Giới thiệu: Qua khảo sát sàng lọc các cây có tác dụng chống oxy hóa với 3 phân đoạn cao dichloromethan,
methanol, nước theo độ phân cực của các chất có trong cây trong nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả cao
methanol của cây diếp cá có tác dụng chống oxy hóa mạnh trên mô hình sàng lọc tác dụng chống oxi hóa DPPH
(1,1-diphenyl-2-picryl-hydrazyl)(3). Do đó cao methanol của cây diếp cá được dùng để kiểm tra tác dụng bảo vệ
gan ex vivo, nếu cao này có tác dụng sẽ được tiếp tục thử nghiệm trên mô hình in vivo.Việc sàng lọc tác dụng
làm hạ men gan, bảo vệ tế bào gan sẽ được triển khai trên dòng tế bào gan chuột tách ra và nuôi cấy theo PP
Kiso(2) sau đó bị gây độc bằng CCl4. Đánh giá mức độ thương tổn tế bào gan và đánh giá hoạt tính bảo vệ gan của
cao chiết ở các nồng độ khác nhau qua kết quả đo hoạt lực men gan.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Sử dụng mô hình tách tế bào gan chuột của Kiso(2)đã có thay đổi
một số bước cho phù hợp với điều kiện hiện tại của phòng thí nghiệm ở Việt Nam. Tế bào đơn sau khi tách được ủ
phục hồi với thời gian 2 h trong môi trường EMEM có bổ sung một số chất cần thiết cho tế bào, sau đó gây độc tế
bào bằng CCl4 1,5% trong thời gian 45‘ làm tăng cao hoạt độ của enzym ALT trong môi trường. Tiến hành thử
nghiệm tác dụng bảo vệ tế bào gan của cao chiết methanol từ cây diếp cá (Houytuynia cordata) trên mô hình gây
tổn thương tế bào gan bằng carbon tetrachlorid (CCl4) (ex vivo) với các tế bào mới tách và nuôi cấy.
Kết quả: Kết quả thử nghiệm cho thấy các nồng độ khác nhau của cao chiết methanol lá diếp cá đều có tác
dụng hạ men gan, bảo vệ tế bào.
Kết luận: Từ các kết quả thu được sơ bộ kết luận cao chiết methanol của lá diếp cá có tác dụng quả trong
việc làm hạ men gan khi tế bào gan bị gây nhiễm độc CCl4.
6 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 216 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thử nghiệm hoạt tính bảo vệ gan ex vivo của cao chiết diếp cá Houttuynia cordata, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Dược Khoa 622
THỬ NGHIỆM HOẠT TÍNH BẢO VỆ GAN EX VIVO
CỦA CAO CHIẾT DIẾP CÁ HOUTTUYNIA CORDATA
Nguyễn Thị Phương Hạnh*, Võ Văn Giàu*, Huỳnh Ngọc Thụy*
TÓM TẮT:
Giới thiệu: Qua khảo sát sàng lọc các cây có tác dụng chống oxy hóa với 3 phân đoạn cao dichloromethan,
methanol, nước theo độ phân cực của các chất có trong cây trong nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả cao
methanol của cây diếp cá có tác dụng chống oxy hóa mạnh trên mô hình sàng lọc tác dụng chống oxi hóa DPPH
(1,1-diphenyl-2-picryl-hydrazyl)(3). Do đó cao methanol của cây diếp cá được dùng để kiểm tra tác dụng bảo vệ
gan ex vivo, nếu cao này có tác dụng sẽ được tiếp tục thử nghiệm trên mô hình in vivo.Việc sàng lọc tác dụng
làm hạ men gan, bảo vệ tế bào gan sẽ được triển khai trên dòng tế bào gan chuột tách ra và nuôi cấy theo PP
Kiso(2) sau đó bị gây độc bằng CCl4. Đánh giá mức độ thương tổn tế bào gan và đánh giá hoạt tính bảo vệ gan của
cao chiết ở các nồng độ khác nhau qua kết quả đo hoạt lực men gan.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Sử dụng mô hình tách tế bào gan chuột của Kiso(2) đã có thay đổi
một số bước cho phù hợp với điều kiện hiện tại của phòng thí nghiệm ở Việt Nam. Tế bào đơn sau khi tách được ủ
phục hồi với thời gian 2 h trong môi trường EMEM có bổ sung một số chất cần thiết cho tế bào, sau đó gây độc tế
bào bằng CCl4 1,5% trong thời gian 45‘ làm tăng cao hoạt độ của enzym ALT trong môi trường. Tiến hành thử
nghiệm tác dụng bảo vệ tế bào gan của cao chiết methanol từ cây diếp cá (Houytuynia cordata) trên mô hình gây
tổn thương tế bào gan bằng carbon tetrachlorid (CCl4) (ex vivo) với các tế bào mới tách và nuôi cấy.
Kết quả: Kết quả thử nghiệm cho thấy các nồng độ khác nhau của cao chiết methanol lá diếp cá đều có tác
dụng hạ men gan, bảo vệ tế bào.
Kết luận: Từ các kết quả thu được sơ bộ kết luận cao chiết methanol của lá diếp cá có tác dụng quả trong
việc làm hạ men gan khi tế bào gan bị gây nhiễm độc CCl4.
Từ khóa: tế bào gan, diếp cá, CCl4, tác dụng bảo vệ gan.
ABSTRACT
HEPATOPROTECTIVE ACTIVITIES OF HOUTTUYNIA CORDATA EXTRACT ON CARBON
TETRACHLORIDE INDUCED HEPATOTOXICITY EX VIVO
Nguyen Thi Phuong Hanh, Vo Van Giau, Huynh Ngoc Thuy
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 622 - 627
Introduction. Houttuynia cordata Thunb. is a medicinal herb that generally be used in Vietnamese
traditional medicine. Many studies have shown that flavonoids exhibited a wide range of biological or
physiological effects including anti-inflammatory, anti-allergic, and anti-cancer activities. However, no reports to
be discussed about the relationship between the levels of H. cordata flavonoids and its biological characteristics.
Method: In our present study, the hepatoprotective activities of the Houttuynia cordata extracts with
different solvents were performed on carbon tetrachloride (CCl4) induced cytotoxicity model modified by Kiso
procedure. Suspension of isolated mouse hepatocytes was incubated in EMEM medium under a 95% O2 and 5%
CO2, 37 oC in 2h before the addition of 1.5% CCl4 and incubated in 45 min. CCl4 administration significantly
* ĐH Ton Duc Thang; * BM. Dược liệu – Khoa Dược - ĐH Y Dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: TS. Huỳnh Ngọc Thụy ĐT: 0902373986 Email: huynhthuyth@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Khoa 623
increased serum alanine aminotransferase (ALT) activity, a biochemical marker of hepatocyte injury, in medium.
Results:the methanol extract of Houttuynia cordata have reduced the level of ALT and protected mice liver
cells at a concentration of 0.05 mg/ml.
Conclusion: the methanol extract of Houttuynia cordata have reduced the level of ALT and protected mice
liver cells.
Key words: hepatocyte, Houttuynia cordata, CCl4, hepatoprotective activity.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh gan là một trong những vấn đề thường
gặp trong cộng đồng. Có nhiều loại bệnh gan
trong đó bệnh thường gặp là những tổn thương
gan gây ra bệnh viêm gan dẫn đến xơ gan và
ung thư gan cuối cùng là gây tử vong với
nguyên nhân chủ yếu là do virút và nhiễm độc.
Phần lớn các chất gây độc cho gan chủ yếu do
superoxid hóa lipid và các thương tổn khác do
stress oxy hóa(1).
Hiện nay các phương pháp thử nghiệm in
vitro được dùng phổ biến để sàng lọc ban đầu
các cao chiết, phân đoạn chiết của dược liệu hoặc
của các chất tinh khiết vì các phương pháp này
có thể sàng lọc được một lượng lớn mẫu trong
thời gian ngắn với chi phí thấp, lượng mẫu sử
dụng nhỏ và kết quả có độ lặp lại cao. Phương
pháp sàng lọc in vitro có nhiều mô hình khác
nhau được sử dụng trên thế giới. Trong nghiên
cứu này chúng tôi sử dụng phương pháp tách tế
bào đơn từ gan thú vật thử nghiệm(2) nhưng có
những khảo sát thay đổi trong bước tiến hành
cho phù hợp với điều kiện phòng thí nghiệm
của chúng tôi. Sử dụng các tế bào đơn tách và
nuôi cấy được, tiến hành sàng lọc tác dụng làm
hạ men gan trên mô hình tế bào gan bị nhiễm
độc bởi carbon tetrachlorid (CCl4), đối tượng thử
nghiệm là cây diếp cá (Houttuynia cordata
Blume), một dược liệu được sử dụng phổ biến
chỉ với tác dụng cầm máu, trị trĩ, tác dụng bảo
vệ gan của dược liệu này thì vẫn chưa được chú
ý.
Cây diếp cá có tác dụng trị bệnh trĩ, kháng
khuẩn. Gần đây, trong việc tìm kiếm, sàng lọc
các cây có tác dụng chống oxy hóa với 3 phân
đoạn cao dichloromethan, methanol, nước theo
độ phân cực của các chất có trong cây trong
nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả cao
methanol của cây diếp cá có tác dụng chống oxy
hóa mạnh trên mô hình sàng lọc tác dụng chống
oxi hóa DPPH (1,1-diphenyl-2-picryl-hydrazyl)(3)
và tác dụng chống oxy hóa thì có liên quan đến
việc phòng ngừa và chữa trị nhiều loại bệnh tật
trong đó có tác dụng chữa bệnh viêm gan. Do đó
cao methanol của cây diếp cá được dùng để
kiểm tra tác dụng bảo vệ gan ex vivo, nếu cao
này có tác dụng sẽ được tiếp tục thử nghiệm
trên mô hình in vivo.
Việc sàng lọc tác dụng làm hạ men gan, bảo
vệ tế bào gan sẽ được triển khai trên dòng tế bào
gan chuột tách ra và nuôi cấy theo phương pháp
Kiso(2) sau đó bị gây độc bằng CCl4. CCl4 là một
chất độc được sử dụng phổ biến trong mô hình
thử nghiệm gây tổn thương gan in vitro và in vivo.
Chất này gây nên sự xơ hóa gan và làm thay đổi
các chỉ số sinh hóa của gan với các triệu chứng
tương tự với viêm gan do virút cấp tính(3,4). Khi tế
bào bị tổn thương các enzym transaminsase như
ALT, AST tiết ra môi trường làm cho hoạt độ ALT
đo được trong môi trường tăng. Đánh giá mức độ
thương tổn tế bào gan và đánh giá hoạt tính bảo
vệ gan của cao chiết ở các nồng độ khác nhau qua
kết quả đo hoạt lực men gan.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Hóa chất
Type I collagenase (Gibco), dimethyl
sulfoxide (DMSO) và trypan blue (Merck),
Phosphate Buffered Saline (PBS; Oxoid);
Albumin huyết thanh bò, Môi trường Eagle's
minimal essential medium (E’MEM), huyết
thanh bào thai bò, dexamethasone, insulin
(Sigma). Kit thử alanine aminotransferase (ALT)
của Diagnosticum Zrt. Các hóa chất khác đạt
tiêu chuẩn cho thí nghiệm phân tích.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Dược Khoa 624
Đối tượng nghiên cứu
Cây diếp cá được thu mua ở Bình dương,
thành phố Hồ Chí Minh. Bộ phận dùng là phần
trên mặt đất. Mẫu được xác định bằng việc khảo
sát đặc điểm hình thái thực vật học dựa trên
quan sát cây tươi. Dược liệu được rửa sạch, phơi
trong bóng râm đến khô, xay nhỏ làm nguyên
liệu cho chiết xuất.
Chuột nhắt trắng (chủng Swiss albino) 20 – 25
g được mua từ viện Vacxin và sinh phẩm Y tế
Nha Trang, được nuôi tại phòng thí nghiệm Dược
lý – Khoa Dược – trường ĐH Y Dược TP. HCM.
Phương pháp nghiên cứu
Chuẩn bị mẫu thử
50 g dược liệu ngâm trong dichloromethan
24 tiếng sau đó đun hồi lưu cách thủy ở nhiệt độ
40 oC trong 3 giờ, lọc nóng, chiết lặp lại đến khi
giọt dịch chiết không để lại cắn. Gộp các dịch
chiết, thu hồi dung môi để thu cao
dichloromethan. Bã dược liệu được loại sạch
dung môi và tiếp tục chiết bằng cách đun hồi
lưu cách thủy bã dược liệu với dung môi
methanol ở 60 oC trong 3 giờ, lọc nóng, chiết lặp
lại đến khi giọt dịch chiết không để lại cắn, gộp
các dịch chiết, thu hồi dung môi để thu được cao
methanol.
Tách tế bào gan
Theo phương pháp của Kiso và cộng sự
(1983)(2). Tiến hành khảo sát phương pháp với
một số thay đổi cho phù hợp điều kiện của
phòng thí nghiệm tại chỗ.
Tế bào đơn sau khi tách đáp ứng được mật
độ tế bào tối thiểu (>105 tế bào/ml) sẽ được hòa
trong môi trường E’MEM bổ sung huyết thanh
bào thai bò (10%), dexamethasone (10-6 M),
insulin (10-8 M), gentamicin (50 µg/L) rồi chia
đều vào các ống (vial) 0,5 ml và ủ ở điều kiện
95% O2 và 5% CO2, 37 0C trong 2 giờ để tế bào
phục hồi sau quá trình tách.
Khảo sát nồng độ CCl4 và thời gian ủ tế bào
thích hợp
Tiến hành thăm dò nồng độ CCl4 tối thiểu có
thể dùng gây độc tế bào, phóng thích enzym gan
đủ để khảo sát sự thay đổi của enzym trong quá
trình thử nghiệm. Pha CCl4 với 1% DMSO và
nước cất để có dãy nồng độ CCl4 1,0%; 1,5% và
2,0%. Chọn nồng độ CCl4 thích hợp để sử dụng
cho thử nghiệm.
Thăm dò thời gian ủ tế bào với CCl4 thích
hợp, dò tìm thời điểm hoạt độ men gan tăng cao
nhất bằng cách tiến hành ủ tế bào trong thời
gian 90 phút, trong thời gian ủ, cứ mỗi 15 phút
hút dịch nuôi cấy đi đo hoạt lực enzym ALT trên
tất cả mẫu. Chọn thời điểm mà hoạt lực enzym
cao nhất để làm thí nghiệm.
Thử nghiệm sàng lọc tác dụng làm hạ men gan
của cao chiết diếp cá trên mô hình tế bào gan
chuột nhiễm độc CCl4
Tế bào gan chuột sau khi tách được ủ phục
hồi trong 2h ở điều kiện nêu trên, sau đó tiến
hành gây độc tế bào bằng CCl4 và bổ sung cao
chiết diếp cá (mẫu thử) vào các ống đựng tế bào
sao cho nồng độ cuối cùng của mẫu thử trong
ống đựng tế bào đạt các nồng độ mong muốn
khác nhau để kiểm tra hoạt độ men gan ALT.
Tiến hành song song các thử nghiệm là mẫu
chứng trắng không gây độc và mẫu gây độc
nhưng không dùng thuốc thử nghiệm để đánh
giá so sánh kết quả. Các thử nghiệm được lặp lại
nhiều lần (N=10) với n =6 cho mỗi lần thử
nghiệm. (N=số chuột sử dụng tách tế bào gan; n=số
ống tế bào sử dụng cho mỗi mẫu)w
Đánh giá kết quả
Đo hoạt tính của men gan ALT theo hướng
dẫn cách đo của nhà sản xuất (Diagnosticum).
Kết quả được đánh giá theo chương trình phân
tích thống kê dữ liệu của phần mềm Exel.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Khoa 625
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Chuẩn hóa quy trình tách và nuôi cấy tế
bào
Tiến hành tách tế bào gan chuột theo
phương pháp tách tế bào gan chuột của Kiso và
cộng sự(3), tuy nhiên việc bơm rửa gan bằng
đường tĩnh mạch chủ trên không thực hiện được
và bơm rửa gan bằng dung dịch có bổ sung
collagenase cũng không thể thực hiện do phải sử
dụng lượng khá lớn collagenase. Chúng tôi đã
tiến hành thăm dò thay đổi một số bước thực
hiện cho phù hợp với điều kiện có được trong
phòng thí nghiệm hiện tại và rút ra qui trình cụ
thể như sau:
Chuột khi đạt đến trọng lượng yêu cầu (20 –
25g) sẽ được gây mê bằng ether và mở ổ bụng
để bộc lộ các cơ quan bên trong, các cơ quan của
hệ tiêu hóa như dạ dày, ruột được kéo sang một
bên để có thể quan sát tĩnh mạch cửa gan.
Dùng kim cong có chỉ luồn qua tĩnh mạch chủ
và cột cố định tĩnh mạch chủ phía trên ngực. Cắt
tĩnh mạch chủ dưới tại vị trí tĩnh mạch dưới thận
để tạo đường thoát dịch cho việc bơm rửa gan.
Đâm kim luồn vào trong tĩnh mạch cửa gan,
dùng chỉ cột cố định ống luồn với tĩnh mạch cửa.
Bơm PBS vào ống luồn tĩnh mạch để rửa
gan. Rửa cho đến khi gan chuyển sang màu
vàng nhạt hoặc cho đến khi dung dịch PBS chảy
ra từ tĩnh mạch thân dưới không còn màu đỏ.
Gan sau khi được rửa sẽ được tách ra khỏi
cơ thể chuột và được giữ trong dung dịch PBS có
chứa kháng sinh rồi nhanh chóng chuyển vào tủ
cấy vô trùng. Tại đây gan sẽ được rửa lại bằng
PBS không có chứa kháng sinh.
Gan được ngâm ngập trong dung dịch
collagenase 0,075%, lắc 100 vòng/phút bằng máy
lắc trong 5 phút ở 37oC.
Dùng 2 kẹp nhẹ nhàng vuốt từng lá gan
phân tán các tế bào (luôn luôn giữ các lá gan
chìm trong dung dịch collagenase 0,075%). Kết
quả đạt được sau quá trình này là tạo hỗn dịch
trắng đục.
Hỗn dịch này được tiếp tục lắc trong 10 phút
(100 vòng/phút) ở 37oC trong dung dịch
collagenase. Cốc đựng hỗn dịch được để tủ lạnh
15 phút. Lọc qua gạc-cotton vô trùng. Sau đó thu
lấy dịch chứa tế bào đơn, ly tâm 15.000 vòng/phút
trong 15 phút ở 37 oC. Thu lấy cặn tế bào.
Rửa cặn tế bào bằng dung dịch PBS không
có chứa kháng sinh để loại bỏ collagenase. Ly
tâm 15.000 vòng/phút trong 15 phút ở 37 0C thu
lấy cặn tế bào. Quá trình này lặp lại từ 3 – 5 lần
nếu còn hồng cầu. (Rửa – lọc – ly tâm)
Xác định mật độ tế bào và tỷ lệ sống chết
bằng cách nhuộm tế bào bằng trypan blue 0.4%.
Sau khi nhuộm tế bào bằng trypan blue, đếm tế
bào chết, ghi nhận tế bào sống trên buồng đếm
Neubauer. Kết quả cho thấy tế bào gan với tỉ lệ
sống cao được trình bày trong bảng 1.
Thêm môi trường nuôi EMEM có bổ sung
10% huyết thanh bê, 10-7 M insulin, 1% DMSO
vào trong tế bào. Ủ tế bào 2 giờ trong tủ ủ ở điều
kiện 37 oC, 5% CO2/95% O2. Tế bào tách được sẽ
tiếp tục được sử dụng nghiên cứu theo các
hướng khác nhau.
Việc chuẩn hóa quá trình phân lập và tách tế
bào gan đã được thay đổi một số bước như sau:
Bỏ qua giai đoạn truyền men collagenase
vào buồng gan thay vào đó là ngâm hẳn buồng
gan trong một thể tích dung dịch men
Collagenase nhất định trong thời gian nhất định.
Kết hợp thời gian ngâm buồng gan trong
dung dịch men và thời gian lắc tiếp xúc men với
tế bào gan, giảm thời gian tách tế bào.
So sánh với qui trình của Kiso, qui trình này
có những ưu điểm sau:
Do bỏ qua giai đoạn truyền collagenase liên
tục vào buồng gan, tiến hành ngâm thẳng buồng
gan và tế bào gan sau khi đã được phân tán vào
dung dịch men collagenase nên.
- Giảm đáng kể lượng collagenase sử dụng
mà vẫn bảo đảm sự tiếp xúc của men với các tế
bào gan đã phân tán trong thời gian nhất định.
- Giảm đáng kể chi phí cho thử nghiệm.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Dược Khoa 626
- Đơn giản hóa qui trình như: bỏ qua giai
đoạn cột rửa tĩnh mạch cửa trên (phức tạp, khó
thực hiện và kéo dài thời gian tách tế bào).
- Thời gian thực hiện nhanh từ 10-15 phút
(thay vì 30-45 phút) nên hạn chế tỷ lệ tế bào gan
bị chết.
Collagenase là enzym thuỷ phân các liên kết
peptid dạng poly-L prolin đặc trưng cho vùng
xoắn của collagen. Theo quy trình Kiso2, việc
truyền thẳng trực tiếp collagenase vào buồng
gan chỉ là một giai đoạn rất ngắn, nhưng gây tốn
kém men mà sau đó vẫn phải cho tiếp xúc men
với tế bào gan đã được phân tán, chúng tôi gộp
giai đoạn nhưng vẫn bảo đảm hiệu quả tách
được tế bào gan thể hiện qua kết quả thử
nghiệm. Các thử nghiệm cho thấy kết quả có
tính lặp lại, mật độ tế bào tách cao và ổn định.
Nhận xét bước rửa gan là rất quan trọng. Nếu
rửa gan không kỹ thì hồng cầu còn nhiều dẫn
đến việc phải lặp lại nhiều lần giai đoạn rửa gan,
điều này dẫn đến tỉ lệ tế bào gan chết cao, mật
độ tế bào sống thấp.
Bảng 1. Kết quả tách tế bào đơn bằng enzym
collagenase type I
Lần thực hiện Mật độ tế bào
(tế bào/ml)
Số tế bào sống
(tế bào/ml)
Tỷ lệ (%)
Lần 1 79,7.105 77,8.105 97.6
Lần 2 88,1.105 83,6.105 94.9
Lần 3 59,3.105 54,6.105 92.1
Trung bình 75,7.105 71,9.105 94.8
Khảo sát nồng độ gây độc của CCl4 và thời
gian thích hợp ủ tế bào với CCl4
Kết quả khảo sát việc sử dụng các nồng độ
CCl4 khác nhau (1,0; 1,5; 2,0%) và tìm thời gian ủ
thích hợp trong khoảng thời gian 90 phút được
trình bày trong hình 1. Kết quả cho thấy ở nồng
độ 1,0 và 1,5%, lượng men gan tiết ra môi trường
tăng theo thời gian ủ từ 15 đến 45 phút và giảm
dần ở thời gian 75 phút và 90 phút trong khi ở
nồng độ 2,0 % CCl4, hoạt độ men gan tăng dần
trong khoảng 15-30 phút và giảm dần trong
khoảng 45-90 phút. Hoạt độ men gan đo được
cao nhất và ổn định nhất là ở nồng độ CCl4 1,5%
với thời gian 45 phút.
Hình 1. Ảnh hưởng của nồng độ CCl4 và thời gian ủ
đến sự thay đổi men gan của môi trường nuôi tế bào
Với kết quả 3 ở trên, chọn nồng độ gây độc
của CCl4 là 1,5% và thời gian gây độc tế bào là 45
phút làm thông số để thực hiện thí nghiệm sàng
lọc tác dụng bảo vệ gan trên mô hình ex vivo
Sàng lọc tác dụng hạ men gan trên mô hình
tế bào gan chuột bị nhiễm độc CCl4
Tác dụng bảo vệ gan của cao methanol chiết
từ cây diếp cá được trình bày trong hình 2.
Kết quả hoạt tính bảo vệ gan của cao
chiết H.cordata
0
50
100
150
200
250
300
350
400
450
500
550
600
650
700
Lô trắng Lô độc Lô thử 1 Lô thử 2 Lô thử 3 Lô thử 4
U
I/l
Lô chứng trắng: tế bào chưa bị nhiễm độc; Lô chứng độc: tế
bào bị gây độc bởi CCl4; Lô 1,2,3,4: lô thử nghiệm có dùng
thuốc sau khi gây độc thứ tự ở các nồng độ 0,05; 0,1; 0,25
và 0,5 mg/ml
Hình 2.Hoạt tính bảo vệ gan ex vivo của cao chiết cây
diếp cá ở các nồng độ khác nhau
Lô độc cho kết quả hoạt độ men gan là 644 ±
23 UI/l, tăng 14,67 lần so với nhóm chứng trắng
(tế bào trước khi ủ CCl4) là 361.6 UI khi ủ tế bào
gan ở nồng độ 1,5% CCl4 trong khoảng thời gian
45 phút. Kết quả cho thấy lô thử ở các nồng độ
khác nhau của cây diếp cá (0,05; 0,1; 0,25 và 0,5
mg/ml) đều có tác dụng làm hạ men gan, bảo vệ
0
50
100
150
200
250
300
350
400
450
500
0 20 40 60 80 100
Thời gian ủ CCl4 (phút)
ALT
(IU/L) CCl4 1,0%
CCl4 1,5%
CCl4 2,0%
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Khoa 627
gan (Hình 2). Ở lô thử 1 (có nồng độ 0,05 mg/ml)
cho kết quả hạ men gan với hoạt độ men gan là
220,6 ± 19 UI/L giảm 2,9 lần so với lô chứng độc.
Ở nồng độ 0,1 và 0,25 mg/ml của cao chiết diếp
cá (lô 2,3) đều cho tác dụng hạ men gan mạnh
nhất, với hoạt độ lần lượt là 136.6 ± 15 UI/L và
127.4 ± 18 UI/L giảm 4,7 lần và 5 lần so với lô
chứng độc.
Từ các kết quả thu được trong thử nghiệm
này có thể kết luận là cây diếp cá có tác dụng hạ
men gan theo kết quả thử nghiệm ex vivo
Nhận xét ở lô chứng trắng hoạt độ enzym
đều cao hơn mức bình thường, các thử nghiệm
lặp lại đều cho kết quả tương tự, chúng tôi nhận
định có thể do tế bào ít nhiều bị thương tổn, và
do thời gian thử nghiệm quá ngắn (chỉ trong
vòng 45 phút) nên các thương tổn tế bào do quá
trình rửa tách chưa hồi phục hoàn toàn. Để kết
quả tốt hơn nên kéo dài thời gian hồi phục của
tế bào sau khi tách và nuôi cấy rồi mới đưa vào
thử nghiệm.
KẾT LUẬN
Đã đề nghị được một số bước chuẩn hóa qui
trình tách tế bào gan để thử nghiệm sàng lọc bảo
vệ tế bào gan ex vivo, tế bào gan thu được có thể
được dùng cho các nghiên cứu khác như nuôi
cấy tế bào gan và sàng lọc sinh học cho các mẫu
thử nghiệm. Nồng độ gây độc của CCl4 là 1,5%;
thời gian thử nghiệm 45 phút được dùng làm
thông số cho nghiên cứu sàng lọc bảo vệ gan của
các cao chiết, phân đoạn hay các chất tinh khiết
của nghiên cứu chúng tôi. Qua thử nghiệm ex
vivo cho thấy cao methanol của cây diếp cá có tác
dụng hạ men gan, ở nồng độ 0,1 mg/ml có tác
dụng chống lại chất gây độc, làm hạ men gan,
bảo vệ tế bào gan có hiệu quả (giảm 4,7 lần so
với lô chứng độc), ngay ở nồng độ 0,05 mg/ml
vẫn có tác dụng làm hạ men gan 2,9 lần so với lô
độc. Như vậy, cao methanol của cây diếp cá sẽ
được nghiên cứu sâu hơn qua nghiên cứu tác
dụng bảo vệ gan in vivo cũng như phân lập các
chất tinh khiết có tác dụng bảo vệ gan trong
phân đoạn này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dianzani M.U., Muzia G., Biocca M.E., and Canuto R.A.
(1991)Lipid peroxidation in fatty liver induced by ca