Ô nhiễm môi trường nguồn nước và không khí là một trong những vấn đề môi trường đang
nhận được nhiều sự quan tâm từ các nhà nghiên cứu đến cộng đồng xã hội. Cụ thể là tình
trạng nguồn nước sông và bầu không khí trên sông bị ô nhiễm một phần do sự xả thải và phát
thải của các tàu du lịch hoạt động trên các lưu vực sông ngòi. Với hai mục tiêu nghiên cứu
trọng chính bao gồm thiết kế hệ thống điện gió Darrieus và hệ thống xử lý nước thải theo
phương pháp xử lý sinh học hiếu khí từng mẻ kết hợp giá thể sinh học từ nắp và vỏ chai nhựa
cho tàu du lịch, đề tài “Thiết kế mô hình điện gió - xử lý nước thải sinh hoạt xả thải từ tàu du
lịch trên khu vực Bến Nghé - sông Sài Gòn” đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính
bao gồm khảo sát thực tế, lấy số liệu qua phiếu khảo sát, so sánh, đánh giá, xét nghiệm mẫu
nước thực tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc thiết kế hệ thống xử lý nước thải của tàu kết
hợp với việc ứng dụng nguồn năng lượng sạch thay thế dầu Diezel cho tàu du lịch là điều cần
thiết và nếu nghiên cứu được tiếp tục phát triển chuyên sâu thì việc áp dụng sản phẩm vào
thực tiễn hoàn toàn khả thi
6 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 10/06/2022 | Lượt xem: 386 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế mô hình điện gió - xử lý nước thải sinh hoạt xả thải từ tàu du lịch trên khu vực Bến Nghé - Sông Sài Gòn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ XIX năm 2017 Kỷ yếu khoa học
498
THIẾT KẾ MÔ HÌNH ĐIỆN GIÓ - XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT XẢ THẢI TỪ
TÀU DU LỊCH TRÊN KHU VỰC BẾN NGHÉ - SÔNG SÀI GÒN
Nguyễn Đình Thiệu*, Đồng Như Cường, Trần Anh Hân, Võ Phúc Hậu
Trường Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh
*Tác giả liên hệ: dinhthieuksdt@gmail.com
TÓM TẮT
Ô nhiễm môi trường nguồn nước và không khí là một trong những vấn đề môi trường đang
nhận được nhiều sự quan tâm từ các nhà nghiên cứu đến cộng đồng xã hội. Cụ thể là tình
trạng nguồn nước sông và bầu không khí trên sông bị ô nhiễm một phần do sự xả thải và phát
thải của các tàu du lịch hoạt động trên các lưu vực sông ngòi. Với hai mục tiêu nghiên cứu
trọng chính bao gồm thiết kế hệ thống điện gió Darrieus và hệ thống xử lý nước thải theo
phương pháp xử lý sinh học hiếu khí từng mẻ kết hợp giá thể sinh học từ nắp và vỏ chai nhựa
cho tàu du lịch, đề tài “Thiết kế mô hình điện gió - xử lý nước thải sinh hoạt xả thải từ tàu du
lịch trên khu vực Bến Nghé - sông Sài Gòn” đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính
bao gồm khảo sát thực tế, lấy số liệu qua phiếu khảo sát, so sánh, đánh giá, xét nghiệm mẫu
nước thực tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc thiết kế hệ thống xử lý nước thải của tàu kết
hợp với việc ứng dụng nguồn năng lượng sạch thay thế dầu Diezel cho tàu du lịch là điều cần
thiết và nếu nghiên cứu được tiếp tục phát triển chuyên sâu thì việc áp dụng sản phẩm vào
thực tiễn hoàn toàn khả thi.
Từ khóa: Điện gió Darrieus, xử lý nước thải sinh học, tàu du lịch.
DESIGN OF WIND POWER MODEL - WASTE WATER TREATMENT FROM
SAFETY BOAT FROM BEN NGHE AREA - SAI GON RIVER
Nguyen Dinh Thieu*, Dong Nhu Cuong, Tran Anh Han, Vo Phuc Hau
University of Architecture of Ho Chi Minh City
*Corresponding author: dinhthieuksdt@gmail.com
ABSTRACT
Protect the environment environment and the air is a one of the environment issues are
received many questions from the research research to the community. Thể hiện trạng thái
nước sông và bầu không khí trên ô nhiễm một phần của xả thải và phát thải các hoạt động tàu
trên các vùng lưu vực. Với nghiên cứu khoa học gia bao gồm hệ thống điện Darrieus và hệ
thống xử lý nước thải theo phương pháp xử lý sinh học hiếu khí kết hợp sinh học từ vỏ chai
nhựa cho tàu du lịch, đề tài "Thiết kế mô hình điện gió - xử lý nước thải sinh hoạt xả thải từ
tàu biển trên khu vực Bến Nghé - sông Sài Gòn" đã sử dụng nghiên cứu chính bao gồm các
thiết bị khảo sát, lấy dữ liệu qua kiểm tra, so sánh, đánh giá, kiểm tra mẫu nước thực tế. The
research results for the process of the device was given to the state of the route from the state
of the state with the suchzel for the state of the state of the state of the state of the state for the
apply the products to work.
Keywords: Darrieus wind power, biological waste water treatment, cruise ship.
TỔNG QUAN
Trên thế giới và ngay tại Việt Nam, đã có
nhiều công nghệ xử lý nước thải cho các
công trình có quy mô nhỏ như nhà hàng,
quán ăn ... đang hoạt động hiệu quả, điển
hình như công nghệ AOA, công nghệ
MBBR, công nghệ USAB... Dành riêng cho
loại hình nhà hàng nổi như tàu du lịch với
diện tích hạn chế và di chuyển liên tục thì
cần thiết xây dựng công nghệ xử lý nhỏ gọn
nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu làm sạch
nước thải trước khi xả thải ra sông và đạt
hiệu quả xử lý cần thiết. Một trong số các
công nghệ phù hợp với công suất nhỏ và tính
chất nước thải của tàu du lịch là xử lý sinh
học kỵ khí kết hợp hiếu khí dạng SBR. Công
nghệ SBR có một số ưu điểm vượt trội như:
kết cấu đơn giản, hoạt động dễ dàng, hạn chế
Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ XIX năm 2017 Kỷ yếu khoa học
499
nhân lực vận hành và có thể xây dựng ngăn
theo kết cấu dạng module nhằm thuận tiện
cho việc lắp đặt từng phần và mở rộng thêm
công suất. Ngăn kỵ khí kết hợp hiếu khí dạng
SBR có khả năng hoạt động ổn định ngay cả
khi tải trọng chất ô nhiễm thay đổi. Thêm
vào đó, với tiêu chí thân thiện với môi trường
và tái sử dụng phế thải sinh hoạt cũng như
góp phần tăng hiệu quả xử lý nước thải tàu
du lịch, hệ thống giá thể sinh học được tái
chế từ các nắp chai nhựa được sử dụng trong
quy trình xử lý kỵ khí kết hợp hiếu khí dạng
SBR. Các nắp chai nhựa là vật liệu vừa dễ
tìm thấy, dễ thu gom từ tàu du lịch lại vừa có
tính bền, tuổi thọ dài lâu - phù hợp với yêu
cầu giá thể sinh học cho việc xử lý nước thải.
Ngoài ra, hệ thống các tầng lọc sinh học
được thiết kế từ các vỏ chai nhựa phế thải có
chứa các vật liệu lọc và vật liệu đỡ rẻ tiền và
nhẹ (như vỏ trấu, sơ dừa, hạt nhựa xốp và
nắp chai) kết dính thành từng tầng vật liệu
với nhau sẽ giúp nhà đầu tư giảm nhẹ chi phí
đầu tư ban đầu, nâng cao chất lượng nước
sau xử lý thải ra sông và dễ dàng thay rửa thủ
công các lớp vật liệu.
Nhìn nhận về nguồn năng lượng phục vụ cho
việc chiếu sáng và tiêu thụ điện trên các tàu
du lịch nói riêng hay các tàu vận tải nói
chung tại Việt Nam thì phần lớn các tàu vẫn
đang sử dụng dầu diezel là nguồn nhiên liệu
chính. Đây là nguồn năng lượng gây nên hiện
tượng nhà kính do sự phát thải khí CO2 trong
quá trình đốt cháy nhiên liệu để phục vụ cho
hoạt động của tàu. Việc giảm lượng khí CO2
phát thải từ tàu chỉ khả thi khi việc sử dụng
nhiên liệu dầu Diezel được chuyển đổi sang
nguồn năng lượng tái tạo từ năng lượng mặt
trời hoặc năng lượng gió. Khác với nguồn
năng lượng mặt trời, việc sử dụng năng
lượng gió biến thành điện năng thường gây
nên sự e ngại đến từ trọng lượng và quy mô
hệ thống cánh quạt thu gió cũng như khả
năng thu gió tại những vị trí khác nhau của
công trình. Nhìn nhận từ những nhược điểm
chính của hệ thống cánh quạt gió, ý tưởng
xây dựng mô hình tuabin gió trục đứng kiểu
Darrieus cho tàu du lịch để tận dụng nguồn
năng lượng gió dồi dào này được hình thành.
Turbine gió trục đứng kiểu Darrieus có thể
đón gió đa hướng nên việc đón gió trên sông
khi tàu đứng yên hay di chuyển đều khả thi,
đồng thời có thể tạo thêm điểm nhấn kiến
trúc cho tàu du lịch và qua đó có thể giúp
người dân tiếp cận gần hơn, hiểu biết thêm
về nguồn năng lượng tái tạo từ gió.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Dựa trên kết quả phân tích chất lượng nước
thải sinh hoạt từ ba tàu du lịch hiện đang hoạt
động trên khu vực Bến Nghé - sông Sài Gòn
bao gồm Tàu du lịch Hòn Ngọc Viễn Đông,
Tàu du lịch Động Dương 27 và 25 do Trung
tâm Môi trường và Sinh thái thuộc Viện
Khoa học thủy lợi Miền Nam thực hiện vào
tháng 03/2017, các chỉ tiêu ô nhiễm COD,
BOD, SS cao nhất được đề xuất lựa chọn để
xử lý trong hệ thống xử lý nước thải sinh
hoạt trên tàu bao gồm COD = 4978 mg/l;
BOD = 3582 mg/l; SS = 2746 mg/l.
Việc xử lý nước thải từ tàu du lịch được thực
hiện theo quy trình cụ thể như sau: Nước thải
trên tàu được chia làm hai loại nước thải đen
và nước thải xám. Nước thải đen được thu từ
Toilet và đưa về ngăn tiếp nhận thứ nhất (1)
của ngăn tự hoại. Nước thải xám được thu từ
nhà bếp và nước thoát sàn trên tàu, sau đó
được đưa về ngăn tiếp nhận thứ hai (2) của
ngăn tự hoại. Tại ngăn tiếp nhận thứ nhất và
thứ hai, váng nổi cùng dầu mỡ sẽ được thu
gom lại và đưa về thùng chứa bùn (9). Nước
thải chung từ hai ngăn tiếp nhận được đưa
qua ngăn lắng (3) của ngăn tự hoại. Tại ngăn
lắng, cặn sẽ lắng xuống và được đưa về
thừng chứa bùn. Nước sau lắng được đưa qua
ngăn kỵ khí (4) để tiếp tục xử lý. Tại ngăn kỵ
khí, sử dụng hệ thống cánh quạt quay nhỏ kết
hợp giá thể sinh học nắp chai nhựa để quá
trình kỵ khí diễn ra nhanh hơn và hiệu quả
hơn. Nước sau khi kỵ khí sẽ tiếp tục qua
ngăn xử lý sinh học hiếu khí từng mẻ SBR
(5,6). Tại ngăn SBR diễn ra 04 pha xử lý như
sau: pha làm đầy ngăn, pha xử lý hiếu khí với
sự hỗ trợ của hệ thống sục khí kết hợp giá thể
sinh học nắp chai nhựa, pha lắng, pha thu
nước bằng phễu thu nước - dẫn qua ngăn lọc
sinh học kết hợp xả bùn dư. Ngăn lọc sinh
học (7) tái sử dụng các vỏ chai nhựa tạo
thành các tầng giá đỡ các vật liệu lọc cát, sỏi.
Nước sau khi lọc sẽ đưa về ngăn khử trùng
(8) bằng tia UV và được xả nước ngoài sông
Sài Gòn. Thiết kế các ngăn có độ dốc i = 2%
để có thể thu bùn tự động. Vật liệu của các
ngăn được làm bằng vật liệu Composite để
đảm bảo tuổi thọ của công trình.
Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ XIX năm 2017 Kỷ yếu khoa học
500
Hình 1. Sơ đồ mặt cắt sơ bộ các công trình xử lý nước thải sinh hoạt trên tàu du lịch
Đối với việc thiết kế mô hình điện gió
Darrieus thì điều kiện tiên quyết đến việc
tính toán mô hình là vận tốc gió trung bình
tại khu vực nghiên cứu - Bến Nghé Sài Gòn.
Với đặc điểm khí tượng đặc trưng chịu ảnh
hưởng bởi hai hướng gió chính và chủ yếu là
gió mùa Tây - Tây Nam và Bắc - Ðông Bắc,
Gió Tây -Tây Nam từ Ấn Ðộ Dương thổi vào
trong mùa mưa, vận tốc gió trung bình tại
Tp.HCM từ tháng 3 đến tháng 6 là 3,6m/s và
gió thổi mạnh nhất vào tháng 8 với vận tốc
trung bình 4,5 m/s. Từ tháng 11 đến tháng 2,
gió Bắc- Ðông Bắc từ biển Đông thổi vào
trong mùa khô với vận tốc trung bình 2,4
m/s. Ngoài ra Tp.HCM còn tiếp nhận luồng
gió tín phong theo hướng Nam - Ðông Nam
từ tháng 3 đến tháng 5 với vận tốc trung bình
3,7 m/s. Về cơ bản thì Tp.HCM thuộc vùng
không có gió bão, do đó đề xuất chọn vận tốc
gió trung bình tại khu vực nghiên cứu là 3m/s
để tính toán thiết kế turbine gió hoạt động
trên sông Sài gòn - Bến Nghé. Sơ đồ nguyên
lý hoạt động của hệ thống điện gió Darrieus
được thể hiện ở Hình 2 dưới đây.
Hình 2. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống điện gió Darrieus
Một trong các thành phần quan trọng trong
cấu tạo hệ thống điện gió Darrieus là cánh
turbine Darrieus. Số cánh của turbine có ảnh
hưởng không nhiều tới năng lượng sinh ra
của turbine gió vì hệ số năng lượng phụ
thuộc vào diện tích quét của cánh mà không
Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ XIX năm 2017 Kỷ yếu khoa học
501
phụ thuộc vào diện tích cánh. Tuy nhiên, khi
thiết kế turbine phải chú ý bố trí các cánh sao
cho diện tích quét của cánh là lớn nhất để
năng lượng sinh ra của turbine gió đạt mức
yêu cầu mà vẫn đảm bảo tính kinh tế. Số
cánh thông thường nhất cho kiểu Darrieus là
hai cánh, số lượng này vừa đảm bảo cân bằng
cho turbine vừa tiết kiệm vật liệu. Nghiên
cứu gần đây cho thấy lực khí động học tác
dụng lên hai cánh sẽ đạt xấp xỉ cực đại trong
cùng một thời gian, điều này đặc biệt có ý
nghĩa khi thiết kế turbine có kích thước lớn.
Tuy vậy, dao động tuần hoàn là lý do gây
cộng hưởng cho turbine nhỏ nên turbine nhỏ
không phù hợp khi thiết kế chọn số cánh
bằng hai. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
này là dạng turbine nhỏ được thiết kế theo
kiểu Darrieus có cải tiến, chọn thiết kế
turbine gió dạng cánh thẳng với 3 cánh (xem
Hình 3).
Hình 3. Mô hình điện gió Darrieus
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Đối với mô hình điện gió thì sau khi tính toán
2 kiểu cánh điện gió Darrieus gồm cánh
thẳng trục quay ở biên và cánh thẳng trục
quay ở giữa, đề tài nhận thấy đối với kết cấu
cánh có trục quay ở giữa với diện tích cánh
gấp đôi tiết diện cánh ở phương án kết cấu
cánh trục quay ở biên công suất tạo ra lớn
nên bộ chuyển đổi tỉ lệ hộp số nhỏ tiết kiệm
khá nhiều chi phí, do đó đề xuất chọn
phương án kết cấu trục biên để tiến hành tính
toán các thông số về hộp số tháp đỡ. Căn cứ
trên chức năng của hộp số là đẩy mạnh tốc
độ quay cánh quạt một giá trị phù hợp với
máy phát điện cảm ứng tiêu chuẩn, do đó tỉ
số hộp số được tính toán bằng 2.
Bên cạnh đó, các thông số tính toán và thiết
kế cơ bản cho hệ thống điện gió Darrieus lắp
đặt cho quy mô tàu du lịch bao gồm: vật liệu
cánh - sợi Cacbon composite; tháp trụ được
làm từ vậy liệu composite để giảm tải trọng
bản thân và tạo ổn định cho mạng tàu với
chiều cao 7m tính từ sàn tàu; máy phát điện
xoay chiều, kích từ bằng nam châm vĩnh cửu
với công suất 2kW; 08 bình ắc quy dung
lượng 200Ah, ghép ắc quy theo quy tắc vừa
nối tiếp kết hợp song song để đảm bảo dung
lượng và điện áp thành ắc quy tổng với điện
áp 48V và dung lượng 800Ah; bộ nạp ắc quy
tự động 12V-200Ah.
Hình ảnh mô hình hệ thống điện gió Darrieus
được thể hiện ở Hình 4 dưới đây. Trong đó
các thành phần cấu tạo chính của hệ thống
bao gồm:
- Hệ cánh turbine gió darrieus với 3 lớp cánh
đón gió trục.
- Toàn hệ thống điện gió cao 7m với 3 biên
dạng cánh có kích thước giống nhau để tăng
mức độ linh hoạt của cánh.
- Bán kính quét của turbine từ 0,3÷0,5m để
giảm diện tích chiếm chỗ trên tàu và nâng
cao độ an toàn.
- Cơ cấu truyền động thông qua hệ thống
bánh răng kết nối đồng trục.
- Biên dạng cánh thẳng gấp góc, tự điều
chỉnh hướng gió khi thay đổi hướng.
Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ XIX năm 2017 Kỷ yếu khoa học
502
- Thay đổi tốc độ cho turbine qua hệ thống hộp số.
Hình 4. Mô hình điện gió Darrieus
Dựa trên kết quả tính toán cấu tạo từng công
trình xử lý đơn vị và thiết kế mô hình hệ
thống xử lý nước thải, kích thước thiết kế và
hiệu suất xử lý qua từng công trình đơn vị
được thể hiện ở Bảng 1 dưới đây.
Bảng 1. Bảng thống kê kích thước và hiệu suất xử lý nước thải sinh hoạt của tàu du lịch qua
từng công trình xử lý đơn vị
Tên công trình xử lý
Diện
tích
Hiệu suất xử lý (%)
Hàm lượng cặn
lơ lửng SS
Nồng độ COD Nồng độ BOD5
m2 mg/l % mg/l % mg/l %
Nước thải đầu vào tại
Ngăn tự hoại
3.65 2746.00 - 4978.00 - 3582.00 -
Ngăn lắng 1300.78 52.63 4978.00 0 2462.63 31.25
Ngăn kỵ khí 3 585.35 55.00 500.29 89.95 394.02 84.00
Ngăn SBR 3.5 222.43 62.00 125.07 75 47.28 88.00
Ngăn lọc sinh học 2 60.06 73.00 125.07 75 47.28 88.00
Ngăn khử trùng và sau
thải ra sông Sài Gòn
2 60.06 0 125.07 0 47.28 0
Hình ảnh mô hình xử lý nước thải sinh hoạt từ tàu du lịch được thể hiện ở Hình 5 dưới đây.
Hình 5. Mô hình hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho tàu du lịch
Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ XIX năm 2017 Kỷ yếu khoa học
503
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Ô nhiễm môi trường nước và không khí là
một trong những vấn đề môi trường cấp thiết
và việc lựa chọn phương án giảm thiểu ô
nhiễm nhằm duy trì một cảnh quan dẹp cũng
như môi trường trong lành cho xã hội là điều
cần thiết. Căn cứ trên các kết quả khảo sát ý
kiến thực tế, thu thập và phân tích mẫu nước
cũng như phân tích và so sánh các vị trí lắp
đặt khả thi, đề tài “Thiết kế mô hình điện gió
- xử lý nước thải sinh hoạt xả thải từ tàu du
lịch trên khu vực Bến Nghé - sông Sài Gòn”
đã tiến hành tính toán và thiết kế hai mô hình
hệ thống điện gió Darrieus và hệ thống xử lý
nước thải theo phương pháp xử lý sinh học
hiếu khí từng mẻ kết hợp giá thể sinh học từ
nắp và vỏ chai nhựa cho tàu du lịch. Kết quả
nghiên cứu cho thấy việc thiết kế hệ thống xử
lý nước thải của tàu kết hợp với việc ứng
dụng nguồn năng lượng sạch thay thế dầu
Diezel cho tàu du lịch là điều cần thiết và nếu
nghiên cứu được tiếp tục phát triển chuyên
sâu thì việc áp dụng sản phẩm vào thực tiễn
hoàn toàn khả thi.
Nhằm nâng cao tính hoàn thiện và tính thực
thi sản phẩm nghiên cứu vào thực tế, đề xuất
mở rộng các hướng nghiên cứu chuyên sâu
như sau:
- Nghiên cứu sự ảnh hưởng tải trọng của hệ
thống xử lý nước thải lên tàu du lịch.
- Nghiên cứu áp dụng khả thi hệ thống điện
gió cho tàu du lịch.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
TRỊNH, X.L., (2009). Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải. NXB Xây dựng.
JAVIER CASTILLO, (2011). Small-scale Vertical Axis Wind Turbine Design. Bachelor's
Thesis.
BÙI, T.H., (2014). Nghiên cứu thiết kế Turbine gió trục đứng công suất 10kW. Kỷ yếu
Nghiên cứu Khoa học Đại học Bách Khoa TP.HCM.