Đặt vấn đề: Tỉ lệ mắc sốt xuất huyết dengue trong năm năm qua vẫn chưa giảm ở Vĩnh Phú và Tân Uyên, có thể do thực hành không đúng của người dân về kiểm soát muỗi và lăng quăng. Để có thực hành đúng cần có nhận thức đúng và thái độ tích cực. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ người dân tại xã Vĩnh Phú và huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương có thái độ đúng về phòng chống bệnh sốt xuất huyết dengue và các yếu tố liên quan. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 604 chủ hộ gia đình thường trú tại xã Vĩnh Phú và 600 chủ hộ gia đình tại huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, được chọn bằng kỹ thuật mẫu cụm hai bậc với xác suất tỉ lệ theo cỡ dân số. Dữ kiện được thu thập với một bộ câu hỏi phỏng vấn trực tiếp về kiến thức, thái độ, và thực hành phòng chống sốt xuất huyết dengue. Tỉ lệ kiến thức và thái độ được phân bố theo đặc tính mẫu. Hồi qui logistic được sử dụng để xác định những yếu tố liên quan với thái độ, và mức độ kết hợp được ước lượng với tỉ số số chênh, và khoảng tin cậy 95% của tỉ số số chênh. Kết quả: Trên một nửa dân số nghiên cứu biết được thời gian muỗi vằn đốt người là cả ngày lẫn đêm, tuy nhiên, tỉ lệ biết đúng về nơi sinh sản của muỗi vằn còn rất thấp. Đa số người dân đều cho rằng nguyên nhân gây ra nhiều muỗi là do hàng xóm, nhưng đồng ý về trách nhiệm diệt muỗi và lăng quăng là của người dân. Khoảng 60% đối tượng chọn bình xịt muỗi là biện pháp kiểm soát muỗi, và 20% đến 37% đề nghị ngành y tế phun thuốc diệt muỗi. Những yếu tố liên quan với thái độ chung đúng là có kiến thức đúng, ở tại Tân Uyên, có việc làm phụ thuộc giờ hành chính, và có trình độ học vấn ≥ cấp 3. Kết luận: Giáo dục sức khỏe cần nhấn mạnh hơn về những nơi muỗi vằn đẻ trứng là nơi chứa nước trong, nhắm vào đối tượng ưu tiên là những người có trình độ học vấn thấp, và làm việc không phụ thuộc giờ hành chính.
5 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 258 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thái độ về phòng chống sốt xuất huyết dengue của người dân xã Vĩnh Phú và huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y tế Công cộng 185
THÁI ĐỘ VỀ PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE
CỦA NGƯỜI DÂN XÃ VĨNH PHÚ VÀ HUYỆN TÂN UYÊN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
Trương Thị Thẩm*, Trần Thanh Kỳ**, Nguyễn Đỗ Nguyên***
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Tỉ lệ mắc sốt xuất huyết dengue trong năm năm qua vẫn chưa giảm ở Vĩnh Phú và Tân
Uyên, có thể do thực hành không đúng của người dân về kiểm soát muỗi và lăng quăng. Để có thực hành
đúng cần có nhận thức đúng và thái độ tích cực.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ người dân tại xã Vĩnh Phú và huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương có thái độ
đúng về phòng chống bệnh sốt xuất huyết dengue và các yếu tố liên quan.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 604 chủ hộ gia đình thường trú tại xã Vĩnh Phú và 600
chủ hộ gia đình tại huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, được chọn bằng kỹ thuật mẫu cụm hai bậc với xác
suất tỉ lệ theo cỡ dân số. Dữ kiện được thu thập với một bộ câu hỏi phỏng vấn trực tiếp về kiến thức, thái
độ, và thực hành phòng chống sốt xuất huyết dengue. Tỉ lệ kiến thức và thái độ được phân bố theo đặc tính
mẫu. Hồi qui logistic được sử dụng để xác định những yếu tố liên quan với thái độ, và mức độ kết hợp
được ước lượng với tỉ số số chênh, và khoảng tin cậy 95% của tỉ số số chênh.
Kết quả: Trên một nửa dân số nghiên cứu biết được thời gian muỗi vằn đốt người là cả ngày lẫn đêm,
tuy nhiên, tỉ lệ biết đúng về nơi sinh sản của muỗi vằn còn rất thấp. Đa số người dân đều cho rằng nguyên
nhân gây ra nhiều muỗi là do hàng xóm, nhưng đồng ý về trách nhiệm diệt muỗi và lăng quăng là của
người dân. Khoảng 60% đối tượng chọn bình xịt muỗi là biện pháp kiểm soát muỗi, và 20% đến 37% đề
nghị ngành y tế phun thuốc diệt muỗi. Những yếu tố liên quan với thái độ chung đúng là có kiến thức
đúng, ở tại Tân Uyên, có việc làm phụ thuộc giờ hành chính, và có trình độ học vấn ≥ cấp 3.
Kết luận: Giáo dục sức khỏe cần nhấn mạnh hơn về những nơi muỗi vằn đẻ trứng là nơi chứa nước
trong, nhắm vào đối tượng ưu tiên là những người có trình độ học vấn thấp, và làm việc không phụ thuộc
giờ hành chính.
Từ khóa: sốt xuất huyết dengue, phòng ngừa, thái độ.
ABSTRACT
ATTITUDES TOWARD PREVENTION OF DENGUE HEMORRAGIC FEVER AMONG PEOPLE
LIVING AT VINH PHU VILLAGE AND TAN UYEN DISTRICT OF BINH DUONG PROVINCE
Truong Thi Tham, Tran Thanh Ky, Nguyen Do Nguyen
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 183 - 187
Background: In the last five years, the proportion of dengue hemorrhagic fever has not been decreased
at Vinh Phu and Tan Uyen, probably due to improper practices in mosquito and larva control. To have a
proper practice, ones need to have a correct awareness and a positive attitude.
* Trạm y tế xã Vĩnh Phú, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương
** Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Bình Dương
*** Bộ môn Dịch tễ, Khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh
Địa chỉ liên hệ: BS. Trương Thị Thẩm ĐT: 0913724080 Email: tytvinhphu@yahoo.com.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 186
Objectives: To determine the proportion of people having a positive attitude toward dengue
hemorrhagic fever prevention, and factors associated with a positive attitude
Methods: A cross-sectional study was conducted on 604 and 600 householders, respectively at Vinh
Phu village and Tan Uyen district. Study subjects were randomly selected by a two-stage cluster sampling
with probability proportionate to size, and directly interviewed about knowledge, attitudes, and practices
concerning dengue hemorrhagic fever prevention. The proportion of a positive attitude was distributed by
subject’s characteristics. Factors associated with overall positive attitude were estimated by adjusted odds
ratio and the corresponding 95% confidence interval, using logistic regression.
Results: Over half of study subjects knew that Aedes aegypti bites all day long, however, the
proportion of correct knowledge about breeding sites was found very low. Most people claimed mosquitoes
in their house were from neighborhood, but agreed that mosquito and larva control activities were their
responsibility. Insecticide spray within household was chosen by 60% of the subjects as a mosquito control
measure, but 20% to 37% still thought this had to be done by the government. People with a correct
knowledge, resident in Tan Uyen, working dependently of office hours, and of high educational level were
more likely to have a positive attitude.
Conclusions: Health education should emphasize that larval habitats are reservoirs with clean water,
and focus more on the people with low educational background or working independently of office hours.
Key words: dengue hemorrhagic fever, prevention, attitudes.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay sốt xuất huyết dengue (SXHD)
chưa có vắc xin phòng ngừa và cũng chưa có
thuốc điều trị đặc hiệu, do đó, diệt muỗi và
lăng quăng là trọng tâm của ngành y tế và cả
cộng đồng trong công tác phòng chống(1).
Đánh giá tầm quan trọng của công tác phòng
chống SXHD, thủ tướng chính phủ đã có
quyết định số 196/1988/QĐ-TTg ngày
10/10/1988 về việc bổ sung công tác phòng
chống SXHD vào chương trình mục tiêu y tế
quốc gia, với mục tiêu chính là nâng cao nhận
thức của cộng đồng về phòng chống SXHD,
và một hoạt động chính của chương trình là
truyền thông giáo dục sức khỏe. Mỗi địa
phương đều thực hiện công tác phòng chống
SXHD và có điều chỉnh để phù hợp với điều
kiện thực tế. Hàng năm tại xã Vĩnh Phú
(huyện Thuận An) cũng như tại các xã của
huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương, ngoài kênh
truyền thông gián tiếp qua báo chí, đài phát
thanh, truyền hình, các xã đều có tổ chức các
buổi truyền thông lồng ghép, nói chuyện
chuyên đề tại các trường học, các khu/ấp, xã,
hoặc vãng gia phát tờ rơi đến từng hộ gia
đình. Tỉ lệ mắc SXHD/100.000 dân tại xã Vĩnh
Phú từ năm 2005 đến 2009 là 100,6; 200; 80,5;
420; 250 (6), và tại huyện Tân Uyên là 137,7;
189,7; 101,4; 288,8; 100,2 (5). Những dữ kiện
này cho thấy tỉ lệ mắc vẫn chưa giảm, và dịch
vẫn tiếp tục xảy ra. Điều này có thể do nhiều
nguyên nhân, quan trọng nhất là thực hành
không đúng của người dân về kiểm soát muỗi
và lăng quăng. Để có thực hành đúng cần có
nhận thức đúng và thái độ tích cực. Hai
nghiên cứu khảo sát kiến thức, thái độ, và
thực hành về phòng chống SXHD được thực
hiện tại xã Vĩnh Phú và huyện Tân Uyên năm
2010, và bài báo này mô tả thái độ của người
dân đối với những biện pháp kiểm soát muỗi
trong phòng chống SXHD.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện
trên 604 chủ hộ gia đình thường trú tại xã
Vĩnh Phú và 600 chủ hộ gia đình tại huyện
Tân Uyên, tỉnh Bình Dương trong khoảng
thời gian từ 01 tháng Sáu đến đến 01 tháng
Tám năm 2010. Đối tượng nghiên cứu được
chọn bằng kỹ thuật mẫu cụm hai bậc với xác
suất tỉ lệ theo cỡ dân số, và cụm là tổ dân phố
(tại Vĩnh Phú), hoặc khu hay ấp (tại Tân
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y tế Công cộng 187
Uyên). Đối tượng nghiên cứu là chủ hộ hoặc
một người đại diện từ 18 tuổi trở lên (tại Tân
Uyên), thường trú trên 6 tháng, và bị loại nếu
vắng mặt vào thời điểm điều tra.
Dữ kiện được thu thập với một bộ câu hỏi
phỏng vấn trực tiếp về kiến thức, thái độ, và
thực hành phòng chống SXHD. Đối tượng
nghiên cứu được hỏi về trung gian truyền
bệnh (là muỗi vằn), thời điểm muỗi vằn đốt
trong ngày (cả ngày và đêm), những nơi muỗi
đẻ trứng (những dụng cụ chứa nước sinh
hoạt, bình bông bàn thờ, những vật phế thải
có chưá nước quanh nhà). Kiến thức chung là
đúng khi tất cả các kiến thức là đúng. Thái độ
của người dân được khảo sát về nguyên nhân
gây ra nhiều muỗi trong nhà (do chính mình,
do hàng xóm, do tự nhiên), trách nhiệm diệt
muỗi và lăng quăng (của nhà nước, của người
dân), và sự lựa chọn một biện pháp kiểm soát
muỗi và lăng quăng (ngủ mùng, dùng bình xịt
muỗi, dùng nhang trừ muỗi, súc rửa vật chứa
nước, loại bỏ vật phế thải, đề nghị y tế phun
thuốc diệt muỗi). Thái độ chung là đúng khi
tất cả các thái độ là đúng (trong nhà nhiều
muỗi là do chính mình, trách nhiệm diệt muỗi
và lăng quăng là của người dân, chọn biện
pháp kiểm soát muỗi là súc rửa vật chứa
nước, loại bỏ vật phế thải, và ngủ mùng để
tránh muỗi). Những biến số nền gồm nhóm
tuổi (<40 tuổi, ≥40 tuổi), giới (nam, nữ), trình
độ học vấn (≤ cấp 1, cấp 2, ≥ cấp 3), nghề
nghiệp (làm việc phụ thuộc hoặc không phụ
thuộc giờ hành chính).
Dữ kiện được phân tích bằng phần mềm
STATA 10. Tỉ lệ kiến thức và thái độ được
phân bố theo đặc tính mẫu. Hồi qui logistic
được sử dụng để xác định những yếu tố liên
quan với thái độ, và mức độ kết hợp được ước
lượng với tỉ số số chênh (OR) điều chỉnh, và
khoảng tin cậy 95% (KTC 95%) của OR.
KẾT QUẢ
Bảng 1: Những đặc tính của mẫu nghiên cứu, tần
số và (%)
Đặc tính Vĩnh Phú (N=604)
Tân Uyên
(N=600)
Tuổi > 40 347 (58) 433 (73)
Nữ 376 (62) 349 (58)
Đặc tính Vĩnh Phú (N=604)
Tân Uyên
(N=600)
Trình độ học vấn
< Cấp 1 183 (30) 255 (43)
Cấp 2 253 (42) 254 (42)
> Cấp 3 168 (28) 90 (15)
Việc làm không phụ thuộc giờ
hành chính
522 (86) 468 (78)
Bảng 2: Kiến thức về trung gian truyền bệnh, tần
số và (%)
Kiến thức Vĩnh Phú
(N=604)
Tân Uyên
(N=600)
SXHD do muỗi truyền 558 (93) 551 (92)
Muỗi vằn truyền bệnh SXHD 433 (72) 469 (78)
Muỗi vằn đốt cả ngày và đêm 328 (55) 338 (56)
Biết những nơi muỗi đẻ 174 (29) 157 (9)
Kiến thức chung đúng 267 (45) 225 (38)
Bảng 3: Thái độ đối với những biện pháp kiểm soát
muỗi, tần số và (%)
Thái độ Vĩnh Phú
(N=604)
Tân Uyên
(N=600)
Về nguyên nhân gây nhiều
muỗi trong nhà
Do chính mình 31 (5) 67 (11)
Do hàng xóm 542 (91) 451 (75)
Do tự nhiên 24 (4) 82 (13)
Về trách nhiệm diệt muỗi và
lăng quăng
Của nhà nước 31 (5) 67 (11)
Của người dân 542 (90) 451 (75)
Khác 31 (5) 82 (13)
Chọn lựa biện pháp kiểm soát
muỗi và tránh muỗi
Đề nghị y tế phun thuốc 117 (19) 222 (37)
Dùng bình xịt 361 (60) 357 (59)
Dùng nhang muỗi 235 (39) 288 (48)
Súc rửa vật chứa nước 237 (39) 276 (46)
Loại bỏ vật phế thải 198 (33) 211 (35)
Ngủ mùng 446 (74) 518 (86)
Thái độ chung đúng 167 (28) 205 (34)
Bảng 4: Những yếu tố liên quan với thái độ
chung đúng
Yếu tố OR điều chỉnh
(KTC 95%)
p
Kiến thức đúng 2,1 (1,7-2,7) 0,000
Ở Tân Uyên 1,4 (1,1-1,9) 0,005
Tuổi > 40 1,2 (0,8-1,5) 0,2
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 188
Yếu tố OR điều chỉnh
(KTC 95%)
p
Nam 0,8 (0,7-1,1) 0,3
Học vấn cấp 2 1,2 (0,8-1,6) 0,2
Học vấn ≥ cấp 3 1,5 (1,1-2,2) 0,01
Việc làm phụ thuộc giờ hành
chính
1,4 (1,0-2,0) 0,03
Đối tượng nghiên cứu đa số là nữ, ≥ 40
tuổi, trình độ học vấn từ cấp 2 trở xuống, và
có việc làm không phụ thuộc giờ hành chính
(bảng 1). Hầu hết biết bệnh do muỗi truyền và
là muỗi vằn (bảng 2). Trên một nữa dân số
nghiên cứu biết được thời gian muỗi vằn đốt
người là cả ngày lẫn đêm, tuy nhiên, tỉ lệ biết
đúng về nơi sinh sản của muỗi vằn tại hai địa
điểm nghiên cứu còn rất thấp, đặc biệt là tại
huyện Tân Uyên. Kiến thức đúng chung tại
Vĩnh Phú là 45%, tại Tân Uyên là 38%, và là
41% chung ở cả hai điểm. Về thái độ, đa số
người dân ở huyện Tân Uyên và xã Vĩnh Phú
đều cho rằng nguyên nhân gây ra nhiều muỗi
là do hàng xóm. Đa số người dân đồng ý về
trách nhiệm diệt muỗi và lăng quăng là của
người dân. Khoảng 60% đối tượng chọn biện
pháp kiểm soát muỗi là sử dụng bình xịt
muỗi, và khoảng ba phần tư chọn biện pháp
ngủ mùng để tránh muỗi đốt (bảng 3). Vẫn
còn 20% đến 37% đối tượng đề nghị ngành y
tế phun thuốc diệt muỗi. Thái độ chung đúng
ở hai điểm là 31%, và là 28% và 34%, tương
ứng riêng tại Vĩnh Phú và Tân Uyên. Những
yếu tố liên quan với thái độ chung đúng là có
kiến thức đúng, ở tại Tân Uyên, có việc làm
phụ thuộc giờ hành chính. Thái độ đúng có
khuynh hướng tăng theo trình độ học vấn, và
người có trình độ học vấn ≥ cấp 3 có thái độ
đúng cao hơn có ý nghĩa thống kê so với
người có trình độ học vấn cấp 1 (bảng 4)
BÀN LUẬN
Thu thập dữ kiện được thực hiện trong giờ
hành chính nên đa số những đối tượng được
chọn vào nghiên cứu là phụ nữ tuổi ≥40, làm
việc không phụ thuộc giờ hành chính. Trình
độ học vấn cấp 2 cũng là phù hợp ở những
người nữ lớn tuổi và làm những việc tự do
không lệ thuộc giờ hành chính như nội trợ
hoặc buôn bán nhỏ. Tỉ lệ có kiến thức đúng về
trung gian truyền bệnh là khá cao và tương
đương ở hai điểm nghiên cứu. Tuy nhiên, đa
số người dân lại không biết nơi muỗi vằn sinh
đẻ là nơi có nước trong mà họ còn cho rằng
muỗi thường đẻ ở những nơi ao tù, nước
đọng, cống rãnh. Kết quả này tương tự như
kết quả trong nghiên cứu của Phạm Thị Yến
tại thị xã Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương
(2008)(4), và một nghiên cứu tại Đài Loan
(2006) (2). Hầu hết người dân đều biết muỗi đẻ
trứng ở những vật có chứa nước, và từ trước
đến giờ những nội dung giáo dục cho người
dân cũng có chỉ ra cụ thể những nơi mà muỗi
vằn đẻ trứng là những vật chứa nước sinh
hoạt, bình bông, chén nước chống kiến dưới
chân tủ thức ăn, và những vật phế thải có
chưá nước xung quanh nhà. Tuy nhiên, có lẻ
cần nhấn mạnh hơn nữa một đặc tính chung
của những vật đó là nước bên trong của
chúng là nước trong, để phân biệt với những
vật, những nơi chứa nước khác. Thông tin này
sẽ là chìa khoá giúp người dân có thể tự hình
dung ra những vật nào chứa nước trong và
suy ra rằng đó là những nơi mà muỗi vằn đẻ
trứng.
Thái độ với việc kiểm soát muỗi
Một tỉ lệ rất cao người dân tại hai điểm
nghiên cứu cho rằng muỗi có nhiều trong nhà
là do hàng xóm. Kết quả này khác với kết quả
trong nghiên cứu của Phạm Thị Yến (4),
nhưng tương tự với kết quả của một nghiên
cứu tại Puerto Rico năm 2001 (3). Đây là một
thông tin không khích lệ cho những hoạt
động kiểm soát muỗi và lăng quăng tại Thuận
An và Tân Uyên. Ý kiến này có thể xuất phát
từ những người có kiến thức, có thực hành tốt
những biện pháp kiểm soát muỗi nhưng xung
quanh họ vẫn còn những hộ gia đình chưa
làm tốt. Dù sao, với sự suy nghĩ đó, người
dân sẽ kém tích cực chủ động trong những
hoạt động kiểm soát muỗi và lăng quăng.
Những nghiên cứu trong tương lai cần tìm
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y tế Công cộng 189
hiểu sâu hơn những khía cạnh này hơn là
khảo sát những thái độ rất chung. Mặc dù
người dân không nhận trách nhiệm nguyên
nhân gây ra nhiều muỗi là do chính mình,
nhưng hầu hết đều đồng ý với trách nhiệm
diệt lăng quăng là của người dân. Đây là một
tín hiệu đáng khích lệ vì người dân đã thấy
được trách nhiệm diệt muỗi và lăng quăng là
trách nhiệm của mình chứ không phải của
nhà nước hay của tổ chức, cá nhân nào khác
và tỉ lệ người dân lựa chọn biện pháp diệt
muỗi bằng cách đề nghị y tế phun hóa chất
diệt muỗi cũng thấp. Tuy nhiên, vẫn cần tìm
hiểu thêm về ý kiến này, vì sẽ không tốt nếu
các đối tượng đồng ý việc kiểm soát muỗi là
trách nhiệm của người dân, nhưng là trách
nhiệm của những người hàng xóm thay vì
chính bản thân họ cũng phải tham gia. Đối
với việc chọn lựa các biện pháp kiểm soát
muỗi, đa số chọn bình xịt muỗi. Đây là một
phương tiện sẵn có, không mắc tiền, dễ sử
dụng tại gia đình. Tuy nhiên hiệu quả của hoá
chất không có tính duy trì, và không tác động
vào lăng quăng mà chỉ với muỗi trưởng
thành. Cũng chính vì tỉ lệ người dân có kiến
thức đúng về nơi sinh sản của muỗi vằn chưa
cao nên các biện pháp súc rửa dụng cụ chứa
nước hàng tuần, loại bỏ những vật phế thải có
chứa nước chưa được người dân quan tâm
nhiều.
Thái độ tích cực là hệ quả tất yếu của kiến
thức đúng và trình độ học vấn phổ thông cao
(cấp 3). Những người có việc làm phụ thuộc
giờ hành chính, thí dụ, trong cơ quan, xí
nghiệp thường có tính tổ chức và tinh thần
trách nhiệm cao hơn những người làm việc
không phụ thuộc giờ hành chính, do đó, họ
dễ có thái độ tốt hơn. Tỉ lệ có kiến thức đúng
ở Tân Uyên là thấp hơn so với ở Vĩnh Phú,
nhưng tỉ lệ có thái độ tích cực ở Tân Uyên lại
cao hơn so với Vĩnh Phú; bên cạnh đó, Vĩnh
Phú lại là một xã điểm trong chương trình
phòng chống SXHD. Sự khác biệt này có thể
được giải thích do Tân Uyên là một huyện mà
mức độ đô thị hoá còn chậm so với Vĩnh Phú,
đa số dân là người địa phương, không có
nhiều người nhập cư như Vĩnh Phú. Người
nhập cư do bận rộn trong việc mưu sinh sẽ ít
quan tâm hơn với những hoạt động kiểm
soát muỗi.
Những điểm mạnh và hạn chế của đề tài
Nghiên cứu có cỡ mẫu đủ lớn. Thu thập
dữ kiện được tiến hành trong giờ hành chính
nên sai lệch chọn lựa có thể xảy ra khi chủ hộ
gia đình vắng mặt khi tiến hành phỏng vấn.
Những định nghĩa biến số quá chặt khi đánh
giá thái độ chung đã làm giảm độ lớn của kết
quả. Nhiều nghiên cứu trước chỉ khảo sát thái
độ chấp nhận một biện pháp kiểm soát muỗi
vì biện pháp đó có tác dụng, thí dụ, một câu
hỏi về thái độ là “Ông/bà có đồng ý rằng nên
cho trẻ ngủ mùng để tránh bị bệnh sốt xuất
huyết hay không?” Một câu hỏi như thế sẽ dễ
có câu trả lời đồng ý. Những nội dung khảo
sát về thái độ trong nghiên cứu này tập trung
vào ý thức trách nhiệm của người dân trong
việc thực hiện những hoạt động kiểm soát
muỗi, từ đó sẽ cho những cơ sở hợp lý để xác
định những điều cần làm của các chương
trình can thiệp. Những đề xuất từ nghiên cứu
là nội dung giáo dục sức khỏe cần nhấn mạnh
hơn về những nơi muỗi vằn đẻ trứng là nơi
chứa nước trong, nhắm vào đối tượng ưu tiên
là những người có trình độ học vấn thấp, và
làm việc không phụ thuộc giờ hành chính.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2006). Giám sát, chẩn đoán và điều trị bệnh sốt
dengue/Sốt xuất huyết dengue. Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
11-12.
2. Trung tâm y tế huyện Tân Uyên. Số liệu thống kê từ năm
2005, 2006, 2007, 2008, 2009
3. Trạm y tế Vĩnh Phú. Số liệu thống kê năm 2005, 2006, 2007,
2008, 2009
4. Pai HH, Hong YJ, Hsu EL (2006). Impact of a short-term
community-based cleanliness campaign on the sources of
dengue vectors: an entomological and human behavior
study. J Environ Health. 68(6):35-9.
5. Pérez-Guerra CL, Seda H, Garcia-Rivera EJ, Clark GG
(2005). Knowledge and attitudes in Puerto Rico concerning
dengue prevention. Rev Panam Salud Publica; 17(4):243
6. Phạm Thị Yến, Nguyễn Đỗ Nguyên (2009). Thái độ đối với
việc kiểm soát muỗi truyền sốt xuất huyết dengue của cộng
đồng dân cư thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương năm
2008. Y học TP. HCM. Tập 13, Phụ bản số1:48-53.