Một số ý kiến gần đây cho rằng việc xây dựng nhà cao tầng là giúp xây
dựng đô thị nén - một xu hướng lành mạnh của phát triển đô thị. Tuy
nhiên, xây nhà cao tầng không đúng cách còn phản tác dụng khi xây
dựng đô thị nén là các nỗ lực tổng hợp nhằm quản lý tăng trưởng thông
minh hơn chống lại sự phát triển dàn trải và sự lệ thuộc vào phương
tiện cá nhân. Bài viết thảo luận về đô thị nén với mục tiêu vận dụng
kinh nghiệm cách thức quản lý phát triển thông minh hơn vào thực tiễn
ở Việt Nam.
Từ khóa: phát triển dàn trải, đô thị nén, tăng trưởng thông minh, quản lý phát triển tích hợp giao thông đô
thị, nhà cao tầng
10 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 552 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thảo luận về phát triển đô thị ''Nén" ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SË 94 . 201834
VỀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ “NÉN” Ở VIỆT NAM
Th∂o luÀn
DIỄN ĐÀN
TS. NGUYỄN NGỌC HIẾU
Đại học Việt Đức
Một số ý kiến gần đây cho rằng việc xây dựng nhà cao tầng là giúp xây
dựng đô thị nén - một xu hướng lành mạnh của phát triển đô thị. Tuy
nhiên, xây nhà cao tầng không đúng cách còn phản tác dụng khi xây
dựng đô thị nén là các nỗ lực tổng hợp nhằm quản lý tăng trưởng thông
minh hơn chống lại sự phát triển dàn trải và sự lệ thuộc vào phương
tiện cá nhân. Bài viết thảo luận về đô thị nén với mục tiêu vận dụng
kinh nghiệm cách thức quản lý phát triển thông minh hơn vào thực tiễn
ở Việt Nam.
Từ khóa: phát triển dàn trải, đô thị nén, tăng trưởng thông minh, quản lý phát triển tích hợp giao thông đô
thị, nhà cao tầng.
Đô thị nén
Khái niệm về đô thị nén hay “nhỏ gọn” ra đời trong bối cảnh các thành phố mở rộng dàn trải cùng với
sự bùng nổ của xe hơi. Thế kỷ XX ở phương Tây đánh dấu giai đoạn phát triển bùng nổ của xe hơi cá
nhân. Thu nhập tăng nhanh và tầng lớp trung lưu mở rộng cổ súy cho phong cách sống biệt lập thúc đẩy
quá trình đô thị hóa ở ngoại vi (suburbanization). Sự lan tỏa nhanh chóng của các dự án nhà ở mật độ
thấp được hỗ trợ bởi lợi nhuận của ngành bất động sản, xe hơi và quản lý quy hoạch. Nhiều khu ngoại
vi thành phố lớn trở thành các thị trấn chỉ để ngủ (bed town) còn dịch vụ ngày càng xa nơi có việc làm.
Người dân phải di chuyển ngày càng xa hơn để đi làm với sự lệ thuộc vào xe hơi cá nhân là biểu hiện
của các đô thị dàn trải (urbansprawl).
Đô thị hóa dàn trải đã được chứng minh thiếu tính bền vững. Khi kết nối lệ thuộc vào đường bộ và xe (hơi)
cá nhân, ách tắc giao thông sẽ dồn tụ xe vào các cửa ngõ trung tâm và các trục chính. Mật độ ở thấp làm
người dân phải di chuyển xa hơn và tăng phát thải khí nhà kính, khí thải ô nhiễm môi trường, và đặc biệt
là tăng chi phí xã hội về cả thời gian đi lại, hiệu quả đầu tư hạ tầng, nhiên liệu và tài nguyên đất. Chi phí
dịch vụ công và bảo trì hạ tầng đè nặng lên ngân sách địa phương và biểu hiện rõ nhất là khu vực ven
thiếu hạ tầng thoát nước, trường công và bệnh viện. Ngoài ra, cách thức phát triển này làm suy giảm tính
gắn kết xã hội cùng với mô hình ở ngày càng biệt lập theo nhóm thu nhập [1-3].
35SË 94 . 2018
Đô thị nén không đơn thuần là xây dựng mật
độ cao hơn mà là tăng trưởng thông minh
hơn. Khái niệm đô thị “nén” (compact) còn
được hiểu là tăng trưởng thông minh hơn
(smart growth) với mục tiêu xây dựng đô thị
nhỏ gọn, hiệu quả bao gồm: khai thác hiệu
quả đất đai một cách tổng hợp, với hệ số sử
dụng đất từ trung bình cho tới cao, thúc đẩy
mô hình sử dụng đất hỗn hợp, đảm bảo sử
dụng đất liền khoảnh, nâng cao khả năng
tiếp cận đến các trung tâm công cộng, giảm
cự ly di chuyển đến nơi làm việc và học tập,
giảm chi phí phục vụ của hạ tầng và hệ thống
dịch vụ, giảm chi phí kinh doanh cho doanh
nghiệp, giảm thiểu tác động của đô thị hóa
lên các yếu tố môi trường và tài nguyên, và
giảm bất bình đẳng xã hội [4]. Trên thực tế,
các khu vực được “nén” là dọc các hành lang
giao thông công cộng và đặc biệt là quanh
các nhà ga để người dân có thể đi bộ gần
hơn. Đồng thời, đô thị nén tăng cường dành
không gian mở, không gian công cộng và
công viên bố trí gần với các hành lang giao
thông nói trên để tăng khả năng tiếp cận cho
đa số người dân. Chú ý khi sử dụng đất hỗn
hợp là cho phép bố trí đất để kinh doanh, sản
xuất bố trí gần khu dân cư với tỉ lệ đáng kể
đưa cơ hội việc làm đến gần hơn cơ hội có
chỗ ở phù hợp, đặc biệt là giúp các nhóm thu
nhập khác nhau ở gần nhau hơni .
Cách thức quản lý tăng trưởng thông minh
hơn đòi hỏi nỗ lực của nhiều bên và thay
đổi về nhận thức và phương pháp. Thực thi
tăng trưởng thông minh đòi hỏi thay đổi trong
cách ‘xây’, cách ‘đi’ lại, cách đầu tư hạ tầng,
và đặc biệt là tích hợp được quy hoạch giao
thông và đô thị đa cấp độ. Những nội dung
này hội tụ trong chính sách phát triển định
hướng vận tải công cộng (Transit Oriented
Development – TOD)[6-8]. Có thể hình dung
sự thay đổi bắt đầu tư mục tiêu xây dựng đô
thị phục vụ con người thay vì chạy theo cách
thức vận hành của xe hơi vốn cần rất nhiều
bãi đỗ xe và đường cao tốc [9]. Nén lại giúp
người dân di chuyển ít hơn nhưng tiếp cận
tốt hơn đến lợi ích kinh tế và được phục vụ.
Thước đo của các giải pháp là tăng khả năng
tiếp cận (accessibility) thay vì tăng tốc độ di
chuyển (mobility), xây dựng đô thị thân thiện
hơn cho người đi bộ và xe đạp (walkable &
bikeable) [10, 11].
Các diễn đàn chuyên gia quy hoạch đưa
ra nhiều khuyến nghị về cách thức để xây
dựng đô thị tăng trưởng thông minh và ‘nhỏ
gọn’ với một số nguyên tắc. Dưới đây là hai
nhóm nguyên tắc được nhắc tới nhiều trong
các diễn đàn về tăng trưởng thông minh ở
Hoa Kỳ. Nhìn chung, các vấn đề hướng tới là
quy hoạch giao thông tích hợp, đất đai hỗn
hợp, hợp tác phát triển, quy hoạch tham gia,
ra quyết định minh bạch và nhà ở đa dạng
cho nhiều đối tượng:
Xây dựng các đô thị cần nén như
thế nào
Nếu xét riêng về việc làm cho các đô thị
“nén” hơn, chúng ta cần đi vào các vấn đề
cụ thể. Trước tiên là để nén được cần thực
hiện nhiều giải pháp và cần làm rõ chúng
ta đo độ nén tính bằng cách nào? Sau đó
làm rõ mức độ nén ở các khu vực khác nhau,
cũng như các yếu tố ảnh hưởng và công cụ
để giúp hiện thực hóa.
Về chỉ số đo lường độ nén. Việc sử dụng chỉ
số cần phải sử dụng cho phù hợp bởi chúng
ta có nhiều loại công cụ như mật độ dân cư
(người/ha), hệ số sử dụng đất (Floor Area
Ratio - FAR hoặc Floor Space Index - FSI)
và mật độ đơn vị căn hộ trên đơn vị diện tích
(Dwelling Unit/ha - DU) tính trên diện tích đất
xây dựng nhà ở (net) hoặc tính trên tổng diện
tích đất xây dựng đô thị bao gồm cả hạ tầng
đô thị và đất dịch vụ kinh doanh (gross). Mật
độ dân cư thường được sử dụng để tính toán
bố trí mật độ ở quy mô thành phố; còn tính
toán trên quy mô nhỏ hơn như khu vực và tiểu
khu cần sử dụng kết hợp cả dân số và các chỉ
số khác (FAR, DU) để lập quy hoạch và quản
lý. Lý do sử dụng các chỉ số này theo cấp độ
là do quy hoạch chung chưa làm rõ được mật
độ dân cư theo khu vực thì cũng chưa phân
bổ được mật độ công trình hoặc nhà ở. Còn
ở cấp độ nhỏ hơn cần phải làm rõ mật độ xây
dựng công trình và nhà ở để tối ưu hóa chi phí
đầu tư hạ tầng và dịch vụ công cộng.
Khi đã có thước đo, cần làm rõ mật độ
nào thì coi là nén? Để duy trì tính hiệu quả
của vận tải công cộng, các nhà khoa học
khuyến nghị mật độ dân cư tối thiểu là 50
người/ha hay tương đương 5.000 người/km2
trên phạm vi toàn thành phố, còn khu trung
tâm sẽ cao hơn. Tham khảo các mật độ
bình quân ở các thành phố trên thế giới có
thể thấy khu vực xây dựng có 100 người/ha
đã ở trong số 15 đô thị có mức độ nén cao
nhất thế giới (Xem bảng dưới). TP.HCM hay
Hà Nội (trước khi mở rộng) được xếp vào
hạng “nén” rất cao trên thế giới. Như vậy để
coi là “nén” ở Việt Nam không phải khó, và
nhu cầu nén cao hơn nữa ở quy mô toàn đô
thị đối với các thành phố lớn có thể không
cần thiết mà vấn đề là các không gian cần
thiết cho cuộc sống đô thị như công viên đã
có chưa và các vị trí gần với ga trung chuyển
đã khai thác tối ưu chưa.
Chú ý: Đô thị càng lớn và nén càng cao ở
trung tâm thì càng cần có vùng ngoại vi
rộng để dự trữ nước, làm nông nghiệp đô
thị, không gian sinh thái rừng và đất ngập
Bảng 1: Tham khảo một số khuyến nghị về nguyên tắc để tăng trưởng thông minh và ‘nhỏ gọn’
≥ ki’n Chuy™n gia & Nhµ qu∂n l˝
SË 94 . 201836
nước đảm bảo cân bằng sinh thái. Nếu tính
cả hai mức độ “nén” khu vực xây dựng liên
tục và khu vực chức năng mở rộng thì khả
năng nén có giới hạn.
Các khu vực khác nhau sẽ cần nén như thế
nào? Cấu trúc thành phố gồm nhiều khu vực
như khu trung tâm thương mại, khu vực nhà
ở, đầu mối giao thông và kho bãi, nhà xưởng -
khu công nghiệp, và các khu chức năng khác
và mỗi khu vực cần hướng tới chỉ số tối ưu về
mật độ xây dựng hoặc mật độ dân số. Khu
trung tâm (CBD) có nhu cầu nén cao hơn so
với bình quân để phục vụ kết nối kinh doanh,
và đất dành cho giao thông ở các thành phố
có tính cạnh tranh cao như Barcelona, New
York, hay Brussels chiếm tới 35% diện tích
và công trình công cộng khác là 15%[4].
Ngược lại, công viên, không gian mở, không
gian chức năng như thể thao, trường học,
bệnh viện cần đảm bảo để tiếp cận với các
khu ở không quá xa. Các đô thị được đánh
giá có chất lượng sống tốt (livable) đều có thời
gian tiếp cận từ nơi ở đến khu vực cây xanh
tập trung là 15 phút đi bộ và tổng diện tích
cây xanh chiếm từ 10% cho đến 30% diện
tích đất đô thịiv. Diện tích cây xanh bình quân
đầu người theo khuyến nghị của tổ chức y tế
thế giới là 9m2/người và thực tế con số này
ở TP.HCM và Hà Nội là dưới 1m2/người. Rõ
ràng các thành phố ở Việt Nam cần nén để
tăng thêm cây xanh và không gian mở để cải
thiện chất lượng cuộc sống đô thị.
Tỉ lệ nén ở khu vực trung tâm có mật độ cao
phụ thuộc vào năng lực hệ thống hạ tầng giao
thông và vận tải hành khách công cộng. Về cơ
bản, khu vực CBD có nhu cầu nén cao nhất
và trách nhiệm của người quản lý là tìm ra giới
hạn phù hợp. Tham khảo tỉ lệ không gian giao
thông ở các đô thị có tính cạnh tranh cao cho
thấy cần dành đủ không gian cho giao thông
lên mức 30%-35%. Tuy nhiên, các khối xây
còn lại sẽ được nén như thế nào. Về cơ bản,
mỗi vị trí xây dựng có hai ràng buộc chủ yếu
là yêu cầu về thiết kế cảnh quan đô thị và ràng
buộc về giới hạn khả năng phục vụ của hạ tầng
giao thông. Ở New York, hệ số FAR đối với các
lô dao động trong khoảng 10 (12 đối với nhà
ở xã hội) hoặc cá biệt theo vị trí có thể lên tới
15v bởi họ có công viên trung tâm và hệ thống
metro. Bên cạnh đó cần có các quy định kiểm
soát liên quan tới hình khối kiến trúc để đảm
bảo cảnh quan (đặc biệt tầm nhìn của các tháp
cao tầng). Trên thực tế, hệ số 10-12 cũng được
áp dụng tại Hà Nội, chỉ có điều chúng ta chưa
có metro và tỉ lệ đất dành cho giao thông chỉ từ
7% - 10%, khu trung tâm dưới 20%, có nghĩa
là đã nén hơn nhiều so với ‘chuẩn’ quốc tế.
Việc tính toán tỉ lệ “nén”theo khả năng chất
tải của hạ tầng giao thông sử dụng công cụ
đánh giá tác động giao thông (Traffic Impact
Assessment - TIA). Công cụ này giúp quy
đổi nhu cầu đi lại khi xây dựng công trình và
từ đó ràng buộc các công trình xây dựng giảm
thiểu tác động tới giao thông khu vựcvi . Công
cụ trên là một bộ phận hệ thống quản lý phát
triển tích hợp giữa quản lý xây dựng và quản
lý hạ tầng giao thông. Mục tiêu hướng tới là
quản lý xây dựng phù hợp với năng lực phục
vụ của hạ tầng giao thông (gồm cả đường
bộ, vận tải hành khách công cộng), đồng thời
định hướng và giảm thiểu tác động tiêu cực
lên hạ tầng hiện hữu (Xem hình dưới)[14].
Mô hình nhà ở có tác động lớn tới mức độ
nén tổng thể của đô thị. Do không gian dành
cho nhà ở có thể chiếm tới 50% diện tích đất
đô thị, cách thức xây dựng nhà ở có tác động
lớn tới mật độ xây dựng. Giữa cách xây nhà
biệt thự và nhà chung cư thấp tầng, diện tích
đô thị có thể sẽ thay đổi tới 6 lần. Một thành
phố có thể chứa được 1 triệu dân chỉ trong
vòng bán kính hơn 2km với cách xây dựng
nhà chung cư thấp tầng. Nếu xây theo mô
hình nhà biệt thự thì bán kính thành phố sẽ là
gần 10km, đồng thời diện tích thành phố sẽ
lớn hơn 15 lần so với lựa chọn ban đầu (Xem
hình dưới). Các phân tích trên cho thấy nhà
ở thấp tầng đã có thể nén khá cao mà chưa
cần xây nhà ở cao tầng. Cần chú ý là mô hình
nhà ở chung cư thấp tầng được khuyến khích
ở rất nhiều quốc gia, ví dụ CHLB Đức chỉ xây
dựng nhà ở dưới 6 tầng (cao không quá 22m)
đã đạt được mục tiêu nén tiết kiệm đất, tiết
kiệm chi phí xây dựng, thuận tiện cho cứu
hỏa và tạo sự gắn kết cộng đồngvii.
Việc tăng mật độ cần chú ý vấn đề tổ chức
sử dụng đất liền khoảnh. Nếu chỉ chú ý đến
tỉ lệ nén của khu vực nhà ở hay văn phòng
thì chưa đủ bởi quá trình mở rộng luôn tạo
ra nhiều khu đất bỏ trống hoặc “lạc” điệu.
Nhìn chung các dự án nếu được cho phép
Bảng 2: Xếp hạng mật độ dân số ở các đô thị và vùng trên thế giới.
Nguồn: Viện Lincoln – trích lại từ [4]
Hình 1: Sơ đồ minh họa tính toán mức độ nén
theo khả năng phục vụ của hạ tầng giao thông.
Nguồn: Tác giả.
Chú ý: Việt Nam chưa có cơ sở pháp lý
và kỹ thuật để tính toán mức độ chất tải
theo năng lực hạ tầng giao thông nhưng tỉ
lệ “nén” đã khá cao. Thực trạng này phần
nào giải thích cho các vấn đề tắc nghẽn ở
các khu trung tâm thành phố lớn.
37SË 94 . 2018
sẽ “vẽ” 10, nhưng xây 5 hoặc theo giai đoạn còn ít hơn nữa. Thực
tế rất nhiều dự án công cộng, dự án kinh doanh đô thị mới bỏ trống
đất chuyển đổi kéo dài hàng thập kỷ. Đặc biệt, khi giá đất cho thuê
thấp và tốc độ tăng giá bất động sản nhanh hơn lãi suất vay để đền
bù thì tình trạng này càng phổ biến. Bên cạnh đó, các dự án ở ngoại
ô thường đầu tư theo cơ hội nên diện tích đất không sử dụng được
để kết nối với hệ thống cũ là đáng kể, nhiều khi lên đến 30% - 40%
dạng đất xen kẹt. Nhìn chung, khó có thể giải quyết vấn đề này nếu
chưa áp dụng các công cụ phát triển theo hướng điều chỉnh đất đai
(Land Pooling Readjustment - LPR), khi tiếp cận đất đai còn mang
tính xin - cho hoặc quan hệ thân hữu, và thiếu các cơ chế chống đầu
cơ và bỏ trống đất đai hữu hiệu như thuế bỏ trống nhà/đất và thuế tài
sản (property tax).
Một số suy nghĩ về đô thị “nén” ở Việt Nam
Lợi ích của việc xây dựng “nén”, “nhỏ gọn”, hay “tăng trưởng thông
minh” đã rõ và nhiều thành phố ở Việt Nam đã và đang áp dụng trên
thực tế ở nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, có một số vấn đề cần suy nghĩ
khi vận dụng cách tiếp cận này có hệ thống hơn. Sau đây là một số
vấn đề cần cân nhắc.
1. “Nén” ở các đô thị đặc biệt
Các đô thị đặc biệt ở Việt Nam có nhu cầu lớn để tăng trưởng thông
minh hơn với nhiều lý do. Những năm vừa qua, nhà cao tầng và đường
cao tốc, đường trên cao đã trở thành lựa chọn nổi bật cho cả Hà Nội và
TP.HCM. Nhà cao tầng xây dọc các trục vành đai ở ngoại ô xa trung
tâm, thiếu kết nối với hệ thống giao thông công cộng. Đặc biệt, khi các
gia đình có điều kiện đi làm ở trung tâm và đưa con đi học bằng ô tô,
hệ số sử dụng đất cao tại các khu đô thị mới đã không thỏa mãn điều
kiện căn bản nhất của “nén” là tiếp cận gần hơn đến dịch vụ và việc làm
hay giảm cự ly đi lại nói chung. Mục tiêu để cư dân ở đây có thể chuyển
sang đi bộ và bỏ phương tiện cá nhân lại càng xa vời. Minh chứng cho
vấn đề trên là phân tích của chuyên gia Alain Bertaud (Ngân hàng Thế
giới) về quy hoạch Hà Nội. Phân tích không gian chỉ rõ các dự án xây
dựng nhà cao tầng lệ thuộc vào kết nối đường bộ - khuyến khích sử
dụng xe cá nhân và thiếu gắn kết với quy hoạch xây dựng mạng lưới
MRT (Xem hình dưới).
Nhìn rộng hơn, có nhiều vấn đề cần điều chỉnh về tích hợp quy hoạch
giao thông và đô thị. Nhìn từ đường Khuất Duy Tiến ở Hà Nội 8 làn dưới
đất và 4 làn trên cao nhưng vẫn tắc bởi các nhà cao tầng mọc lên dọc
tuyến này và sự phát triển nhà cao tầng gần đây chủ yếu nhắm tới tiếp
cận bằng đường bộ và xe hơi cá nhân. Có thể biện minh rằng nhà cao
tầng đã xây nhưng chưa có tàu điện ngầm. Nhưng khi có rồi thì sao?
Nếu đo thử phạm vi phục vụ của các ga trên mạng lưới MRT theo quy
hoạch ở Hà Nội và TP.HCM, chúng ta sẽ thấy mới có 16% dự án nhà ở
cao tầng cùng các tòa tháp hỗn hợp nằm trong phạm vi đi bộ kết nối tới
các ga. Điều này dẫn tới tỉ lệ sử dụng MRT có thể không cao và dẫn tới
giảm sút cùng hiệu quả khai thác hệ thống MRT nói chung. Nói cách
khác, còn nhiều việc phải làm để có thể nén được hiệu quả khi các tòa
nhà cao tầng cần được xây kết nối với các ga tốt hơn.
Ba thập kỷ tới, cơ hội lớn nhất để các đô thị đặc biệt thay đổi là
đầu tư vào hệ thống Metro. Hệ thống này sẽ giúp cấu trúc lại không
Hình 2: So sánh nhu cầu đất đai đô thị với các mô hình nhà ở khác nhau.
Nguồn: UN [4].
Hình 3: Phân tích tính kết nối các dự án nhà ở và phát triển mạng lưới
vận tải công cộng sức chở lớn ở Hà Nội.
Nguồn: Bertaud [15].
≥ ki’n Chuy™n gia & Nhµ qu∂n l˝
SË 94 . 201838
gian vùng đô thị theo dạng “nén” cùng với
thực thi mô hình TOD. Có thể tham khảo cấu
trúc nén thay đổi khi so sánh giữa Jakarta và
London. London có mạng lưới MRT và kiểm
soát phát triển chặt chẽ có mật độ dân cư
cao nhưng không quá cao và phân bổ đều
trên không gian lãnh thổ (Xem hình dưới).
Vấn đề là TP.HCM sẽ thay đổi ra sao cùng
với 8 đường metro sau ba thập kỷ nữa từ mô
hình “nén” một cực giống Jakarta hiện tại?
Chúng ta cùng kỳ vọng vào sự thay đổi theo
hướng bền vững hơn.
Nếu đã coi Metro và TOD là xương sống
của sự thay đổi, cần thực hiện nhiều giải
pháp như:
■ Lập quy hoạch đặc thù cho các khu vực
quanh ga Metro để kiểm soát việc cải tạo
chỉnh trang hoặc xây mới theo cơ chế cạnh
tranh. Để vừa “nén”, vừa tạo không gian mở,
sử dụng đất hỗn hợp, khai thác không gian -
đất đai hiệu quả, và giảm cự ly đi lại tại chỗ
và tổng thể, quy hoạch các khu vực này cần
được tổ chức thi để lựa chọn các định mức
hoặc chính sách cải tạo tối ưu, tạo tính cạnh
tranh, và thu nạp các ý kiến của cộng đồng và
xã hội. Từ đó sẽ lựa c