Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tần suất lưu hành Rối Loạn Tăng Động Kém Chú Ý (RLTĐKCY) ở học
sinh cấp I tại quận 8 TP. Hồ Chí Minh năm 2010.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: chúng tôi sử dụng thiết kế nghiên cứu cắt ngang để xác định tần
suất lưu hành của rối loạn tăng động kém chú ý. Chúng tôi tiến hành thu thập bảng thang điểm đánh giá trẻ của
phụ huynh hoặc người chăm sóc và giáo viên được mô tả tại thời điểm từ tháng 2 đến tháng 3 năm 2010 để tìm
tần suất lưu hành của rối loạn tăng động kém chú ý trên đối tượng là những học sinh cấp I (7-14 tuổi) tại quận 8
TP. Hồ Chí Minh. Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống và ngẫu nhiên đơn. Chúng tôi sử dụng bảng câu hỏi Dupaul
(1998) cho 2 nhóm đối tượng là cha mẹ/người chăm sóc và giáo viên. Bảng câu hỏi này được tác giả Dupaul phát
triển dựa trên nền tảng của DSM-IV để đánh giá tần suất lưu hành RLTĐKCY trong cộng đồng. Trẻ được chẩn
đoán bị RLTĐKCY nếu phiếu điều tra của 2 nhóm điều thoả với bảng chẩn đoán phân loại RLTĐKCY của
Dupaul (1998).
Kết quả: Từ tháng 2 đến tháng 3 năm 2010, chúng tôi chọn ngẫu nhiên 600 học sinh cấp I tại quận 8
TP. Hồ Chí Minh và thu được 1.200 phiếu tự điền do phụ huynh hoặc người chăm sóc và giáo viên đánh giá
(600 phiếu cho mỗi đối tượng). Tần suất lưu hành RLTĐKCY là 6,7%. Thể tăng động chiếm 5,5%, thể kém
chú ý là 0,83% và thể phối hợp là 0,33% các trường hợp. Tỷ lệ trẻ nam/nữ là 0,9/1 cho chung tất cả các thể
loại, là 0,9/1 cho thể tăng động, thể phối hợp chỉ gặp ở nam. Riêng thể kém chú ý thì nữ nhiều hơn nam với
tỷ lệ nam/nữ là 1/ 1,8.
Kết luận: Tần suất lưu hành rối loạn tăng động kém chú ý ở học sinh cấp 1 tại quận 8 TP.HCM năm 2010
là 6,7% trong đó thể kém chú ý là 0,83%, thể tăng động là 5,5% và thể phối hợp là 0,33%. Kết quả này của
chúng tôi cho thấy tỷ lệ này không khác so với các nước khác trên thế giới. Do đó, RLTĐKCY là một thực thể
bệnh lý cần được quan tâm đúng mức hơn nữa không những trong cộng đồng y khoa mà còn trong các nhà
trường
5 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 290 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tần suất lưu hành rối loạn tăng động kém chú ý ở học sinh cấp I tại Quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 bằng bảng câu hỏi Dupaul, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ - Trẻ Em 308
TẦN SUẤT LƯU HÀNH RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG KÉM CHÚ Ý
Ở HỌC SINH CẤP I TẠI QUẬN 8 TP.HỒ CHÍ MINH NĂM 2010
BẰNG BẢNG CÂU HỎI DUPAUL
Trần Diệp Tuấn*, Cù Tấn Ngoan**
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tần suất lưu hành Rối Loạn Tăng Động Kém Chú Ý (RLTĐKCY) ở học
sinh cấp I tại quận 8 TP. Hồ Chí Minh năm 2010.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: chúng tôi sử dụng thiết kế nghiên cứu cắt ngang để xác định tần
suất lưu hành của rối loạn tăng động kém chú ý. Chúng tôi tiến hành thu thập bảng thang điểm đánh giá trẻ của
phụ huynh hoặc người chăm sóc và giáo viên được mô tả tại thời điểm từ tháng 2 đến tháng 3 năm 2010 để tìm
tần suất lưu hành của rối loạn tăng động kém chú ý trên đối tượng là những học sinh cấp I (7-14 tuổi) tại quận 8
TP. Hồ Chí Minh. Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống và ngẫu nhiên đơn. Chúng tôi sử dụng bảng câu hỏi Dupaul
(1998) cho 2 nhóm đối tượng là cha mẹ/người chăm sóc và giáo viên. Bảng câu hỏi này được tác giả Dupaul phát
triển dựa trên nền tảng của DSM-IV để đánh giá tần suất lưu hành RLTĐKCY trong cộng đồng. Trẻ được chẩn
đoán bị RLTĐKCY nếu phiếu điều tra của 2 nhóm điều thoả với bảng chẩn đoán phân loại RLTĐKCY của
Dupaul (1998).
Kết quả: Từ tháng 2 đến tháng 3 năm 2010, chúng tôi chọn ngẫu nhiên 600 học sinh cấp I tại quận 8
TP. Hồ Chí Minh và thu được 1.200 phiếu tự điền do phụ huynh hoặc người chăm sóc và giáo viên đánh giá
(600 phiếu cho mỗi đối tượng). Tần suất lưu hành RLTĐKCY là 6,7%. Thể tăng động chiếm 5,5%, thể kém
chú ý là 0,83% và thể phối hợp là 0,33% các trường hợp. Tỷ lệ trẻ nam/nữ là 0,9/1 cho chung tất cả các thể
loại, là 0,9/1 cho thể tăng động, thể phối hợp chỉ gặp ở nam. Riêng thể kém chú ý thì nữ nhiều hơn nam với
tỷ lệ nam/nữ là 1/ 1,8.
Kết luận: Tần suất lưu hành rối loạn tăng động kém chú ý ở học sinh cấp 1 tại quận 8 TP.HCM năm 2010
là 6,7% trong đó thể kém chú ý là 0,83%, thể tăng động là 5,5% và thể phối hợp là 0,33%. Kết quả này của
chúng tôi cho thấy tỷ lệ này không khác so với các nước khác trên thế giới. Do đó, RLTĐKCY là một thực thể
bệnh lý cần được quan tâm đúng mức hơn nữa không những trong cộng đồng y khoa mà còn trong các nhà
trường.
Từ khóa: Rối loạn tăng động kém chú ý (RLTĐKCY), tần suất lưu hành.
ABSTRACT
PREVALENCE OF ATTENTION DEFICIT HYPERACTIVITY DISORDER BY DUPAUL
QUESTIONNAIRE IN PRIMARY SCHOOL CHILDREN IN DISTRICT 8 HO CHI MINH CITY DURING 2010
Tran Diep Tuan Cu Tan Ngoan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 308 - 312
Objective: To determine the prevalence of Attention Deficit Hyperactivity Disorder (ADHD) in primary
school children in district 8, Ho Chi Minh City in 20010.
Material and method: In this study, a cross - sectional sampling technique was adopted in order to find
out the prevalence attention deficit hyperactivity disorder. We collected rating scales from parents or care takers
* Bộ Môn Nhi ĐHYD Thành Phố Hồ Chí Minh ** Trung Tâm y Tế dự phòng quận 8 TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: PGS. TS. Trần Diệp Tuấn ĐT: 0985598528 Email: dieptuan@gmail.com.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 309
and teachers in which the pupils’ condition was described from February to March in 2010 to find out the
ADHD prevalence among primary pupils (7-14 years old) in district 8, Ho Chi Minh City. We chose systematic
random sample and simple random sample. We used Dupaul questionnaires (1998) for parents or care takers and
teachers. These questionnaires had been developed by Dupaul on the basis of DSM-IV to evaluate the prevalence
attention deficit hyperactivity disorder in community. Pupils who are diagnosised to be in ADHD condition if
their rating scales from both parents or care takers and teachers meet the scores in The Optimal Cutoff Scores for
Diagnosing ADHD of Dupaul (1998).
Results: From February to March in 2010, 600 primary pupils in district 8, Ho Chi Minh City were chosen
randomly for this surveillance, and 1,200 questionnaires were collected from both their parents and teachers
(including 600 from parents and 600 from teachers). The prevalence of attention deficit hyperactivity disorder
was 6.7%. The prevalence of predominantly inattention, predominantly hyperactivity/impulsive, and combined
subtypes were 5.5%, 0.83%, and 0.33%, respectively. The male to female ratio was 0.9/1 for all the subtypes of
ADHD, was 0.9/1 for predominantly hyperactivity/impulsive, was only male for combined subtypes. Except for
the inattention subtype, the female to male ratio was 1.8/1.
Conclusion: The prevalence of attention deficit hyperactivity disorder among primary pupils in district 8,
Ho Chi Minh City from February to March in 2010 was 6.7%. The prevalence of predominantly inattention,
predominantly hyperactivity/impulsive, and combined subtypes were 5.5%, 0.83%, and 0.33%, respectively.
This result is not different to other countries’ ones in the world. Therefore, ADHD is a disease to which medical
scientists and schools should pay much attention.
Key words: Attention Deficit Hyperactivity Disorder (ADHD), prevalence.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối Loạn Tăng Động Kém Chú Ý (ADHD:
Attention Deficit Hyperactivity Disorder) là rối
loạn phát triển tâm thần kinh thường gặp ở trẻ
em. Ở các nước phương Tây rối loạn này có tần
suất từ 5 - 16% trong số trẻ em độ tuổi đến
trường (12). RLTĐKCY ảnh hưởng đến chất
lượng cuộc sống kết quả học tập nghề nghiệp
của trẻ và là gánh nặng rất lớn cho gia đình và
xã hội (3). RLTĐKCY có thể được phân thành các
thể: kém chú ý (KCY) tăng động/bốc đồng
(TĐ/BĐ) và phối hợp (PH).
Là một nước đang có những phát triển
mạnh về kinh tế xã hội và có một hình thái dân
số trẻ RLTĐKCY được dự đoán sẽ là một trong
những vấn đề sức khỏe xã hội tiềm ẩn ở trẻ em
Việt Nam. Tuy nhiên theo chúng tôi được biết
cho đến nay nước ta chỉ có duy nhất một công
trình nghiên cứu về RLTĐKCY của BS Phạm
Hoài Danh được thực hiện tại tỉnh Vĩnh Long
năm 2009. TP.Hồ Chí Minh chưa có nghiên cứu
nào về tần suất ADHD.Với mong muốn có
thông tin ban đầu về tình hình các trẻ bị
RLTĐKCY ở TP.Hồ Chí Minh nên chúng tôi
chọn quận 8 để tiến hành nghiên cứu vì quận 8
là quận bán thành thị sẽ dại diện cho cả nông
thôn và thành thị. Vì vậy chúng tôi tiến hành
nghiên cứu này nhằm xác định tần suất lưu
hành rối loạn tăng động kém chú ý trên đối
tượng học sinh cấp I tại quận 8 TP.Hồ Chí Minh.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang.
Dân số mục tiêu
Toàn bộ học sinh lứa tuổi cấp I tại quận 8
TP.Hồ Chí Minh.
Dân số chọn mẫu
Học sinh lứa tuổi cấp I ở quận 8 TP.Hồ Chí
Minh tại thời điểm nghiên cứu.
Cỡ mẫu
2
2
)2/1( )1(
d
ppz
N
−××= −α
Trong đó: α = 005: xác suất sai lầm loại 1.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ - Trẻ Em 310
Z = trị số từ phân phối chuẩn. Khi α = 005 Z
1- α/2 = 196.
P = 016 (tỷ lệ 16% theo Barbaresi 2002) (3).
d: độ chính xác (sai số cho phép). Chọn d =
005. n = 207.
k=25 nên N= 25 x 207= 518.
Ước lượng tỷ lệ không phản hồi # 10% nên
N’= 570.
Do đó chúng tôi chọn cỡ mẫu 600 học sinh.
Kỹ thuật chọn mẫu
Lấy mẫu ngẫu nhiên hệ thống và ngẫu nhiên
đơn.
Tiêu chuẩn chẩn đoán
Các trẻ được chẩn đoán dựa vào bảng câu
hỏi Dupaul (1998). Bảng phỏng vấn gồm 18 câu
hỏi dành cho cha mẹ/người chăm sóc và giáo
viên (4). Tiêu chuẩn chẩn đoán RLTĐKCY dựa
vào sự tổng hợp những ngưỡng điểm do phụ
huynh và giáo viên đánh giá với những bách
phân vị tương ứng. (bảng câu hỏi này được tác
giả phát triển dựa trên nền tảng của DSM-IV để
đánh giá tần suất lưu hành RLTĐKCY trong
cộng đồng ở nhiều nước trên thế giới).
Xử lý dữ liệu
Các dữ liệu nhập bằng phần mềm EpiData
3.02. Xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê
Stata 10.0. Dùng thống kê phân tích phép kiểm
χ 2 cho so sánh các tỷ lệ phép kiểm t cho so sánh
2 số trung bình.
KẾT QUẢ
Trong năm 2010 chúng tôi chọn ngẫu nhiên
600 học sinh cấp I tại quận 8 TP.Hồ Chí Minh và
thu được 600 phiếu tự điền do phụ huynh và
giáo viên đánh giá.
Đặc điểm dân số nghiên cứu
Trẻ tham gia vào nghiên cứu có độ tuổi từ 7-
13. Nam chiếm 547%. Hầu hết các trẻ là dân tộc
Kinh 93%. Đa số người đánh giá trẻ là mẹ
(672%) số còn lại là cha ông/bà hoặc người
chăm sóc trẻ.
Tần suất lưu hành và các thể loại ADHD
Bằng phương tiện là bảng câu hỏi DuPaul
tần suất lưu hành của ADHD và các thể của nó
được tóm tắt trong bảng 3.1 như sau:
Bảng 1: Tần suất lưu hành và các thể loại ADHD.
Thể loại Tần số (n=600) Tỷ lệ (%)
Thể kém chú ý 5 0,83
Thể tăng động 33 5,5
Thể phối hợp 2 0,33
ADHD chung 40 6,7
Phân bố ADHD và các thể loại theo các đặc
điểm dân số
Phân bố ADHD và các thể loại theo giới tính
Bảng 2: Phân bố ADHD và các thể loại theo giới
tính.
Thể loại Nam (n=327) Nữ (n=273)
Thể kém chú ý 2 (0,61%) 3 (1,1%)
Thể tăng động 17 (5,18%) 16 (5,9%)
Thể phối hợp 2 (0,6%) 0 (0%)
ADHD chung 21 (6,4%) 19 (7%)
Phân bố ADHD và các thể loại theo lớp
Bảng 3: Phân bố ADHD và các thể loại theo lớp.
Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5
Thể kém
chú ý
1 (0,71%) 1 (0,83%) 0 (0%) 2 (1,67%) 1 (0,83%)
Thể tăng
động
7 (5%) 6 (5%) 5 (5%) 6 (5%) 9 (7,5%)
Thể phối
hợp
2 (1,43%) 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%)
ADHD
chung
10 (7,1%) 7 (5,8%) 5 (5%) 8 (6,7%) 10 (8,3%)
Phân bố ADHD và các thể loại theo nhóm
tuổi
Bảng 4: Phân bố ADHD và các thể loại theo nhóm
tuổi.
Thể loại 5-7 tuổi
n=223
8-10 tuổi
n=248
11-13 tuổi
n=125
>=14 tuổi
n=0
Thể kém
chú ý
1 (0,78%) 3 (0,88%) 1 (0,76%) 0
Thể tăng
động
6 (4,7%) 18 (5,3%) 9 (6,8%) 0
Thể phối
hợp
2 (1,6%) 0 (0%) 0 (0,%) 0
ADHD
chung
9 (7%) 21 (6,2%) 10 (7,6%) 0
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 311
Phân tích hồi quy đa biến ADHD theo các
biến số
Bảng 5: Phân tích hồi qui đa biến ADHD theo các
biến số.
ADHD PR KTC 95% p
Nam (so với Nữ) 0,9 0,5-1.6 0,72
Dân tộc khác (so với
dân tộc kinh)
3,92 1,1-13,6 0,03
BÀN LUẬN
Phân bố tần suất ADHD của chúng tôi so
với các nước
Bảng 6: Phân bố tần suất ADHD của chúng tôi so
với các nước.
Tần suất ADHD trong nghiên cứu của
chúng tôi tương đương với hầu hết các tác giả ở
các nước khác như Hoài Danh (77%)(10) Ponde’
(2007) là 67%(11) tác giả Adewuya (2007) là
87%(1) tác giả Graetz (2001) là 75%(9) tác giả
Ersan (2004) là 81%(8).
Tần suất ADHD của chúng tôi thấp hơn một
số tác giả như Cornejo (158%)(6) và Brook
(152%)(5). Sự khác nhau về tần suất này có thể
do các tác giả khác chỉ thu thập số liệu ở trung
tâm thành phố (Cornejo) hoặc đối tượng nghiên
cứu chỉ ở lứa tuổi sinh viên (Brook) trong khi
đối tượng tham gia vào nghiên cứu của chúng
tôi có độ tuổi từ 7 đến 14 tuổi và sinh sống ở
quận bán thành thị.
Phân bố tần suất các thể ADHD của chúng
tôi so với các nước
Bảng 7: Phân bố tần suất các thể ADHD của chúng
tôi so với trông và ngoài nước.
Chúng
tôi
Hoài
Danh
Salvador
(Ponde’)
Nigeria
(Adewuya)
Úc
(Graetz)
Thổ
Nhĩ Kỳ
(Ersan)
ADHD
– IA 0,83% 1,7% 4,0% 4,9% 3,7% 2,6%
ADHD
– HI 5,5% 5,0% 1,7% 1,2% 1,9% 3,2%
ADHD
– C 0,33% 1,0% 1,0% 2,6% 1,9% 2,3%
Tần suất ADHD-IA của chúng tôi là 083%
phù hợp với y văn tác giả Spetie (2007)(12) và
thấp hơn kết quả của tác giả Ponde’ (2007) là
40%(11) tác giả Adewuya (2007) là 49%(1) tác giả
Graetz (2001) là 37%(9) tác giả Ersan (2004) là
26%(8).
Tần suất ADHD-HI của chúng tôi là 55%
cao hơn thể kém chú ý và thể phối hợp là phù
hợp với y văn tác giả Spetie (2007)(12) và cao hơn
kết quả của tác giả Ponde’ (2007) là 17% (11) tác
giả Adewuya (2007) là 12%(1) tác giả Graetz
(2001) là 19%(9) tác giả Ersan (2004) là 32%(8).
Tần suất ADHD-HI của chúng tôi là 55% cao
hơn thể kém chú ý là 083% vì những lý do sau:
hành vi tăng động dễ phát hiện hơn biểu hiện
kém chú ý tần suất rối loạn tăng động / bốc
đồng cao nhất ở độ tuổi trước khi đến trường và
cấp I(12) (nghiên cứu chúng tôi ở tuổi cấp I) triệu
chứng liên quan đến tăng động có xu hướng
giảm theo tuổi(12).
Tần suất ADHD-C của chúng tôi là 033%
tương tự như kết quả của tác giả Ponde’ (2007)
là 10%(11) và thấp hơn kết quả của các tác giả
Adewuya (2007) là 26%(1) tác giả Graetz (2001)
là 19%(9) tác giả Ersan (2004) là 23%(8).
Nhìn chung tỷ lệ cả ba thể:ADHD - IA
ADHD - HI ADHD – C của chúng tôi tương tự
như của Phạm Hoài Danh với tỷ lệ ADHD – HI
là cao nhất và tỷ lệ ADHD – C là thấp nhất (10).
Phân bố ADHD và các thể loại theo các đặc
điểm dân số
Phân bố ADHD và các thể loại theo giới tính
Tỷ lệ Nam/ Nữ ADHD của chúng tôi là 11/1
thì phù hợp với y văn tác giả Hoài Danh (10)
Spetie (2007) (12). Tỷ lệ này cũng phù hợp với kết
quả tác giả Ersan (2004) Nam/Nữ = 18/1 (8).
Tỷ lệ Nam/ Nữ ADHD- HI của chúng tôi là
09/1 khác với Hoài Danh (10) và tác giả Graetz
(2001) Nam/Nữ = 17/1 (9).
Thể ADHD- C của chúng tôi chỉ thấy ở Nam
mà không thấy ở nữ thì cũng phù hợp với kết
quả tác giả Hoài Danh (10) Graetz (2001) Nam
nhiều hơn nữ(9).
Chúng
tôi
Hoài
Danh
Salvador
(Ponde’)
Nigeria
(Adewu
ya)
Úc
(Graetz)
Thổ Nhĩ
Kỳ
(Ersan)
ADHD 6,7% 7,7% 6,7% 8,7% 7,5% 8,1%
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ - Trẻ Em 312
Trong khi đó tỷ lệ thể ADHD- IA Nữ/Nam =
15/1 phù hợp với Hoài Danh là Nữ/Nam =
25/1(10) và khác với kết quả tác giả Ersan (2004)
Nam/Nữ = 15/1(8). Tỷ lệ ADHD-IA ở nữ nhiều
hơn nam có thể do ở nữ thường có biểu hiện
kém chú ý lo âu và trầm cảm nhiều hơn nam (12).
Phân bố ADHD và các thể loại theo lớp
Tỷ lệ ADHD ở lớp 5 là cao nhất phù hợp với
Hoài Danh(10).
Phân bố ADHD và các thể loại theo nhóm
tuổi
Các trẻ rối loạn tăng động kém chú ý ở độ
tuổi 11-13 chiếm tỷ lệ cao nhất là 76% cũng phù
hợp với Hoài Danh nhóm tuổi này cũng cao
nhất là 12%(10) trong đó ADHD-IA độ tuổi 8-10
chiếm tỷ lệ cao nhất là 088% ADHD- HI độ
tuổi 11-13 chiếm tỷ lệ cao nhất là 68%. Trong
khi đó ADHD-C chỉ thấy ở độ tuổi 5-7 chiếm tỷ
lệ là 06%.
KẾT LUẬN
Trong nghiên cứu được thực hiện vào năm
2010 tại quận 8 TP.Hồ Chí Minh tần suất lưu
hành rối loạn tăng động kém chú ý khảo sát
bằng bảng câu hỏi DuPaul ở học sinh cấp I là
67%; trong đó thể kém chú ý là 083% thể tăng
động là 55% và thể phối hợp là 033%. Tỷ lệ
nữ/nam là 11/1. Từ nghiên cứu trên chúng tôi
nhận thấy cần có những nghiên cứu mở rộng
hơn nhằm xác định tần suất ADHD ở TP.Hồ Chí
Minh để từ đó xác định tần suất ADHD Việt
Nam và sớm đánh giá phân loại chẩn đoán để
chuyển các trẻ bệnh đến bác sỹ chuyên khoa và
nhằm tìm ra nguồn thuốc để điều trị cho các trẻ
mắc bệnh này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Adewuya A.O. Famuyiwa O.O. (2007) “Attention deficit
hyperactivity disorder among Nigerian primary school
chidren Prevalence and co-morbid conditions” Eur Child
Adolesc Psychiatry pp. 10-15.
2. American Psychiatric Association. (1994) “Diagnostic and
statistical manual of mental disorders” (4th ed) American
Psychiatric Association Washington, DC pp. 63-65.
3. Barbaresi W.J. Katusic S.K. Colligan R.C. et al. (2002)
“How common is ADHD?” Archives of Pediatruc and
Adolescent Medicine, vol 156 pp. 217-224.
4. Biederman J. Faraone SV. Monuteaux M. (2004) “Gender
effects of attention deficit hyperactivity disorder in adults
revisited” Biol Psychiatry, vol 55 pp. 692-700.
5. Brook U. Boaz M. (2005) “Attention deficit and learning
disabilities (ADHD/LD) among high school pupils in Holon
(Israel)” Patient Educational Counselling, vol 58 pp. 164-167.
6. Cornejo JW. Osio O. Sanchez Y. (2005) “Prevalence of
attention deficit hyperactivity disorder in Colombian children
and teenagers” Rev Neurol vol 40 pp. 716-722.
7. DuPaul G.J. Power T.J. Anastopoulos A.D. (1998) “ADHD
Rating Scale-IV: Checklist Norms and Clinical
Interpretation” New York: Guilford Press pp. 52-77.
8. Ersan EE. Dogan O. Dogan S. Sumer H. (2004) “The
distribution of symptoms of attention-deficit/hyperactivity
disirder and oppositional deficit disorder in school age
children in Turkey” Euro Child Adolesc Psychiatry vol 13 pp.
354-361.
9. Graetz BW. Sawyer MG. Hazell P. (2001) “Validity of
DSM-IV ADHD subtypes in a nationally representative
sample of Australian children and adolescents” J Am Acad
Child Adolesc Psychiatry, vol 40 pp. 1410-1417.
10. Phạm Hoài Danh (2009)“Tần suất lưu hành Rối loạn tăng động
kém chú ý ở học sinh cấp I tại tỉnh Vĩnh Long” Luận án bác sĩ
chuyên khoa II ĐHYD thành phố HCM tr.1-80.
11. Ponde’ M.P. Freire A.C.C. (2007) “ Prevalence of attention
deficit hyperactivity disorder in schoolchildren in the city of
Salvador Bahia Brazil” Arq.Neuro-Psiquiart vol 65 pp.1-8.
12. Spetie L. Arnold L.E. (2007) “Attention
Deficit/Hyperactivity Disorder” Lewis’s Child and Adolescent
Psychiatry: A Comprehensive Textbook 4th Edition Lippincott
Williams & Wilkins pp. 431-454.