Con người là chủ nhân của xã hội.Dưới chế độ xã hội, dưới chế độ XHCN con người được bảo vệ,phát triển toàn diện cả về thể lực và trí lực,sức khoẻ là vốn quý của con người. Nó là tiền đề cơ bản để con người vươn tới những mục đích cao cả khác. Quyền bất khả xâm phạm về tính mạng ,sức khoẻ,thân thể con người đã được ghi nhận trong tuyên ngôn về nhân quyền (1788) Đ71 Hiến Pháp 1992 của nước ta đã chỉ rõ “công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể,được pháp luật bảo hộ tính mạng,sức khoẻ,danh dự và nhân phẩm.”
Đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm,duy trì trật tự xã hội là nhiệm vụ quan trọng của nhà nước ta.Quá trình này được thực hiện bằng nhiễu cách: giáo dục tư tưởng,tổ chức kinh tế xã hội và bằng sự tác động của pháp luật trong đó có luật hình sự.Thông qua việc áp dụng hình phạt,luật hình sự được coi là công cụ hữu hiệu nhất để bảo vệ lợi ích của nhà nước và của xã hội.Tuy vậy việc truy cứu TNHS, kết tội, xử phạt và buộc người phạm tội chấp hành một phần hay toàn bộ hình phạt không phải là biện pháp duy nhất thực hiện các nhiệm vụ của luật hình sự. Trong một số trường hợp nhất định,mục đích giáo dục và cải tạo người phạm tội sẽ đạt hiệu quả tốt hơn bằng biện pháp tác động hình sự khác. Xuất phát từ luật HS Việt Nam và mục đích của hình phạt thể hiên nguyên tắc nhân đạo XHCN nhằm nâng cao hiệu quả của đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm án treo là chế định pháp luật HS có lịch sử từ lâu và được xét xử áp dụng nhiều năm nay.
Là một biện pháp trong hệ thống các biên pháp tác động của nhà nước và xã hội đến người phạm tội, án treo ngày càng được khẳng định bởi tính ưu việt của nó. Chế định này biểu hiện rõ nét sự kết hợp hài hoà giữa sự cưỡng chế của nhà nước với sự tác động của xã hội trong việc trừng trị,giáo dục, cải tạo người phạm tội.Tuy nhiên trong thực tiễn xét xử,chế định án treo đã bộc lộ những hạn chế nhất định về mặt lập pháp cũng như cách vận dụng.Điều đó đã làm giảm vai trò và ý nghĩa đích thực của án treo.Sỡ dĩ có tình trạng áp dụng sai chế định án treo trong thực tiễn là do T.án không hiểu đúng tính chất pháp lý của án treo, không nắm vững các căn cứ cho hưởng án treo cũng như các vấn đề khác trong nội dung của chế định này. Mặt khác nhiều khi sự hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền chưa đầy đủ nên tạo chưa tạo ra được sự thống nhất sự thống nhất trong nhận thức và áp dụng án treo, án treo là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn.
Nhận thấy vai trò và tầm quan trọng của vấn đề đặt ra trên,là một sinh viên của trường Đại Học Luật Hà Nội,với những kiến thức đã được trang bị và những tìm hiểm thực tế trong đợt thực tập cuối khoá tai Viện Kiểm Sát nhân dân Huyện Thiệu Hoá em đã mạnh dạn chọn đề tài “thực tiễn áp dụng chế định án treo đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác tại địa phương thực tập trong các năm gần đây- một số tồn tại và hướng khắc phục”.
Do trình độ và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên chuyên đề không thể tránh khỏi những sai sót.Rất mong thầy cô cùng các bạn đóng góp ý kiến để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Cơ cấu chuyên đề gồm 4 phần:
Phần 1: Một số vấn đề chung về án treo .
Phần 2: Tình hình đặc điểm và bản chất tội cố ý gây thương tích,gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn huyện Thiệu Hoá .
Phần 3: Nguyên nhân và một số biện pháp phòng chống.
Phần 4: Một số nhận xét và kiến nghị đối với việc nâng cao hiệu qủa phòng chống tội phạm hình sự nói chung và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại tới sức khoẻ của người khác nói riêng.
22 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1470 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực tiễn áp dụng chế định án treo đối với tội có y gây thương tích, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
Con người là chủ nhân của xã hội.Dưới chế độ xã hội, dưới chế độ XHCN con người được bảo vệ,phát triển toàn diện cả về thể lực và trí lực,sức khoẻ là vốn quý của con người. Nó là tiền đề cơ bản để con người vươn tới những mục đích cao cả khác. Quyền bất khả xâm phạm về tính mạng ,sức khoẻ,thân thể con người đã được ghi nhận trong tuyên ngôn về nhân quyền (1788) Đ71 Hiến Pháp 1992 của nước ta đã chỉ rõ “công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể,được pháp luật bảo hộ tính mạng,sức khoẻ,danh dự và nhân phẩm.”
Đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm,duy trì trật tự xã hội là nhiệm vụ quan trọng của nhà nước ta.Quá trình này được thực hiện bằng nhiễu cách: giáo dục tư tưởng,tổ chức kinh tế xã hội và bằng sự tác động của pháp luật trong đó có luật hình sự.Thông qua việc áp dụng hình phạt,luật hình sự được coi là công cụ hữu hiệu nhất để bảo vệ lợi ích của nhà nước và của xã hội.Tuy vậy việc truy cứu TNHS, kết tội, xử phạt và buộc người phạm tội chấp hành một phần hay toàn bộ hình phạt không phải là biện pháp duy nhất thực hiện các nhiệm vụ của luật hình sự. Trong một số trường hợp nhất định,mục đích giáo dục và cải tạo người phạm tội sẽ đạt hiệu quả tốt hơn bằng biện pháp tác động hình sự khác. Xuất phát từ luật HS Việt Nam và mục đích của hình phạt thể hiên nguyên tắc nhân đạo XHCN nhằm nâng cao hiệu quả của đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm án treo là chế định pháp luật HS có lịch sử từ lâu và được xét xử áp dụng nhiều năm nay.
Là một biện pháp trong hệ thống các biên pháp tác động của nhà nước và xã hội đến người phạm tội, án treo ngày càng được khẳng định bởi tính ưu việt của nó. Chế định này biểu hiện rõ nét sự kết hợp hài hoà giữa sự cưỡng chế của nhà nước với sự tác động của xã hội trong việc trừng trị,giáo dục, cải tạo người phạm tội.Tuy nhiên trong thực tiễn xét xử,chế định án treo đã bộc lộ những hạn chế nhất định về mặt lập pháp cũng như cách vận dụng.Điều đó đã làm giảm vai trò và ý nghĩa đích thực của án treo.Sỡ dĩ có tình trạng áp dụng sai chế định án treo trong thực tiễn là do T.án không hiểu đúng tính chất pháp lý của án treo, không nắm vững các căn cứ cho hưởng án treo cũng như các vấn đề khác trong nội dung của chế định này. Mặt khác nhiều khi sự hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền chưa đầy đủ nên tạo chưa tạo ra được sự thống nhất sự thống nhất trong nhận thức và áp dụng án treo, án treo là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn.
Nhận thấy vai trò và tầm quan trọng của vấn đề đặt ra trên,là một sinh viên của trường Đại Học Luật Hà Nội,với những kiến thức đã được trang bị và những tìm hiểm thực tế trong đợt thực tập cuối khoá tai Viện Kiểm Sát nhân dân Huyện Thiệu Hoá em đã mạnh dạn chọn đề tài “thực tiễn áp dụng chế định án treo đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác tại địa phương thực tập trong các năm gần đây- một số tồn tại và hướng khắc phục”.
Do trình độ và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên chuyên đề không thể tránh khỏi những sai sót.Rất mong thầy cô cùng các bạn đóng góp ý kiến để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Cơ cấu chuyên đề gồm 4 phần:
Phần 1: Một số vấn đề chung về án treo .
Phần 2: Tình hình đặc điểm và bản chất tội cố ý gây thương tích,gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn huyện Thiệu Hoá .
Phần 3: Nguyên nhân và một số biện pháp phòng chống.
Phần 4: Một số nhận xét và kiến nghị đối với việc nâng cao hiệu qủa phòng chống tội phạm hình sự nói chung và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại tới sức khoẻ của người khác nói riêng.
PHẦN 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ÁN TREO
Khái niệm án treo.
Bất kỳ tội phạm nào cũng có các dấu hiệu: tính nguy hiểm cho xã hội, các hành vi,tính có lỗi,tính trái pháp luật HS gắn liền với tính chịu hình phạt. Một hành vi nguy hiểm cho xã hội được coi là tội phạm đòi hỏi phải quy định những loại và mức hình phạt tương xứng xứng cho hàng vi đó. Quan niệm về hình phạt gắn liền với quan niệm về tội phạm.Tội phạm càng nghiêm trọng thì hình phạt càng nghiêm khắc.
Sự đa dạng về hành vi phạm tội thể hiện ở tính nguy hiểm cho xã hội của nó đặt ra yêu cầu: một mặt phải đa dạng phong phú về loại và mức hình phạt. Mặt khác cần phải quy định biện pháp tác động hình sự khác đối với người phạm tội. Những yêu cầu này là điều kiện quan trọng bảo đảm cho việc thực hiện các nguyên tắc cá thể hoá TNHS ,cá thể hoá hình phạt,nhân đạo XHCN và công bằng.Sự quy định trong luật là căn cứ pháp lý chặt chẽ cho việc áp dụng pháp luật một cách thống nhất trong đấu tranh xử lý tội phạm đạt hiệu quả.
Một trong những tiêu chí đánh giá mức độ hiệu quả đạt được của việc áp dụng hình phạt đối với người phạm tội là sự hoàn trả cho XH con người đã trở nên vô hại,không còn nguy cơ tái phạm. Vì vậy trong một số trường hợp nhất định có tác dụng cải tạo,giáo dục người bị phạt tù tốt hơn nếu T.án áp dụng biện pháp tác động HS khác không cần bắt bị cáo phải thụ hình. án treo là biện pháp tác động HS được hình thành ngay từ những ngày đầu mới thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và nay được quy định tại Điều 60 BLHS nước Cộng Hoà XHCN Việt Nam: “ Khi xử phạt tù không quá 3 năm,căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ.Nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù thì T.án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 1 đến 5 năm”.
Như vậy án treo là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Căn cứ vào nhân thân người bị kết án và những tình tiết giảm nhẹ T.án sẽ miễn cho người bị kết án không phải chấp hành hình phạt tù nếu trong thời gian thử thách người đó không phạm tội mới.. Vì vậy khi quyết định hình phạt T.án phải quy định thời gian phạt tù đúng với tính chất mức độ phạm tội của bị cáo rồi mới cho hưởng án treo cứ không được nâng cao thời hạn tù án treo vì cho nó là hình phạt nhẹ và phải tuyên rành rọt là bị cáo bị phạt mấy năm tù nhưng cho hưởng án treo,chứ không được tuyên là mấy năm tù án treo, án treo chỉ là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện,không phải là 1 hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù.
Điều 60 BLHS cũng đã quy định rõ”chỉ cho người bị xử phạt tù hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau:
Bị xử phạt tù không quá 3 năm,không phân biệt về tội gì trong trường hợp người bị xét xử trong cùng 1 lần về nhiều tội mà khi tổng hợp hình phạt,hình phạt chung nhỏ hơn 3 năm tù thì cũng có thể cho hưởng án treo.
Có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn chấp hành đúng chính sách pháp luật,thực hiên đầy đủ các nghĩa vụ của công dân,chưa có tiền án tiền sự,có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú cụ thể rõ ràng.
Có 2 tình tiết giảm nhẹ trở lên và không có tình tiết tăng nặng,trong đó ít nhất là một tình tiết giảm nhẹ quy định K1Đ46 BLHS
+Truờng hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ,vừa có tình tiết tăng nặng thì tình tiết giảm nhẹ phải nhiều hơn tình tiết tăng nặng từ hai tình tiết trở lên.
Nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì không gây nguy hiểm cho XH hoặc không gây ảnh hưởng xấu trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm.
Thực chất án treo là biện pháp không buộc người bị phạt tù phảI cách ly khỏi xã hội. Họ được cải tạo giáo dục ở môi trường xã hội thong thời gian thử thách nhất định,với sự giám sát của cơ quan hoặc chính quyền địa phương. Hình phạt tù đã tuyên sẽ “treo lơ lỏng” trên đầu người phạm tội bởi điều kiện răn đe trong thời gian thử thách nhất định.Người phạm tội không vi phạm điều kiện của án treo trong thời gian thử thách chứng tỏ họ đã trở thành người lương thiện nên họ không phải chấp hành hình phạt tù đã tuyên. Biện pháp tác động hình sự này là cần thiết,nó thể hiện rõ phương trâm “trừng trị kết hợp với cải tạo,giáo dục” trong chính sách hình sự của nhà nước ta về xử lý người phạm tội. Từ những tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù……
2. .Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30 % hoặc dưới 11 % nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây , thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:
a. Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người.
b. Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân.
c. Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người.
d. Đối với trẻ em ,phụ nữ đang có thai,người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ.
đ. Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng ,thầy giáo cô giáo của mình.
e. Có tổ chức.
g. Trong thời gian đang bị tạm giữ ,tạm giam ,hoặc đang bị áp dụng biện pháp đua vào cơ sở giáo dục.
h. Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê.
i. Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm.
k. Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31 % đến 60 % hoặc từ 11% đến 30 % nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 điều này ,thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.
3. Phạm tội gây thương tích,gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61 % trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31 % đến 60 %, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 điều này. thì bị phạt tù từ 5 năm đến 15 năm.
4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác,thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù trung thân.
Án treo khác với cải tạo không giam giữ.
Trong công tác xét xử các T.án cũng cần phải phân biệt những trường hợp phạt cải tạo không giam giữ với những trường hợp phạt tù mà cho hưởng án treo. Vì:
+Phạt tù mà cho hưởng án treo được áp dụng đối với những trường hợp phạm tội “nặng hơn” nhưnữg trường hợp được xử phạt bằng “cải tạo không giam giữ”
Hậu quả pháp lý của hai loại hình phạt cũng khác nhau
+Người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách và bị phạt tù thì phảI chấp hành hình phạt của tội mới tổng hợp với hình phạt của tội cũ.
+ Người bị phạt cải tạo không giam giữ đã chấp hành xong hình phạt mà phạm tội mới thì chỉ phải chịu hình phạt về tội mới.
Cải tạo không giam giữ chỉ được áp dụng dưới những tội ít nghiêm trọng nhưng án treo được áp dụng cả dưới trường hợp phạm tội nghiêm trọng mà hình phạt nhỏ hơn hoặc bằng 5 năm tù.
ý nghĩa , vai trò của án treo trong công tác điều tra chống và phòng ngừa tội phạm .
Hình phạt trong luật hình sự nước ta là biện pháp cưỡng chế của nhà nước toà án áp dụng đối với người thực hiện tội phạm ,tước bỏ ở họ những quyền và lợi ích nhất định theo quy định của luật hình sự ,có mục đích cải tạo ,giáo dục người phạm tội và phòng ngừa tội phạm. Hiệu quả của hình phạt chỉ có thể được tăng cường khi được kết hợp với các biện pháp pháp luật hình sự khác. án treo là một chế định độc lập,một biện pháp pháp luật hình sự,có vai trò quan trọng trong công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm cả trên phương diện lý luận cũng như thực tiễn.
Trước hết án treo có tác dụng khuyến khích người bị kết án với sự giúp đỡ tích cực của xã hội, tự lao động cải tạo để trở thành người lương thiện,đồng thời cảnh cáo họ là nếu trong thời gian thử thách mà phạm tội mới do vô ý và phạt tù hoặc phạm tội mới do cố ý thì họ phải chấp hành hình phạt tù đã dược hưởng án treo của bản án trước. án treo là một trong những biểu hiện cụ thể của phương trâm “trừng trị kết hợp với giáo dục và tính nhân đạo XHCN trong chính sách hình sự của nhà nước ta. áp dụng đúng đắn các quy định về án treo sẽ có tác dụng tốt là không b ắt người bị kết án phải cách ly khỏi xã hội mà cùng đạt được mục đích giáo dục cải tạo họ trở thành người có ích cho xã hội.Nhưng nếu áp dụng không đúng sẽ thì sẽ gây ảnh hưởng xấu về nhiều mặt như: không phát huy được tác dụng tích cực của án treo là khuyến khích người bị kết án tự cải tạo để trở thành người tốt,không thể hiện được tính công minh của pháp luật, không được nhân dân đồng tình ủng hộ,không đề cao được tác dụng giáo dục riêng và phòng ngừa chung.
án treo còn có tác dụng quan trọng khác là thu hút đông đảo các thành viên trong xã hội tham gia vào việc cải tạo giáo dục người bị kết án,giúp họ thêm tin yêu vào cuộc sống, khơi dậy những phẩm giá tốt đẹp vốn có của chính mình. Việc xã hội hoá vào quá trình cải tạo người phạm tội bị xử phạt tù được miễn chấp hành hình phạt cũng chính là góp phần nâng cao ý thức pháp luật và trách nhiệm trong quần chúng nhân dân.
Thực tiễn xét xử của các toá án cho thấy việc áp dụng án treo phù hợp với yêu cầu quyết định của pháp luật,đáp ứng được yêu cầu của đấu tranh phòng chống tội phạm là một nhân tố góp phần nâng cao hiệu quả của hình phạt.
Với vai trò quan trọng của án treo như đã trình bày ở trên,việc quy định về chế định án treo trong BLHS nước ta là sự cần thiết khách quan,phù hợp với xu thế chung của luật hình sự nhiều nước trên thế giới và nó mang ý nghĩa thiết thực đối với công tác đấu tranh và phòng ngừa tội phạm.
PHẦN 2: TÌNH HÌNH ĐẶC ĐIỂM VÀ BẢN CHẤT TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH,GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHOẺ CỦA NGƯỜI KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THIỆU HOÁ .
1. Thực tiễn tội cố ý gây thương tích, gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác tại địa bàn huyện Thiệu Hoá:
Bảo vệ con người, bảo hộ quyền được sống khoẻ mạnh của con người là mục tiêu của nhiều lĩnh vực hoạt động của Nhà nước, trong đó công cụ sắc béncó tính cưỡng chế pháp lý cao nhất là luật Hình Sự. Trong thời gian qua, luật Hình Sự đã góp phần to lớn vào việc bảo vệ quyền con người, giữ vững trật tự kĩ cương xã hội. Tuy nhiên công tácđấu tranh phòng chống các tội xâm phạm tính mạng sức khoẻ đặc biệt là tội cố ý gây thương tích gây tổn hại cho sức khoẻ của con người trên phạm vi cả nước nói chung và trên phạm vi huyện Thiệu Hoá nói riêng còn nhiều vấn đề đặt ra để nghiên cứu một cách nghiêm túc.
2.Phương pháp thu thập thông tin.
Trong khuôn khổ đề tài tốt nghiệp của trường, với thời gian nghiên cứu có hạn ,em đã sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh dựa trên những kết quả khảo sát, thu thập nghiên cứu tài liệu, các bản án về tội phạm hính sự nói chung ,tội cố ý gây thương tích nói chung và qua những kiến thức đã trao đổi với cán bộ trong Viện Kiểm Sát nhân dân Huyện Thiệu Hoá để tổng kết thực trạng công tác phòng ngừa tội cố ý gây thương tích. Từ đó đánh giá ưu điểm ,hạn chế và đưa ra những giải pháp, kiến nghị mang ý nghĩa ứng dụng thiết thực góp phần nâng cao chất lượng công tác . Dưới đây là những kiến thức em đã thu thập được trong quá trình thực tập tại Viện Kiểm Sát Huyện Thiệu Hoá.
3. Tình hình tội phạm hình sự trên địa bàn huyện Thiệu Hoá .
Trong những năm gần đây, trên địa bàn huyện Thiệu Hoá tình hình tội phạm diễn biến khá nghiêm trọng. Số vụ phạm tội không giảm so với các năm trước. Trung bình mỗi năm trên địa bàn huyện Thiệu Hoá xảy ra 8 vụ phạm tội. Lý do vì nền kinh tế đã đi vào ổn định sản xuất phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, nhiều văn bản pháp lý ra đời tạo môi trường pháp lý lành mạnh. Song cũng xuất hiện nhiều mặt trái, khoa học càng phát triển, ngày càng tiến bộ do dó yêu cầu đội ngũ lao động ngày càng phải nắm bắt và làm việc đối với máy móc hiện đại. Nhưng đối với những người lâu nay chưu tiếp xúc với khoa học kỹ thuật thì việc này là rất khó,tỷ lệ thất nghiệp ngày càng nhiều mà nhu cầu con người ngày càng cao hơn, tệ nạn xã hội ngày càng nhiều hơn dẫn đến xuất hiện nhiều hành vi phạm tội và những hành vi phạm tội này xãy ra lại mang tính nguy ngiểm cho xã hội cao hơn trước. Đặc biệt là những tội phạm như: tội hiếp dâm, tội cố ý gây thương tích…Điều đáng ngại là trên địa bàn Huyện Thiệu Hoá hiện nay đã xuất hiện không ít những băng ổ nhóm có sự câu kết chặt chẽ. Đây là mối lo ngại lớn cho các cơ quan chính quyền và toàn thể nhân dân.
Số liệu: bảng 1:
Năm
Thụ lý
Vụ án
bị cáo
2005
10
23
2006
13
16
2007
12
25
Thống kê của VKS Huyện Thiệu Hoá
Huyện Thiệu Hoá là một địa bàn khá rộng với 31 xã và dân số đông nên việc quản lý và giám sát tình hình tội phạm Hình Sự nói chung gặp nhiều khó khăn. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác xuất hiện khá nhiều trên địa bàn huyện Thiệu Hoá trong mấy năm gần đây. Kinh tế thị trường với những quy luật khắt khe của nó phần nào đã đẩy con ngưòi lao vào công cuộc làm ăn kiếm tiền. Trước sự thôi thúc của đồng tiền, một số không nhỏ người đã quên đi những giá trị nhân bản của con người, những đạo lý tốt đẹp của dân tộc, chỉ vì xích mích nhỏ,chỉ vì nợ không trả,chỉ vì, vì cay cú những lời nói… mà người ta có thể đâm chém nhau gây thương tích nặng .Địa bàn chủ yếu diễn ra tại các thôn xóm, nơi trình độ dân trí còn hạn chế.
*Đặc điểm của đối tượng phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại tới sức khoẻ của người khác:
- Về giới tính:
Chủ yếu đối tượng phạm tội là nam giới , chiếm tỷ lệ rất cao, còn nữ giới chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Bởi nam giới dể bị ảnh hưởng của mô trường, điều kiện sinh sống khí chất nóng nhiều hơn, dể phát sinh tâm lý tiêu cực, dể tiêm nhiễm thói hư tật xấu. Hầu hết nam giới phạm tội cũng mang tính chất mức độ nguy hiểm cao hơn. Trong những năm 2005 đến 2008 thì số đối tượng phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến người khác là không có nữ giới ( Theo số liệu của Viện Kiểm Sát nhân dân Huyện Thiệu Hoá thì đối tượng phạm tội này chiếm tỷ lệ 100% là nam giới.
Về độ tuổi:
Dựa theo số lượng thống kê của Viện Kiểm Sát nhân dân huyện Thiệu Hoá qua các năm 2005 – 2008 thì they đối tượng phạm tội cố ý gây thương tích ở độ tuổi từ 18 – 45tuổi là chiếm tỷ lệ cao nhất. Riêng năm 2007 có 4 bị cáo phạm tội ở độ tuổi này, chiếm khoảng 80 % tổng số bị cáo phạm tội cố ý gây thương tích ở địa bàn Huyện thiệu Hoá . Sở dĩ có nhiều người phạm tội cở nhóm tuổi này vì đây là giai đoạn phát triển tính cách rõ nhất, dễ bị điều kiện khách quan tác động nhất và do khí chất nóng ở đa số nam giới, thiếu hiểu biết pháp luật nên dẫn đến những hành vi liều lĩnh ,nông nổi. ở độ tuổi người chưa thành niên phạm tội này chiếm tỷ lệ nhỏ.
Nhân thân người phạm tội:
Đối tượng phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khoẻ của người khác trên địa bàn huyện Thiệu Hoá có rất nhiều thành phần, người có tiền án tiền sự cũng có , một số đối tượng sau khi đi cảI tạo lại “ ngựa quen đường cũ “ nên lại có những hành vi phạm tội ngay và những đối tượng này thường là những đối tượng có trình độ văn hoá và địa vị xã hội thấp .
Phương pháp thủ đoạn của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác:
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại tới sức khoẻ của người khác cũng như các tội phạm khác đều phảI có những đặc trưng riêng về phương pháp hoặc thủ đoạn gây án. Sau một thời gian dài tìm hiểu về loại tội phạm này trên địa bàn Huyện Thiệu Hoá, nhận thấy đối tượng thường hành động bột phát, hung hăng .Dùng những dụng cụ nguy hiểm ,bất chấp tính mạng và pháp luật.
4. Thực tiễn xét xử các vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại tới sức khoẻ của người khác :
Thực tiễn xét xử các vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại tới sức khoẻ của người khác của Toà án nhân dân Huyện Thiệu Hoá trong những năm qua đã có những bước tiến triển nhất định . Căn cứ vào số liệu thống kê về công tác xét xử qua năm 2005, 2006, 2007, 2008 (bảng 3 ) nhận thấy: tỷ lệ vụ cố ý gây thương tích do Toà xét xử luôn đạt 100 %. Sự tăng lên đó chính là nhờ vào sự tập chung chỉ đạo giải quyết nhanh chóng các vụ án cũng như sự cố gắng cả hội đồng xẽt xử và những cá nhân, cơ quan hữu quan khác.
Bảng 2:
Năm
2005
2006
2007
Tổng số vụ án
2
2
3
Trả lại Viện Kiểm Sát
0
0
0
Toà án đã xét xử (vụ án)
2
2
3
Số vụ còn lại
0
0
0
Tỷ lệ % số vụ án đã xét xử
100 %
100 %
100 %
Thống kê của Viện Kiểm Sát nhân dân Huyện Thiệu Hoá về việc xét xử các vụ án cố ý gây thương tích trên địa bàn huyện những năm 2005 đến 2007.
Nhìn chung các vụ án cố ý