1. Phép Lịch Sự là gì ?
Theo tiếng Pháp, lịch sự bởi chữ ‘poli’. Nghĩa là nhẵn bóng, được ưa thích. Người lịch sự là người tuân giữ những nghi thức xã hội để chiếm được cảm tình của những người xung quanh.
Phép lịch sự (politesse) là tất cả những cách ăn nói và xử thế một cách tốt đẹp. Theo tự điển Việt Nam của Lê Văn Đức, thì lịch sự có nghĩa là đẹp đẽ, xinh xắn, đồng thời còn là nhã nhặn, biết lễ phép.
2. Tại Sao Phải Giữ Phép Lịch Sự
Nếu chúng ta chỉ sống một mình, trong một căn phòng riêng biệt, hay trong một nơi biệt lập, thì chúng ta nói năng, ăn mặc ra sao, chẳng ai thèm để ý tới. Đầu tóc, áo quần, nhà cửa chúng ta thế nào tuỳ thích.
Thế nhưng, chúng ta sống là sống với người khác, và trong cuộc sống chung này chúng ta phải làm thế nào, để trở nên một con người dễ coi và dễ thương. Ngày thường, nhà cửa chúng ta có thể bẩn thỉu, bề bộn nhưng nếu có một nhân vật đến thăm, hẳn chúng ta phải dọn dẹp, quét tước cho gọn ghẽ, sạch sẽ Chuẩn bị tiếp đón nhân vật ấy.
3. Sự Cần Thiết Của Phép Lịch Sự
Để hiểu rõ được sự cần thiết của phép lịch sự ấy, chúng ta thử trích dẫn một vài câu danh ngôn :
_ Lịch sự là bông hoa thơm của nhân loại.
_ Lịch sự là chiếc chìa khóa bằng vàng, có thể mở được mọi khung cửa.
_ Người ta đòi hỏi gì ở một bông hoa, nếu không phải là hương. Người ta đòi hỏi ở chúng ta điều gì, nếu không phải là phép lịch sự.
_ Thà làm một thằng quỷ lịch sự còn làm một ông thánh sàm sỡ.
_ Lịch sự là một món tiền, càng tiêu càng lời.
4. Lợi Ích Của Lịch Sự
Chúng ta thường nói : công bằng phải đi trước bác ái, sự trọng kính phải đi trước tình yêu thương. Cũng vậy trong phạm vi giáo dục, chúng ta phải đào luyện để trở thành một con người trước đã, rồi sau đó mới trở thành người Kitô hữu. Việc giáo dục nhân bản ( đào luyện trở nên người) phải đi trước những việc giáo dục hay đào luyện khác.
Và trong việc giáo dục nhân bản, đào luyện làm người, thì phép lịch sự là phần quan trọng và căn bản nhất.
Nhờ giữ phép lịch sự, chúng ta sẽ gây được cảm tình của những người chung quanh. Và một khi đã chiếm được cảm tình, chúng ta sẽ dễ dàng tiến tới thành công. Vì thế, như trên chúng ta đã nói : lịch sự là chiếc chìa khóa bằng vàng có thể mở được mọi khung cửa.
Tuy nhiên trong khi giữ phép lịch sự, chúng ta cần thành thực, chân thành, bằng không thì chúng ta sẽ trở thành những kẻ bôi bác giả hình.
21 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 21/06/2022 | Lượt xem: 237 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Phép lịch sự cơ bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phép Lịch Sự Cơ Bản
Nguồn: ERCT.COM
MỞ ĐẦU
LỊCH SỰ TRONG VIỆC CHÀO HỎI
LỊCH SỰ TRONG VIỆC GIỚI THIỆU
LỊCH SỰ TRONG CỬ CHỈ VÀ ĂN MẶC
LỊCH SỰ TRONG LỜI NÓI
LỊCH SỰ KHI RA ĐƯỜNG
LỊCH SỰ NƠI CÔNG CỘNG
LỊCH SỰ NƠI CÔNG SỞ VÀ NHÀ RIÊNG
LỊCH SỰ QUA THƯ TỪ VÀ QUÀ TẶNG
LỊCH SỰ QUA ĐIỆN THOẠI
LỊCH SỰ KHI ĐI DỰ TIỆC
LỊCH SỰ KHI ĐI CẮM TRẠI HAY DU NGOẠN
MỞ ĐẦU
1. Phép Lịch Sự là gì ?
Theo tiếng Pháp, lịch sự bởi chữ ‘poli’. Nghĩa là nhẵn bóng, được ưa thích. Người lịch sự là người tuân giữ những nghi thức xã hội để chiếm được cảm tình của những người xung quanh.
Phép lịch sự (politesse) là tất cả những cách ăn nói và xử thế một cách tốt đẹp. Theo tự điển Việt Nam của Lê Văn Đức, thì lịch sự có nghĩa là đẹp đẽ, xinh xắn, đồng thời còn là nhã nhặn, biết lễ phép.
2. Tại Sao Phải Giữ Phép Lịch Sự
Nếu chúng ta chỉ sống một mình, trong một căn phòng riêng biệt, hay trong một nơi biệt lập, thì chúng ta nói năng, ăn mặc ra sao, chẳng ai thèm để ý tới. Đầu tóc, áo quần, nhà cửa chúng ta thế nào tuỳ thích.
Thế nhưng, chúng ta sống là sống với người khác, và trong cuộc sống chung này chúng ta phải làm thế nào, để trở nên một con người dễ coi và dễ thương. Ngày thường, nhà cửa chúng ta có thể bẩn thỉu, bề bộn nhưng nếu có một nhân vật đến thăm, hẳn chúng ta phải dọn dẹp, quét tước cho gọn ghẽ, sạch sẽ Chuẩn bị tiếp đón nhân vật ấy.
3. Sự Cần Thiết Của Phép Lịch Sự
Để hiểu rõ được sự cần thiết của phép lịch sự ấy, chúng ta thử trích dẫn một vài câu danh ngôn :
_ Lịch sự là bông hoa thơm của nhân loại.
_ Lịch sự là chiếc chìa khóa bằng vàng, có thể mở được mọi khung cửa.
_ Người ta đòi hỏi gì ở một bông hoa, nếu không phải là hương. Người ta đòi hỏi ở chúng ta điều gì, nếu không phải là phép lịch sự.
_ Thà làm một thằng quỷ lịch sự còn làm một ông thánh sàm sỡ.
_ Lịch sự là một món tiền, càng tiêu càng lời.
4. Lợi Ích Của Lịch Sự
Chúng ta thường nói : công bằng phải đi trước bác ái, sự trọng kính phải đi trước tình yêu thương. Cũng vậy trong phạm vi giáo dục, chúng ta phải đào luyện để trở thành một con người trước đã, rồi sau đó mới trở thành người Kitô hữu. Việc giáo dục nhân bản ( đào luyện trở nên người) phải đi trước những việc giáo dục hay đào luyện khác.
Và trong việc giáo dục nhân bản, đào luyện làm người, thì phép lịch sự là phần quan trọng và căn bản nhất.
Nhờ giữ phép lịch sự, chúng ta sẽ gây được cảm tình của những người chung quanh. Và một khi đã chiếm được cảm tình, chúng ta sẽ dễ dàng tiến tới thành công. Vì thế, như trên chúng ta đã nói : lịch sự là chiếc chìa khóa bằng vàng có thể mở được mọi khung cửa.
Tuy nhiên trong khi giữ phép lịch sự, chúng ta cần thành thực, chân thành, bằng không thì chúng ta sẽ trở thành những kẻ bôi bác giả hình.
5. Tóm lược
Phép lịch sự là tất cả những cách ăn nói và xử thế một cách nhã nhặn và tốt đẹp. Sở dĩ chúng ta phải giữ phép lịch sự, bởi vì chúng ta sống là sống với người khác, và trong cuộc sống chung này, chúng ta phải trở nên người dễ thương và dễ mến.
Vì thế, phép lịch sự là nền tảng căn bản để xây dựng con người chúng ta. Nhờ giữ phép lịch sự, chúng ta sẽ gây được cảm tình của những người chung quanh. Và một khi đã gây được cảm tình, chúng ta sẽ dễ dàng tiến tới thành công. Vì thế người ta thường bảo : lịch sự là chiếc chìa khóa bằng vàng có thể mở được mọi khung cửa. Tuy nhiên, phép lịch sự đòi hỏi chúng ta phải thành thực, tránh đi mọi hình thức bôi bác giả hình.
LỊCH SỰ TRONG VIỆC CHÀO HỎI
1. Tại Sao Phải Chào Hỏi
Chào hỏi là biểu lộ sự thân thiện, quen biết, đồng thời là một phương tiện đặc biệt để gây thiện cảm. Người dưới gặp người trên mà không chào hỏi sẽ là kẻ thiếu lễ độ. Còn người trên không biết đáp lại lời chào của người dưới sẽ bị mang tiếng là kẻ hách dịch, khinh người.
2. Sự Chào Hỏi Thông Thường
Đối với bất cứ người quen biết nào, chúng ta có thể cúi đầu chào họ. Gặp người trên, chúng ta cúi đầu, hai tay xếp lại trước ngực. Gặp người ngang hàng, chúng ta chỉ cần cúi đầu.
Khi chào hỏi người trên, nếu đang đội nón hay mũ, phải dùng tay mặt cất nón, mũ ra hỏi đầu. Trường hợp miệng đang ngậm thuốc lá, thì cũng phải bỏ thuốc lá.
Trong lúc cúi đầu chào, chúng ta nói : chào ông, chào bà, bác ạ, thầy ạ Gặp người chúng ta biết rõ chức vị của họ, chúng ta có thể nói chức vị của họ ra. Thí dụ : chào đại uý, chào bác sĩNên tránh những thái độ và lời nói quá khúm núm, quỵ luỵ; thí dụ : con xin phép lạy cha ạ
3. Bắt Tay
Gặp người trên, chúng ta không được tự tiện đưa tay ra trước, mà phải chở người trên đưa tay ra trước, chúng ta mới được phép bắt tay họ. Gặp người ngang hàng, hoặc người dưới, chúng ta có thể chào bằng cách bắt tay họ.
Phải đưa tay mặt ra bắt lấy tay mặt của người ta. Đã bắt tay, chúng ta phải bắt với tất cả sự niềm nở, thân mật, đừng bắt gượng gạo, quá mềm nhũn, nhưng cũng đừng xiết tay họ chặt quá, hoặc lắc tay họ hai ba cái, như kiểu thử sức họ.
Trong trường hợp tay đang dơ bẩn, hoặc đang mang bao tay, mà gặp người đưa tay ra bắt, chúng a nên lịch sự từ chối một cách khéo léo : xin lỗi ông, tay tôi đang dơNếu chỉ mang bao tay vì thời tiết quá lạnh, chúng ta có thể để bao tay mà bắt.
4. Đang Đi Với Người Trên Mà Gặp Người Ngang Hàng:
Để người trên khỏi phải chờ đợi, chúng ta chỉ cần cúi đầu chào hoặc bắt tay qua. Nếu cần nói chuyện lâu, chúng ta phải xin lỗi người trên và giới thiệu người dưới với người trên để hai người chào hỏi nhau.
5. Gặp Người Trên :
Đang ngồi nói chuyện với nhau, mà gặp người trên tới, chúng ta phải đứng dậy, cúi đầu chào.
Đang ngồi trong lớp, thấy thầy giáo hay người trên vào, để biểu lộ sự kính trọng và chào hỏi, toàn thể học sinh trong lớp đó phải đứng dậy, hai tay để xuôi. Trong lớp, muốn hỏi thầy cô điều gì, phải giơ tay lên ra hiệu cho thầy cô.
6. Những Kiểu Chào Đặc Biệt
Những kiểu chào đặc biệt , như kiểu chào của quân đội, kiểu chào của thiếu nhi Bác Hồchỉ dành riêng cho những người trong đoàn thể đó, người thường không nên dùng.
7. Tóm lược
Chào hỏi là phương tiện biểu lộ sự thân quen, cũng như để gây thiện cảm. Đối với bất cứ người quen biết nào, chúng ta có thể chào bằng cách cúi đầu và nói : chào ông, chào bàchào bác sĩ, chào đại úy,,, Khi chào người trên, nếu đang đội mũ, phải bỏ mũ ra, nếu đang hút thuốc, phải bỏ thuốc xuống.
Gặp người trên, chúng ta không được tự tiện đưa tay ra bắt, trái lại phải chờ họ đưa tay ra trước. Khi bắt, phải dùng tay mặt. Không được mềm nhũn, cũng đừng xiết tay họ quá chặt hay lắc đi lắc lại nhiều lần. Nếu tay ướt hoặc dơ, chúng ta nên lịch sự từ chối : xin lỗi ông, tay tôi đang ướt.
Trong lớp, khi thầy cô bước vào, chúng ta phải đứng lên, hai tay buông xuôi. Muốn hỏi điều gì, phải giơ tay làm hiệu.
LỊCH SỰ TRONG VIỆC GIỚI THIỆU
1. Giới Thiệu
Chúng ta dẫn người bạn tới nhà chơi, chúng ta đưa bạn ấy tới gặp ba má và nói : thưa ba má, đây là anh Thọc cùng lớp với con, làm như thế tức là giới thiệu người bạn với ba má chúng ta.
Theo sự lễ độ, dẫn một người bạn vào nhà, chúng ta phải đưa người đó tới chào ba má. Đồng thời, khi đến nhà một người bạn, chúng ta nhớ nhắc người bạn dẫn chúng ta tới chào ba má của người bạn.
Trong bữa cơm thân mật, chúng ta mời ba bốn người đến tham dự, nếu họ chưa biết nhau, thì chúng ta giới thiệu tên và chức vị của mỗi người để tiện cho việc xưng hô và trò chuyện.
2. Giới Thiệu Ai Trước
Phải giới thi trên trước. Thí dụ : chúng ta dẫn người bạn đến thăm thầy giáo, hai người chào thầy xong, chúng ta nói : thưa thầy, đây là anh T, bạn con đang học lớp 9 trường Thoại Sơn. Chúng ta đi đường với ba má, gặp một chị bạn cùng lớp, sau khi chào nhau, chúng ta giới thiệu chị bạn với ba má : thưa ba má, đây là chị Hhọc cùng lớp với con. Nói thế, tức là chị H đã biết người đi chung với chúng ta là ai rồi. Như vậy, thường chỉ giới thiệu người dưới với người trên là đủ. Trường hợp người dưới chưa biết rõ địa vị, chức vụ người trên, chúng ta mới giới thiệu người trên lại cho người dưới.
Thí dụ : đang đi với anh chị của chúng ta mà gặp thầy dạy, chúng ta muốn đứng lại nói chuyện, trước hết chúng ta giới thiệu anh chị của chúng ta cho thầy giáo : thưa thầy, đây là anh chị con. Rồi giới thiệu thầy lại cho anh chị : đây là thầy A, dạy văn ở trường con.
3. Phải Làm Gì Khi Giới Thiệu
Khi giới thiệu, tay mặt phải giơ ra về phía người dưới và nói với người trên : thưa ba má, đây là chị H, học cùng lớp với con. Trường hợp giới thiệu người nọ với người kia, thí dụ chúng ta giới thiệu ông A cho ông B trước, tay mặt chúng ta giơ ra phía ông A và nói : xin giới thiệu ông A, cán bộ công tác tại bộ giáo dục. Rồi giơ tay về phía ông B và nói : đại úy đang công tác tại quân khu 4.
4. Phải Làm Gì Khi Được Giới Thiệu
Hai người được giới thiệu cúi đầu chào nhau, hoặc có thể bắt tay nhau và nói : hân hạnh dược biết ông. Nếu là người trên và người dưới, thì người trên đưa tay ra và người dưới mới được bắt.
Không cần giới thiệu hai người đã quen nhau. Trong trường hợp này, chúng ta chỉ cần nói : chắc hai anh chị đã quen nhau. Trong trường hợp một người định giới thiệu chúng ta với một người bạn đã quen biết, chúng ta nên đỡ lời hộ : thưa anh, chúng tôi đã từng quen biết nhau.
5. Tên hay Danh Vị Trước
Thường khi giới thiệu, chúng ta giới thiệu tên người đó trước và danh vị họ sau. Thí dụ : Xin giới thiệu ông Nguyễn Văn A, đại úy không quân. Trong một buổi lễ, đối với một vị khách đặc biệt, chỉ cần giới thiệu danh vị cho mọi người tham dự. Thí dụ giới thiệu : ông thủ trưởng bộ thông tin.
6. Tóm Lược
Khi dẫn bạn tới nhà chơi, chúng ta phải đưa bạn tới gặp ba má và giới thiệu : thưa ba má, đây là anh Y, học cùng lớp với con, chúng ta phải giới thiệu người dưới cho người trên. Khi giới thiệu, tay mặt ta giơ ra về phía người dưới và nói Hai người được giới thiệu cúi đầu chào nhau hoặc bắt tay và nói : hân hạnh được biết ông. Chúng ta giới thiệu tên người đó trước rồi mới đến tước vị. Đối với hai người đã quen nhau, thì không cần giới thiệu.
LỊCH SỰ TRONG CỬ CHỈ VÀ ĂN MẶC
1. Những Cử Chỉ Cần Tế Nhị
_ Khạc nhổ : ở mọi nơi, không được khạc nhổ xuống đất. Muốn khạc nhổ, thì khạc nhổ vào chiếc khăn tay và làm công việc đó một cách hết sức tế nhị và kín đáo.
_ Hắt hơi : phải dùng khăn tay che miệng.
_ Hỷ mũi : cũng phải dùng khăn tay. Khăn này phải được xếp gọn để trong túi hay trong xắc.
_ Ngáp : khi ngáp, ợ, phải dùng tay che miệng.
_ Gãi, ngoáy tai, cắt móng ta, cạy mũiphải tránh làm những cử chỉ này nơi công cộng trước mặt người khác.
_ Xỉa răng : Người lịch sự chỉ xỉa răng lúc ngồi bàn ăn, không xỉa răng khi đi đường hoặc lúc nói chuyện với người khác.
_ Lễ độ và lịch sự không phải là khúm núm. Gặp người trên, khi thưa chuyện, chúng ta chỉ cần đứng thẳng người, hai tay duỗi thẳng hay để về phía trước, tránh những cử chỉ vừa nói vừa gãi đầu, gãi tai. Cũng nên tránh cử chỉ hai tay để sau lưng, biểu lộ con người thiếu lễ độ.
2. Đầu Tóc Và Áo Quần
_ Người lịch sự phải biết giữ vệ sinh, sạch sẽ. Tắm rửa là điều kiện quan trọng giúp chúng ta khoẻ mạnh và sạch sẽ. Vừa thức dậy, chúng ta phải rửa mặt, đánh răng và chải đầu tóc cho cẩn thận. Ra đường phố, đến trường học hay những nơi công cộng, phải lưu ý tới y phục của mình.
_ Áo quần phải đúng đắn, giản dị, k hông nên loè loẹt. Cúc áo cúc quần phải cài cẩn thận. Những người chưa quen biết, họ sẽ đáng giá chúng ta bằng bộ diện, kiểu cách ăn mặc của chúng ta. Bàn tay, ngón tay phải giữ cho sạch sẽ. Sau giờ làm việc phải rửa cho sạch.
Chúng ta không nên vội bắt chước lối ăn mặc quá lôi thôi, hay quá mới của một số nghệ sĩ, hay việt kiều. Lý do giản dị là vì chúng ta không phải là nghệ sĩ, cũng chẳng phải là việt kiều. Nghệ sĩ nổi danh không phải vì kiểu cách ăn mặc, nhưng vì tài nghệ. Chúng ta không có tài như họ mà đã vội vã bắt chước cách ăn mặc của họ, thì sẽ trở thành trò cười cho thiên hạ.
3. Hơi Thở
_ Nhà ở phải xếp đặt cho ngăn nắp, trật tự và sạch sẽ.
_ Trong lớp học, không được ăn quà, rồi vứt bừa bãi giấu gói, lá bánh xuống sàn, xuống hồ hay nhét vô hộc bàn. Khi uống nước không được tung ly chén, ném xuống đấtđó là những cử chỉ thiếu lịch sự, thiếu giáo dục.
_ Ở đâu và lúc nào cũng cần giữ gìn trật tự, sạch sẽ ; giấy rác phải bỏ vào thùng rác. Ly chén uống xong phải cất vào vị trí của nó, hoặc cẩn thận trao lại cho người phụ trách.
4. Tóm lược
- Những Cử Chỉ
_ Khạc nhổ : ở mọi nơi, không được khạc nhổ đất. Nếu cần thì khạc nhổ vào khăn tay của mình.
_ Hắt hơi, hỷ mũi : phải dùng khăn.
Ngáp, ợ : phải lấy tay che miệng.
_ Gãi, ngoáy tai, cạy mũi không được làm ở nơi công cộng trước mặt người khác.
_ Xỉa răng : trong bữa cơm lúc ngồi bàn ăn, chứ không xỉa răng khi đi đường học khi nói chuyện. Tăm hông vứt bừa bãi. Người lịch sự không khúm núm, cũng không vêng vang tự đắc.
- Đầu Tóc, Áo quần, Nhà Ở
_ Năng rửa mặt, tắm gội, đáng răng.
_ Áo quần đúng đắn, giản dị, không lôi thôi chạy theo mốt.
_ Nhà ở phải ngăn nắp, trật tự. Không xả rác nơi công cộng.
LỊCH SỰ TRONG LỜI NÓI
Người lịch sự phải tránh đi lời nói thô lỗ, tục tằn. Trái lại, trên môi họ luôn có những tiếng như cám ơn, xin lỗi
Cám Ơn
Khi chúng ta đánh rơi chiếc bút, chiếc lược, chiếc khănngười khác nhặt lên đưa cho chúng ta, chúng ta nói : cám ơn anh, cám ơn chịChúng ta cần tìm nhà một người quen, gặp được người chỉ cho, chúng ta nên nói : cám ơn ông, cám ơn bà. Chúng ta bán hàng, trao hàng cho khách và nhận tiền, nhận xong, chúng ta nên nói : cám ơn. Tóm lại, đối với bất cứ ai đã giúp chúng ta làm một việc gì dù nhỏ, chúng ta hãy nhớ nói tiếng cám ơn để biểu lộ tình cảm đối với người đó.
Chỉ có hai tiếng cám ơn đơn sơ, nhưng nó dễ dàng gây thiện cảm với bất cứ người nào chúng ta gặp.
Khi gặp một người nói cám ơn, chúng ta đừng toét miệng cười, không biết trả lời ra sao, chúng ta đang lên cầu thang, gặp một người già, chúng ta lịch sự nhường bước cho người đó lên trước. Người đó nói : cám ơn. Chúng ta khiêm tốn trả lời : thưa không có chi ạ. Đi đường gặp một em bé té ngã, chúng ta vội đỡ em dậy, ba má em cám ơn, chúng ta nên nói : thưa có gì đâu ạ, đó là bổn phận của tôi. Đưa quà biếu tới một người quen của ba má, người ta gửi lời cám ơn ba má, chúng ta nên nói : có đáng gì ạ, chỉ có một chút gọi là.
Xin Lỗi, Xin Phép, Phiền Ông
Chúng ta có việc gấp, cần lên cầu thang vội, khi vượt qua người đi trước, chúng ta hơi cúi đầu và nói : xin phép ông, xin phép bàNhững câu nói : xin lỗi, phiền ông, [phiền bà, xin phéptuy là những câu nói vắn tắt, nhưng nó sẽ giúp chúng ta d6ẽ gây thiện cảm với mọi người, và tránh được rất nhiều những xích mích nhỏ nhen.
Tôi Lầm. Anh Có Lý. Anh Nói Đúng.
Tuy những câu nói : tôi lầm, anh có lý, anh nói đúnglà những câu nói mọi người ngại dùng, nhưng thật ra dùng những câu đó, chúng ta đã không tự hạ giá mà còn dễ chinh phục người khác. Mỗi khi sai lỗi, hoặc nói gì không đúng, chúng ta hãy cố can đảm dùng tiếng ‘tôi lầm’ để nhận lỗi với người khác.
Cần tránh những lời nói chạm tự ái người khác, cũng đừng biểu lộ cử chỉ bất mãn. Trái lại hãy thành thực cảm phục người khác nếu họ có những điểm tốt, điểm hay. Làm như thế, chúng ta sẽ có thêm những bạn bè mới. Hãy biết lắng nghe và đừng cắt lời khi người khác đang nói.
Vào rạp hát, trong lúc qua mặt người khác, chúng ta sơ ý đụng mạnh vào họ : hãy nói : xin lỗi ông Một người bạn đang chép bài, chúng ta sơ ý đụng vào tay họ, hãy nói : xin lỗi anh. Cũng nên nhắc lại trường hợp chúng ta bị người khác sơ ý làm phiền, người ta xin lỗi, chúng ta cũng nên lịch sự bỏ qua và vui vẻ trả lời : thưa không có chi. Đừng lườm nguýt cũng đừng tỏ ra bất mãn. Làm vậy, chẳng những không lợi gì cho chúng ta mà chỉ gây ác cảm với họ.
Đến công sở, chúng ta cần tìm một bàn giấy nào, gặp người hướng dẫn, chúng ta nói : nhờ ông chỉ giùm
Chúng ta nhận lỗi về phần chúng ta thì người khác cũng dễ nhận ra lầm lỗi của họ. Nếu chúng ta lúc nào cũng cho mình là đúng, chúng ta sẽ trở thành đối tượng của sự ghen ghét, và thù oán của mọi người.
Khi nói chuyện với người khác, chúng ta cố gắng nhận ra cái lý của họ và thành thực cảm phục họ bằng cách dùng câu nói : anh có lýchị nói đúng. Làm vậy chúng ta sẽ gây được cảm tình và có thêm bạn bè mới.
Khi không đồng ý với ai về một vấn đề, chúng ta muốn đưa ý kiến chúng ta ra , thì hãy mở đầu bằng câu nói : anh có nói đúng, nhưng có chi tiết náy, chúng ta cần nhận xét lại xemNói thế, chúng ta sẽ tránh được làm phiền và chạm tới tự ái người khác.
Tóm lược
Đối với bất kỳ ai đã giúp chúng ta làm một việc gì, dù nhỏ, chúng ta hãy nhớ nói tiếng ‘cám ơn’ để biểu lộ tình cảm đối với người đó. Trái lại, khi người khác cám ơn chúng ta, chúng ta hãy biết thưa lại bằng câu : thưa không có gìĐó chỉ là bổn phận
Khi lỡ làm phiền ai sự gì, chúng ta nên nói : xin lỗiphiền ôngxin phép Khi chúng ta sai, nên nhận lỗi bằng câu : tôi lầm, anh có lýanh nói đúngNhững câu nói này tuy đơn sơ, nhưng sẽ gây được cảm tình nơi những người chung quanh, nhờ đó chúng ta sẽ có thêm được những người bạn mới.
* Để giờ học được sống động, sau khi cắt nghĩa, chúng ta nên thực tập cho các em ngay.
LỊCH SỰ KHI RA ĐƯỜNG
Khi Ra Đường
Khi ra đường, chúng ta phải lưu ý áo quần cho sạch sẽ, đầu tóc phải chải cho gọn ghẽ.
Thận trọng giữ luật đi đường, để tránh những tai nạn đáng tiếc, cũng như tránh gây tai nạn cho người khác.
Trong lúc đi, nên tránh những cử chỉ thì thầm, chỉ chỏ vào người khác, nhất là khi chúng ta đi sau một thiếu nữ cũng cùng đang đi, bỗng đứng lại nhìn trâng tráo vào mặt người khác.
Người lịch sự không bao giờ đứng ngoài cửa nhìn vào nhà người khác, hoặc chúi mũi nhìn vào những tủ kính, những quầy hàng như một người quê mùa. Tránh những cử chỉ gây lộn cãi cọ ở giữa đường.
Gặp một đám tang, người lịch sự biết mở mũ nón, hoặc cúi chào khi qua linh cửu để biểu lộ cử chỉ tiễn biệt một người về nơi an nghỉ cuối cùng.
Đường xá không phải là sân vận động, cũng không phải là rạp xiếc, do đó không được chạy xe đua nhau, hoặc vừa đạp xe vừa làm trò hề, dăng hàng hai hàng ba
Đi Xe
Nếu đi với người trên, chúng ta phải nhường cho họ lên xe trước và lúc xuống phải xuống trước để mở cửa xe cho người trên. Khi lên xe (du lịch) chúng ta không nên chui đầu vào xe trước, mà thường ngồi vào xe rồi đưa chân xoay người vào sau. Nếu được một người cho quá giang, đưa về tận nhà, chúng ta nhớ cám ơn và chờ người đó lên xe, rồ máy, chúng ta mới đi vào nhà. Nhưng ngược lại, chúng ta đưa người trên về nhà, chúng ta chờ cho người ấy vào nhà rồi chúng ta mới rồ máy cho xe chạy.
Trong lúc ngồi xe đò, chúng ta lưu ý đừng liếc mắt, đọc trộm tờ báo hay cuốn sách người ngồi bên cạnh đang đọc. Trường hợp người đó đọc xong, chúng ta có thể lễ độ hỏi mượn. Khi ăn uống trên xe, chúng ta cũng nên ăn với tất cả sự tế nhị. Ăn xong dùng giấy báo, hay bịch ny-lông gói những đồ thừa lại để vào một chỗ.
Xe đò, xe buýt cũng là những chỗ công cộng, không phải là nhà riêng, vậy lúc nói chuyện, chúng ta nên nói dè giữ, nói vừa đủ, đừng bô bô như bắt mọi người trên xe phải nghe. Trên xe, chúng ta dừng ngồi lấn chỗ người khác, muốn hút thuốc phải xin phép người ngồi bên cạnh.
Tóm lược
- Đi Đường
Khi ra đường, chúng ta phải ăn mặc cho chỉnh tề, đầu tóc phải gọn ghẽ. Tuân giữ luật giao thông để tránh đi những ai nạn đáng tiếc. Khi đi đường, chúng ta đừng chỉ chỏ người khác, chúi mũi nhìn vào tủ k1inh hay quầy hàng. Tránh cãi cọ gây lộn với nhau. Gặp đám tang, chúng ta nên dở mũ nón cúi đầu chào tiễn biệt. Không đua xe, không đi hàng hai, hàng ba chiếm hết lòng đường.
- Trên Xe
Khi lên xe, nhường cho người trên lên trước. Còn khi xuống, chúng ta xuống trước để mở cửa cho người trên. Trong lúc ngồi xe đò, đừng liếc đọc trộm tờ báo hay cuốn sách của người bên cạnh. Ăn uống nên tế nhị và kín đáo, không xả rác bừa bãi. Muốn hút thuốc phải xin phép người bên cạnh. Nói chuyện thì nói vừa đủ, đừng nói bô bô như bắt mọi ngưòi trên xe phải nghe.
LỊCH SỰ NƠI CÔNG CỘNG
Hiệu buôn
Vào hiệu buôn, dù gặp chủ hay người bán hàng quen, chúng ta cũng không nên nói chuyện quá lâu vì làm ngăn trở việc buôn bán của họ, nhất là vào những ‘giờ cao điểm’. Nếu cần nói chuyện, chúng ta nên tới nhà hay vào lúc vắng khách thì hơn.
Mặc dù mua hàng của họ chúng ta vẫn phải trả tiền, nhưng chúng ta cũng nên nhã nhặn nói lời cảm ơn khi nhận món hàng người bán trao cho.
Trường hợp người vất