LỜI NÓI ĐẦU
Bài giảng Chăn nuôi lợn được biên soạn trên cơ sở các kiến thức về chọn giống,
thức ăn dinh dưỡng gia súc. Bài giảng nhằm phục vụ cho học sinh ngành chăn nuôi
thú y trường Trung học kinh tế- Kỹ thuật Hoà Bình.
Trong quá trình biên soạn bài giảng này, tập thể giáo viên tổ Chăn nuôi thú y,
Khoa kỹ thuật Nông- Lâm đã cố gắng tập hợp các kiến thức cơ bản nhất, kết hợp với
những kinh nghiệm giảng dạy trong nhiều năm nhằm đáp ứng nhu cầu công tác đào
tạo cán bộ khoa học kỹ thuật Chăn nuôi thú y có trình độ trung cấp cho các huyện
trong tỉnh Hoà Bình
Bài giảng gồm 3 phần chính
Phần I: Đại cương về chăn nuôi lợn
Phần II: Chăn nuôi lợn chuyên khoa
Phần III: Thực hành - Thực tập chăn nuôi lợn
Với những tiến bộ kỹ thuật và những kinh nhiệm thu được từ thực tiễn, chúng
tôi cố gắng trình bày nội dung kỹ thuật từ khâu chọn giống, nuôi dưỡng, chăm sóc lợn
đực giống, lợn nái, lợn sơ sinh cho đến lợn cai sữa và lợn thịt. Mỗi phần chúng tôi đã
cố gắng lựa chọn những nội dung cần thiết để phù hợp với một cán bộ chuyên ngành.
96 trang |
Chia sẻ: thuychi11 | Lượt xem: 705 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tập bài giảng chăn nuôi lợn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HOÀ BÌNH
TRƯƠNG TRUNG HỌC KINH TẾ- KỸ THUẬT HOÀ BÌNH
Bùi Trọng Anh
TẬP BÀI GIẢNG
CHĂN NUÔI LỢN
(Lưu hành nội bộ)
HOÀ BÌNH, 2009
2
LỜI NÓI ĐẦU
Bài giảng Chăn nuôi lợn được biên soạn trên cơ sở các kiến thức về chọn giống,
thức ăn dinh dưỡng gia súc. Bài giảng nhằm phục vụ cho học sinh ngành chăn nuôi
thú y trường Trung học kinh tế- Kỹ thuật Hoà Bình.
Trong quá trình biên soạn bài giảng này, tập thể giáo viên tổ Chăn nuôi thú y,
Khoa kỹ thuật Nông- Lâm đã cố gắng tập hợp các kiến thức cơ bản nhất, kết hợp với
những kinh nghiệm giảng dạy trong nhiều năm nhằm đáp ứng nhu cầu công tác đào
tạo cán bộ khoa học kỹ thuật Chăn nuôi thú y có trình độ trung cấp cho các huyện
trong tỉnh Hoà Bình
Bài giảng gồm 3 phần chính
Phần I: Đại cương về chăn nuôi lợn
Phần II: Chăn nuôi lợn chuyên khoa
Phần III: Thực hành - Thực tập chăn nuôi lợn
Với những tiến bộ kỹ thuật và những kinh nhiệm thu được từ thực tiễn, chúng
tôi cố gắng trình bày nội dung kỹ thuật từ khâu chọn giống, nuôi dưỡng, chăm sóc lợn
đực giống, lợn nái, lợn sơ sinh cho đến lợn cai sữa và lợn thịt. Mỗi phần chúng tôi đã
cố gắng lựa chọn những nội dung cần thiết để phù hợp với một cán bộ chuyên ngành.
Tuy nhiên, đây là bài giảng được biên soạn lần đầu tiên, mà số giờ giảng cho
học sinh lại rất ít và kinh nghiệm biên soạn của chúng tôi còn hạn chế, cho nên chắc
chắn sẽ không tránh khỏi sai sót.
Chúng tôi rất mong các bạn đồng nghiệp và các em học sinh khi sử dụng bài
giảng này đóng góp nhiều ý kiến quí báu để những lần in sau chúng tôi có điều kiện
chỉnh lý và bổ sung thêm.
Xin chân thành cảm ơn!
3
BÀI MỞ ĐẦU
GIỚI THIỆU MÔN CHĂN NUÔI LỢN
Chăn nuôi lợn nước ta đã có từ lâu đời, nó là một nghề sớm xuất hiện cùng với
nghề trồng lúa. Có người đã nói rằng, “ cây lúa và con lợn theo nhau như hình với
bóng”, điều đó chứng tỏ rằng nghề chăn nuôi lợn ở Việt Nam đã có từ khi con người
bắt đầu biết trồng trọt.
1. VỊ TRÍ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGHỀ CHĂN NUÔI LỢN
Nghề chăn nuôi lợn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với xã hội và nền kinh tế
nói chung. Phát triển chăn nuôi lợn nhằm giải quyết tốt các nhiệm vụ sau:
- Chăn nuôi lợn nói chung tạo ra 2/3 tổng lượng thực phẩm cung cấp cho toàn
xã hội: Trong bữa ăn hàng ngày của mọi gia đình thịt lợn bao giờ cũng là loại thực
phẩm có giá trị và thông dụng của nhân dân ta. Nhu cầu về thịt lợn ngày càng tăng lên
cùng với nền văn minh của thời đại vì lao động bằng trí óc, bằng máy móc đòi hỏi
nhu cầu về protein cao hơn là lao động chân tay. Mức sống của nhân dân tăng lên thì
nhu cầu về thịt cũng sẽ tăng lên rất nhiều. Do đó phát triển nghề chăn nuôi lợn là phù
hợp với nhu cầu ngày càng phát tăng của xã hội.
- Chăn nuôi lợn cung cấp phân bón tại chỗ và rất tốt cho ngành trồng trọt, ở
nước ta hiện nay phân lợn là một loại phân hữu cơ nhiều và tốt nhất, cung cấp cho các
loại cây trồng chủ yếu ở mọi nơi, mọi lúc. Người ta đã tính rằng muốn đạt 5 tấn thóc
trở lên trên 1 ha gieo cấy 2 vụ lúa nhất thiết phải bón 7 tấn phân chuồng chưa kể các
loại phân khác. Tại Quảng Nam - Đà Nẵng có năng suất lúa 23 tấn/ha thì phải bón tới
42 tấn phân chuồng. Tất nhiên trong phân chuồng thì phân lợn là loại phân nhiều và
tốt nhất.
- Ngoài hai nhiệm vụ chủ yếu trên chăn nuôi lợn còn cung cấp nguyên liệu cho
ngành công nghiệp chế biến như đồ hộp, thuộc da và giải quyết công ăn việc làm cho
một bộ phận lao động trong nông nghiệp. Nó tận dụng lao động phụ trong gia đình,
tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.
- Chăn nuôi lợn hiện nay còn có một nhiệm vụ quan trọng là xuất khẩu thịt ra
nước ngoài, giải quyết “đầu ra” cho người nông dân nuôi lợn.
2. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI LỢN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Từ khi có chính sách đổi mới về nền kinh tế đến nay, nghề nuôi lợn đã có
những bước tiến bộ đáng kể do tác động của kinh tế thị trường. Có thể rút ra một số
ưu nhược điểm sau đây:
2.1. Ưu điểm
- Số lượng đầu con tăng lên đáng kể: năm 1998 tổng số lợn nước ta có
18.132.400 con, năm 2001 là 21.800.100 con, năm 2004 là 26.143.700 con lợn thịt.
4
Tình hình xuất khẩu thịt lợn ở Việt Nam
Năm SL xuất khẩu
(1000)
Chỉ số phát
triển(%)
2001 30 -
2002 19 63,33
2003 12 63,15
2005
Bình quân - 63,25
- Khối lượng xuất chuồng cũng tăng lên đáng kể do việc đưa giống mới vào và
sử dụng các con lai để nuôi thịt. Nhiều cơ sở như Phú Sơn (Đồng Nai), Đông Phương
(Biên Hoà), Dường Sanh (TP. Hồ Chí Minh) . nuôi 4-4,5 tháng đã đạt trọng lượng
100 kg, tiêu tốn thức ăn từ 3-3,5kg/1 kg tăng trọng.
- Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như:
+ Nhập nội các giống mới. Sử dụng các con lai F1, hai máu, ba máu
+ Sử dụng các thức ăn hỗn hợp đủ dinh dưỡng , các chất kích thích tăng trọng
như các VITAMIN, các nguyên tố vi lượng, cải tiến chuồng trại
+ Trong thú y một số loại thuốc mới nhập nội, thuốc trong nước được sản xuất
đủ loại, đa đa dạng về chủng loại và mẫu mã góp phần quan trọng trong việc phòng
chống dịch bệnh cho lợn.
Tuy vậy nghề chăn nuôi lợn cũng còn một số tồn tại nhất định cần khắc phục.
2.2. Nhược điểm
- Đại đa số chăn nuôi lợn ở các vùng nông thôn rộng lớn do thiếu kiến thức và
điều kiện như giống, vốn, các phương tiện kỹ thuật nên chăn nuôi lợn còn chậm lớn,
khả năng tăng trọng còn chậm, đa số nông dân vùng sâu, vùng xa còn chăn nuôi theo
phương thức tự cấp, tự túc, hiệu quả chưa cao.
Ví dụ: lợn nái nước ta đẻ bình quân 1,3-1,4 lứa/năm. Mỗi lứa nuôi đạt 6-7 con,
chỉ bằng 1/3 năng suất lợn nước ngoài.
- Chưa chủ động được nguồn thức ăn như dự trữ, chế biến bảo quản nên chăn
nuôi còn phụ thuộc vào mùa vụ, bấp bênh, lúc được mùa thì phát triển và ngược lại.
- Do hiệu quả chưa cao nên giá thành cao, ít khả năng cạnh tranh do vậy xuất
khẩu chưa nhiều, đó là một tác động làm người chăn nuôi thua lỗ, đầu con giảm.
5
- Các tiến bộ khoa học kỹ thuật đưa vào vùng nông thôn còn chậm như giống,
thức ăn hỗn hợp, một số địa phương quản lý con giống thiếu chặt chẽ do đó con giống
xấu còn nhiều và bị đồng huyết .
- Do cơ chế thị trường tác động, việc lưu thông con giống và thực phẩm dễ
dàng, thiếu sự kiểm dịch chặt chẽ nên bệnh tật có điều kiện lây lan rộng và phức tạp,
gây thiệt hại cho người chăn nuôi .
Các cơ sở chăn nuôi tập trung như các trại cấp Tỉnh, Huyện, các hợp tác xã
do quản lý lỏng lẻo, thiếu đầu ra nên nhiều nơi thua lỗ, phá sản phải giải thể.
- Phần lớn chất thải của các trang trại chăn nuôi lợn công nghiệp vượt quá nhu
cầu sử dụng của các trang trại trồng trọt lân cận. Kết quả là phân từ chỗ là một nguồn
phân bón có lợi trở thành chất thải dộc hại: nitrate, kim loại nặng, thuốc kháng sinh
trong phân thấm vào nước ngầm, gây ô nhiễm nước bề mặt, đe doạ nghiêm trọng sức
khoẻ cộng đồng.
Giải quyết những tồn tại trên là một yêu cầu cấp bách hiện nay để làm cho đàn
lợn phát triển nhanh chóng và vững chắc, đáp ứng được yêu cầu của xã hội và nền
kinh tế quốc dân.
3. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGHỀ CHĂN NUÔI LỢN Ở NƯỚC TA
Muốn phát triển chăn nuôi lợn một cách nhanh chóng và vững chắc, đáp ứng
được yêu cầu của xã hội và nền kinh tế quốc dân, nhưng đảm bảo hiệu quả kinh tế,
chúng ta cần làm đồng bộ các biện pháp sau đây:
3.1. Về mặt tổ chức
- Xây dựng ngành chăn nuôi thành một hệ thống và có hiệu lực từ trên xuống
dưới.
- Khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế đẩy mạnh chăn nuôi lợn đặc biệt
là khu vực kinh tế gia đình và tư nhân để có quy mô lớn hơn vì đây là những khu vực
quản lý tốt và năng động, có hiệu quả kinh tế cao.
- Có chính sách trợ giá khi giá thấp để đảm bảo ổn định.
3.2. Về xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật
3.2.1. Về con giống:
- Củng cố hệ thống giống theo hình tháp:
Ngân hàng gen và giống gốc
Ông bà và cha mẹ
Thương phẩm
Sơ đồ hệ thống công tác giống quốc gia
6
- Phải chọn lọc những con giống tốt trên cơ sở những lợn hiện có để có đủ nái,
đực tốt để tăng đàn con. Song song với việc đó, phải tiến hành nhập nội, nuôi thích
nghi các giống cao sản, cho lai với các giống trong nước để tạo giống mới và thay thế
các giống cao sản, có tỷ lệ mạc cao phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và xuất
khẩu.
- Tiến hành củng cố và xây dựng các trại giống của trung ương và cấp tỉnh
nhằm đáp ứng cung cấp con giống tốt cho các địa phương, tránh đồng huyết.
- Quản lý chặt chẽ các đực giống ở các địa phương để loại thải các con giống
xấu, tránh đồng huyết. Đẩy mạnh công tác thụ tinh nhân tạo trong chăn nuôi lợn.
3.2.2. Về thức ăn
- Tận dụng hết các nguồn thức ăn có sẵn và các loại phế phụ phẩm nông nghiệp
để tăng số lượng, chất lượng thức ăn và hạ giá thánh sản phẩm.
- Phải có chế độ bảo quản dự trữ thức ăn, chế biến thức ăn để điều hoà lượng
thức ăn.
- Đẩy mạnh việc chế biến thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh để bổ sung và bảo đảm
giá trị dinh dưỡng cho lợn.
- Tiến hành nhập một số loại thức ăn bổ sung mà ta chưa sản xuất được.
3.2.3. Về thú y:
- Củng cố và xây dựng hệ thống thú y từ Trung ương đến địa phương.
- Tăng cường công tác kiểm dịch động vật và kiểm soát giết mổ để tránh lây lan
bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
- Tăng cường quản lý các cơ sở sản xuất thuốc, buôn bán thuốc để đảm bảo
chất lượng thuốc và phòng chống dịch bệnh kịp thời, có hiệu quả.
4. PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP MÔN CHĂN NUÔI LỢN:
- Muốn nuôi lợn được tốt phải hiểu được đặc điểm sinh lý của lợn nên phải nắm
được môn cơ sở Giải phẫu- Sinh lý gia súc.
- Muốn chọn giống lợn tốt phải nắm chắc môn học giống - Kỹ thuật truyền
giống.
- Muốn nuôi dưỡng tốt phải có thức ăn tốt, muốn phòng bệnh tốt phải học tốt
các môn Thú y.
- Muốn có hiệu quả kinh tế phải biết tổ chức và quản lý.
- Gắn chặt học lý thuyết với thực hành tại cơ sở chăn nuôi.
7
PHẦN I: ĐẠI CƯƠNG VỀ CHĂN NUÔI LỢN
CHƯƠNG 1: CÔNG TÁC GIỐNG LỢN
Mục tiêu:
- Mô tả được đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của các giống lợn nuôi
hiện nay; nêu được các đặc tính tốt của lợn và biết cách chọn lọc, nhân giống lợn.
- Phân biệt được các giống lợn nuôi, vẽ được sơ đồ các công thức lai giữa các
giống lợn với nhau.
- Ý thức được tầm quan trọng của công tác giống trong chăn nuôi lợn.
Nội dung tóm tắt:
- Các giống lợn ở trong nước và một số giống lợn ngoại nhập nội.
- Đặc tính tốt của lợn.
- Chọn và nhân giống lợn.
1.1. CÁC GIỐNG LỢN
Định nghĩa về giống:
Giống là một nhóm lợn có chung những đặc điểm về nguồn gốc, ngoại hình và
các tính năng sản xuất như tuổi thành thục về tính, khả năng sinh sản, khả năng sản
xuất thịt và mỡ, đặc biệt giống lợn đó phải có khả năng di truyền đợc những đặc tính
tốt cho đời sau.
1.1.1. Các giống lợn nội
Các giống lợn nuôi nội đã được hình thành từ lâu đời trong hoàn cảnh các nền
sản xuất kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi với các tập quán canh tác khác nhau; các
vùng sinh thái khác nhau. Đặc điểm chung của các giống lợn nội là có hướng sản xuất
kiêm dụng, tầm vóc nhỏ, năng suất thấp, phù hợp với điều kiện sản xuất chăn nuôi tận
dụng điều kiện thiên nhiên cũng như sản phẩm phụ của cây trồng, thích ứng với môi
trường khí hậu nóng ẩm, khả năng đề kháng với bệnh tật cao.
a. Lợn ỉ
* Nguồn gốc và sự phân bố: lợn ỉ có nguồn gốc ở tỉnh Nam Định, được nuôi
nhiều ở các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc bộ như Hà Nam, Ninh Bình, Hoà Bình,
Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nội, Thanh Hoá, Hải Phòng .
* Đặc điểm ngoại hình: có 2 dạng hình: Ỉ mỡ và Ỉ pha; lông màu đen tuyền, .
Lưng võng, bụng xệ, chân thấp và thô, má xệ, cổ nhiều ngấn nhăn. Ỉ mỡ trán nhăn,
mặt gãy; Ỉ pha mặt gần phẳng.
Thành thục sớm nhưng chậm lớn, tầm vóc nhỏ.
8
* Khả năng sinh trưởng: sinh trưởng chậm, khối lượng 60 ngày tuổi đạt 5,0-5,5
kg. Lợn thịt nuôi 10 tháng tuổi mới đạt 50-60 kg. Khối lượng trưởng thành: 32 tháng
tuổi đạt 70-75 kg.
* Khả năng sinh sản:
+ Lợn có 12 vú trở lên, đẻ 9-11 con/lứa.
+ Khối lượng sơ sinh: 0,4-0,5 kg/con.
+ Chu kỳ động dục: 20 ngày.
Lợn có tính thích nghi cao, ít bệnh, thịt thơm ngon nhưng tầm vóc nhỏ, tỷ lệ mỡ
48% (Ỉ mỡ), 43%(Ỉ pha), tỷ lệ nạc thấp - 34%. Thời gian nuôi càng dài lợn càng béo
và tiêu tốn 5-7 kg thức ăn hỗn hợp cho 1 kg tăng trọng..
Hình 1.1. Lợn ỉ
Hiện nay còn rất ít lợn ỉ do những nhược điểm nêu trên không phù hợp với thị hiếu
của người tiêu dùng.
- Hướng sử dụng: Nhân thuần chủng để bảo tồn nguồn gen
b. Lợn Móng Cái
* Nguồn gốc: là lợn miền duyên hải gốc ở huyện Móng Cái tỉnh Quảng Ninh.
Có 3 dạng hình: Móng Cái xương to, Móng cái xương nhỡ và Móng Cái xương nhỏ.
* Ngoại hình: đầu đen có đốm trắng ở giữa trán kéo dài xuống gần mũi có dạng
hình nêm hoặc hình thoi, mõm ngắn. Lông thưa, da mỏng. Lưng và mông màu đen,
khoảng đen này kéo dài 1/2- 1/3 bụng bịt kín mông và đùi có dáng hình yên ngựa (vết
lang hình yên ngựa). Có một vành trắng vắt ngang giữa cổ và vai kéo dài xuống bụng
và bốn chân. Danh giới giữa trắng và đen có một đường biên giới rộng 3-4 cm, trên
đó da đen lông trắng. Dáng thấp, lưng yếu và hơi võng, bụng xệ, má bệu, ở cổ ngắn và
to có nhiều ngấn. Có 12 -14 vú.
* Khả năng sinh trưởng:
9
Khối lượng sơ sinh đạt 0,5- 0,6 kg/con.
Khối lượng lúc 60 ngày tuổi: 6,5- 6,8 kg.
Lợn trưởng thành con cái đạt 95- 100 kg.
Lợn nuôi thịt 10 tháng tuổi đạt 60-70 kg.
Chất lượng thịt giống như lợn Ỉ, tỷ lệ nạc thấp: 34-35%, tỷ lệ mỡ cao: 41-42%,
tiêu tốn thức ăn 5-6 kg thức ăn hỗn hợp cho 1 kg tăng trọng.
* Khả năng sinh sản cao, đạt 10-14 con/ổ
Hướng sử dụng: làm nái nền để lai với các giống lợn ngoại, chọn lọc giữ vốn
gen.
Hình 1.2. Lợn Móng cái
c. Giống lợn cỏ:
* Nguồn gốc: là giống lợn xuất phát từ các vùng núi cao ở miền Trung và
thường có hai loại hình: Loại hình đen và loại hình lang.
* Ngoại hình: do điều kiện thời tiết khí hậu nóng bức, khô hạn, rét, đất đai cằn
cỗi, điều kiện kinh tế thiếu thốn nên tầm vóc của chúng nhỏ và tính năng sản xuất
thấp.
* Khả năng sinh sản: mỗi năm lợn cái đẻ từ 1-1,2 lứa. Mỗi lứa đẻ 5-6 con.
Trọng lượng cai sữa 3 kg. Thời gian cai sữa 40-45 ngày. Tuổi động dục lần đầu sớm;
3 tháng tuổi. Trọng lượng lúc giết thịt: 25-30 kg, tỷ lệ móc hàm thấp 40-45 %.
Giống lợn cỏ được nuôi nhiều ở các tỉnh: Nghĩa Bình, Phú Khánh, Quảng Nam,
Đà Nẵng.
d. Lợn Ba Xuyên
* Nguồn gốc: giống lợn Ba Xuyên, nó là một giống lợn lai giữa giống lợn địa
phương Nam Bộ với lợn địa phương ở đảo Hải Nam (Trung Quốc), lợn Craonaise
10
(Pháp) tạo ra lợn Bồ Xụ. Lợn Bồ Xụ được lai với lợn Bershire (Anh) hình thành nên
lợn Ba Xuyên.
* Về ngoại hình: lợn Ba Xuyên có màu trắng đen loang lổ xen kẽ nhau, không
có hình thù cố định nên còn gọi là lợn bông, tai to và hơi rủ về phía trước,. Chân cao,
bụng gọn. Lưng thẳng, bốn chân vững chắc. Lợn Ba Xuyên hiện nay được nuôi nhiều
ở các huyện Vị Xuyên (Sóc Trăng) thuộc tỉnh Hậu Giang.
* Khả năng sinh trưởng:
Khối lượng lúc 12 tháng tuổi đạt 70 kg/con.
Khối lượng lợn trưởng thành lúc 30-32 tháng tuổi đạt 120-150 kg.
* Về khả năng sinh sản: lợn cái có thể sử dụng lúc 7-8 tháng tuổi. Lợn nái đẻ 7-
9 con/lứa. Khối lượng sơ sinh: 0,6-0,7 kg/con. Khối lượng lượng cai sữa đạt 6 kg/con.
Hình 1.3. Lợn Ba Xuyên
e. Lợn Thuộc Nhiêu
* Nguồn gốc: giống như lợn Ba Xuyên, lợn Thuộc Nhiêu được hình thành từ
việc lai lợn Bồ Xụ với lợn Yorshire (Anh).
* Phân bố: lợn Thuộc Nhiêu được nuôi nhiều ở các vùng Thuộc Nhiêu (Mỹ
Tho) thuộc tỉnh Tiền Giang. Phát triển khá rộng ở các tỉnh: Cửu Long, Long An,
Đồng Nai, Thuận Hải, Hậu Giang.
11
* Về ngoại hình: lợn Thuộc Nhiêu lông da trắng tuyền, trên da có thể có các bớt
đen nhỏ. Đầu to vừa, mõm hơi công. Tai to vừa, ngắn, đưa về phía trước, tầm vóc to,
bốn chân vững chắc.
* Khả năng sinh trưởng:
Lợn Thuộc Nhiêu sinh trưởng và phát dục khá tốt. Trong điều kiện chăn nuôi
gia đình lúc 30 ngày tuổi đạt khối lượng 7 kg/con. Lúc 10 tháng tuổi đạt 95 kg/con.,
mức tiêu tốn thức ăn/lg tăng trọng: 5,5 đơn vị thức ăn
Tỷ lệ nạc: 48-52%
Hình 1.4. Lợn Thuộc Nhiêu
* Khả năng sinh sản:
Tuổi phối giống lần đầu: 210 ngày
Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa: 94%
Số con đẻ bình quân: 9 con/ 1 ổ
Số lứa đẻ/năm: 2 lứa/năm
f. Giống lợn địa phương ở tỉnh Hoà Bình
Giống lợn được nuôi phổ biến là giống lợn đen.
Lợn đen ở Hoà Bình, được chăn nuôi phổ biến ở các xã vùng sâu, vùng xa của
các huyện trong tỉnh.
* Ngoại hình: lông da đen toàn thân, một số con có đốm trắng ở thân hoặc bốn
chân.
12
Lợn đực và lợn cái có tầm vóc nhỏ bé, mình thuôn, tai nhỏ, lưng thẳng có nhiều con
lưng võng, chân nhỏ, đi móng, mặt nhỏ, mõm dài, nhọn, mắt nhỏ tinh nhanh, bụng
gọn không xệ, dáng đi nhanh nhẹn
* Khả năng tăng trọng trong giai đoạn nuôi thịt:
Lợn đực trưởng thành có trọng lượng: 70-90 kg/con.
Lợn 3 tháng tuổi đạt 5,5- 6 kg; 8 tháng tuổi đạt 12-13 kg.
* Khả năng sinh sản: lợn nái đẻ từ 6-10con.
Khối lượng sơ sinh đạt 0,38-0,42 kg
Số lứa đẻ/năm : 1,7 lứa
Lợn nái
13
Lợn đực giống
1.1.2. Giống lợn nhập nội
Các giống lợn ngoại có ưu điểm là khả năng sinh trưởng phát triển nhanh, tiêu
tốn thức ăn thấp nhưng có nhược điểm là khả năng thích nghi kém với điều kiện nóng
ẩm ở Việt Nam, lợn dễ mắc bệnh về đường tiêu hoá và đường hô hấpv.v.
a. Lợn Yorkshire large white
- Nguồn gốc: được tạo ra ở nước Anh thế kỷ 19.
- Ngoại hình: lông da trắng tuyền, thân hình vững chắc, đầu nhỏ, thanh, tai to
đứng, mặt dài, thẳng hoặc hơi cong, mình dài, lưng cong, bụng thon, mắn đẻ và nhanh
lớn. Lợn có 12 vú trở lên, được coi là giống dễ thích nghi và nuôi phổ biến ở miền ở
nhiều nước trên thế giới.
- Về sinh trưởng phát dục:
+ Trọng lượng sơ sinh: 1,3-1,4 kg
+ Khối lượng lợn lúc 60 ngày tuổi: 16-20 kg. Lúc 6 tháng tuổi lợn đạt 90-100
kg/con
+Khối lượng lúc 12 tháng tuổi: 160-165 kg
- Về khả năng sinh sản: Lợn đực 8 tháng tuổi có thể sử dụng phối giống
+ Tuổi phối giống lần đầu: 304 ngày
14
+ Đẻ 1,9 lứa/năm, đẻ 10-12 con/ổ
- Hướng sử dụng: lợn Yorshire là giống lợn tốt có thể nuôi thuần chủng hoặc
cho lai với các giống trong nước để cải tạo giống trong nước, hoặc có thể cho lai với
các giống khác đều rất tốt
Hình 1.5. Lợn Landrace
b. Lợn Landrace
* Nguồn gốc và sự phân bố của lợn Landrace: được tạo ra ở Đan mạch năm
1900 do tạp giao giữa các giống lợn địa phương với nhau. Lợn Landrace có những
đặc điểm ưu việt như sinh trưởng phát triển nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp, hướng sản
xuất là hướng nạc nên đã nhanh chóng phân bố tương đối rộng khắp. Lợn Landcae
nhập vào nước ta từ năm 1964 để cho lai với các giống lợn khác.
* Đặc điểm ngoại hình: toàn thân màu trắng, đầu nhỏ, dài, tai to rủ về phía
trước che kín cả mắt.
Lưng thẳng, chắc hơi cong lên, thân dài 1,8 - 2 m có 16 đôi xương sườn, đuôi
dài, quăn.
Ngực hẹp nhưng sâu. Mông phát triển chủ yếu là chứa thịt nạc.
Chân to trung bình, vững chắc.
* Sinh trưởng phát dục:
Khối lượng sơ sinh: 1,3 - 1,4 kg.
Khối lượng lúc 60 ngày tuổi: 16-20 kg.
Khối lượng 6 tháng tuổi 90-100 kg. Đực trưởng thành nặng 300-320 kg, cái
220-250 kg.
* Khả năng sinh sản:
15
Tuổi phối giống lứa đầu: 310 ngày
Tiêu tốn thức ăn : 2,7 kg.
Thời gian mang thai: 114 ngày.
Số con/lứa. 8 - 11 con.
Lượng tinh/lần xuất: 271 ml.
Hoạt lực: 0,7
Nồng độ: 272 triệu/ml
Hình 1.6. Lợn Landrace
c. Lợn Duroc
* Nguồn gốc và sự phân bố: có nguồn gốc từ Mỹ, được nhập qua nhiều nước ở
Châu Mỹ La tinh và Đông Nam á, trong đó có Việt Nam
* Đặc điểm ngoại hình: có ngoại hình cân đối, bộ khung vững chắc, có tỷ lệ nạc
cao, bốn chân khoẻ mạnh.
Màu lông vàng như bò hoặc từ nâu nhạt đến đậm. Mõm thẳng và dài vừa phải.
* Về sinh trưởng:
Khối lượng sơ sinh: 1,2 - 1,3 kg
Khối lượng cai sữa 60 ngày tuổi: 10-12 kg
Nuôi khoảng 170 ngày có thể đạt 100kg, tăng trọng 785 g/ngày
Khối lượng 12 tháng tuổi: 140-145 kg
Dài thân: 154 cm
16
Vòng ngực: 149 cm
Khối lượng trưởng thành: con đực: 320-380 kg, con cái: 220-280 kg
Hình 1.