DT.047/18. Nghiên cứu xây dựng các
bài đo và bộ công cụ đo kiểm đánh
giá các lỗ hổng bảo mật với thiết bị
IP camera/ TS. Cao Minh Thắng -
Viện công nghệ Thông tin và Truyền
thông CDIT, (Đề tài cấp Bộ)
Xây dựng các bài đo và từ đó lựa chọn
các công cụ phù hợp để xây dựng bộ
công cụ đo kiểm đánh giá các lỗ hổng
bảo mật, chủ động trong công tác rà
quét lỗ hổng bảo mật của các thiết bị IP
camera từ đó hạn chế các sự cố an toàn
thông tin do thiết bị này gây ra. Nghiên
cứu về các lỗ hổng và công cụ rà quét
lỗ hổng bảo mật IP camera. Đề xuất các
bài đo và bộ công cụ rà quét lỗ hổng
bảo mật IP camera và bộ công cụ hỗ trợ
rà quét lỗ hổng bảo mật IP camera.
Số hồ sơ lưu: 2019-10-0103/KQNC
62 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 431 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thông báo kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ - Số 8 năm 2019, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ISSN 1859 – 1000
THÔNG BÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN
NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
SỐ 8
2019
(12 SỐ/NĂM)
i
THÔNG BÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN
NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
(Định kỳ 1số/tháng)
BAN BIÊN TẬP
Trưởng ban: ThS. VŨ ANH TUẤN
Phó Trưởng ban: ThS. Trần Thị Hoàng Hạnh
Uỷ viên thư ký: CN. Nguyễn Thị Thúy Diệu
CN. Nguyễn Thu Hà
ThS. Nguyễn Thị Thưa
MỤC LỤC
Trang
Lời giới thiệu ii
Giải thích các yếu tố mô tả Kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN iii
Bảng tra kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN theo lĩnh vực nghiên
cứu
4
Bảng tra kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN theo thông tin thư
mục
7
Phụ lục: Thủ tục đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN 59
ii
LỜI GIỚI THIỆU
Triển khai thực hiện việc thông tin về kết quả thực hiện các nhiệm vụ khoa học và
công nghệ được quy định trong Luật Khoa học và Công nghệ; Nghị định số
11/2014/NĐ-CP ngày 18/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động thông tin khoa
học và công nghệ; Thông tư số 14/2014/TT-BKHCN ngày 11/6/2014 của Bộ trưởng Bộ
Khoa học và Công nghệ quy định về việc thu thập, đăng ký, lưu giữ và công bố thông tin
về nhiệm vụ khoa học và công nghệ, là cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đăng ký, lưu
giữ, phổ biến thông tin KQNC, biên soạn và phát hành xuất bản phẩm: “Thông báo kết
quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ”.
Xuất bản phẩm "Thông báo kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công
nghệ" giới thiệu với bạn đọc thông tin thư mục cơ bản về kết quả thực hiện các nhiệm
vụ khoa học và công nghệ các cấp từ cấp quốc gia (cấp nhà nước), cấp bộ/ngành, cấp
tỉnh/thành và cấp cơ sở trên cả nước, thuộc tất cả các lĩnh vực khoa học và công nghệ
được đăng ký và lưu giữ tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia. Thông tin
trong xuất bản phẩm này được rút ra từ CSDL về nhiệm vụ KH&CN do xây dựng và có
thể tra cứu trực tuyến trên mạng VISTA của Cục theo địa chỉ:
Định kỳ xuất bản xuất bản phẩm là 1 số/tháng nhằm thông báo kịp thời thông tin các kết
quả nghiên cứu các cấp đã đăng ký và giao nộp tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ
quốc gia.
Mọi thông tin phản hồi về Xuất bản phẩm, xin liên hệ theo địa chỉ:
CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA
Số 24-26 Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
ĐT: (024) 39349116- Fax: (024) 39349127- E-mail: quanly@vista.gov.vn
Website:
iii
102.04-2013.21. Suy diễn tự động trong logic có miền giá trị ngôn ngữ/ TS. Trần Đức
Khánh - Trường Đại học Việt Đức. (Đề tài cấp Quốc gia)
Nghiên cứu về đại số gia tử tuyến tính và đại số gia tử min hóa, xây dựng các miền giá trị
chân lý dựa trên đại số gia tử tuyến tính và đại số gia từ mịn hóa cho logic ngôn ngữ. Xây
dựng logic mệnh đề có miền giá trị chân lý dự trên đại số gia tử tuyến tính và đại số gia
tử mịn hóa, bao gồm cú pháp, ngữ nghĩa và suy diễn. Xây dựng logic vị từ có miền giá trị
chân lý dựa trên đại số gia tử tuyến tính và đại số gia tử mịn hóa, bao gồm cú pháp, ngữ
nghĩa và suy diễn. Xây dựng logic mờ ngôn ngữ có miền chân lý dựa trên đại số gia tử
tuyến tính, đơn điệu bao gồm cú pháp, ngữ nghĩa và suy diễn. Các phưng pháp suy diễn
trong logic ngôn ngữ như suy diễn hợp giải, suy diễn modus ponens, chứng minh bảng,
lập trình logic...
Số đăng ký hồ sơ: 2018-52-989/KQNC
GIẢI THÍCH CÁC YẾU TỐ MÔ TẢ
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KH&CN
Giải thích:
Mã số nhiệm vụ
Tên nhiệm vụ
Chủ nhiệm nhiệm vụ
Cơ quan chủ trì nhiệm vụ
Cấp nhiệm vụ
Số đăng ký kết quả nhiệm vụ tại Cục Thông tin KH&CN quốc gia
Tóm tắt kết quả thực hiện nhiệm vụ
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 8-2019
4
BẢNG TRA KẾT QUẢ NHIỆM VỤ KH&CN THEO LĨNH VỰC
20204. Các hệ thống và kỹ thuật truyền thông .................................................................... 7
20205. Viễn thông................................................................................................................ 9
20206. Phần cứng và kiến trúc máy tính ........................................................................... 11
20299. Kỹ thuật điện, kỹ thuật điện tử, kỹ thuật thông tin không xếp vào mục nào khác 12
20301. Kỹ thuật cơ khí nói chung ...................................................................................... 12
20302. Chế tạo máy nói chung .......................................................................................... 13
20303. Chế tạo máy công cụ .............................................................................................. 13
20305. Kỹ thuật cơ khí và chế tạo máy nông nghiệp ........................................................ 14
20306. Kỹ thuật cơ khí và chế tạo máy thuỷ lợi ................................................................ 16
20307. Kỹ thuật cơ khí và chế tạo ôtô và giao thông ........................................................ 16
20308. Kỹ thuật và công nghệ hàng không, vũ trụ ............................................................ 17
20313. Kỹ thuật cơ khí và chế tạo thiết bị năng lượng ...................................................... 17
20314. Kỹ thuật và công nghệ liên quan đến hạt nhân ...................................................... 18
204. Kỹ thuật hóa học ........................................................................................................ 19
20401. Sản xuất hóa học công nghiệp nói chung (nhà máy, sản phẩm) ............................ 19
20403. Kỹ thuật hoá dược .................................................................................................. 21
20404. Kỹ thuật hoá vô cơ ................................................................................................. 22
20405. Kỹ thuật hoá hữu cơ ............................................................................................... 22
20501. Kỹ thuật nhiệt trong luyện kim .............................................................................. 22
20502. Kỹ thuật và công nghệ sản xuất kim loại và hợp kim đen ..................................... 23
20503. Kỹ thuật và công nghệ sản xuất kim loại và hợp kim màu.................................... 23
20508. Vật liệu điện tử ...................................................................................................... 24
20510. Gốm ....................................................................................................................... 24
20512. Vật liệu composite (bao gồm cả plastic gia cường, gốm kim loại (cermet), các
vật liệu sợi tổng hợp và tự nhiên phối hợp;...) ................................................................... 25
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 8-2019
5
20513. Gỗ, giấy, bột giấy ................................................................................................... 26
20601. Kỹ thuật và thiết bị y học ....................................................................................... 27
20602. Kỹ thuật phân tích mẫu bệnh phẩm ....................................................................... 28
20701. Kỹ thuật môi trường và địa chất, địa kỹ thuật ....................................................... 28
20703. Kỹ thuật năng lượng và nhiên liệu không phải dầu khí ......................................... 33
20704. Viễn thám ............................................................................................................... 33
20705. Khai thác mỏ và xử lý khoáng chất ....................................................................... 34
20706. Kỹ thuật hàng hải, đóng tàu biển ........................................................................... 37
20801. Công nghệ sinh học môi trường nói chung ........................................................... 37
20802. Xử lý môi trường bằng phương pháp sinh học; các công nghệ sinh học chẩn
đoán (chip ADN và thiết bị cảm biến sinh học) ................................................................ 38
20901. Các công nghệ xử lý sinh học (các quá trình công nghiệp dựa vào các tác nhân
sinh học để vận hành quy trình), xúc tác sinh học; lên men .............................................. 38
20902. Các công nghệ sản phẩm sinh học (các sản phẩm được chế tạo sử dụng vật liệu
sinh học làm nguyên liệu), vật liệu sinh học, chất dẻo sinh học, nhiên liệu sinh học, các
hóa chất được chiết tách từ sinh học, các vật liệu mới có nguồn gốc sinh học. ................ 39
21001. Các vật liệu nano (sản xuất và các tính chất) ........................................................ 40
21002. Các quy trình nano (các ứng dụng ở cấp nano). (Vật liệu sinh học kích thước
không phải nano được xếp vào 209) .................................................................................. 41
21099. Công nghệ nano khác ............................................................................................. 41
21101. Kỹ thuật thực phẩm ............................................................................................... 42
21102. Kỹ thuật đồ uống ................................................................................................... 42
299. Khoa học kỹ thuật và công nghệ khác ....................................................................... 42
3. Khoa học y, dược ........................................................................................................... 42
30204. Hệ tim mạch ........................................................................................................... 43
30207. Hệ hô hấp và các bệnh liên quan ........................................................................... 43
30211. Ngoại khoa (Phẫu thuật) ........................................................................................ 43
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 8-2019
6
30213. Ghép mô, tạng ........................................................................................................ 44
30221. Ung thư học và phát sinh ung thư .......................................................................... 44
30301. Khoa học về chăm sóc sức khoẻ và dịch vụ y tế (bao gồm cả quản trị bệnh viện,
tài chính y tế,..) .................................................................................................................. 44
30304. Dinh dưỡng; Khoa học về ăn kiêng ....................................................................... 45
30309. Dịch tễ học ............................................................................................................. 45
30310. Sức khoẻ nghề nghiệp; tâm lý ung thư học, Hiệu quả chính sách và xã hội của
nghiên cứu y sinh học ........................................................................................................ 45
304. Dược học .................................................................................................................... 46
30403. Dược liệu học; cây thuốc; con thuốc; thuốc Nam, thuốc dân tộc .......................... 46
30404. Hoá dược học ......................................................................................................... 48
305. Công nghệ sinh học trong y học ................................................................................ 49
30501. Công nghệ sinh học liên quan đến y học, y tế ....................................................... 50
30502. Công nghệ sinh học liên quan đến thao tác với các tế bào, mô, cơ quan hay toàn
bộ sinh vật (hỗ trợ sinh sản); công nghệ tế bào gốc .......................................................... 50
30503. Công nghệ liên quan đến xác định chức năng của ADN, protein, enzym và tác
động của chúng tới việc phát bệnh; đảm bảo sức khỏe (bao gồm cả chẩn đoán gen, các
can thiệp điều trị trên cơ sở gen (dược phẩm trên cơ sở gen ............................................. 51
4. Khoa học nông nghiệp ................................................................................................... 51
401. Trồng trọt ................................................................................................................... 52
40103. Cây lương thực và cây thực phẩm ......................................................................... 52
40104. Cây rau, cây hoa và cây ăn quả.............................................................................. 54
40105. Cây công nghiệp và cây thuốc ............................................................................... 55
40106. Bảo vệ thực vật ...................................................................................................... 57
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 8-2019
7
BẢNG TRA KẾT QUẢ
THỰC HIỆN NHIỆM KH&CN
THEO THÔNG TIN THƯ MỤC
20204. Các hệ thống và kỹ thuật
truyền thông
DT.047/18. Nghiên cứu xây dựng các
bài đo và bộ công cụ đo kiểm đánh
giá các lỗ hổng bảo mật với thiết bị
IP camera/ TS. Cao Minh Thắng -
Viện công nghệ Thông tin và Truyền
thông CDIT, (Đề tài cấp Bộ)
Xây dựng các bài đo và từ đó lựa chọn
các công cụ phù hợp để xây dựng bộ
công cụ đo kiểm đánh giá các lỗ hổng
bảo mật, chủ động trong công tác rà
quét lỗ hổng bảo mật của các thiết bị IP
camera từ đó hạn chế các sự cố an toàn
thông tin do thiết bị này gây ra. Nghiên
cứu về các lỗ hổng và công cụ rà quét
lỗ hổng bảo mật IP camera. Đề xuất các
bài đo và bộ công cụ rà quét lỗ hổng
bảo mật IP camera và bộ công cụ hỗ trợ
rà quét lỗ hổng bảo mật IP camera.
Số hồ sơ lưu: 2019-10-0103/KQNC
103.05-2016.37. Ăng ten cộng hưởng
Fabry-Perot cho phân cực tròn, băng
thông rộng, và độ lợi cao/ TS. Nguyễn
Trương Khang - Trường Đại học Tôn
Đức Thắng, (Đề tài cấp Quốc gia)
Nghiên cứu những phương pháp tạo
ra ăng-ten Circular polarization (CP)
băng rộng: Sử dụng cấu trúc 2 ăng-ten
lưỡng cực đặt vuông góc để tạo ra sóng
phân cực tròn bởi vì cấu trúc này có
cơ chế tiếp điện đơn giản. Những
phương pháp để tăng băng thông Axial
Ratio (AR) như sử dụng ăng-ten lưỡng
cực với phần đầu và cuối rộng, cấu trúc
không đối xứng, kết hợp ăng-ten lưỡng
cực điện và ăng-ten lưỡng cực từ...
sẽ được so sánh, đánh giá và chọn ra
cấu trúc tốt nhất. Thiết kế và tối ưu cấu
trúc ăng-ten CP băng rộng sử dụng
phần tử ký sinh: Từ cấu trúc ăng-ten
lưỡng cực vuông góc tốt nhất, sử dụng
các phần tử ký sinh để tăng băng
thông AR. Số lượng, hình dạng cũng
như vị trí của những phần tử ký sinh
này được nghiên cứu và tối ưu. Tìm
hiểu phương pháp nghiên cứu tính chất
của PRS: PRS cho 1 khoảng tần số
nhất định truyền qua. Đặc tính này
phải được nghiên cứu trước tiên để
xác định dải tần hoạt động, đặc tính
phản xạ sẽ được tìm hiểu để xác đinh
tần số cộng hưởng. Thiết kế và
tối ưu ăng-ten CP cộng hưởng Fabry-
Perot: Sử dụng công cụ mô phỏng để
mô hình hóa cấu trúc và nghiên cứu ảnh
hưởng của từng tham số lên tính
chất bức xạ của ăng-ten, đặc biệt là
tham số về kích thước, chiều dày,
khoảng cách giữa các
lớp điện môi. Chế tạo và đo đạc các
loại anten: chế tạo và đo đạc hiệu suất
hoạt động của ăng-ten theo các tiêu chí
như phối hợp trở kháng, khả năng kích
thích sóng phân cực tròn, độ lợi, và đồ
thị bức xạ trường xa của ăng-ten
Số hồ sơ lưu: 2019-68-0121/KQNC
B2-18-NSCL. Nghiên cứu các kỹ
thuật đo, đánh giá chất lượng trong
hệ thống truyền hình số/ ThS. Nguyễn
Huy Quân - Viện Khoa học Kỹ thuật
Bưu điện, (Đề tài cấp Bộ)
Nhiệm vụ đã phân tích, đánh giá hiện
trạng về chất lượng, về phương pháp
đo, đánh giá nguyên nhân chủ quan,
khách quan dẫn tới các hạn chế trong
công tác đo chất lượng. Từ đó, cùng với
các đề xuất cũng như cải tiến đã hoặc
đang khuyến nghị để áp dụng từ các
đơn vị liên quan như Cục Viễn thông,
các đơn vị phát sóng truyền hình,
nhiệm vụ đã có những đề xuất nhằm
nâng cao năng lực đo, đánh giá thiết bị
cũng như khuyến nghị giải pháp, thông
số cần đo để đảm bảo chất lượng dịch
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 8-2019
8
vụ truyền hình số cung cấp cho khách
hàng.
Số hồ sơ lưu: 2019-10-0222/KQNC
B3-18-NSCL. Nghiên cứu xây dựng
mô hình đánh giá chất lượng kỹ
thuật tín hiệu phát sóng số/ ThS.
Nguyễn Việt Dũng - Viện Khoa học Kỹ
thuật Bưu điện, (Đề tài cấp Bộ)
Nghiên cứu tổng quan về hệ thống phát
sóng truyền hình số và công tác kiểm
soát chất lượng phát sóng truyền hình
số tại Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu
nguyên lý và phương pháp đo đánh giá
chất lượng tín hiệu phát sóng truyền
hình số sau quá trình sản xuất, trước khi
đưa vào phát sóng. Lựa chọn bộ thông
số đo đánh giá chất lượng tín hiệu phát
sóng truyền hình số phù hợp với từng
phương thức phát sóng số nhằm đảm
bảo chất lượng phát sóng truyền hình
số. Xây dựng mô hình đo đánh giá chất
lượng tín hiệu phát sóng truyền hình số
theo bộ thông số đánh giá được lựa
chọn. Thực hiện đo kiểm đánh giá chất
lượng tín hiệu phát sóng truyền hình số
theo mô hình đo và bộ thông số đánh
giá được lựa chọn tại Đài truyền hình
Việt Nam.
Số hồ sơ lưu: 2019-10-0227/KQNC
102.02-2015.32. Các giải thuật phân
tích ten-xơ nhanh phục vụ xử lý dữ
liệu lớn/ PGS. TS. Nguyễn Linh Trung
- Trường Đại học Công nghệ, (Đề tài
cấp Quốc gia)
Phát triển các giải thuật phân tích
tensor thích nghi với độ phức tạp thấp
hoặc trung bình cho các tensor luồng
bậc ba; Áp dụng các giải thuật phân
tích tensor đã được đề xuất cho việc
phân tích dữ liệu EEG lớn.
Số hồ sơ lưu: 2019-53-0255/KQNC
ĐT.011/18. Nghiên cứu, rà soát và
sửa đổi các quy chuẩn kỹ thuật về
truyền hình kỹ thuật số DVB-T2
(QCVN 63:2012/BTTTT và QCVN
64:2012/BTTTT)/ TS. Nguyễn Phi
Tuyến - Cục Viễn thông, (Đề tài cấp
Bộ)
Truyền hình số quảng bá mặt đất là một
hệ thống truyền thông sử dụng công
nghệ số để cung cấp số lượng kênh
truyền nhiều hơn với chất lượng
hình ảnh, âm thanh tốt hơn dưới hình
thức phát quảng bá tới ăng ten thu thay
vì phải sử dụng chảo vệ tinh hay cáp
nối. Truyền hình số và tương tự khác
nhau ở dạng thông tin được truyền từ
máy thu đến máy phát, đối với truyền
hình tương tự thì tín hiệu có dạng sóng
liên tục trong khi đó tín hiệu trong
truyền hình số có dạng là các bit thông
tin rời rạc. Ưu điểm lớn nhất của hệ
thống truyền hình số mặt đất quảng bá
là sử dụng băng tần số hiệu quả và công
suất bức xạ nhỏ hơn so với truyền hình
tương tự. Ngoài ra truyền dẫn số còn có
thể tự phát hiện và sửa lỗi. Một ưu
điểm khác đó là có khả năng làm việc
trong mạng đơn tần SFN. Nghĩa là tất
cả các máy phát hình số trong một khu
vực nào đó có thể là một thành phố hay
một tỉnh sẽ phát trên cùng một kênh
sóng. Truyền hình số với công nghệ
mạng đơn tần SFN có thể tiết kiệm
được tài nguyên tần số quý hiếm của
quốc gia đồng thời những kênh lân cận
không gây can nhiễu lẫn nhau. Trong
truyền hình nói chung và truyền hình số
nói riêng, việc nén ảnh là một trong
những khâu rất quan trọng. Tín hiệu
truyền hình hiện nay được nén sử dụng
hệ thống MPEG. Những luồng dữ liệu
là luồng bit MPEG được nén cho phép
hệ thống có thể truyền được nhiều
chương trình qua kênh truyền hình
có độ rộng băng 8 MHz. Hiện nay trên
thế giới tồn tại bốn chuẩn cho hệ thống
truyền hình số quảng bá mặt đất: ATSC
của Mỹ, DVB-T của Châu Âu và
ISDB-T của Nhật Bản và DTMB của
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 8-2019
9
Trung Quốc. Hệ thống truyền hình số
quảng bá được triển khai ở Mỹ là hệ
thống sử dụng điều chế 8 VSB cho
quảng bá mặt đất được chuẩn hoá bởi
ATSC. Hệ thống ISDB-T của Nhật bản
được chuẩn hoá bởi ARIB. Chuẩn
DVB-T của Châu Âu được rất nhiều
nước trên thế giới tuân thủ khi triển
khai hệ thống truyền hình số quảng bá
mặt đất cho nước mình. DVB-T hỗ trợ
rất nhiều loại hình dịch vụ bao gồm các
dịch vụ SDTV và HDTV, các dịch vụ
truyền hình số di động... Hiện nay Việt
Nam áp dụng theo chuẩn DVB-T
của Châu Âu, phiên bản mới nhất của
công nghệ nà