Thấy gì từ 14 lần phá sản của Richard Branson

Có vô số lần các doanh nghiệp của Branson rơi vào bờ vực phá sản. Rất nhiều lần ông cố gắng cứu vãn các doanh nghiệp bằng cách xem xét vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau Kể từ khi bắt đầu mở doanh nghiệp đầu tiên của mình vào năm 1966, Richard Branson đã tăng số doanh nghiệp với thương hiệu Virgin của mình lên tới con số xấp xỉ 100. Cái tên Virgin xuất hiện trong nhiều lĩnh vực, từ hãng hàng không cho tới rượu và nước giải khát hay thậm chí là đồ lót. Dĩ nhiên là để đạt tới thành công này ông đã vượt qua không ít trở ngại. Và để vượt qua muôn vàn khó khăn trong thương trường này, chắc hẳn ông phải có những tuyệt chiêu "không đụng hàng". Trên thực tế, có vô số lần các doanh nghiệp của Branson rơi vào bờ vực phá sản. Rất nhiều lần ông cố gắng cứu vãn các doanh nghiệp bằng cách xem xét vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau. Đặc biệt, sau mỗi lần gục ngã, Branson đều thừa nhận những sai lầm và học hỏi những kỹ năng thiết yếu của một doanh nhân: "Ngay từ khi tôi còn nhỏ, mẹ tôi đã luôn khuyên tôi không nên dành nhiều thời gian hối tiếc quá khứ. Tôi cố gắng áp dụng nguyên tắc này đối với các doanh nghiệp của mình. Trong những năm qua, tôi cũng như đội ngũ nhân viên của Virgin chưa bao giờ chịu buông xuôi trước bất kỳ sai lầm, thất bại hay rủi ro nào. Thay vào đó, chúng tôi cố gắng để tìm kiếm cơ hội, để xem liệu chúng tôi có thể tận dụng một khoảng trống khác trên thị trường hay không. Và trên hết, "cơ hội kinh doanh cũng luôn đến và đi giống như những chiếc xe buýt vậy", Branson chia sẻ.

pdf11 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 23/06/2022 | Lượt xem: 239 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thấy gì từ 14 lần phá sản của Richard Branson, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thấy gì từ 14 lần phá sản của Richard Branson Có vô số lần các doanh nghiệp của Branson rơi vào bờ vực phá sản. Rất nhiều lần ông cố gắng cứu vãn các doanh nghiệp bằng cách xem xét vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau Kể từ khi bắt đầu mở doanh nghiệp đầu tiên của mình vào năm 1966, Richard Branson đã tăng số doanh nghiệp với thương hiệu Virgin của mình lên tới con số xấp xỉ 100. Cái tên Virgin xuất hiện trong nhiều lĩnh vực, từ hãng hàng không cho tới rượu và nước giải khát hay thậm chí là đồ lót. Dĩ nhiên là để đạt tới thành công này ông đã vượt qua không ít trở ngại. Và để vượt qua muôn vàn khó khăn trong thương trường này, chắc hẳn ông phải có những tuyệt chiêu "không đụng hàng". Trên thực tế, có vô số lần các doanh nghiệp của Branson rơi vào bờ vực phá sản. Rất nhiều lần ông cố gắng cứu vãn các doanh nghiệp bằng cách xem xét vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau. Đặc biệt, sau mỗi lần gục ngã, Branson đều thừa nhận những sai lầm và học hỏi những kỹ năng thiết yếu của một doanh nhân: "Ngay từ khi tôi còn nhỏ, mẹ tôi đã luôn khuyên tôi không nên dành nhiều thời gian hối tiếc quá khứ. Tôi cố gắng áp dụng nguyên tắc này đối với các doanh nghiệp của mình. Trong những năm qua, tôi cũng như đội ngũ nhân viên của Virgin chưa bao giờ chịu buông xuôi trước bất kỳ sai lầm, thất bại hay rủi ro nào. Thay vào đó, chúng tôi cố gắng để tìm kiếm cơ hội, để xem liệu chúng tôi có thể tận dụng một khoảng trống khác trên thị trường hay không. Và trên hết, "cơ hội kinh doanh cũng luôn đến và đi giống như những chiếc xe buýt vậy", Branson chia sẻ. Tạp chí sinh viên: Branson đã bỏ học từ năm 16 tuổi để cho ra đời tạp chí có tên Sinh viên "Hồi đó, trên toàn nước Anh chưa hề có một một tạp chí nào do sinh viên làm ra và dành cho sinh viên. Vả lại, tôi vốn không thích cách tôi được dạy dỗ ở trường. Tôi không hài lòng với những gì đang diễn ra trên thế giới, và tôi muốn tạo lập cuộc sống theo cách của mình", ông chia sẻ với Tạp chí Kinh doanh 2.0. Tuy nhiên, tạp chí này không đạt được thành công như ông kỳ vọng, do đó, ông bắt đầu chuyển qua quảng bá cho doanh nghiệp thu âm nhận đặt hàng qua thư điện tử. Và công việc kinh doanh này khấm khá đến nỗi ông ngưng hẳn việc xuất bản tạp chí và mở hãng thu âm của riêng mình với cái tên Virgin. Virgin Cola: Lần mở rộng thương hiệu lớn trong năm 1994 Virgin Cola được coi là thất bại “nổi tiếng” nhất của Virgin, mà cũng là thất bại mà Branson “thích” nhất. "Tôi lái xe vào Quảng trường Thời đại và giới thiệu loại nước uống với hình dáng của nữ diễn viên gợi cảm Pamela Anderson", ông viết trên blog. "Lĩnh vực kinh doanh này đã dạy tôi không nên đánh giá thấp sức mạnh của các nhà sản xuất nước ngọt hàng đầu thế giới, không nên hy vọng rằng các công ty lớn sẽ ngủ quên trên chiến thắng. Tôi sẽ không bao giờ vấp phải sai lầm như vậy nữa”. Virgin Vodka: một phần của Virgin Drinks (cũng được thành lập năm 1994) Cũng giống như Virgin Cola, Virgin Vodka cũng đạt những thành công thương mại nhất định. Ngoài ra, Virgin Drinks còn có những sản phẩm khác như Rượu Nho Virgin, nước tăng lực Virgin, và Virgin Ooze (một loại đồ uống có ga). Tuy nhiên, thương hiệu này cũng không vượt qua những đối thủ đáng gườm để khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Virgin Brides: Kinh doanh áo cưới cũng không mấy thành công Năm 1996, Virgin Brides đã có một số chia nhánh trên toàn nước Anh. Hào hứng với lĩnh vực kinh doanh này, để ra mắt cửa hàng, Branson đã đích thân cạo râu và mặc một bộ vest của chú rể. Tuy nhiên, chuỗi cửa hàng áo cưới này không trụ được lâu. Đến tháng 12 năm 2007, Virgin Brides chính thức đóng cửa bởi không thể tìm kiếm khách hàng trong lĩnh vực cạnh tranh đầy khốc liệt này. Virgin Vie: Kinh doanh mỹ phẩm, bắt đầu vào năm 1997 Virgin Vie là dòng mỹ phẩm được bán trực tuyến, trong các cửa hàng của Virgin, và các đại lý. Sau khi những cửa hàng này đóng cửa do doanh số quá thấp, thương hiệu lại tập trung vào bán hàng trực tiếp và trở thành “Virgin Vie” tại gia. Branson ra mắt bộ sưu tập quần áo Virgin trong năm 1998 Quần áo Virgin là một dòng sản phẩm dành cho cả nam và nữ giới trong độ tuổi từ 18 tới 35 tuổi với quần áo, giày dép và các phụ kiện. Tuy nhiên, thương hiệu này chỉ phổ biến tại Vương quốc Anh. Virgin đã đầu tư thuê đại lý quảng cáo Saatchi & Saatchi để quảng bá cho thương hiệu này. Nhưng cuối cùng, giống như nhiều lĩnh vực khác, Virgin Clothing cũng buộc phải “khai tử” vào năm 2000 do thua lỗ nặng. Ô tô Virgin: Branson đã có máy bay và tàu hỏa, và bây giờ là ô tô Ô tô Virgin là một nhà bán lẻ ô tô trên Internet, được ra mắt vào tháng 5 năm 2000. Thoạt đầu, Branson dự đoán rằng công ty sẽ bán được 24.000 xe trong năm đầu tiên. Tuy vậy, đến tháng 10 năm 2000, công ty đã bán chỉ được vỏn vẹn 2.000 chiếc. Đến năm 2003, tổng số xe ôtô bán được trên trang web chỉ đạt con số 12.000. Năm 2005, công ty chính thức đóng cửa. Năm 2003, Branson thành lập Virginware với mong muốn nó sẽ trở thành một Victoria Secret thứ hai Từ năm 2003 đến năm 2004, Virginware mở rộng nhanh chóng từ bán hàng qua internet đến thành lập 30 cửa hàng bán lẻ, trong đó có một cửa hàng hàng lớn gần Carnaby Street ở London. Tuy nhiên, tháng 4 năm 2005, thương hiệu này rơi vào khủng hoảng. Đến tháng bảy, Virginware thực hiện giao dịch cuối cùng: bán 35.000 bộ đồ lót. Virgin Megastore cuối cùng tại New York đóng cửa trong năm 2009 Virgin Megastores là doanh nghiệp tồn tại trên thị trường lâu hơn nhiều doanh nghiệp của Virgin. Mở cửa vào năm 1992, các cửa hàng này chỉ đóng cửa trước tác động của thị trường âm nhạc kỹ thuật số trong năm 2009. Tuy vậy, Richard Branson đã thừa nhận rằng ông có thể duy trì được Megastores trong thời gian khá dài: "... Tôi đã đầu tư cho doanh nghiệp này khá nhiều tiền. Tôi đã lo lắng về việc mất đi vị thế là cửa hàng hàng đầu ở Times Square và Oxford Street bởi Measores đã giúp nhiều người biết đến Virgin và nó có mối liên kết nhất định với những doanh nghiệp khác của Virgin trong quá khứ". Đã từng có một công ty kinh doanh hoa mang thương hiệu Virgin Flowers tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn Có nhiều bí ẩn vây quanh số phận hẩm hiu của công việc kinh doanh mạo hiểm ít lợi nhuận này của Branson. Chúng tôi không thể tìm được bất cứ hồ sơ nào về thời gian thành lập công ty Virgin Flowers, nhưng có nhiều bài báo đề cập tới công ty này. Nếu công ty này đã từng tồn tại tại một thời điểm nào đó thì chắc hẳn Virgin đã đóng cửa hoặc là đã bán nó đi bởi vì nó không hiện diện trong danh sách các công ty con trên website của tập đoàn Virgin. Branson đã cố gắng cạnh tranh với Apple ... và ông thất bại Virgin Pulse và Virgin Digital là câu trả lời của Branson đối với sự xuất hiện của iPod và iTunes. "Công ty này được thành lập vào năm 2004 và tồn tại được khoảng một năm, sau khi không thể lay chuyển được các thương hiệu lớn. Máy nghe nhạc iPod và iTunes của Apple quá thịnh hành khiến cho thiết bị của Virgin dường như chưa từng xuất hiện trên thị trường", ông đã viết. Không phải tất cả các hãng hàng không Virgin đều có kết cục tốt đẹp như Virgin Atlantic • Hoạt động tại Brussels, hãng hàng không giá rẻ Virgin Express ra mắt trong năm 1996 để cạnh tranh với EasyJet. Sau khi thua lỗ, Virgin Expess bị đóng cửa vào năm 2006 và được bán lại cho Brussels Airline. • Virgin Charter được khai trương trong năm 2007 với mục đích bán những chuyến bay trống (các chuyến bay lượt về sau khi đưa hành khách đến đích của họ). Không may mắn, suy thoái kinh tế ảnh hưởng tới toàn bộ ngành công nghiệp máy bay tư nhân và Virgin Charter đóng cửa trong năm 2009. "Virgin Facebook": Virgin đã cho ra mắt một mạng xã hội vào năm 2000 . . . chỉ là chúng tôi đã chưa sẵn sàng VirginStudent là một cộng đồng mạng ra đời năm 2000. Thời điểm đó, nó không được gọi là một mạng xã hội, nhưng nếu bạn nhìn vào các trang lưu trữ củaVirginStudent, bạn sẽ thấy rằng nó có giao diện của giống như Facebook – hồ sơ, album ảnh, kết bạn, các nhóm và tin nhắn. Và VirginStudent đã đạt được thành công nhất định: thu hút được hàng trăm hàng nghìn thành viên trước khi đóng cửa trong năm 2005, sau khi một loạt các sự cố về kỹ thuật. Chúng tôi đoán rằng thành công của MySpace cũng là một nguyên nhân tác động đến số phận của VirginStudent. Richard Branson đã từng muốn tham gia chương trình xổ số quốc gia của UK, nhưng đã 2 lần thất bại trong việc xin cấp phép Nhà báo Tom Bauer của tờ báo The Guardian đã từng viết rằng nếu có giấy phép tham gia chương trình xổ số quốc gia của Anh, Branson sẽ có được “lượng tiền mặt khổng lồ từ các loại phí quản lý và thương hiệu Virgin cũng được hiệp hội này quảng cáo miễn phí lâu dài " . Branson đã đăng ký xin được cấp phép hai lần. Lần thứ nhất là vào năm 1994 và lần thứ hai là vào năm 2000. Sau khi Branson giành thắng lợi năm 2000, đối thủ của ông đã kiện ủy viên hội đồng phụ trách cấp giấy phép này ra tòa vì đã sai phạm trong quá trình lựa chọn Branson. Vị ủy viên hội đồng nói trên đã bị buộc phải từ chức và cuộc thi được tổ chức lại. Lần này, Branson đã thất bại. Dù đã thề là không bao giờ xin giấy phép này nữa nhưng theo nhà báo Bauer, Branson đã bắt đầu tiến hành các cuộc thương thảo đầu tiên với người lãnh đạo của hiệp hội này để tham gia xin cấp phép lần thứ ba.