Thị trường chứng khoán - Chương III: Sở giao dịch chứng khoán
CHƯƠNG III. SỞ GIAO DỊCH CK 1. Khái niệm SGDCK 2. Chức năng SGDCK 3. Các hình thức sở hữu SGDCK 4. Tổ chức và hoạt động của SGDCK 5. Thành viên của SGDCK 6. Niêm yết chứng khoán tại SGDCK
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thị trường chứng khoán - Chương III: Sở giao dịch chứng khoán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.CHƯƠNG III
SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
CHƯƠNG III. SỞ GIAO DỊCH CK
1. Khái niệm SGDCK
2. Chức năng SGDCK
3. Các hình thức sở hữu SGDCK
4. Tổ chức và hoạt động của SGDCK
5. Thành viên của SGDCK
6. Niêm yết chứng khoán tại SGDCK
1. Khái niệm SGDCK
SGDCK là thị trường GDCK được thực hiện tại một
điểm tập trung gọi là sàn giao dịch (trading floor)
hoặc thông qua hệ thống máy tính. Các CK được
niêm yết giao dịch tại SGDCK là CK đáp ứng các
tiêu chuẩn niêm yết.
SGDCK hiểu một cách đơn giản là một địa điểm
họp chợ có tổ chức, tại đó các CK niêm yết được
các thành viên giao dịch theo những quy định
nhất định về phương thức giao dịch, thời gian và
địa điểm cụ thể.
SGDCK là một tổ chức có tư cách pháp nhân được
thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Chức năng SGDCK
Thiết lập một thị trường giao dịch CK có tổ chức,
vận hành liên tục với các CK được chọn lựa.
Chức năng xác định giá cả công bằng thông qua
việc đấu giá cụ thể (thông qua việc thực hiện
khớp các lệnh mua và các lệnh bán để cho ra giá
tốt nhất).
Làm tăng tính thanh khoản và khả mại cho các CK
→ các NĐT có thể dễ dàng mua hoặc bán CK niêm
yết một cách nhanh chóng.
Tạo ra một thị trường tự do, cởi mở và công bằng.
Đưa ra các báo cáo một cách chính xác và liên tục
về các CK, hình hình hoạt động của các tổ chức
niêm yết, các CTCK.
3. Các hình thức sở hữu SGDCK
◙ Hình thức sở hữu thành viên
◙ Hình thức công ty cổ phần
◙ Hình thức sở hữu nhà nước
◙ Hình thức sở hữu thành viên
SGDCK do các thành viên là CTCK sở hữu,
được tổ chức dưới hình thức CTTNHH, có hội
đồng quản trị do các CTCK thành viên bầu ra
theo từng nhiệm kỳ.
Mô hình này có ưu điểm là thành viên vừa là
người tham gia giao dịch, vừa là người quản
lý nên chi phí thấp dễ ứng phó với tình hình
thay đổi của thị trường.
Các TTCK Hàn Quốc, NewYork, Tokyo, Thái
Lan được tổ chức theo mô hình này.
◙ Hình thức công ty cổ phần
SGDCK được tổ chức dưới dạng CTCP do các
CTCK thành viên, ngân hàng, công ty tài
chính, bảo hiểm tham gia sở hữu với tư cách
cổ đông.
Tổ chức và hoạt động theo luật công ty và
hướng tới mục tiêu là lợi nhuận.
Các TTCK ở Đức, Anh, Hồng Kông được tổ
chức theo mô hình này.
◙ Hình thức sở hữu nhà nước
SGDCK được chính phủ hoặc một cơ quan của
chính phủ đứng ra thành lập, quản lý và sở
hữu một phần hay toàn bộ vốn của SGDCK.
Ưu điểm là không vì mục tiêu lợi nhận, bảo vệ
quyền lợi cho nhà đầu tư. Can thiệp kịp thời
giữ cho thị trường hoạt động ổn định lành
mạnh.
Hạn chế là thiếu tính độc lập, cứng nhắc, chi
phí lớn, kém hiệu quả.
Mô hình tổ chức này thường được các nước có
TTCK mới thành lập lựa chọn, trong đó có Việt
Nam.
4. Tổ chức và hoạt động của SGDCK
.
Đại hội cổ đông
(Hội đồng th/viên)
Hội đồng quản trị
Ban giám đốc
Các phòng c/năng
Phòng
kế toán
kiểm toán
Phòng
Th/viên
Phòng
niêm yết
Phòng
giao dịch
Phòng
giám sát
Phòng
n/cứu
phát triển
Phòng
c/nghệ
tin học
Văn
phòng
4. Tổ chức và hoạt động của SGDCK(tt)
Hội đồng quản trị
Ban giám đốc điều hành
Các tiểu ban hỗ trợ
Các phòng ban của SGDCK
Hội đồng quản trị
Đình chỉ và rút giấy phép thành viên.
Chấp thuận, đình chỉ và hủy bỏ việc niêm yết
CK.
Chấp thuận kế hoạch và ngân sách hàng năm
của SGDCK.
Ban hành và sửa đổi các quy chế hoạt động
của SGDCK.
Giám sát hoạt động của thành viên.
Xử phạt các hành vi vi phạm quy chế của
SGDCK.
Có thể trao một số quyền cho Tổng giám đốc
SGDCK để điều hành công việc kịp thời.
Hội đồng quản trị(tt)
Thành viên HĐQT: Được bày tỏ ý kiến của
mình tại HĐQT.
Bầu chọn thành viên HĐQT: thông thường
nhiệm kỳ của chủ tịch và các ủy viên là gián
đốc điều hành có thời hạn từ 3 – 4 năm, còn
các đại diện công ty công chứng có thời hạn ít
hơn.
Ban giám đốc điều hành
Đứng đầu là Tổng giám đốc và các Phó Tổng
giám đốc điều hành phụ trách các lĩnh vực
khác nhau.
Chịu trách nhiệm về hoạt động của SGDCK,
giám sát hành vi giao dịch của các thành viên,
dự thảo các quy định và quy chế của SGDCK.
Các tiểu ban hỗ trợ
Có chức năng tư vấn, hỗ trợ cho HĐQT và Ban
giám đốc điều hành trên cơ sở đưa ra các ý
kiến đề xuất thuộc lĩnh vực của mình nghiên
cứu.
Các phòng ban của SGDCK
◙ Tùy theo công việc hoạt động của SGDCK mà chia
thành nhóm hay các bộ phận khác nhau sao cho đạt
được hiệu quả tối ưu.
◙ Thị trường được xây dựng tên cơ sở 3 khối công việc
sau:
Các phòng chuyên môn:
Phòng giao dịch
Phòng niêm yết
Phòng thành viên
Các phòng phụ trợ:
Phòng kế hoạch và nghiên cứu
Phòng hệ thống điện toán
Phòng tổng hợp – đối ngoại
Các phòng về kiểm soát và thư ký.
5. Thành viên của SGDCK
Khái niệm
Phân loại thành viên
Tiêu chuẩn thành viên
Quyền và nghĩa vụ của thành viên
Khái niệm
SGDCK có các thành viên giao dịch là các nhà môi giới
hưởng hoa hồng hoặc các nhà kinh doanh chứng
khoán.
Để trở thành thành viên SGDCK thì các thể nhân hoặc
pháp nhân phải đáp ứng được các chuẩn mức do
SGDCK quy định, nhằm đảm bảo quyền lợi cho khách
hàng và duy trì một thị trường hoạt động công bằng,
hiệu quả.
Ở Việt Nam, người môi giới CK không hoạt động với tư
cách cá nhân mà thành lập CTCK, cho nên thành viên
của SGDCK VN chính là CTCK.
Các CTCK được UBCKNN cấp giấy phép hoạt động và
xin đăng ký làm thành viên của SGDCK.
Phân loại thành viên
Phân loại theo quyền của thành viên:
Thành viên chính và thành viên đặc biệt
Phân loại theo chức năng:
Thành viên là các chuyên gia thị trường, nhà
môi giới của công ty thành viên, nhà môi giới
độc lập, nhà tạo lập thị trường và người giao
dịch cạnh tranh.
Phân loại theo quốc tịch:
Thành viên trong nước và thành viên nước
ngoài.
SGDCK Nhật Bản có các thành viên
Thành viên thường là thành viên giao dịch với
tư cách là môi giới đại lý và tự doanh.
Thành viên là Saitori là thành viên hoạt động
với tư cách là người tạo lập thị trường qua hệ
thống khớp lệnh.
SGDCK NewYork có các thành viên
Các chuyên gia (Specialist)
Các nhà môi giới của công ty thành viên
(Commissing house brokers)
Nhà môi giới độc lập (Two Dollar Broker)
Nhà tạo lập thị trường (market marker)
Các nhà môi giới trái phiếu (Bond Brokers)
Tiêu chuẩn thành viên
◙ Các yêu cầu về tài chính
Nhằm đảm bảo tình hình tài chính vững mạnh,
tùy quy mô thị trường của mỗi nước.
◙ Các yêu cầu về nhân sự
Đáp ứng điều kiện chuyên môn
Đáp ứng yêu cầu đạo đức
◙ Điều kiện về vật chất kỹ thuật
Có trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng giao dịch.
Các thiết bị kỹ thuật, trạm đầu cuối, bảng
điện,vv
Quyền và nghĩa vụ của thành viên
◙ Quyền của thành viên:
Có quyền tham gia giao dịch và sử dụng các
phương tiện giao dịch trên SGDCK để thực hiện
quá trình giao dịch.
Được tham gia biểu quyết và nhận lại các tài sản
từ SGDCK khi tổ chức này giải thể.
◙ Nghĩa vụ của thành viên:
Nghĩa vụ báo cáo: Làm tăng tính công khai của
ciệc quản lý các thành viên.
Thanh toán các khoản chi phí: nhằm bảo đảm cho
quá trình giao dịch được thực hiện nhanh chóng
và các khoản bảo hiểm cho hoạt động môi giới CK.
6. Niêm yết chứng khoán tại SGDCK
Khái niệm niêm yết chứng khoán
Phân loại niêm yết
Mục đích của việc niêm yết chứng khoán
Vai trò của việc niêm yết chứng khoán
Hạn chế của việc niêm yết chứng khoán
Tiêu chuẩn niêm yết chứng khoán
Thủ tục niêm yết chứng khoán
Quản lý niêm yết
Tiêu chuẩn thuyên chuyển, chứng khoán bị
kiểm soát, huỷ bỏ niêm yết
Khái niệm niêm yết chứng khoán
Niêm yết CK là định danh các CK nhất định để
giao dịch trên SGDCK. NYCK thường bao hàm
việc niêm yết tên công ty hoặc tên cơ quan tài
chính nhà nước phát hành CK, yết tên CK và
yết giá của chúng trên một bảng chính thức
trên SGDCK.
Phân loại niêm yết
Niêm yết lần đầu (Initial listing)
Niêm yết bổ sung (Additional listing)
Thay đổi niêm yết (change listing)
Niêm yết lại (relisting)
Niêm yết cửa sau (Back door listing)
Niêm yết toàn phần và niêm yết từng phần
(Dual listing & Partial listing)
Mục đích của việc niêm yết CK
Thiết lập hợp đồng giữa SGDCK với tổ chức
phát hành đề xác định rõ trách nhiệm và
nghĩa vụ trong việc công bố thông tin, công
khai, trung thực.
Xây dựng lòng tin trong công chúng bằng
cách lựa chọn những chứng khoán có chất
lượng đưa vào giao dịch
Cung cấp các thông tin của các công ty niêm
yết cho các nhà đầu tư
Xác định giá một cách công bằng thông qua
việc đấu giá
Vai trò của việc niêm yết CK
Thuận lợi trong việc huy động vốn
Giá trị thương hiệu được tăng lên
Nâng cao tính thanh khoản cho chứng khoán
Được ưu đãi về thuế
Hạn chế của việc niêm yết CK
Phải thực hiện nghĩa vụ báo cáo
Khó thực hiện trong việc thâu tóm và sát nhập
công ty
Tiêu chuẩn niêm yết chứng khoán
Tiêu chuẩn niêm yết thường do SGDCK của
mỗi quốc gia quy định, dựa trên thực trạng
của nền kinh tế.
Tiêu chuẩn này bao gồm các điều kiện về tài
chính công ty, chính sách khuyến khích hay
hạn chế niêm yết,vv
Tiêu chuẩn niêm yết được quy định dưới hai
hình thức: tiêu chuẩn định tính và tiêu chuẩn
định lượng.
◙ Tiêu chuẩn định lượng
Thời gian hoạt động của công ty
Quy mô và cơ cấu sở hữu cổ phần công ty
(VN: 5 tỷ, ít nhất 20% cổ phần được bán ra
bên ngoài, sáng lập giữ ít nhất 20% và trong
vòng 3 năm)
Lợi suất thu được từ vốn cổ phần; có lãi liên
tục 2 – 3 năm
Tỷ lệ nợ ở mức cho phép nhằm ổ định tài
chính
Sự phân bổ cổ đông; xét đến số lượng cổ
phiếu do các cổ đông thiểu số nắm giữ
◙ Tiêu chuẩn định tính
Triển vọng công ty
Phương án khả thi về sử dụng vốn của đợt
phát hành
Ý kiến kiểm toán về các báo cáo tài chính
Cơ cấu tổ chức hoạt động của công ty
Mẫu chứng chỉ chứng khoán
Lợi ích mang lại đối với ngành, nghề trong nền
kinh tế quốc dân
Tổ chức công bố thông tin
Ðiều kiện niêm yết cổ phiếu:
Là CTCP có VĐL đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ
trên 10 tỷ VND tính theo giá trị sổ sách;
HĐKD năm liền trước phải có lãi, không có các khoản nợ
phải trả quá hạn trên một năm và hoàn thành các nghĩa
vụ tài chính;
Cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 cổ đông
nắm giữ;
Cổ đông là thành viên HĐQT, BKS, GĐ (TGĐ), PGĐ
(PTGĐ) và Kế toán trưởng phải cam kết nắm giữ 100%
số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ
ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6
tháng tiếp theo;
Có hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ;
Đối với các DN thành lập mới thuộc lĩnh vực CSHT hoặc
công nghệ cao, DN 100% vốn NN chuyển đổi thành CTCP
không phải đáp ứng điều kiện tại điểm 2 nêu trên.
Ðiều kiện niêm yết trái phiếu DN
Là CTCP, CTTNH, DNNN có VĐL đã góp tại thời
điểm đăng từ 10 tỷ VND;
Các TP của một đợt phát hành có cùng ngày
đáo hạn;
Có hồ sơ đăng ký niêm yết trái phiếu hợp lệ.
Thủ tục niêm yết chứng khoán
Quy trình các bước đối với niêm yết lần đầu
SGD thẩm định sơ bộ
Nộp bản đăng ký lên UBCK
Chào bán ra công chúng
Xin phép niêm yết
Thẩm tra niêm yết
Niêm yết
Quản lý niêm yết
Việc quản lý các chứng khoán niêm yết là
công việc của hệ thống quản lý tại SGDCK với
mục đích duy trì một thị trường hoạt động
công bằng và trật tự.
SGDCK phải đề ra các nghĩa vụ cho các công
ty niêm yết và các biện pháp trừng phạt đối
với công ty niêm yết không thực hiện đầy đủ
các nghĩa vụ của mình.
Quy định báo cáo dành cho việc
quản lý các cổ phiếu niêm yết
Công ty niêm yết có nghĩa vụ công bố thông
tin định kỳ
Công ty niêm yết phải nộp báo cáo cho SGDCK
theo đúng thời hạn
Công ty niêm yết phải đệ trình các vấn đề gây
ảnh hưởng đến giá chứng khoán
Tiêu chuẩn thuyên chuyển, chứng
khoán bị kiểm soát, huỷ bỏ niêm yết
◙ Tiêu chuẩn thuyên chuyển
◙ Chứng khoán bị kiểm soát
◙ Huỷ bỏ niêm yết
◙ Tiêu chuẩn thuyên chuyển
Đó là một công ty bị thuyên chuyển từ thị
trường niêm yết có tiêu chuẩn cao sang thị trường
giao dịch có tiêu chuẩn thấp, do không đáp ứng
được các yêu cầu sau:
Việc chi trả cổ tức thấp hơn quy định
Tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần cao hơn mức tiêu chuẩn quy
định
Phân bổ cổ đông không hợp lý
Không hội đủ các báo cáo theo quy định
Khi giá trị thuần của công ty âm
Khi SGDCK nhận thấy công ty đã bị đình chỉ các hoạt
động kinh doanh theo giấy phép
Khi ý kiến của công ty kiểm toán phản đối với báo cáo
tài chính của công ty
◙ Chứng khoán bị kiểm soát
Khi các chứng khoán không duy trì được các
tiêu chuẩn niêm yết song chưa đến mức phải
huỷ bỏ niêm yết, thì sẽ đưa vào nhóm chứng
khoán bị kiểm soát.
Chứng khoán thuộc diện bị kiểm soát được
tách riêng và quản lý chặt chẽ theo các quy
định riêng của SGDCK về biên độ giao động
giá, giao dịch ký quỹ, tỷ lệ nắm giữ,
◙ Huỷ bỏ niêm yết
Là việc huỷ bỏ việc niêm yết của công ty niêm
yết khi không đáp ứng được các yêu cầu về
niêm yết.
Quản lý công ty niêm yết
Niêm yết cổ phiếu các công ty sáp nhập
Ngừng giao dịch
Phí niêm yết
Mã chứng khoán
Quản lý niêm yết chứng khoán của công ty
nước ngoài