Tầm soát hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính của nhân viên Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh

Mục tiêu: Tần suất bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) và hen phế quản ngày càng tăng gây ra gánh nặng về kinh tế. Hô hấp ký là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh nhưng không được thực hiện rộng rãi cho bệnh nhân. Với bảng câu hỏi tầm soát BPTNMT của GOLD và bảng câu hỏi tầm soát hen của IPAG có thể giúp chọn ra những đối tượng nguy cơ cao. Chúng tôi muốn đánh giá vai trò của bảng câu hỏi trong việc phát hiện bệnh cho nhân viên bưu điện TPHCM. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện tại Bệnh viện Bưu Điện TP. HCM. Có 628 người tham gia trả lời bảng câu hỏi và đo hô hấp ký.có thử thuốc dãn phế quản để tầm soát bệnh. Kết quả: Dựa vào hô hấp ký 35 bệnh nhân được chẩn đoán là BPTNMT- tần suất là 5,6%. Đa số phát hiện ở giai đoạn I và II. Chẩn đoán hen phế quản được 36 bệnh nhân chiếm tỉ lệ là 5,7%. Kết luận: Bảng câu hỏi tầm soát có hiệu quả xác định đối tượng nguy cơ cao bị BPTNMT và hen phế quản. Có thể sử dụng bảng câu hỏi này ở các cơ sở y tế chăm sóc ban đầu nhằm tầm soát bệnh, làm giảm thời gian và chi phí phát hiện bệnh

pdf5 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 184 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tầm soát hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính của nhân viên Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa II 49 TẦM SOÁT HEN VÀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH CỦA NHÂN VIÊN BƯU ĐIỆN TP. HCM Võ Thị Minh Tú*, Trương Anh Kiệt*, Lê Thị Huyền Trang** TÓM TẮT Mục tiêu: Tần suất bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) và hen phế quản ngày càng tăng gây ra gánh nặng về kinh tế. Hô hấp ký là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh nhưng không được thực hiện rộng rãi cho bệnh nhân. Với bảng câu hỏi tầm soát BPTNMT của GOLD và bảng câu hỏi tầm soát hen của IPAG có thể giúp chọn ra những đối tượng nguy cơ cao. Chúng tôi muốn đánh giá vai trò của bảng câu hỏi trong việc phát hiện bệnh cho nhân viên bưu điện TPHCM. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện tại Bệnh viện Bưu Điện TP. HCM. Có 628 người tham gia trả lời bảng câu hỏi và đo hô hấp ký.có thử thuốc dãn phế quản để tầm soát bệnh. Kết quả: Dựa vào hô hấp ký 35 bệnh nhân được chẩn đoán là BPTNMT- tần suất là 5,6%. Đa số phát hiện ở giai đoạn I và II. Chẩn đoán hen phế quản được 36 bệnh nhân chiếm tỉ lệ là 5,7%. Kết luận: Bảng câu hỏi tầm soát có hiệu quả xác định đối tượng nguy cơ cao bị BPTNMT và hen phế quản. Có thể sử dụng bảng câu hỏi này ở các cơ sở y tế chăm sóc ban đầu nhằm tầm soát bệnh, làm giảm thời gian và chi phí phát hiện bệnh. Từ khóa: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính BPTNMT, IPAG. ABSTRACT SCREENING FOR COPD AND ASTHMA OF POST OFFICERS AT HOCHIMINH CITY Vo Thi Minh Tu, Truong Anh Kiet, Lê Thi Huyen Trang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 – 2012: 49 - 53 Objectives: Prevalence of COPD and asthma are increasing now. Spirometry is the gold standard for diagnosis but performing spirometric test for all symptomatic people is not practical. The GOLD questionnaire and IPAG questionnaire could be used to identify patients with high risk of diseases. We want to evaluate the role of the questionnaires to identify diseases of post officers at Hochiminh city. Methods: This is a descriptive cross – sectional study, realized in Post Office Hospital. 628 attended people have been screened by answering the questionnaires and performing the spirometric test with bronchodilator. Results: Using of spirometry, 35 patients COPD were diagnosed – the prevalence is 5.6%. Most of them are in the stage I and stage I. There are 36 patients diagnosed asthma- the prevalence is 5.7% Conclusions: So, these questionnaires are very effective in pointing out the patients with high probability of COPD or asthma. Using these questionnaires in primary care centre in order to screening COPD and asthma will reduce the cost and the time in detecting diseases. Key words: Chronic obstructive pulmonary disease- COPD, International Primary Care Airway Group - IPAG * BV Bưu điện TP. HCM **: Bộ môn Nội - Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: ThS Lê Thị Huyền Trang, ĐT: 0913602270 email: tranghieu2001@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Nội Khoa II 50 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) ngày càng được quan tâm vì tần suất mắc bệnh và tử vong ngày càng tăng cao. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, có khoảng 600 triệu người bị BPTNMT trên toàn cầu và 2,75 triệu người tử vong trong năm 2004. Tử vong do BPTNMT được xếp hàng thứ 6 vào năm 1990 sẽ vượt lên hàng thứ 3 năm 2020. Nghiêm trọng hơn, trong khi tần suất các bệnh gây tử vong hàng đầu hiện nay như bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não và các nguyên nhân khác có khuynh hướng giảm xuống thì tần suất BPTNMT lại gia tăng đến 163%.Theo tính toán của Hội Hô Hấp Châu Á-Thái Bình Dương, tỉ lệ BPTNMT ở Việt Nam là 6,7%(1) cao nhất trong 12 nước ở vùng này. BPTNMT giai đoạn tiến triển sẽ làm người bệnh tàn phế nặng nề, chất lượng cuộc sống bị sụt giảm nghiêm trọng. Bệnh nhân BPTNMT thường được phát hiện ở giai đoạn trễ, khi đã có những biến chứng nên việc can thiệp không mang lại hiệu quả và là gánh nặng y tế và kinh tế cho gia đình bệnh nhân và xã hội. Ở tất cả các quốc gia, các bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu thường là những người đầu tiên tiếp xúc những bệnh nhân có những triệu chứng đầu tiên rất thay đổi và không rõ ràng của những bệnh hô hấp mạn như BPTNMT, họ cũng là những người điều trị đầu tiên phần lớn những bệnh hô hấp mạn.Các bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu có vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện sớm BPTNMT.Tuy nhiên, ở hầu hết các quốc gia, không có những hướng dẫn chuyên biệt dành cho bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu. Để hỗ trợ cho việc này, một loạt các bảng câu hỏi dựa vào triệu chứng (symptom- based questionnaire) đã được lập ra. Các bảng câu hỏi dựa trên triệu chứng được sử dụng tại nhiều quốc gia, có thể giúp phát hiện ra những người có khả năng bị BPTNMT ở ngay tại tuyến chăm sóc sức khỏe ban đầu và là phương tiện được sử dụng rộng rãi nhất trong điều tra dịch tễ bệnh hô hấp. Chúng tôi chọn bảng câu hỏi tầm soát của GOLD nhằm chọn ra đối tượng nguy cơ cao để chẩn đoán xác định BPTNMT. Bên cạnh đó, Hen cũng là vấn đề của cộng đồng vì đây là một trong các bệnh mạn tính phổ biến nhất thế giới. Tổ Chức Y Tế Thế Giới ước tính có 300 triệu người mắc bệnh hen năm 2005 và sẽ tăng lên 400 triệu vào năm 2025. Có khoảng 250.000 người tử vong hàng năm do hen, trong đó rất nhiều trường hợp tử vong có thể phòng ngừa được(5).Tỉ lệ hen thay đổi từ 1- 3% tùy quốc gia và sẽ còn tăng trong thời gian tới cả Châu Á Thái Bình Dương(2,7). Chi phí trực tiếp do hen chiếm 1-3% tổng chi phí y Tế ở hầu hết quốc gia. Gánh nặng của hen trên toàn cầu đã được Masoli M và cộng sự nghiên cứu vào năm 2004(3). Nhằm góp phần sàng lọc bệnh, nhóm Chăm Sóc Ban Đầu Đường Hô Hấp Quốc Tế (International Primary Care Airway Group - IPAG) có đưa ra bảng câu hỏi “phát hiện hen” và dần dần trở thành phương tiện cho các bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu sàng lọc phát hiện bệnh hen sớm. Tại Việt Nam, Phạm Duy Linh đã điều tra tần suất hen ở Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1996 (sử dụng bảng câu hỏi và hô hấp ký) cho thấy có 3,2% bị hen suyễn. Chúng tôi cũng sử dụng bảng câu hỏi IPAG này để phát hiện bệnh nhân hen trong nhóm nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Đánh giá vai trò của bảng câu hỏi tầm soát trong việc chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và bệnh hen ở nhân viên bưu chính viễn thông TP. HCM. Mục tiêu cụ thể - Tính độ nhạy, độ đặc hiệu của Bộ câu hỏi tầm soát bệnh hen theo IPAG (nhóm Chăm Sóc Ban Đầu Đường Hô Hấp Quốc Tế). - Tính độ nhạy, độ đặc hiệu của Bộ câu hỏi tầm soát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa II 51 (BPTNMT) theo GOLD (chiến lược toàn cầu về BPTNMT). PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang Tiêu chuẩn chọn bệnh Tất cả đối tượng người lớn có triệu chứng hô hấp dưới nào trong năm vừa qua hay có yếu tố nguy cơ bệnh hô hấp mạn sẽ được thu và nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ Có vấn đề về tâm thần X quang ngực có tổn thương tiến triển. Đang bị nhiễm trùng đường hô hấp. Chống chỉ định đo hô hấp ký. Không hợp tác Chọn các địa điểm nghiên cứu là Bệnh Viện Đa Khoa Bưu Điện là nơi có trang bị cơ sở vật chất, triển khai phòng khám thăm dò chức năng hô hấp, BS và KTV được tập huần tại phòng khám thăm dò chức năng hô hấp tại BV ĐHYD TPHCM để tính khả thi của đề tài được đảm bảo. Bảng câu hỏi tầm soát BPTNMT như sau: Ho vài lần trong ngày trong hầu hết các ngày trong tuần. Khạc đàm trong hầu hết các ngày trong tuần. Dễ bị khó thở hơn người cùng tuổi. Trên 40 tuổi. Đang hút thuốc lá hoặc đã từng hút thuốc lá. Bệnh nhân có hơn 3 câu trả lời đúng là đối tượng nguy cơ cao của bệnh. Bảng câu hỏi tầm soát bệnh hen như sau: Có những cơn thở rít (nghe như tiếng huýt sáo với âm thanh cao) khi thở ra hay những đợt thở rít tái đi tái lại. Bị ho kéo dài và ho nặng hơn lúc đêm khuya hay lúc thức dậy. Đang đêm ngủ bị thức giấc vì ho hay khó thở. Bị ho hay thở rít sau khi vận động thể lực (chạy, tập thể dục). Có vấn đề hô hấp vào mùa nhất định nào đó trong năm. Bị ho, thở rít hay nghe nặng ngực khi hít phải chất kích thích trong không khí (khói thuốc lá, nước hoa, khói nhang,). Có những đợt cảm lạnh “nhập vào phổi” phải điều trị hơn mười ngày mới khỏi Khi có những triệu chứng hô hấp thì phải dùng thuốc giãn phế quản thì bệnh mới thuyên giảm Bệnh nhân nào có bất cứ 1 câu trả lời đúng nên được tầm soát hen - Thực hiện đo hô hấp ký có thử thuốc giãn phế quản. - Chẩn đoán xác định BPTNMT theo GOLD khi : FEV1/FVC < 70% sau thử thuốc giãn phế quản và hồi phục không hoàn toàn sau thử thuốc giãn phế quản. - Chẩn đoán hen phế quản khi có đáp ứng với test dãn phế quản sau xịt 400 µg Salbutamol Thu thập được 628 bệnh nhân có tiến hành đo hô hấp ký. Thu thập số liệu và xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS 16.0 KẾT QUẢ- BÀN LUẬN Đặc điểm dân số nghiên cứu Tuổi trung bình 42,9 ± 7. Giới nam / nữ : 534/ 94 bệnh nhân. Tỉ lệ hút thuốc là khá cao là 56,2% Chỉ số khối cơ thể trung bình là: BMI = 23,6± 2,9. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Nội Khoa II 52 V4 60.0 57.5 55.0 52.5 50.0 47.5 45.0 42.5 40.0 37.5 35.0 32.5 30.0 27.5 25.0 22.5 100 80 60 40 20 0 Std. Dev = 7.05 Mean = 43.0 N = 628.00 Chức năng hô hấp Thông số chức năng hô hấp trung bình trong 628 bệnh nhân là : Min (%) Max (%) Trung bình (%) FEV1 35 123 89,5 ± 11,1 FVC 52 124 89,3 ± 10,6 PEF 42 136 92,2 ± 12,9 FEF 25-75 13 228 88,2 ± 25,7 Vai trò của bảng câu hỏi tầm soát BPTNMT Số bệnh nhân có hơn 3 câu trả lời đúng là 256 bệnh nhân, trong đó chẩn đoán BPTNMT là 19 bệnh nhân, vậy tính ra ra được độ nhạy của bảng câu hỏi là 54,2%. Độ đặc hiệu là 50,6%. Bảng câu hỏi này có độ nhạy cao hơn đô đặc hiệu nên thích hợp trong vai trò tầm soát bệnh. Tỉ lệ chẩn đoán của bảng câu hỏi Tỉ lệ trả lời đúng Tỉ lệ chẩn đoán BPTNMT 3 câu 167/628(26,5%) 13 (37,1%) 4 câu 69/628 (10,9%) 3 (8,6%) 5 câu 20/628 (3,1%) 3 (8,6%) Tỉ lệ giai đoạn BPTNMT Có 35/628 bệnh nhân được chẩn đoán BPTNMT dựa vào hô hấp ký. Tỉ lệ chẩn đoán là 5,6%. Trong đó giai đoạn II chiếm tỉ lệ cao nhất là 54%. Phát hiện được bệnh ở giai đoạn rất sớm. giai đoạn I và giai đoạn II- những giai đoạn chưa có triệu chứng trên lâm sàng và bệnh nhân sẽ không đến khám bệnh ở giai đoạn này. Giai đoạn sớm này rất có ý nghĩa vì nếu được theo dõi điều trị từ những giai đoạn này bệnh nhân có thể hồi phục được. Giai đoạn IV không có vì dân số nghiên cứu là công nhân viên khỏe mạnh đang làm việc. Vai trò của bảng câu hỏi tầm soát hen phế quản Tỉ lệ chẩn đoán hen là 36/628 (5,7%) trong nhóm nghiên cứu. Tỉ lệ này cũng tương tự như tần suất hen chung của khu vực. Độ nhạy và độ đặc hiệu của bảng câu hỏi IPAG Trong nhóm nghiên cứu có 431 bệnh nhân có triệu chứng cần tầm soát và chẩn đoán được 25 ca bị hen phế quản, từ đó tính ra được độ nhạy của bảng câu hòi này là 69,4% và độ đặc hiệu là 31,4%. Với độ nhạy cao hơn độ đặc hiệu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa II 53 thì bảng câu hỏi này cũng chỉ có giá trị tầm soát bệnh. KẾT LUẬN Tỉ lệ hút thuốc lá cao: 56,2% Tỉ lệ chẩn đoán được BPTNMT là : 5,6% Phát hiện chủ yếu lả BPTNMT ở giai đoạn sớm I và II góp phần phát hiện sớm BPTNMT để can thiệp sớm cho bệnh nhân. Phát hiện được bệnh nhân hen tỉ lệ là 5,7% và có kế hoạch kiểm soát hen cho bệnh nhân Độ nhạy và độ đặc hiệu của bảng câu hỏi tấm soát BPTNMT là: 54,2% và 50,6%. Độ nhạy và độ đặc hiệu của bảng câu hỏi tấm soát hen phế quản là: 69,4% và 31,4%. ĐỀ NGHỊ Bảng câu hỏi tầm soát nên được xem là phương tiện sàng lọc nhằm chọn ra những đối tượng nguy cơ cao đo hô hấp ký chẩn đoán BPTNMT và bệnh hen phế quản. Các câu hỏi đơn giản dễ hiểu, dễ sử dụng có thể áp dụng tại các trung tâm y tế nơi không đủ phương tiện chẩn đoán bệnh. Giúp chẩn đoán sớm bệnh ở những giai đoạn chưa có triệu chứng lâm sàng rõ ràng, phát hiện sớm bệnh và có thế theo dõi quản lý bệnh nhân tốt hơn, giảm gánh nặng kinh tế cho gia đình và xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Menezes A et al. (2004). Prevalence and Risk Factors for COPD according to symptoms and spirometry. Journal of COPD,2:173- 179 2. Freeman D, Nordyke RJ, Isonaka S et al (2005). Questions for COPD diagnostic screening in a primary care setting. Respiratory medicine;99:1311-1318 3. Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease. Global strategy for the diagnosis, management, and prevention of chronic obstructive pulmonary disease, updated 2006. 4. Masoli M, Falsiain D, Holt S and Beasleg R. (2004) Global Burden of Asthma. Available at www. Ginasthma. Org. 5. Manfreda J, Becklake MR (2001). Prevalence of asthma symptoms among adults aged 20–44 years in Canada. CMAJ; 164(7): 995–1001 6. Calverley PMA (2005). Development of a population-based screening questionnaire for COPD. Journal of chronic obstructive pulmonary disease; 2: 225-232. 7. Price DB, Tinkelman DG, Halbert RJ, et al (2006) Symptom- based questionnaire for identifying COPD in smokers. Respiration; 73,285-295 8. Tan WC, Seale J P, Charoendratanakul S et al (2003). Chronic obstructive pulmonary disease (COPD) prevalence in 12 Asia - Pacific countries and regions.Respirology; 8: 192 - 198 9. Zielinski J, Bednarek M (2001) Early detection of COPD in a high-risk population using spirometric screening. Chest;119,731- 736.
Tài liệu liên quan