Mục tiêu: Ceftazidime là một cephalosporin thế hệ 3, kháng sinh diệt khuẩn và có tác động chống lại nhiều
vi khuẩn Gram dương và Gam âm, đặc biệt là Pseudomonas aeruginosa. Thị trường dược phẩm tại Việt nam
hiện có hơn 60 chế phẩm chứa hoạt chất trên, bao gồm những biệt dược và thuốc gốc của nhiều quốc gia trên thế
giới. Đề tài nhằm nghiên cứu khảo sát hoạt tính kháng khuẩn in‐vitro của thuốc gốc Alfacef 1g (Pymepharco,
Việt nam).
Phương pháp: xác định nồng độ tối thiểu ức chế sự tăng trưởng trên các vi khuẩn chuẩn Gram dương và
Gram âm thông dụng của thuốc gốc Alfacef 1g (Pymepharco, Việt nam), so sánh với biệt dược Fortum 1g
(GlaxoSmithKline, Úc).
Kết quả: các nồng độ tối thiểu ức chế tăng trưởng của thuốc gốc Alfacef 1g trên 10 loại vi khuẩn chuẩn
thông dụng, bao gồm 3 vi khuẩn Gram âm và 7 vi khuẩn Gram dương: Klebsiella pneumoniae CF 104, Bacillus
subtilis ATCC 6633, Micrococcus luteus ATCC 9341, Enterococcus faecalis ATCC 51299, E. coli ATCC 25922,
Pseudomonas aeruginosa ATCC 27853, Staphylococcus aureus ATCC 25923, Staphylococcus aureus ATCC
29213, Enterococcus faecalis ATCC 29212 và Corynebacterium diphtheriae ATCC 51696; cho thấy hoàn toàn
không khác biệt với thuốc biệt dược Fortum. Điều này giúp giảm chi phí điều trị và lệ thuộc vào thuốc ngoại
nhập, hưởng ứng chủ trương: “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”.
Kết luận: Hoạt tính kháng khuẩn của 2 kháng sinh thử nghiệm trên các vi khuẩn chuẩn thông dụng hoàn
toàn tương đương.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn của chế phẩm Alfacef 1g, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 2013 116
THỬ NGHIỆM HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA CHẾ PHẨM ALFACEF 1G
Bùi Tùng Hiệp*, Nguyễn Hoàng Thu Trang**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Ceftazidime là một cephalosporin thế hệ 3, kháng sinh diệt khuẩn và có tác động chống lại nhiều
vi khuẩn Gram dương và Gam âm, đặc biệt là Pseudomonas aeruginosa. Thị trường dược phẩm tại Việt nam
hiện có hơn 60 chế phẩm chứa hoạt chất trên, bao gồm những biệt dược và thuốc gốc của nhiều quốc gia trên thế
giới. Đề tài nhằm nghiên cứu khảo sát hoạt tính kháng khuẩn in‐vitro của thuốc gốc Alfacef 1g (Pymepharco,
Việt nam).
Phương pháp: xác định nồng độ tối thiểu ức chế sự tăng trưởng trên các vi khuẩn chuẩn Gram dương và
Gram âm thông dụng của thuốc gốc Alfacef 1g (Pymepharco, Việt nam), so sánh với biệt dược Fortum 1g
(GlaxoSmithKline, Úc).
Kết quả: các nồng độ tối thiểu ức chế tăng trưởng của thuốc gốc Alfacef 1g trên 10 loại vi khuẩn chuẩn
thông dụng, bao gồm 3 vi khuẩn Gram âm và 7 vi khuẩn Gram dương: Klebsiella pneumoniae CF 104, Bacillus
subtilis ATCC 6633, Micrococcus luteus ATCC 9341, Enterococcus faecalis ATCC 51299, E. coli ATCC 25922,
Pseudomonas aeruginosa ATCC 27853, Staphylococcus aureus ATCC 25923, Staphylococcus aureus ATCC
29213, Enterococcus faecalis ATCC 29212 và Corynebacterium diphtheriae ATCC 51696; cho thấy hoàn toàn
không khác biệt với thuốc biệt dược Fortum. Điều này giúp giảm chi phí điều trị và lệ thuộc vào thuốc ngoại
nhập, hưởng ứng chủ trương: “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”.
Kết luận: Hoạt tính kháng khuẩn của 2 kháng sinh thử nghiệm trên các vi khuẩn chuẩn thông dụng hoàn
toàn tương đương.
Từ khoá: Nồng độ tối thiểu ức chế, phương pháp pha loãng trong môi trường thạch
ABSTRACT
THE ANTIMICROBIAL ACTIVITY OF GENERIC DRUG ALFACEF 1G
Bui Tung Hiep, Nguyen Hoang Thu Trang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 4 ‐ 2013: 116 ‐ 120
Objectives: Ceftazidime is a third‐generation cephalosporin antibiotic. Ceftazidime is bactericidal in action,
exerting its effect by inhibition of enzymes responsible for cell‐wall synthesis. It is active against many Gram‐
positive and Gram‐negative bacteria, especially Pseudomonas aeruginosa. Pharmaceutical maket in Viet nam
show more than 60 drugs contain this active ingredient, including various brand names and generic names of
many countries in the world. The aim of this study to investigate the in‐vitro antimicrobial activity of generic
drug Alfacef 1g (Pymepharco, Viet nam).
Material and method: determining the minimum inhibitory concentrations on common Gram‐positive
and Gram‐negative standard bacteria, compared with a brand name (Fortum 1g, GlaxoSmithKline, Australia).
Results: The minimum inhibitory concentrations of Alfacef 1g on 10 common standard bacteria, including
three Gram‐negative bacteria and seven Gram‐positive bacteria: Klebsiella pneumoniae CF 104, Bacillus subtilis
ATCC 6633, Micrococcus luteus ATCC 9341, Enterococcus faecalis ATCC 51299, E. coli ATCC 25922,
Pseudomonas aeruginosa ATCC 27853, Staphylococcus aureus ATCC 25923, Staphylococcus aureus ATCC
29213, Enterococcus faecalis ATCC 29212, and Corynebacterium diphtheriae ATCC 51696; have been
* Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương ** Đại học Y Dược Tp.HCM
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Bùi Tùng Hiệp ĐT: 0914187054 Email: buitunghiep@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 2013 117
demonstrated the equivalence of antimicrobial activity, compared with those of brand name Fortum. That can
save the substantial cost of patients’s treatment and the dependence on foreign drugs, according to the
govermental policy: “Vietnamese people use vietnamese products”.
Conclusion: The antibacterial activity of two antibiotics on bacteria testing formal standards fully
equivalent.
Key words: Minimum inhibitory concentration, agar dilution method
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ceftazidime là một cephalosporin thế hệ 3,
kháng sinh diệt khuẩn, đề kháng với hầu hết các
enzym bêta‐lactamase phổ hẹp và có tác động
chống lại nhiều vi khuẩn gram âm và gram
dương. Do có phổ kháng khuẩn rộng,
ceftazidime có thể được dùng đơn độc như một
thuốc đầu tay, trong khi chờ đợi kết quả của các
thử nghiệm tính nhạy cảm. ceftazidime có tính
diệt khuẩn, tác động gây sự ức chế tổng hợp
vách tế bào vi khuẩn. Bên cạnh những biệt dược
của những hãng dược phẩm nổi tiếng trên thế
giới như Fortum (GlaxoSmithKline‐ Úc) hoặc
Tazidime (Eli Lilly‐ Mỹ) thì thị trường dược
phẩm tại nước ta cũng có hiện diện đến hơn 60
thuốc gốc chứa hoạt chất trên với sự tham gia
của rất nhiều hãng của những quốc gia khác
nhau, thuốc do Việt nam sản xuất rất ít. Có thể
kể đến Cefitin (Lyka‐Ấn độ), Ceftazidime
Sodium Inj (Austin Pharma‐ Hong Kong),
Bitazid (Sanavita‐Đức), Lacdi ceftazidime (Hebei
Zhangjiakou Pharm Co., Ltd – Trung Quốc),
Ceftazidime Injection (Aurobindo Pharma‐ Ấn
độ), Bectozid (Cadila Healthcare Ltd‐ Ấn độ),
Ceftazidime‐1000 (Flamingo Pharmaceuticals
Ltd‐ Ấn độ), Orzid (Orchid Chemicals &
Pharmaceutical Ltd‐ Ấn độ), Betazidim (Strides
Arcolab‐ Ấn độ), Biocetum (Bioton‐ Ba Lan),
Cefdim (Korea United Pharm‐ Hàn Quốc),
Bicefzidim (Bidiphar‐ Việt nam) và Alfacef
(Pymepharco‐ Việt nam) v...v...Thử nghiệm hoạt
tính kháng khuẩn in‐vitro hoặc xác định hoạt lực
thuốc trên vi sinh vật cần phải nghiên cứu trước
hết để sàng lọc, kiểm tra, kiểm nghiệm những
kháng sinh mới hoặc thuốc kháng sinh do
những nhà sản xuất khác nhau, thể hiện thật sự
khả năng kháng khuẩn, điều mà các phương
pháp Lý‐Hoá không xác định được(2,4,6). Đề tài
nhằm chứng minh hoạt tính kháng khuẩn của
chế phẩm Alfacef chứa 1g hoạt chất ceftazidime
qua việc xác định nồng độ tối thiểu ức chế
(Minimum Inhibitory Concentration‐MIC) trên
các vi khuẩn chuẩn thông dụng, so sánh với
thuốc biệt dược Fortum (GlaxoSmithKline‐ Úc).
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Vi khuẩn thử nghiệm
Tổng cộng 10 vi khuẩn chuẩn được thử
nghiệm, bao gồm 3 vi khuẩn chuẩn Gram âm và
7 vi khuẩn Gram dương: Klebsiella pneumoniae
CF 104, Bacillus subtilis ATCC 6633, Micrococcus
luteus ATCC 9341, Enterococcus faecalis ATCC
51299, E. coli ATCC 25922, Pseudomonas
aeruginosa ATCC 27853, Staphylococcus aureus
ATCC 25923, Staphylococcus aureus ATCC 29213,
Enterococcus faecalis ATCC 29212 và
Corynebacterium diphtheriae ATCC 51696 được
cung cấp tại Bộ môn Vi sinh‐Ký sinh‐ Khoa
Dược‐ Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
Chế phẩm Alfacef 1g (Pymepharco ‐ Việt
nam), lô 14810, hạn sử dụng đến 06/08/2013 và
biệt dược Fortum 1g (GlaxoSmithKline ‐ Úc), lô
0017, hạn sử dụng đến 31/08/2013 được chúng
tôi sử dụng trong nghiên cứu.
Phương pháp xác định MIC
Áp dụng phương pháp pha loãng trong môi
trường thạch theo quy trình chuẩn của NCCLS
2006 (National Committee for Clinical
Laboratory Standard)(5).
Cân chính xác lượng kháng sinh ceftazidime
(Alfacef hoặc Fortum), hòa tan trong đệm pH 7
vô trùng (hoà tan 42,59g Na2HPO4 khan với
27,22g KH2PO4 trong 1 lít nước) để pha giai mẫu
kháng sinh có nồng độ giảm đi ½, có nồng độ
cuối từ 1024 – 0,125 μg/ml trong 25 ml môi
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 2013 118
trường thạch Mueller‐Hinton. Trộn đều, tạo bản
thạch bằng cách đổ ra hộp Petri đường kính 90
mm, để đặc lại trên mặt phẳng ngang để có bản
thạch độ dày là 4 mm.
Các vi khuẩn thử nghiệm được cấy phân lập
trên môi trường Tryptic soy agar, ấp ở 37oC từ
18‐24 giờ. Chọn 3‐5 khóm vi khuẩn thuần khiết
để tạo thành huyền dịch vi khuẩn trong môi
trường lỏng Mueller‐Hinton hay nước muối sinh
lý vô trùng để có độ đục tương đương
McFarland 0.5 (~108 colony forming unit
(CFU)/ml). Cũng có thể nuôi cấy lắc vi khuẩn
trong môi trường Mueller‐Hinton lỏng trong nồi
cách thủy từ 3‐5 giờ ở 37oC, sau đó điều chỉnh
tạo lượng huyền dịch vi khuẩn tương đương độ
đục McFarland 0.5. Thực hiện đếm sống để đảm
bảo lượng vi khuẩn chuẩn ban đầu như sau: E.
coli, P. aeruginosa, K. pneumoniae, B. subtilis và M.
luteus từ 3.1‐ 5.5 x 108 CFU/ml; enterococci, 3.5‐
6.0 x 108 CFU/ml; C. diphtheriae, staphylococci từ
4‐ 5.5 x 108 CFU/ml. Pha loãng vi khuẩn thử
nghiệm 1/10 bằng môi trường lỏng Mueller‐
Hinton hay nước muối sinh lý vô trùng và chấm
lên bản thạch (đã có kháng sinh) từ 1‐2 μl (~104
CFU trên vết chấm)(3).
Đọc kết qủa sau khi ấp ở 37oC từ 18‐24 giờ,
quan sát bất cứ hiện diện của sự phát triển vi
khuẩn trên vết chấm. Xác định nồng độ MIC là
nồng độ kháng sinh đầu tiên thấp nhất mà ở
đó vi khuẩn bị ức chế hoàn toàn quan sát được
bằng mắt thường. Thử nghiệm được thực hiện
lặp lại ít nhất 3 lần cho mỗi chủng vi khuẩn
khi xác định MIC. Giá trị MIC của các chủng vi
khuẩn chuẩn được so sánh từng cặp giữa chế
phẩm thử và chế phẩm đối chiếu, được xem là
không khác biệt khi các giá trị này không khác
biệt quá 4 lần(1,3,4).
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Bằng cách quan sát bất cứ hiện diện của sự
phát triển vi khuẩn trên vết chấm bằng mắt
thường, theo quy trình chuẩn của NCCLS,
chúng tôi đã xác định được nồng độ kháng sinh
đầu tiên thấp nhất mà ở đó vi khuẩn bị ức chế
hoàn toàn, đó chính là giá trị của MIC (Hình 1)
Hình 1. Xác định MIC bằng phương pháp pha loãng
trong thạch F và A: Bản thạch chứa Fortum và
Alfacef cùng nồng độ. Ô 1: chấm vi khuẩn
Klebsiella pneumoniae CF 104. Ô 5: chấm vi khuẩn
Bacillus subtilis ATCC 6633. Ô 6: chấm
Micrococcus luteus ATCC 9341. Ô 9: chấm
Enterococcus faecalis ATCC 51299. Ô 11: chấm E.
coli ATCC 25922. Ô 12: chấm Pseudomonas
aeruginosa ATCC 27853. Ô 13: chấm
Staphylococcus aureus ATCC 25923. Ô 14: chấm
Staphylococcus aureus ATCC 29213. Ô 15: chấm
Enterococcus faecalis ATCC 29212. Ô 16: chấm
Corynebacterium diphtheriae ATCC 51696.
Nhìn chung, kết qủa MIC trên cả 2 kháng
sinh thử nghiệm phù hợp với thông tin của nhà
sản xuất biệt dược. Có một số thay đổi về giá trị
MIC nhưng không có ý nghiã khác biệt(1,3,4). Hoạt
chất ceftazidime cho thấy tác động rất tốt trên vi
khuẩn Gram âm (E.coli, Klebsiella pneumoniae và
Pseudomonas aeruginosa); MIC của những chủng
này từ 0.25‐ 1 μg/ml. Ngược lại, giá trị MIC của
ceftazidime trên các vi khuẩn Gram dương
(Bacillus subtilis ATCC 6633, Micrococcus luteus
ATCC 9341, Enterococcus faecalis ATCC 51299,
Staphylococcus aureus ATCC 25923, Staphylococcus
aureus ATCC 29213, Enterococcus faecalis ATCC
29212 và Corynebacterium diphtheriae ATCC
51696) cao hơn, MIC của những chủng này từ
0.25 cho đến 1024 μg/ml.
F A
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 2013 119
Bảng 1. MIC của vi khuẩn thử nghiệm với Alfacef
Thuốc gốc Alfacef
Mã
số Vi khuẩn thử nghiệm
MIC
(µg/ml)
1 Klebsiella pneumoniae CF 104 0.25
5 Bacillus subtilis ATCC 6633 8
6 Micrococcus luteus ATCC 9341 2
9 Enterococcus faecalis ATCC 51299 1024
11 E. coli ATCC 25922 0.5
12 Pseudomonas aeruginosa ATCC 27853 1
13 Staphylococcus aureus ATCC 25923 16
14 Staphylococcus aureus ATCC 29213 16
15 Enterococcus faecalis ATCC 29212 1024
16 Corynebacterium diphtheriae ATCC 51696 16
Bên cạnh đó, so sánh tác động kháng khuẩn
của thuốc Alfacef 1g và Fortum 1g đều cho thấy
kết qủa hoàn toàn tương đồng. Trên vi khuẩn
Staphylococcus aureus ATCC 25923, Staphylococcus
aureus ATCC 29213 và Corynebacterium
diphtheriae ATCC 51696 cho thấy giá trị MIC của
hai kháng sinh thử nghiệm hoàn toàn bằng
nhau, tất cả là 16 μg/ml. Enterococcus faecalis mặc
dù không nằm trong các vi khuẩn nhạy cảm với
ceftazidime cũng được nhiều tác giả thử
nghiệm(3). Trong khảo sát của chúng tôi, MIC
của Enterococcus faecalis ATCC 51299 và ATCC
29212 đều rất cao, nhưng mặt khác không có sự
khác biệt giữa 2 kháng sinh thử nghiệm, cả hai
kháng sinh đều cho MIC cao tới 1024 μg/ml. Đối
với Bacillus subtilis ATCC 6633, trên Alfacef cho
MIC là 8 μg/ml, thấp hơn so với 16 μg/ml của
Fortum. Với vi khuẩn E.coli ATCC 25922, thử
nghiệm với Alfacef cho MIC cao hơn so với
Fortum (0.25 μg/ml so với 0.5 μg/ml). Với tác
nhân thường gây viêm phổi là Klebsiella
pneumoniae và đặc biệt là Pseudomonas aeruginosa,
Alfacef có giá trị MIC thấp hơn một ít hoặc hoàn
toàn tương đương với Fortum (Bảng 1 và Bảng
2). Có thể sơ bộ kết luận, hoạt tính kháng khuẩn
của 2 kháng sinh thử nghiệm trên các vi khuẩn
chuẩn thông dụng hoàn toàn tương đương. Tuy
vậy, cần thử nghiệm thêm các chủng vi khuẩn
lâm sàng và/hoặc đa đề kháng kháng sinh thì
mới có kết qủa đầy đủ và hoàn chỉnh khi so
sánh hoạt tính kháng khuẩn.
Bảng 2. MIC của vi khuẩn thử nghiệm với Fortum
Biệt dược Fortum
Mã
số Vi khuẩn thử nghiệm
MIC
(µg/ml)
1 Klebsiella pneumoniae CF 104 0.5
5 Bacillus subtilis ATCC 6633 16
6 Micrococcus luteus ATCC 9341 0.5
9 Enterococcus faecalis ATCC 51299 1024
11 E. coli ATCC 25922 0.25
12 Pseudomonas aeruginosa ATCC 27853 1
13 Staphylococcus aureus ATCC 25923 16
14 Staphylococcus aureus ATCC 29213 16
15 Enterococcus faecalis ATCC 29212 1024
16 Corynebacterium diphtheriae ATCC 51696 16
KẾT LUẬN
Hoạt tính kháng khuẩn của 2 kháng sinh thử
nghiệm trên các vi khuẩn chuẩn thông dụng là
hoàn toàn tương đương. Tuy vậy, cần thử
nghiệm thêm các chủng vi khuẩn lâm sàng
và/hoặc đa đề kháng kháng sinh thì mới có kết
qủa đầy đủ và hoàn chỉnh khi so sánh hoạt tính
kháng khuẩn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chow AW, Bartlett KH (1981). Comparative in‐vitro activity
of ceftazidime (GR 20263) and other β‐lactamase stable
cephalosporins against Pseudomonas, effect of inoculum size
and divalent cation supplementation. Journal of Antimicrobial
Chemotherapy 1981; 8: 345‐348.
2. Bộ Y tế (2002) Dược điển Việt nam 3 Phụ lục 10.
3. Goldstein EJC, Citron DM, et al (1985). Comparative in vitro
inhibitory and killing activity of Cefpirome, Ceftazidime, and
Cefotaxime against Pseudomonas aeruginosa, enterococci,
Staphylococcus epidermidis, and methicillin‐susceptible and ‐
resistant and tolerant and nontolerant Staphylococcus aureus.
Antimicrobial Agents and Chemotherapy 1985; pp. 160‐162.
4. Fritsche TR, Sader HS, Jones RN (2003). Comparative activity
and spectrum of broad‐spectrum beta‐lactams (cefepime,
ceftazidime, ceftriaxone, piperacillin/ tazobactam) tested
against 12,295 staphylococci and streptococci: report from the
SENTRY antimicrobial surveillance program (North America:
2001‐2002). Diagn Microbiol Infect Dis. 2003; 47(2): 435‐40.
5. National Committee for Clinical Laboratory Standards (2006).
Performance standards for antimicrobial disk susceptibility
tests; approved standard, 9th ed. 2006. Wayne, PA: NCCLS;
document M100‐ S16.
6. Yutaka U, Katsunori K, et al (2005). In vitro and in vivo
antibacterial activities of SM‐216601, a new broad‐spectrum
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 2013 120
parenteral carbapenem. Antimicrobial Agents and Chemotherapy
2005; 49(10): 4185–4196.
Ngày nhận bài 20/08/2013.
Ngày phản biện nhận xét bài báo 29/08/2013.
Ngày bài báo được đăng: 10/10/2013