Bàn thêm về mô hình đô thị di sản thông minh của Huế trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Bằng các phương pháp định tính và định lượng, bài viết đã chứng minh rằng Huế không chỉ là một trong những địa phương tiên phong, mà còn được đầu tư để trở thành một trong những đô thị thông minh hoàn chỉnh đầu tiên của Việt Nam trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Mô hình đô thị thông minh của Huế không chỉ đơn thuần dựa trên các thành tựu kỹ thuật và lợi thế công nghệ hiện đại, mà còn là một đô thị di sản với một nền tảng văn hóa đa dạng đậm đà bản sắc dân tộc cũng như một hệ thống di tích lịch sử và giá trị truyền thống được cả thế giới công nhận thuộc hàng nhiều nhất Việt Nam bên cạnh một đô thị xanh-sạch-đẹp mà không phải đô thị nào cũng có thể làm được. Các tiềm năng vốn có và lợi thế sẵn có đó chính là cơ sở để Huế có thể phát triển thành một đô thị di sản thông minh trọng điểm ở khu vực miền Trung theo mô hình tăng trưởng xanh và phát triển bền vững trong thời gian tới.

pdf12 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 339 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bàn thêm về mô hình đô thị di sản thông minh của Huế trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Mậu Hùng. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 3-14 3 Bàn thêm về mô hình đô thị di sản thông minh của Huế trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Nguyễn Mậu Hùng 1* 1Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế *Tác giả liên hệ, Email: nguyenmauhung@quangbinh.edu.vn THÔNG TIN TÓM TẮT Ngày nhận: 25/05/2020 Ngày nhận lại: 21/07/2020 Duyệt đăng: 23/08/2020 Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0, đô thị di sản thông minh, Huế, miền Trung, mô hình Keywords: central region, Hue, Industrial Revolution 4.0, model, smart heritage city Bằng các phương pháp định tính và định lượng, bài viết đã chứng minh rằng Huế không chỉ là một trong những địa phương tiên phong, mà còn được đầu tư để trở thành một trong những đô thị thông minh hoàn chỉnh đầu tiên của Việt Nam trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Mô hình đô thị thông minh của Huế không chỉ đơn thuần dựa trên các thành tựu kỹ thuật và lợi thế công nghệ hiện đại, mà còn là một đô thị di sản với một nền tảng văn hóa đa dạng đậm đà bản sắc dân tộc cũng như một hệ thống di tích lịch sử và giá trị truyền thống được cả thế giới công nhận thuộc hàng nhiều nhất Việt Nam bên cạnh một đô thị xanh-sạch-đẹp mà không phải đô thị nào cũng có thể làm được. Các tiềm năng vốn có và lợi thế sẵn có đó chính là cơ sở để Huế có thể phát triển thành một đô thị di sản thông minh trọng điểm ở khu vực miền Trung theo mô hình tăng trưởng xanh và phát triển bền vững trong thời gian tới. ABSTRACT By qualitative and quantitative methods, the paper proves that Hue is not only one of the pioneering localities, but also invested to become Vietnam’s one of the first completely smart cities in the context of the Industrial Revolution 4.0. Hue’s model of smart city is not solely based on modernly technical achievements and technological advantages, but also a heritage city with a diverse cultural background deeply imbued with national identity as well as a system of historical relics and traditional values recognized by the whole world among the most in Vietnam aside from a green-clean-beautiful city that not all cities are able to have. Those inherent potential and available advantages are the basis for Hue to develop into a key smart heritage city in the Central Region according to the model of green growth and sustainable development in the coming time. 4 Nguyễn Mậu Hùng. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 3-14 1. Giới thiệu Trong bối cảnh của cuộc Cách mạng cộng nghiệp 4.0, nhiều quốc gia phát triển đã chuyển sang chiến lược xây dựng các đô thị thông minh theo định hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Ở Việt Nam, mặc dù đô thị thông minh đang ở giai đoạn thăm dò xét trên phạm vi quốc gia, nhưng ở cấp độ địa phương đã được nhiều thành phố ưu tiên đầu tư phát triển một cách có bài bản và hệ thống. Thành phố Huế của tỉnh Thừa Thiên - Huế chính là một trong số đó, nhưng khác với nhiều đô thị khác trong cả nước Huế không chỉ tập trung phát triển đô thị bền vững thông qua ứng dụng công nghệ kỹ thuật số thông minh, mà còn dựa trên cơ sở hơn 10 năm kinh nghiệm phát triển đã qua Huế sẽ hoàn thiện hệ thống đô thị thông minh kiểu mẫu hoàn chỉnh đầu tiên tại Việt Nam trong vòng 3 năm nữa với hai trụ cột chính là khoa học công nghệ và nguồn lực con người để hướng đến mục tiêu trở thành thành phố của hạnh phúc (Thanh Duong, 2019) trong thời gian tới. Vậy dựa trên cơ sở nào để Huế có thể trở thành một trong những đô thị di sản thông minh đầu tiên của Việt Nam? Vấn đề này đã được báo chí đề cập bằng nhiều hình thức và mức độ khác nhau, nhưng chưa có công trình nào bàn về chiến lược phát triển đô thị thông minh Huế theo mô hình tăng trưởng xanh và phát triển bền vững một cách cụ thể. Chính vì thế, trên cơ sở các phương pháp định tính và định lượng, bài viết bàn thêm một số vấn đề về mô hình đô thị di sản thông minh của Huế hiện nay. 2. Mô hình đô thị di sản thông minh của Huế Cơ sở lý thuyết Đô thị thông minh Mặc dù vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau, nhưng ngời 3 yếu tố cơ bản là công nghệ, con người, và quản trị (Meijer & Bolívar, 2016, pp. 392-408), cần thêm một số yếu tố nữa. Thứ nhất, tổ chức và quản lý đô thị. Một đô thị thông minh phải được quản lý bằng chính quyền điện tử và sử dụng công nghệ thông tin hiện đại (D. K. Ha, 2017a). Một chính quyền điện tử phải có các giải pháp công nghệ nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động và cải thiện tương tác trong quản lý đô thị (Vo, D. K., 2018). Quản trị thông minh là quá trình thu thập dữ liệu và các thông tin có liên quan đến quá trình quản lý các dịch vụ công bằng hệ thống mạng cảm biến tự động để hỗ trợ chính quyền sử dụng hệ thống thông tin đầy đủ và đáng tin cậy trong quá trình hoạch định chính sách và quản trị xã hội (Nguyen, T. H., 2019). Thứ hai, công nghệ và hạ tầng cơ sở. Đô thị thông minh không chỉ là nơi tích hợp những xu hướng công nghệ mới nhất của nhân loại như tự động hóa, học máy, và Internet vạn vật (IoT) (Khai Hoan Chu, 2019), mà hệ thống các dịch vụ công cơ bản và hạ tầng trọng yếu của đô thị thông minh còn được quản lý bởi các công nghệ điện toán thông minh để cung cấp các dịch vụ cơ bản thông minh hơn, liên kết, và hiệu quả hơn. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin chính vì thế là một trong những yếu tố trung tâm đô thị thông minh (Nguyen, T. H., 2019). Thứ ba, kinh tế xanh và thân thiện với môi trường. Là một trong những nhân tố trung tâm của đô thị thông minh (D. K. Ha, 2017a), kinh tế thông minh trước hết phải có sức cạnh tranh (Academy of Managers for Construction and Cities, 2018) dựa trên các giải pháp hợp tác thương mại sáng tạo hiệu quả cũng như thị trường lao động linh hoạt (Vo, D. K., 2018) nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tối đa hóa các nguồn lực kinh tế-xã hội và sinh thái sẵn có (Nguyen, T. H., 2019). Sứ mệnh quan trọng nhất của đô thị thông minh là tối ưu hóa các chức năng công để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống cộng đồng bằng các công nghệ thông minh để cung cấp dịch vụ cho người dân với chi phí thấp nhất có thể (Khai Hoan Chu, 2019). Thứ tư, dân cư thông minh. Chủ thể của đô thị thông minh là những công dân hiện đại, có khả năng tham gia giám sát chính quyền, và thậm chí phối hợp hỗ trợ quản lý đô thị (D. K. Ha, 2017a) bằng các công nghệ thông minh. Để xây dựng đô thị thông minh chính vì thế cần có cư dân Nguyễn Mậu Hùng. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 3-14 5 thông minh cả về nhân lực lẫn năng lực (Academy of Managers for Construction and Cities, 2018). Điều đó có nghĩa là xây dựng đô thị thông minh không chỉ áp dụng các sản phẩm công nghệ thông minh vào trong quá trình hoạt động của chính quyền, mà quan trọng hơn là phải xây dựng cho bằng được các cộng đồng dân cư văn minh (Nguyen, H. A., 2019). Những giá trị của một thành phố thông minh dựa trên chất lượng công nghệ mà con người ở đó lựa chọn, chứ không chỉ phụ thuộc vào việc có bao nhiêu công nghệ được sử dụng (Khai Hoan Chu, 2019). Thứ năm, môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Một trong những tiện ích cốt lỏi của đô thị thông minh là sử dụng các thành tựu công nghệ hiện đại để phát triển bền vững, quản lý các nguồn lực tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả, và hạn chế đến mức tối đa có thể các tác động tiêu cực môi trường tự nhiên (D. K. Ha, 2017a) đối với cuộc sống con người. Một đô thị thông mình chính vì thế phải được xây dựng trong một môi trường thông minh gồm hai yếu tố: môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (Academy of Managers for Construction and Cities, 2018). Môi trường thông minh chính vì thế phải tiêu thụ các nguồn năng lượng sạch có khả năng tái tạo và sử dụng công nghệ sạch để hạn chế tiêu thụ nhiên liệu thô, giám sát ô nhiễm môi trường, xử lý chất thải hiệu quả, trong khi các các công trình thông minh tiêu thụ năng lượng ít nhất có thể (Vo, D. K., 2018). Đô thị thông minh vì thế không chỉ phải tiết kiệm năng lượng (Khai Hoan Chu, 2019), mà còn phải sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả và sử dụng công nghệ làm nền tảng cho phát triển bền vững (Nguyen, H. A., 2019). Tóm lại, một đô thị thông minh có thể được đánh giá bằng nhiều góc độ khác nhau, nhưng không thể thiếu các yếu tố quản trị thông minh, kinh thế xanh, cư dân thông minh, công nghệ thông minh, và môi trường bền vững. Đây là một xu hướng phát triển rất đáng chú ý trên thế giới hiện nay. Ở Việt Nam, mặc dù đô thị thông minh vẫn đang trong giai đoạn thăm dò xét về tổng thể, nhưng cũng đã có một số địa phương triển khai thực hiện được nhiều công đoạn quan trọng. Trong bối cảnh đó, việc hạ tầng kỹ thuật chưa theo kịp tốc độ đô thị hóa, năng lực quản trị quốc gia và xây dựng chiến lược còn hạn chế, và năng lực công nghệ còn yếu là những yếu tố làm cho đô thị thông minh chưa được phát triển rộng khắp ở Việt Nam, nhưng thiếu các tiêu chí xây dựng thành phố thông minh rõ ràng cũng là một trở lực không nhỏ (D. K. Ha, 2017c) cho quá trình phát triển đô thị thông minh ở Việt Nam trong thời gian tới. Cơ sở thực tế để phát triển đô thị di sản thông minh của Huế Mặc dù Huế đang sở hữu nhiều cơ hội khách quan và điều kiện chủ quan cũng như nguồn lực sẵn có để xây dựng thành công mô hình đô thị di sản thông minh của riêng mình, nhưng tiềm năng và nổi trội nhất là các lợi thế cụ thể như sau: Một là là trên phương diện lịch sử. Huế không chỉ là chốn đế đô của triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam, mà còn là một trong những trung tâm chính trị quan trọng nhất của Việt Nam thời cận hiện đại. Năm 1945, những sự kiện quan trọng và đáng quan tâm nhất trong Cách mạng tháng Tám là việc giành chính quyền ở Hà Nội, Huế, và Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó sự kiện được nhiều người chú ý nhất là lễ thoái vị của Bảo Đại ngày 30 tháng 8 năm 1945. Đó chính là một trong những diễn biến có tính chất bước ngoặt không chỉ đối với sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945, mà còn là cả tiến trình lịch sử Việt Nam cận hiện đại. Đến thời kháng chiến chống Mỹ, Huế cũng là một trong những trung tâm chính trị và đô thị quan trọng hàng đầu của miền Nam Việt Nam trên rất nhiều phương diện. Với tư cách là đô thị lớn nhất ở phía Bắc, Huế được Sài Gòn hết sức quan tâm và sẵn sàng đầu tư tối đa trong khả năng có thể để làm đối trọng với miền Bắc. Hiện nay Thừa Thiên - Huế là một trong những địa phương sở hữu hệ thống di tích lịch sử và di sản văn hóa thế giới nhiều nhất cả nước. Cố đô Huế hiện có 7 di sản thế giới được UNESCO công nhận, trong đó có 5 di sản thuộc triều đại nhà Nguyễn, đủ cả 3 loại hình: vật thể, phi vật thể, và di sản tư liệu (Le, H., 2019). Xứ sở của di sản 6 Nguyễn Mậu Hùng. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 3-14 (Huu Phuong, 2016) này đang triển khai xây dựng thành phố di sản quốc gia đầu tiên của Việt Nam (Phuc Dat, 2020). Đây cũng là lợi thế để tỉnh Thừa Thiên - Huế xây dựng và phát triển trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy các giá trị di sản cố đô với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, và thân thiện với môi trường theo hướng đô thị thông minh (Le, H., 2019), kinh tế xanh, và phát triển bền vững. Một đô thị thông minh cần một tầm nhìn chiến lược dài hạn để thực hiện trong một khoảng thời gian dài (D. K. Ha, 2017c). Xét trên phương diện này, Huế hội tụ đầy đủ các yếu tố cần thiết vê mặt lịch sử để trở thành một đô thị thông minh với các đặc trưng di sản riêng có không thể trộn lẫn và thành phố trực thuộc trung ương của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Phuc Dat, 2020). Hai là trên khía cạnh vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên. Thừa Thiên - Huế là địa bàn kết nối và chuyển tiếp quan trọng trong chiến lược phát triển lâu dài của khu vực kinh tế trọng điểm niềm Trung. Nằm ở vị trí trung độ trên trục giao lưu Bắc-Nam huyết mạch, trung tâm của con đường di sản miền Trung, và hành làng kinh tế xuyên Á (Đông-Tây), Huế có điều kiện thuận lợi để thiết lập các mối quan hệ trực tiếp với nhiều đối tác chiến lược cả trong lẫn ngoài nước (Địa chí Thừa Thiên Huế, 2005). Chính vị trí địa lý trung tâm và vai trò văn hóa-chính trị trọng yếu này không chỉ làm cho Huế trở nên nổi bật ở miền Trung, mà còn trở thành một cầu nối quan trọng trong trục phát triển xuyên quốc gia (Huefestival.com, 2008). Bên cạnh đó, ngoài một hệ thống tài nguyên thiên nhiên mà về cơ bản địa phương nào cũng có, Huế là vùng đất đang sở hữu nhiều di sản tự nhiên độc đáo và có giá trị nhiều mặt không chỉ Việt Nam mà còn cả khu vực Đông Nam Á như sông Hương, đầm phá Tam Giang, vịnh Lăng Cô-Chân Mây, rừng quốc gia Bạch Mã (Le, H., 2019). Huế không chỉ là một trong số ít thành phố của Việt Nam hiện nay vẫn giữ được hệ thống cây xanh cổ thụ trên các đường phố (Vo, T., 2019), mà còn là đô thị có nhiều cây xanh (PV, 2011) và mật độ cây xanh cao nhất cả nước với hơn 64.000 cây (Vo, T., 2019). Từ ngày 20 tháng 1 năm 2019 đến nay, Thừa Thiên - Huế là một trong những địa phương hiếm hoi duy nhất trong cả nước vẫn duy trì được phong trào Ngày chủ nhật xanh để bảo vệ môi trường (Van Dinh, 2019) theo mô hình: Huế - thành phố bốn mùa hoa, Dòng Hương trong xanh, Tuyến đường sáng - xanh - sạch - đẹp - trật tự trị an. Với hệ thống cây xanh dày đặc và những nỗ lực liên tục như vậy, tháng 6 năm 2016, Huế là thành phố đầu tiên của Việt Nam được Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF) vinh danh là Thành phố xanh quốc gia (Vo, T., 2019). Ngày 15 tháng 01 năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế đã ban hành Quyết định Số: 154/QĐ-UBND về Bộ tiêu chí đánh giá Xanh - Sạch - Sáng cấp phường và Bộ tiêu chí đánh giá Xanh - Sạch - Sáng cấp xã của tỉnh. Việc xây dựng Huế trở thành đô thị thông minh trọng điểm quốc gia chính vì thế hoàn toàn dựa trên cơ sở cảnh quan tự nhiên phong phú, tài nguyên thiên nhiên đa dạng, vị trí địa lý chiến lược (Le, H., 2019). Ba là quy mô vừa phải của một đô thị thông minh theo phương châm tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Một trong những tiêu chí quan trọng nhất của đô thị thông minh là khả năng tương tác của chính quyền thành phố để giải quyết và đáp ứng tốt nhất có thể các nhu cầu thiết yếu của người dân bằng các giải pháp công nghệ thân thiện với môi trường, vì các đô thị thông minh thường là các khu vực đô thị nhỏ và vừa (Nguyen, T. H., 2019). Chính vì thế, trong tổng số 805 đô thị của Việt Nam tính đến tháng 4 năm 2017, chỉ khoảng 70 đô thị có tiềm năng phát triển đô thị thông minh (Academy of Managers for Construction and Cities, 2018). Đối với các thành phố có diện tích quá lớn và dân số quá đông như New Delhi (Ấn Độ) hay Jakarta (Indonesia), việc thực hiện mục tiêu trở thành thành phố thông minh tổng thể hoàn toàn là phi thực tế. Chính vì thế, các đô thị đặc biệt này của thế giới thường được khuyến nghị chỉ nên tập trung lựa chọn một vài lĩnh vực cơ bản, thiết yếu, và có thể làm được như giao thông, du lịch, y tế, môi trường để triển khai dần trong từng khu vực như ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm (D. K. Ha, 2017c), Mexico (Mexico), Sao Paulo (Brazil), và Thượng Hải (Trung Quốc) đã làm (Academy of Managers for Construction Nguyễn Mậu Hùng. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 3-14 7 and Cities, 2018). Thậm chí các thành phố trung bình khá của Việt Nam như Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng, Bình Dương cũng được khuyến nghị cân nhắc lĩnh vực và quy mô đầu tư. Trong bối cảnh đó, Vinh, Huế, Nha Trang, Đà Lạtthường có sự kết nối cộng đồng cao và thân thiện với môi trường hơn, nên có thể triển khai đồng loạt cho toàn bộ thành phố (D. K. Ha, 2017c). Hiện nay thành phố Huế là một trong 23 đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh của Việt Nam (Le, N., 2019) với diện tích 70,67 km2 và dân số 354.124 người năm 2015 (Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế, 2019). Nếu thành phố Huế được mở rộng thêm 5 lần nữa với khoảng 348km2, thì dân số của đô thị này cũng mới chỉ 1 triệu người vào năm 2030 (Van Dinh, 2020a). Đây là quy mô vừa phải của một đô thị di sản thông minh với mô hình tăng trưởng xanh và phát triển bền vững khi nó không quá lớn đến mức hỗn độn, nhưng cũng không quá nhỏ đến mức không đủ tiềm lực để triển khai đô thị thông minh. Bốn là tiềm lực sẵn có của một trong những trung tâm giáo dục và đào tạo, dịch vụ y tế, và tham quan du lịch hàng đầu của cả nước. Huế là một vùng đất có truyền thống hiếu học, một trung tâm văn hóa, khoa học, giáo dục lớn, nơi quy tụ nhiều nhân tài đất Việt từ thời nhà Nguyễn. Ngày nay, Huế trở thành một trong những trung tâm đào tạo đại học và nghiên cứu khoa học lớn nhất miền Trung (Địa chí Thừa Thiên Huế, 2005). Đội ngũ trí thức tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng với nhiều chuyên ngành đào tạo đa dạng. Số lượng trí thức có học hàm và học vị cao của Thừa Thiên - Huế xếp thứ ba trong cả nước. Tính đến tháng 4 năm 2018, tỉnh Thừa Thiên Huế có hơn 4 vạn người có trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên. Trong số này, có 18 giáo sư, 268 phó giáo sư và 802 tiến sĩ, 164 nhà giáo nhân dân và nhà giáo ưu tú, 12 thầy thuốc nhân dân và 192 thầy thuốc ưu tú, 03 nghệ sỹ nhân dân và 26 nghệ sĩ ưu tú (Dac Phuong, 2018). Trong khi Đại học Huế là một trong những đại học trọng điểm quốc gia, thì Bệnh viện Trung ương Huế là một trong những cơ sở khám chữa bệnh chất lượng và uy tín hàng đầu Việt Nam. Hiện nay Huế cũng là nơi đóng trụ sở của nhiều cơ quan đại diện của trung ương cho khu vực miền Trung. Chính vì thế, Thừa Thiên - Huế hiện nay sở hữu một đội ngũ chuyên gia công nghệ đủ sức giải quyết được nhiều vấn đề cấp bách và cần thiết cho quá trình xây dựng đô thị thông minh. Tuy nhiên, một trong những đặc thù cơ bản nhất của đô thị thông minh là hướng tới khai thác những thế mạnh về văn hóa và lịch sử sẵn có của địa phương. Điều đó có nghĩa là đô thị thông minh phải đem những ứng dụng thông minh vào quản lý để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, nhưng đồng thời cũng phải nâng cao giá trị của các di tích lịch sử và di sản văn hóa của vùng đất Huế (Tran, Q., 2019). Trong thực tế, Huế cũng đã được thừa nhận là Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam, Thành phố văn hóa ASEAN, và Thành phố Xanh quốc gia. Dựa trên cơ sở đó, Nghị quyết 54 - NQ/TW của Bộ Chính trị đã xác định sẽ xây dựng Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương dựa trên nền tảng của các giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa địa phương, thân thiện với môi trường và mô hình đô thị thông minh phát triển bền vững, mũi nhọn kinh tế du lịch, đột phá công nghệ thông tin và truyền thông, và nền tảng nông nghiệp công nghệ cao. Tất cả đều chứng minh rằng Huế đang hội tụ đầy đủ các nền tảng quan trọng nhất (Le, H., 2019) để phát triển theo hướng đô thị di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, và thân thiện với môi trường (Van Dinh, 2020b). Năm là Huế đã có kinh nghiệm trong việc triển khai chiến lược phát triển đô thị thông minh, được chuẩn bị chu đáo, có quyết tâm cao, phù hợp với nhu cầu của thực tiễn cuộc sống, và nhận được sự ủng hộ rộng rãi của người dân. Nếu đô thị thông minh là một thành phố sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để tăng hiệu quả hoạt động và chia sẻ thông tin đến công chúng nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ của chính quyền và nâng cao khả năng hưởng thụ các phúc lợi tiện ích đối với người dân (Khai Hoan Chu, 2019), thì Huế đã và đang trên đường trở thành thành phố truyền thông thông minh đầu tiên tại Việt Nam. Thực tế cho thấy Huế đã có ý tưởng phát triển đô thị thông minh và chương trình xây dựng chính quyền điện tử từ hơn 10 năm trước. Hiện nay, 8 Nguyễn Mậu Hùng. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 3-14 phạm vi hoạt động của chính quyền điện tử được mở rộng hơn, nên các vấn đề xử lý cũng nhiều hơn và sát với thực tiễn cuộc sống người dân hơn. Ở Huế, mặc dù n
Tài liệu liên quan