KQ015440. Nghiên cứu sản xuất tinh
bột trơ từ gạo tấm làm nguyên liệu
cho chế biến thực phẩm/ PGS.TS.
Nguyễn Duy Lâm - Viện Cơ điện nông
nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch,
(Đề tài cấp Bộ)
Xây dựng quy trình công nghệ sản xuất
tinh bột trơ từ gạo tấm quy mô phòng
thí nghiệm và quy mô 100 kg nguyên
liệu/mẻ. Chế tạo, lựa chọn, lắp đặt, vận
hành và khảo nghiệm một số thiết bị
chính để sản xuất tinh bột trơ theo quy
trình quy mô 100 kg nguyên liệu/mẻ.
Sản xuất ≥ 500 kg tinh bột trơ từ gạo
tấm với các tiêu chuẩn như tinh bột trơ
đạt độ ẩm < 10%, tổng cacbohydrat >
95%, hàm lượng tinh bột trơ RS3 >
50%, chất béo < 0,03 g/g, độ lớn mạch
amylose 100-300, chỉ số đường huyết
GI < 50 và năng lượng < 2,5 kcalo/g.
Sản xuất 03 thực phẩm chế biến từ tinh
bột trơ, 100 kg mỗi loại chứa tinh bột
trơ là chất xơ thực phẩm > 5%, không
bị biến đổi đáng kể tính chất cảm quan
so với thực phẩm gốc.
Số hồ sơ lưu: 2019-02-566/KQNC
70 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 416 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thông báo kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ - Số 9 năm 2019, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ISSN 1859 – 1000
THÔNG BÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN
NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
SỐ 9
2019
(12 SỐ/NĂM)
i
THÔNG BÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN
NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
(Định kỳ 1số/tháng)
BAN BIÊN TẬP
Trưởng ban: ThS. VŨ ANH TUẤN
Phó Trưởng ban: ThS. Trần Thị Hoàng Hạnh
Uỷ viên thư ký: CN. Nguyễn Thị Thúy Diệu
CN. Nguyễn Thu Hà
ThS. Nguyễn Thị Thưa
MỤC LỤC
Trang
Lời giới thiệu ii
Giải thích các yếu tố mô tả Kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN iii
Bảng tra kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN theo lĩnh vực nghiên
cứu
4
Bảng tra kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN theo thông tin thư
mục
7
Phụ lục: Thủ tục đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN 67
ii
LỜI GIỚI THIỆU
Triển khai thực hiện việc thông tin về kết quả thực hiện các nhiệm vụ khoa học và
công nghệ được quy định trong Luật Khoa học và Công nghệ; Nghị định số
11/2014/NĐ-CP ngày 18/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động thông tin khoa
học và công nghệ; Thông tư số 14/2014/TT-BKHCN ngày 11/6/2014 của Bộ trưởng Bộ
Khoa học và Công nghệ quy định về việc thu thập, đăng ký, lưu giữ và công bố thông tin
về nhiệm vụ khoa học và công nghệ, là cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đăng ký, lưu
giữ, phổ biến thông tin KQNC, biên soạn và phát hành xuất bản phẩm: “Thông báo kết
quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ”.
Xuất bản phẩm "Thông báo kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công
nghệ" giới thiệu với bạn đọc thông tin thư mục cơ bản về kết quả thực hiện các nhiệm
vụ khoa học và công nghệ các cấp từ cấp quốc gia (cấp nhà nước), cấp bộ/ngành, cấp
tỉnh/thành và cấp cơ sở trên cả nước, thuộc tất cả các lĩnh vực khoa học và công nghệ
được đăng ký và lưu giữ tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia. Thông tin
trong xuất bản phẩm này được rút ra từ CSDL về nhiệm vụ KH&CN do xây dựng và có
thể tra cứu trực tuyến trên mạng VISTA của Cục theo địa chỉ:
Định kỳ xuất bản xuất bản phẩm là 1 số/tháng nhằm thông báo kịp thời thông tin các kết
quả nghiên cứu các cấp đã đăng ký và giao nộp tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ
quốc gia.
Mọi thông tin phản hồi về Xuất bản phẩm, xin liên hệ theo địa chỉ:
CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA
Số 24-26 Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
ĐT: (024) 39349116- Fax: (024) 39349127- E-mail: quanly@vista.gov.vn
Website:
iii
102.04-2013.21. Suy diễn tự động trong logic có miền giá trị ngôn ngữ/ TS. Trần Đức
Khánh - Trường Đại học Việt Đức. (Đề tài cấp Quốc gia)
Nghiên cứu về đại số gia tử tuyến tính và đại số gia tử min hóa, xây dựng các miền giá trị
chân lý dựa trên đại số gia tử tuyến tính và đại số gia từ mịn hóa cho logic ngôn ngữ. Xây
dựng logic mệnh đề có miền giá trị chân lý dự trên đại số gia tử tuyến tính và đại số gia
tử mịn hóa, bao gồm cú pháp, ngữ nghĩa và suy diễn. Xây dựng logic vị từ có miền giá trị
chân lý dựa trên đại số gia tử tuyến tính và đại số gia tử mịn hóa, bao gồm cú pháp, ngữ
nghĩa và suy diễn. Xây dựng logic mờ ngôn ngữ có miền chân lý dựa trên đại số gia tử
tuyến tính, đơn điệu bao gồm cú pháp, ngữ nghĩa và suy diễn. Các phưng pháp suy diễn
trong logic ngôn ngữ như suy diễn hợp giải, suy diễn modus ponens, chứng minh bảng,
lập trình logic...
Số đăng ký hồ sơ: 2018-52-989/KQNC
GIẢI THÍCH CÁC YẾU TỐ MÔ TẢ
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KH&CN
Giải thích:
Mã số nhiệm vụ
Tên nhiệm vụ
Chủ nhiệm nhiệm vụ
Cơ quan chủ trì nhiệm vụ
Cấp nhiệm vụ
Số đăng ký kết quả nhiệm vụ tại Cục Thông tin KH&CN quốc gia
Tóm tắt kết quả thực hiện nhiệm vụ
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 9-2019
4
BẢNG TRA KẾT QUẢ NHIỆM VỤ KH&CN THEO LĨNH VỰC
40107. Bảo quản và chế biến nông sản................................................................................ 7
402. Chăn nuôi ..................................................................................................................... 7
40202. Di truyền và nhân giống động vật nuôi ................................................................... 7
40203. Thức ăn và dinh dưỡng cho động vật nuôi .............................................................. 8
40204. Nuôi dưỡng động vật nuôi ....................................................................................... 8
40299. Khoa học công nghệ chăn nuôi khác ....................................................................... 9
40303. Dịch tễ học thú y ...................................................................................................... 9
40305. Giải phẫu học và sinh lý học thú y ........................................................................ 10
404. Lâm nghiệp ................................................................................................................ 10
40401. Lâm sinh ................................................................................................................ 10
40403. Quản lý và bảo vệ rừng .......................................................................................... 11
40405. Giống cây rừng ...................................................................................................... 11
40407. Bảo quản và chế biến lâm sản................................................................................ 12
40502. Di truyền học và nhân giống thuỷ sản ................................................................... 12
40503. Bệnh học thuỷ sản .................................................................................................. 13
40504. Nuôi trồng thuỷ sản ............................................................................................... 13
40507. Bảo quản và chế biến thủy sản .............................................................................. 14
40601. Công nghệ gen (cây trồng và động vật nuôi); nhân dòng vật nuôi; ...................... 15
40602. Các công nghệ tế bào trong nông nghiệp .............................................................. 17
40603. Các công nghệ enzym và protein trong nông nghiệp ............................................ 18
40604. Các công nghệ vi sinh vật trong nông nghiệp ....................................................... 18
40699. Công nghệ sinh học trong nông nghiệp khác ........................................................ 18
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 9-2019
5
499. Khoa học nông nghiệp khác ...................................................................................... 18
5. Khoa học xã hội ............................................................................................................. 19
50101. Tâm lý học nói chung ............................................................................................ 20
50102. Tâm lý học chuyên ngành ...................................................................................... 20
502. Kinh tế và kinh doanh ................................................................................................ 21
50201. Kinh tế học; Trắc lượng kinh tế học; Quan hệ sản xuất kinh doanh ..................... 22
503. Khoa học giáo dục ..................................................................................................... 35
50301. Khoa học giáo dục học nói chung, bao gồm cả đào tạo, sư phạm học, lý luận giáo
dục,.. ................................................................................................................................... 35
50401. Xã hội học nói chung ............................................................................................. 39
50402. Nhân khẩu học ....................................................................................................... 40
50405. Xã hội học chuyên đề; Khoa học về giới và phụ nữ; Các vấn đề xã hội Nghiên cứu
gia đình và xã hội; Công tác xã hội ................................................................................... 40
50501. Luật học ................................................................................................................. 47
50601. Khoa học chính trị ................................................................................................. 50
50602. Hành chính công và quản lý hành chính ................................................................ 52
50603. Lý thuyết tổ chức; Hệ thống chính trị; Đảng chính trị .......................................... 54
50702. Địa lý kinh tế và văn hoá ....................................................................................... 56
50703. Nghiên cứu quy hoạch, phát triển đô thị................................................................ 58
50802. Thông tin học ......................................................................................................... 59
50803. Khoa học thư viện .................................................................................................. 59
50804. Thông tin đại chúng và truyền thông văn hoá - xã hội .......................................... 59
599. Khoa học xã hội khác ................................................................................................ 61
6. Khoa học nhân văn ........................................................................................................ 62
60101. Lịch sử Việt Nam ................................................................................................... 62
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 9-2019
6
60102. Lịch sử thế giới; Lịch sử từng nước, từng vùng; từng khu vực ............................. 62
60205. Nghiên cứu văn học Việt Nam, văn học các dân tộc ít người của Việt Nam ........ 62
60208. Nghiên cứu văn hóa Việt Nam, văn hoá các dân tộc ít người Việt Nam .............. 63
603. Triết học, đạo đức học và tôn giáo ............................................................................ 64
60302. Lịch sử và triết học của khoa học và công nghệ .................................................... 64
60303. Đạo đức học ........................................................................................................... 65
60305. Nghiên cứu tôn giáo ............................................................................................... 65
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 9-2019
7
BẢNG TRA KẾT QUẢ
THỰC HIỆN NHIỆM KH&CN
THEO THÔNG TIN THƯ MỤC
40107. Bảo quản và chế biến nông
sản
KQ015440. Nghiên cứu sản xuất tinh
bột trơ từ gạo tấm làm nguyên liệu
cho chế biến thực phẩm/ PGS.TS.
Nguyễn Duy Lâm - Viện Cơ điện nông
nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch,
(Đề tài cấp Bộ)
Xây dựng quy trình công nghệ sản xuất
tinh bột trơ từ gạo tấm quy mô phòng
thí nghiệm và quy mô 100 kg nguyên
liệu/mẻ. Chế tạo, lựa chọn, lắp đặt, vận
hành và khảo nghiệm một số thiết bị
chính để sản xuất tinh bột trơ theo quy
trình quy mô 100 kg nguyên liệu/mẻ.
Sản xuất ≥ 500 kg tinh bột trơ từ gạo
tấm với các tiêu chuẩn như tinh bột trơ
đạt độ ẩm
95%, hàm lượng tinh bột trơ RS3 >
50%, chất béo < 0,03 g/g, độ lớn mạch
amylose 100-300, chỉ số đường huyết
GI < 50 và năng lượng < 2,5 kcalo/g.
Sản xuất 03 thực phẩm chế biến từ tinh
bột trơ, 100 kg mỗi loại chứa tinh bột
trơ là chất xơ thực phẩm > 5%, không
bị biến đổi đáng kể tính chất cảm quan
so với thực phẩm gốc.
Số hồ sơ lưu: 2019-02-566/KQNC
402. Chăn nuôi
40202. Di truyền và nhân giống động
vật nuôi
. Nghiên cứu cải tiến kỹ thuật thụ
tinh nhân tạo và ứng dụng các kỹ
thuật mới nhằm nâng cao tỷ lệ sinh
sản và khối lượng của trâu/ TS.
Nguyễn Công Định - Viện Chăn nuôi,
(Đề tài cấp Bộ)
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình
trạng sinh sản của trâu thấp, trong đó
đặc điểm sinh lý sinh dục, sinh sản của
trâu cái đóng vai trò rất quan trọng.
Tuổi động dục lần đầu của trâu cái
muộn. Trâu cái động dục thường có
triệu trứng biểu hiện ra bên ngoài
không thật sự rõ ràng, thời điểm xuất
hiện động dục thường vào ban đêm,
khó nhận biết bằng các quan sát lâm
sàng, động dục của trâu mang tính mùa
vụ rõ rệt, sự liên quan của các biểu hiện
động dục với thời điểm rụng trứng chưa
được xác định chính xác, thời gian rụng
trứng biến động lớn giữa các cá thể,
động dục lại sau đẻ muộn.... Vì vậy,
việc thụ tinh nhân tạo cho trâu cái
thường đạt hiệu quả thấp do việc việc
phát hiện động dục và xác định
thời điểm phối giống thích hợp không
chính xác. Nâng cao được tầm vóc,
khối lượng và cải thiện khả năng sinh
sản để góp phần nâng cao hiệu quả
chăn nuôi trâu ở một số tỉnh miền núi
và trung du. Đánh giá được thực trạng
khả năng sinh sản và khối lượng cơ thể
của đàn trâu ở một số tỉnh miền núi và
trung du. Xây dựng và hoàn thiện được
quy trình thụ tinh nhân tạo cho trâu
hiệu quả, đạt tỷ lệ có chửa của đàn trâu
cái trên50% (được công nhận
TBKT). Nâng cao được tỷ lệ sinh sản
của trâu bằng một số giải pháp kỹ
thuật. Tạo ra được 500 nghé từ thụ tinh
nhân tạo và 500 nghé từ những đực
giống tốt (phối giống trực tiếp) có khối
lượng cơ thể cao hơn so với đàn đại trà
10 -15%.
Số hồ sơ lưu: 2019-02-0328/KQNC
KQ011891. Bảo tồn và lưu giữ nguồn
gen vật nuôi/ TS. Phạm Công Thiếu -
Viện Chăn nuôi, (Đề tài cấp Bộ)
Bảo tồn, lưu giữ các nguồn gen vật nuôi
Việt Nam nhằm góp phần bảo vệ đa
dạng sinh học và cân bằng sinh thái và
phát triển chăn nuôi theo hướng nâng
cao giá trị gia tăng và bền vững. Cung
cấp nguồn nguyên liệu khởi thủy cho
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 9-2019
8
công tác lai tạo giống, nghiên cứu khoa
học và đào tạo. Bảo tồn 14 nguồn gen
vật nuôi nhằm đảm bảo sự đa dạng
trong từng loài, giống/dòng, tránh lai
tạo góp phần bảo tồn sự đa dạng sinh
học. Bảo tồn tại chỗ (insitu) an toàn các
nguồn gen ong nội đã và đang thực hiện
tại các tỉnh. Điều tra tìm kiếm thu thập
được một số nguồn gen vật nuôi còn
tiềm ẩn. Đánh giá sơ bộ và đánh giá chi
tiết được 3-4 nguồn gen vật nuôi. Tư
liệu hóa các đối tượng nguồn gen vật
nuôi vào phần mềm vietgen.
Số hồ sơ lưu: 2019-02-0089/KQNC
KQ014737. Nghiên cứu choṇ taọ 4
dòng vịt chuyên trứng theo phương
thức nuôi nhốt / ThS. Vương Thi ̣ Lan
Anh - Viêṇ Chăn nuôi, (Đề tài cấp Bộ)
Chọn lọc nâng cao năng suất trứng cho
2 dòng vịt TC lên từ 3 đến 5 quả, lai tạo
hai dòng vịt mới có năng suất trứng từ
275 đến 285 quả/mái/năm. Cung cấp
con giống vịt siêu trứng có năng suất
cao theo hệ thống giống đáp ứng nhu
cầu của người chăn nuôi phục vụ cho
tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Xây
dựng quy trình chăn nuôi phù hợp cho
các dòng vịt được lai tạo.
Số hồ sơ lưu: 2019-02-478/KQNC
40203. Thức ăn và dinh dưỡng cho
động vật nuôi
DAĐL.CN-07/15. Hoàn thiện quy
trình công nghệ chế biến cỏ khô theo
quy mô công nghiệp, bán công
nghiệp phục vụ chăn nuôi/ ThS. Bùi
Việt Phong - Viện Chăn nuôi, (Đề tài
cấp Quốc gia)
Hoàn thiện được quy trình công nghệ
chế biến cỏ hòa thảo khô dạng bánh;
Hoàn thiện được quy trình công nghệ
chế biến cỏ Stylo khô dạng bột - Xây
dựng được 02 mô hình chế biến cỏ khô
dạng bánh và dạng bột quy mô công
nghiệp: 01 mô hình quy mô 100-200
tấn cỏ hòa thảo khô đóng bánh; độ ẩm
<15%; cỏ giữ được màu xanh, mùi
thơm và hàm lượng protein ≥ 5%, thời
gian bảo quản ≥3 tháng. 01 mô hình
quy mô 50-100 tấn bột cỏ Stylo; độ ẩm
<15%; bột cỏ giữ được màu xanh, mùi
thơm và hàm lượng protein ≥15%, thời
gian bảo quản ≥3 tháng; Xây dựng
được 02 mô hình chế biến cỏ khô dạng
bánh và dạng bột quy mô bán công
nghiệp: 01 mô hình quy mô 20-30 tấn
cỏ hòa thảo khô đóng bánh; độ ẩm
<15%; cỏ giữ được màu xanh, mùi
thơm và hàm lượng protein ≥ 5%, thời
gian bảo quản ≥3 tháng. 01 mô hình
quy mô 5-10 tấn bột cỏ Stylo; độ ẩm
<15%; bột cỏ giữ được màu xanh, mùi
thơm và hàm lượng protein ≥15%, thời
gian bảo quản ≥3 tháng.
Số hồ sơ lưu: 2019-02-0216/KQNC
40204. Nuôi dưỡng động vật nuôi
07.17 DASXTN/HĐ-KHCN. Hoàn
thiện quy trình công nghệ và thiết kế,
chế tạo dây chuyền thiết bị chế biến
thức ăn cho ong mật/ TS. Vũ Kế
Hoạch - Trường Cao đẳng kỹ thuật Cao
Thắng, (Đề tài cấp Bộ)
Nghiên cứu tổng quan các nguồn thức
ăn hiện nay của ong mật, ảnh hưởng
của nguồn thức ăn đến khả năng sinh
trưởng và chất lượng mật của đàn ong.
Nghiên cứu tổng quan các máy trong
dây chuyền chế biến thức ăn tổng hợp
cho chăn nuôi, tập trung vào các máy
rang, nghiền, định lượng, trộn và vô
bao. Xác định công nghệ và các kiểu
máy phù hợp cho chế biến thức ăn ong
đảm bảo đạt yêu cầu về độ nhỏ, tỷ lệ
thành phần và độ trộn đều và hoàn thiện
nguyên lý cấu tạo, nguyên lý làm việc
của các máy trong dây chuyền chế biến
thức tổng hợp cho ong mật, bao gồm
máy rang, nghiền, định lượng, trộn và
vô bao. Tính toán thiết kế các máy
trong dây chuyền chế biến bao gồm
máy rang, nghiền, định lượng, trộn và
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 9-2019
9
vô bao, thiết kế hệ thống điện điều
khiển cho các máy chế biến và chế tạo
các máy rang, nghiền, định lượng, trộn
và vô bao và chế tạo hệ thống điện điều
khiển.
Số hồ sơ lưu: 2019-24-0069/KQNC
KQ014739. Hoàn thiện quy trình
công nghệ chăn nuôi giống vịt chịu
nước mặn phục vụ chăn nuôi vùng
ven biển và hải đảo/ TS. Nguyễn Văn
Duy - Viện Chăn nuôi, (Đề tài cấp Bộ)
Chọn lọc đàn giống vịt chịu nước mặn
(vịt biển 15- Đại Xuyên). Hoàn thiện
quy trình công nghệ chăn nuôi giống vịt
chịu nước mặn sinh sản và quy trình
chăn nuôi giống vịt chịu nước mặn
thương phẩm. Xây dựng 3 mô hình
chăn nuôi vịt sinh sản tại 3 địa phương
là Quảng Ninh, Hải Phòng, Ninh Bình
và 3 mô hình chăn nuôi vịt thương
phẩm nuôi lấy thụt tại 3 địa phương là
Quảng Ninh, Hải Phòng, Ninh Bình.
Số hồ sơ lưu: 2019-02-483/KQNC
40299. Khoa học công nghệ chăn
nuôi khác
KQ016338. Xây dựng mô hình liên
kết ứng dụng công nghệ xử lý chất
thải chăn nuôi gia súc, gia cầm (lợn,
gà) sản xuất công nghiệp phân bón
hữu cơ chất lượng cao tại các trang
trại chăn nuôi tập trung quy mô vừa
và lớn/ TS. Lê Vũ Quân - Học viện
Nông nghiệp Việt Nam, (Đề tài cấp
Quốc gia)
Đánh giá thực trạng xử lý chất thải
chăn nuôi ở các trang trại quy mô vừa
và lớn. Xây dựng 02 mô hình xử lý chất
thải chăn nuôi quy mô trang trại (01
trang trại chăn nuôi lợn tại Quốc Oai,
Hà Nội và 01 trang trại chăn nuôi gà tại
Gia Bình, Bắc Ninh). Đánh giá hiệu
quả sử dụng các sản phẩm phân bón
hữu cơ chất lượng cao cho lúa và rau
(cà chua, xà lách, rau cải). Đề xuất một
số cơ chế chính sách để khuyến khích
các doanh nghiệp, trang trại áp dụng
các biện pháp, công nghệ xử lý chất
thải làm phân bón hữu cơ. Đào tạo, tập
huấn chuyển giao cho chủ trang trại,
nông dân về xử lý chất thải chăn nuôi
và ứng dụng phân bón hữu cơ chất
lượng cao cho một số loại cây trồng.
Số hồ sơ lưu: 2019-02-640/KQNC
40303. Dịch tễ học thú y
KQ014215. Nghiên cứu sản xuất vắc-
xin phòng bệnh do E. coli sinh độc tố
đường ruột (ETEC) gây ra trên lợn/
TS. Võ Thành Thìn - Viện Thú y, (Đề
tài cấp Bộ)
Đánh giá tương đồng gen mã hóa độc
tố đường ruột STa, STb, LT của vi
khuẩn E. coli gây tiêu chảy ở Việt
Nam; Phát triển DNA tái tổ hợp mã hóa
STa, STb, LT; Phát triển vector biểu
hiện protein độc tố đường ruột tái tổ
hợp STa-LTBSTb; Nghiên cứu tiêu
chuẩn hóa quy trình nuôi cấy và tinh
chế protein độc tố đường ruột tái tổ hợp
STa-LTB-STb; Sản xuất thử nghiệm
vắc-xin tái tổ hợp protein độc tố STa-
LTB-STb; Kiểm nghiệm vắc-xin
protein độc tố đường ruột tái tổ hợp.
Số hồ sơ lưu: 2019-02-0379/KQNC
KQ014341. Nghiên cứu một số đặc
điểm sinh học, dịch tễ học bệnh sán
lá sinh sản trên vịt tại một số tỉnh
Nam Trung Bộ và đề xuất biện pháp
phòng trị/ TS. Nguyễn Đức Tân - Phân
viện Thú y miền Trung, (Đề tài cấp Bộ)
Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ
học bệnh sán lá sinh sản trên vịt tại các
tỉnh