẹ tay, tránh va chạm. Khi đun nóng bình
cầu, ống nghiệm... phải đun từ từ và đều, hơ nóng toàn bộ ống nghiệm rồi mới đun tập trung
vào đáy ống nghiệm và hướng miệng ống nghiệm về phía không có người (xem phần II.2).
III.2. Với các thiết bị điện:
Sinh viên cần kiểm tra độ an toàn của nguồn điện và hệ thống dây dẫn khi làm các thí
nghiệm cần tới nguồn điện (ví dụ: thí nghiệm về điện phân nước, về xác định khối lượng
mol phân tử của hợp chất,). Với các thí nghiệm điện phân dùng nguồn là pin (cần kiểm tra
pin trước khi dùng) cũng như khi thực hiện ghép điện cực tạo pin, sinh viên cần kiểm tra kỹ
các đầu mối tiếp xúc và bề mặt điện cực.
III.3. Với hóa chất:
Trước khi đi thực hành hóa học, sinh viên cần tìm hiểu về các hóa chất dùng trong PTN để
biết các đặc tính như: tính độc, khả năng cháy, nổ,... để tránh xảy ra những sai sót khi tiến
hành thí nghiệm, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Nguyên tắc chung khi làm việc với hóa
chất đó là không được nếm, ngửi hóa chất, không được để hóa chất tiếp xúc trực tiếp vào
Tài liệu hướng dẫn thực hành môn HÓA HỌC ỨNG DỤNG
Dành cho sinh viên ngành Kỹ thuật (3 TC)
bản thân cũng như những người, vật xung quanh.
1. Với chất độc dễ bay hơi:
Tất cả các thí nghiệm có sử dụng chất độc dễ bay hơi, có mùi khó chịu, các khí độc hoặc các
axit đặc phải được tiến hành trong tủ hút hoặc nơi thoáng gió.
2. Với các chất dễ cháy, dễ nổ:
Khi làm việc với các hóa chất này cũng như khi làm việc dưới áp suất thấp hay áp suất cao
cần phải đeo kính bảo vệ cho mắt và mặt, không để những hóa chất này gần nguồn nhiệt, cầu
dao điện,...
3. Với chất lỏng sôi:
Không được cúi đầu về phía các chất lỏng đang đun sôi hoặc chất rắn đang đun nóng chảy
để tránh bị hóa chất bắn vào mặt. Khi đun nóng các dung dịch trong ống nghiệm phải dùng
kẹp gỗ để kẹp ống nghiệm và luôn chú ý quay miệng ống nghiệm về phía không có người
(xem phần II.2)
-------------------
Bài 2. CÂN BẰNG HÓA HỌC VÀ CÂN BẰNG PHA
I. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của nồng độ đến cân bằng hóa học
I.1. Mục đích: Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ các chất đến cân bằng sau:
FeCl3
(vàng)
+ 3KSCN
(không màu)
⇄ Fe(SCN)3
(đỏ máu)
+ 3KCl
(không màu)
I.2. Dụng cụ - Hóa chất:
06 ống nghiệm sạch; Kẹp gỗ; Dung dịch FeCl3 bão hòa;
01 ống đong; Nước cất; Dung dịch KSCN bão hòa;
Tinh thể KCl.
I.3. Cách tiến hành:
Cho 10ml nước cất vào ống nghiệm sạch, thêm vào đó 01 giọt dung dịch FeCl3 bão hòa và
01 giọt dung dịch KSCN bão hòa, lắc đều, quan sát màu dung dịch thu được. Chia đều dung
dịch thu được ra 04 ống nghiệm đánh số từ 1 đến 4:
- Ống 1: dùng để so sánh;
- Ống 2: cho thêm vào ống từ 2 đến 3 giọt dung dịch FeCl3 bão hòa, quan sát màu của
dung dịch thu được và so sánh với ống 1;
- Ống 3: cho thêm vào ống từ 2 đến 3 giọt dung dịch KSCN bão hòa, quan sát màu của
dung dịch thu được và so sánh với ống 1;
Tài liệu hướng dẫn thực hành môn HÓA HỌC ỨNG DỤNG
Dành cho sinh viên ngành Kỹ thuật (3 TC)
- Ống 4 cho thêm một ít tinh thể KCl, rồi lắc cho tan hết quan sát màu của dung dịch
thu được và so sánh với ống 1.
I.4. Yêu cầu: Ghi lại kết quả so sánh và giải thích.
II. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến cân bằng hóa học
II.1. Mục đích: Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến cân bằng:
CH3COONa + H2O ⇄ CH3COOH + Na
+
+ OH
H>0
Sự chuyển dịch cân bằng được theo dõi qua sự thay đổi nồng độ OH, sự thay đổi nồng độ
của ion OH được theo dõi qua sự đổi màu của phenolphtalein.
II.2. Dụng cụ - Hóa chất:
02 ống nghiệm sạch; 01 bếp điện hoặc đèn cồn; Tinh thể CH3COONa;
01 cốc chịu nhiệt 250 ml; Nước cất; Dung dịch Phenolphtalein.
II.3. Cách tiến hành:
Đun nóng 150ml nước cất trong cốc chịu nhiệt 250ml;
Cho vào ống nghiệm sạch một ít tinh thể CH3COONa, sau đó tiếp tục thêm 5ml nước cất vào
và lắc cho tan hết phần tinh thể. Chia đều lượng dung dịch thu được vào hai ống nghiệm,
đánh số 01 và 02:
- Ống 1: thêm từ 1 đến 2 giọt phenolphtalein, rồi nhận xét màu của dunh dịch thu được;
- Ống 2: nhúng vào nước nóng vài phút, sau đó cũng thêm từ 1 đến 2 giọt
phenolphtalein, so sánh màu của dung dịch thu được với dung dịch trong ống 1.
I.4. Yêu cầu: Ghi lại kết quả so sánh và giải thích.
-------------------
Bài 3. TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC
I. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng
I.1. Mục đích: Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ Na2S2O3 đến tốc độ của phản ứng:
H2SO4 + Na2S2O3 = Na2SO4 + SO2 + S + H2O
qua việc đo thời gian phản ứng ở các nồng độ Na2S2O3 khác nhau.
I.2. Dụng cụ - Hóa chất:
08 ống nghiệm sạch; 01 đồng hồ bấm giây; Dung dịch H2SO4 20 %;
Kẹp gỗ; Nước cất; Các dung dịch Na2S2O3 với nồng độ
tương ứng: 1 %, 2 %, 3 %, 4 %.
I.3. Cách tiến hành:
- Chia 08 ống nghiệm sạch thành 2 dãy, đánh số A, B, C, D và A', B', C', D';
- Cho vào các ống nghiệm A, B, C, D mỗi ống 1ml dung dịch H2SO4 20 %;
- Cho vào các ống nghiệm A', B', C', D' lần lượt:
Tài liệu hướng dẫn thực hành môn HÓA HỌC ỨNG DỤNG
Dành cho sinh viên ngành Kỹ thuật (3 TC)
Ống A' 1ml dung dịch Na2S2O3 1 %;
Ống B' 1ml dung dịch Na2S2O3 2 %;
Ống C' 1ml dung dịch Na2S2O3 3 %;
Ống D' 1ml dung dịch Na2S2O3 4 %;
- Đổ ống A vào ống A', đo thời gian từ khi hai dung dịch bắt đầu tiếp xúc với nhau cho
đến khi có vẩn đục màu trắng của S thời gian phản ứng t1 (s);
- Tương tự với ống B và ống B' thời gian phản ứng t2 (s);
- Tương tự với ống C và ống C' thời gian phản ứng t3 (s);
- Tương tự với ống D và ống D' thời gian phản ứng t4 (s).
I.4. Yêu cầu: Ghi lại kết quả, so sánh và giải thích.
STT %20SOH 42V
1 ml 322 OSaN (C
%)
Thời gian phản ứng
(s)
Ghi chú
1 1 ml 1%
2 1 ml 2%
3 1 ml 3%
4 1 ml 4%
II. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng
II.1. Mục đích: Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ của phản ứng:
H2SO4 + Na2S2O3 Na2SO4 + SO2 + S + H2O
qua việc đo thời gian phản ứng giữa Na2S2O3 4 % và H2SO4 20 % ở các nhiệt độ khác nhau.
II.2. Dụng cụ - Hóa chất:
08 ống nghiệm sạch; Kẹp gỗ; Nước cất;
01 nhiệt kế; 01 đồng hồ bấm giây; Dung dịch H2SO4 20 %;
01 cốc chịu nhiệt 250 ml; 01 bếp điện hoặc đèn cồn; Dung dịch Na2S2O3 4 %.
II.3. Cách tiến hành:
- Chia 08 ống nghiệm sạch thành 2 dãy, đánh số A, B, C, D và A', B', C', D';
- Cho vào các ống nghiệm A, B, C, D mỗi ống 1 ml dung dịch H2SO4 20 %;
- Cho vào các ống nghiệm A', B', C', D' mỗi ống 1 ml dung dịch Na2S2O3 4 %;
- Đổ ống A vào ống A' ở nhiệt độ phòng, đo thời gian từ khi hai dung dịch bắt đầu tiếp
xúc với nhau cho đến khi có vẩn đục màu trắng của S thời gian phản ứng t1 (s);
- Tương tự với ống B và ống B' ở nhiệt độ phòng + 10 oC thời gian phản ứng t2 (s);
- Tương tự với ống C và ống C' ở nhiệt độ phòng + 20 oC thời gian phản ứng t3 (s);
- Tương tự với ống D và ống D' ở nhiệt độ phòng + 30 oC thời gian phản ứng t4 (s).
II.4. Yêu cầu: Ghi lại kết quả, so sánh và giải thích.
Tài liệu hướng dẫn thực hành môn HÓA HỌC ỨNG DỤNG
Dành cho sinh viên ngành Kỹ thuật (3 TC)
ST
T
%20SOH 42
V
%4OSaN 322
V
Nhiệt độ
)C(o
Thời gian phản ứng
(s)
Ghi chú
1 1 ml 1 ml
o
phòngt
2 1 ml 1 ml C10t
oo
phòng
3 1 ml 1 ml C20t
oo
phòng
4 1 ml 1 ml C30t
oo
phòng
Chú ý: Để đun nóng hai ống nghiệm đến nhiệt độ mong muốn bằng cách:cho hai ống
nghiệm vào một cốc chứa 150 ml nước đun trên bếp điện, dùng nhiệt kế đo nhiệt độ của
nước đến khi đạt nhiệt độ cần thiết đổ ống axit vào ống muối.
------------------
Bài 4. TÍNH CHẤT CỦA DUNG DỊCH
I. Thí nghiệm 1: Đo nhiệt độ sôi của chất lỏng
I.1. Mục đích: Đo nhiệt độ sôi của nước nguyên chất và của dung dịch NaCl bão hòa.
I.2. Dụng cụ - Hóa chất:
02 cốc chịu nhiệt 250
ml;
01 bếp điện; Dung dịch NaCl bão hòa;
01 nhiệt kế; Nước cất.
I.3. Cách tiến hành:
- Cho 50 ml nước cất vào cốc chịu nhiệt 100 ml đánh số cốc 01.
- Cho 50 ml dung dịch NaCl vào cốc chịu nhiệt 100 ml, đánh số cốc 02;
- Đặt cả 2 cốc chất lỏng trên lên bếp điện, đun sôi rồi dùng nhiệt kế đo nhiệt độ sôi.
I.4. Yêu cầu: Ghi lại kết quả, so sánh và đưa ra nhận xét.
II. Thí nghiệm 2: Đo pH của dung dịch
II.1. Mục đích: Sử dụng giấy chỉ thị vạn năng đo pH của một số dung dịch ở các nồng độ
khác nhau.
II.2. Dụng cụ - Hóa chất:
Giấy chỉ thị vạn
năng;
Dung dịch CH3COOH 1,0 M; Dung dịch NH3 1,0 M;
Tờ giấy trắng; Dung dịch CH3COOH 0,1 M; Dung dịch NH3 0,1 M;
Dung dịch CH3COOH 0,01 M; Dung dịch NH3 0,01 M.
II.3. Cách tiến hành
- Đặt các mẩu giấy chỉ thị vạn năng lên tờ giấy trắng;
Tài liệu hướng dẫn thực hành môn HÓA HỌC ỨNG DỤNG
Dành cho sinh viên ngành Kỹ thuật (3 TC)
- Dùng công tơ hút chấm một giọt nhỏ dung dịch cần đo giá trị pH vào mẩu giấy chỉ thị
vạn năng;
- Mẩu giấy chỉ thị vạn năng sau khi ngấm giọt dung dịch sẽ chuyển màu;
- So sánh màu thu được trên mẩu giấy chỉ thị vạn năng với bảng màu có sẵn
- ghi lấy giá trị pH vào bảng kết quả sau:
Xác
định
pH
Với nồng độ của
1 M 0,1 M 0,01 M
Thực
nghiệm
Lý
thuyết
Thực
nghiệm
Lý
thuyết
Thực
nghiệm
Lý
thuyết
dd CH3COOH
dung dịch NH3
II.4. Yêu cầu: Ghi lại kết quả và nhận xét.
III. Thí nghiệm 3: Điều kiện hòa tan của chất điện li ít tan
III.1. Mục đích: Khảo sát điều kiện hòa tan của CaCO3 (chất điện li ít tan).
III.2. Dụng cụ - Hóa chất:
04 ống nghiệm sạch; Dung dịch CaCl2 0,00002 M; Dung dịch K2CO3 0,00002 M;
Ống đong; Dung dịch CaCl2 0,2 M; Dung dịch K2CO3 0,2 M;
III.3. Cách tiến hành:
- Đánh số bốn ống nghiệm từ 01 đến 04;
- Cho vào ống nghiệm số 01: 1 ml dung dịch CaCl2 0,00002 M;
- Cho vào ống nghiệm số 02: 1 ml dung dịch K2CO3 0,00002 M;
- Cho vào ống nghiệm số 03: 1 ml dung dịch CaCl2 0,2 M;
- Cho vào ống nghiệm số 04: 1 ml dung dịch K2CO3 0,2 M;
- Đổ ống nghiệm 02 vào ống nghiệm 01 và đổ ống nghiệm 04 vào ống nghiệm số 03;
- Quan sát và ghi lại hiện tượng thí nghiệm.
III.4. Yêu cầu: Nhận xét và giải thích hiện tượng.
------------------
Bài 5. XÁC ĐỊNH HIỆU ỨNG NHIỆT CỦA MỘT QUÁ TRÌNH
I. Mục đích: Xác định hiệu ứng nhiệt của quá trình hòa tan Na2SO4.
II. Dụng cụ - Hóa chất:
Cân phân tích; Tinh thể Na2SO4;
Nhiệt kế điện tử; Thiết bị xác định nhiệt hòa tan (hình 20).
Tài liệu hướng dẫn thực hành môn HÓA HỌC ỨNG DỤNG
Dành cho sinh viên ngành Kỹ thuật (3 TC)
Hình 20. Thiết bị xác định nhiệt hòa tan
III. Cách tiến hành:
- Lấy chính xác 10 ml nước cất cho vào bình nhiệt lượng kế (1), bật máy khuấy từ
khoảng 30 giây;
- Tắt máy khuấy từ, đợi nhiệt độ trên máy ghi nhiệt tự động chỉ giá trị ổn định, ghi lại
nhiệt độ T1;
- Dùng cân phân tích cân chính xác m gam tinh thể Na2SO4 (nằm trong khoảng từ 2
gam đến 3 gam);
- Cho lượng chất rắn vừa cân vào bình nhiệt lượng kế (1), bật máy khuấy từ cho hòa
tan hoàn toàn muối (khoảng 30 giây), sau đó theo dõi nhiệt độ của quá trình hòa tan,
khi kết thúc ghi nhiệt độ T2.
- Xác định giá trị .TTT 12
IV. Yêu cầu: Tính kết quả
Lượng nhiệt trao đổi khi hòa tan m gam tinh thể muối Na2SO4 là:
T)mCmC(Q BBOHOH 22
Lượng nhiệt trao đổi khi hòa tan 1 mol tinh thể muối Na2SO4 tương ứng với 142 gam là:
m
142Q
m
MQ
Hht
Trong đó:
8,0CB J/gK và 185,4C OH2
J/gK là nhiệt dung của bình nhiệt lượng kế và
của nước;
OHOHOH 222 Vdm với 1d OH2 g/ml;
5,164mB g là khối lượng của bình nhiệt lượng kế.
------------------
Bài 6. TÍNH CHẤT ĐIỆN HÓA
I. Thí nghiệm 1: Đo sức điện động của pin
I.1. Mục đích: Chế tạo và đo sức điện động của pin Daniel - Jacobie.
I.2. Dụng cụ - Hóa chất:
Cốc 50 ml Cầu KCl bão hòa Điện kế
Điện cực Cu và Zn Dung dịch CuSO4 1 M Dung dịch ZnSO4 1 M
Tài liệu hướng dẫn thực hành môn HÓA HỌC ỨNG DỤNG
Dành cho sinh viên ngành Kỹ thuật (3 TC)
I.3. Cách tiến hành:
Lập pin Daniel - Jacobie như mô tả trong hình dưới và đo sức điện động của pin.
Hình 21. Mô hình thí nghiệm chế tạo và đo sức điện động của pin Daniell
I.4. Yêu cầu: Ghi kết quả, so sánh với giá trị lý thuyết và giải thích.
II. Thí nghiệm 2: Điện phân nước
II.1. Mục đích: Xác định điện thế phân hủy và quá thế của quá trình điện phân nước.
II.2. Dụng cụ - Hóa chất:
Nước cất được axit hóa bằng dung dịch H2SO4. (pH = 3). Thiết bị điện phân nước
II.3. Cách tiến hành:
- Bật công tắc máy chỉnh lưu (3)
- Vặn núm điều chỉnh để tăng dần điện thế cho quá trình điện phân (0,1 V mỗi lần, bắt
đầu từ giá trị 1,0 V) đến khi ở các cực bắt đầu xuất hiện bọt khí (điện phân bắt đầu -
chú ý quan sát kĩ).
- Đọc điện áp trên biến áp - thế phân hủy (Eph).
Hình 22. Thiết bị điện phân nước
II. Yêu cầu: tính kết quả
II.1. Tính thế phân cực điện phân khi điện phân nước (ở 25oC):
Quá trình điện phân nước với điện cực trơ (Pt) ở pH = 3,6 (axit hóa bằng dung dịch H2SO4)
và 25
o
C có thế phân cực