Thực trạng hoạt động khoa học và công nghệ ở nước ta hiện nay

Khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng, động lực thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vai trò của khoa học và công nghệ luôn được Đảng và Nhà nước xem là nhân tố động lực trong phát triển kinh tế xã hội, nền tảng và nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước. Điều này đã được thể hiện rõ trong Nghị quyết số 20-NQ/TW Khóa XI của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 và Chiến lược Phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020. Trong những năm qua, việc triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, ứng dụng kết quả nghiên cứu đã góp phần tạo ra sự chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá. Tuy nhiên, một vấn đề lớn đang được đặt ra hiện nay là làm thế nào để nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ. Để góp phần giải quyết vấn đề này, bài viết đánh giá thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ ở Việt Nam qua một số nội dung: Thực trạng đầu tư cho hoạt động khoa học công nghệ từ ngân sách nhà nước; Thực trạng đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học; Thực trạng công trình khoa học được công bố

pdf7 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 971 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng hoạt động khoa học và công nghệ ở nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN6 Số 145 - tháng 11/2019 THÖÏC TRAÏNG HOAÏT ÑOÄNG KHOA HOÏC VAØ COÂNG NGHEÄ ÔÛ NÖÔÙC TA HIEÄN NAY ĐặNG THị Tố TâM* *Học viện Chính trị Khu vực I Khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng, động lực thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vai trò của khoa học và công nghệ luôn được Đảng và Nhà nước xem là nhân tố động lực trong phát triển kinh tế xã hội, nền tảng và nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước. Điều này đã được thể hiện rõ trong Nghị quyết số 20-NQ/TW Khóa XI của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 và Chiến lược Phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020. Trong những năm qua, việc triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, ứng dụng kết quả nghiên cứu đã góp phần tạo ra sự chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá. Tuy nhiên, một vấn đề lớn đang được đặt ra hiện nay là làm thế nào để nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ. Để góp phần giải quyết vấn đề này, bài viết đánh giá thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ ở Việt Nam qua một số nội dung: Thực trạng đầu tư cho hoạt động khoa học công nghệ từ ngân sách nhà nước; Thực trạng đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học; Thực trạng công trình khoa học được công bố Từ khóa: Khoa học và công nghệ. Current situation of science and technology activities of Vietnam Science and technology serve as the foundation and driving force for the country’s industrialization and modernization process. The role of science and technology is always considered by the Party and the State to be the driving force in socio-economic development, the foundation and the decisive factor for the success of industrialization, modernization and international integration of the country. This is clearly shown in Resolution No.20-NQ/TW of the XI Congress of the Central Committee of the Communist Party of Vietnam, Law on Science and Technology 2013 and Strategy for Science and Technology Development of Vietnam period 2011-2020. Over the past years, the implementation of scientific and technological tasks and the application of research results have contributed to a marked change in productivity, quality and efficiency in production, and competitive capacity improvement. However, a big problem now being raised is how to improve the quality of scientific and technological research activities. This is a big deal and in order to contribute to solving this problem, the article evaluates the current situation of scientific and technological research activities in Vietnam through a number of contents: Current situation of investment in science and technology activities from the state budget; actual status of scientific researchers; actual status of published scientific works. Keywords: Science and technology. Thực trạng đầu tư cho hoạt động khoa học công nghệ từ ngân sách nhà nước Năm 2015, đầu tư cho khoa học công nghệ từ ngân sách nhà nước đạt khoảng 17.390 tỷ đồng, bằng 1,52% tổng chi ngân sách nhà nước, tăng mạnh so với mức 1,36% trong năm 2014, song giảm mạnh so với mức 1,85% năm 2006. Tính theo tỷ trọng đầu tư cho khoa học công nghệ/GDP từ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 7Số 145 - tháng 11/2019 ngân sách nhà nước giai đoạn 2006-2015 thì cũng giảm từ mức 0,51% xuống mức 0,41%. Như vậy, tổng đầu tư của Việt Nam cho khoa học công nghệ hàng năm vẫn dưới 1% GDP. Hiện nay, hoạt động khoa học và công nghệ phần lớn được đầu tư từ ngân sách nhà nước. Điều này đã được cụ thể hóa rõ nét ở Nghị định số 95/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ. Bình quân hàng năm, đầu tư ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học và công nghệ với mức kinh phí vào khoảng 1,4 - 1,85% tổng chi ngân sách nhà nước, chiếm từ 0,4 đến 0,6% GDP. Đầu tư từ ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ từ năm 2006 đến năm 2015 đều có xu hướng tăng: Năm 2006 là 5.429 tỷ đồng, đến năm 2015 đạt 17.390 tỷ đồng, qua đó cho thấy sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động khoa học và công nghệ. (1) Trong đó, tổng đầu tư quốc gia cho nghiên cứu và phát triển khoa học và công nghệ là 13.390,6 tỷ đồng thì đầu tư từ ngân sách nhà nước chiếm hơn một nửa: 7.591,6 tỷ đồng (tương đương 56,7%), trong khi nguồn đầu tư từ doanh nghiệp là 5.597,3 tỷ đồng đạt 41,8%, còn lại chỉ có 201,7 tỷ đồng (tương đương 1,5%) là từ nguồn vốn nước ngoài. Nhìn chung, đầu tư từ ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ đóng vai trò hết sức quan trọng. Năm 2016, trong cơ cấu chi cho khoa học và công nghệ, ngân sách nhà nước chiếm 52%, nguồn từ doanh nghiệp đã tăng lên 48%. Sự chuyển biến tích cực này có được nhờ doanh nghiệp đã quan tâm nhiều hơn tới khoa học và công nghệ và sự đầu tư trọng điểm của một số doanh nghiệp lớn như: Tập đoàn Viễn thông Quân đội; Tập đoàn Dầu khí quốc gia. Đây là dấu hiệu cho thấy hiệu quả trong tăng cường xã hội hóa trong nghiên cứu khoa học và công nghệ. Riêng về chi sự nghiệp cho khoa học và công nghệ, trong giai đoạn 2016 - 2019, mặc dù điều kiện ngân sách nhà nước còn gặp nhiều khó khăn, nhưng bố trí chi ngân sách nhà nước cho phát triển hoạt động khoa học và công nghệ luôn ưu tiên năm sau tăng cao hơn so với năm trước. Theo báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ, giai đoạn 2016 - 2018 chi ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ được đảm bảo ở mức 2% tổng chi ngân sách nhà nước. Cơ cấu kinh phí đầu tư phát triển/kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ liên tục được đảm bảo theo tỷ lệ 40/60. Tổng dự toán chi ngân sách nhà nước sự nghiệp khoa học và công nghệ giai đoạn 2016 - 2019 đã được Quốc hội thông qua tại các nghị quyết về về phân bổ ngân sách hàng năm là 46.729 tỷ đồng. Nguồn lực tài chính cho NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN8 Số 145 - tháng 11/2019 phát triển khoa học và công nghệ đã được bố trí tăng dần trong những năm gần đây. Theo đó, trong năm 2019, tổng chi sự nghiệp cho khoa học và công nghệ đạt 12.825 tỷ đồng, tăng khoảng 22% so với năm 2016. (3) Hiệu quả đầu tư từ ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học và công nghệ Đầu tư từ ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học và công nghệ đã đạt được những kết quả sau: Thứ nhất, luôn là nguồn đầu tư chủ yếu, cơ bản cho hoạt động nghiên cứu khoa học; góp phần quan trọng vào quá trình thúc đẩy phát triển đào đạo nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ (bình quân hàng năm chi ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học công nghệ chiếm khoảng 2% tổng chi của ngân sách nhà nước, tương đương 0,6% GDP và tăng bình quân mỗi năm là 19%). Thứ hai, đã có sự thay đổi về cơ cấu, phân cấp để phù hợp với nhu cầu nguồn lực đầu tư hiện tại, từ đó góp phần thúc đẩy hoạt động khoa học và công nghệ phát triển bền vững. Thứ ba, cơ sở pháp lý về đầu tư ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ ngày càng hoàn thiện hơn, chi tiết và cụ thể hóa rõ nét hơn. Cụ thể, gồm 38 văn bản cấp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (Nghị định, Quyết định), 88 văn bản cấp Bộ (Thông tư, Thông tư liên tịch). Tuy nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho phát triển khoa học và công nghệ thời gian qua đã có được những kết quả nhất định, nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều bất cập, cụ thể: Một là, hàng năm, mặc dù đầu tư ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ đã có tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ với nhu cầu phát triển, đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, đổi mới khoa học công nghệ như hiện nay. So với các nước, nguồn lực tài chính từ ngân sách nhà nước để đầu tư cho khoa học và công nghệ ở Việt Nam còn hạn chế. Ở Việt Nam, ngân sách nhà nước đầu tư cho khoa học và công nghệ chỉ chiếm 0,6% GDP, còn châu âu năm 2013 là 2,01%, Nhật Bản năm 2013 là 3,47%, Mỹ năm 2012 là 2,81%... Hai là, việc phân bổ ngân sách nhà nước để phát triển khoa học và công nghệ còn phân tán, dàn trải, thiếu tập trung, thiếu mục tiêu ưu tiên, chưa đảm bảo theo những tiêu chí rõ ràng, thiếu cơ chế minh bạch (Chủ yếu tập trung chi cho bộ máy; Chi cho đào tạo cán bộ khoa học và công nghệ còn ở mức thấp; Chi lương cho cán bộ nghiên cứu khoa học và công nghệ cũng còn thấp)... do đó dẫn đến hiệu quả đầu tư còn thấp. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 9Số 145 - tháng 11/2019 Ba là, hiệu quả sử dụng nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ còn thấp. Bởi hiện nay chưa xây dựng được một cơ chế thực sự phù hợp, từ đó để gắn kết phân bổ ngân sách nhà nước cho các tổ chức khoa học và công nghệ với các yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể về các sản phẩm khoa học và công nghệ mà các đơn vị nghiên cứu cần thực hiện. Kinh phí ngân sách nhà nước cấp để thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ có nhiều bất cập, cơ cấu chi chưa thực sự phù hợp (ước tính có khoảng 20% tiền dành cho khoa học công nghệ thực chất đầu tư cho hoạt động sáng tạo của các nhà nghiên cứu, còn 80% nằm ở khâu đầu tư gián tiếp). Thực trạng đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học Theo thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ, đến năm 2016, nước ta đã có hơn 24.300 Tiến sĩ, 101.000 Thạc sỹ. So với năm 1996 đội ngũ này tăng trung bình 11,6%/năm, trong đó Tiến sỹ tăng 7%/ năm, Thạc sỹ tăng 14%/năm. Hiện cả nước có hơn 10.774 Giáo sư, Phó Giáo sư, tuổi trung bình của cán bộ khoa học có học vị, học hàm khá cao. Bình quân chung là 57,2 tuổi. Số cán bộ học vị, học hàm cao ở tuổi 50 chỉ chiếm 12% trong khi đó tuổi từ 56 trở lên là 65,7%, riêng Giáo sư chiếm tới 77,4% và Phó Giáo sư chiếm 62%. Khi phân chia theo lứa tuổi các cán bộ khoa học công nghệ có học hàm thì phần đông Giáo sư có tuổi trên 60 và Phó Giáo sư có tuổi từ 56 đến 60. Trong số các Giáo sư và Phó Giáo sư thì nam là 83,5%, nữ 16,5% (3). Khi một bộ phận lớn các cán bộ khoa học chủ chốt đang về già và sẽ không có khả năng làm việc thì đội ngũ cán bộ trẻ thay thế lại chưa được chuẩn bị bồi dưỡng đào tạo. Hẫng hụt đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ đầu ngành sẽ diễn ra trong tương lai rất gần. Ngoài ra, còn có nhiều cán bộ nghiên cứu triển khai thuộc các viện nghiên cứu, trung tâm và nhiều nhà khoa học vừa nghiên cứu, vừa giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, cơ sở đào tạo sau đại học. Đây thực sự là nguồn nhân lực nòng cốt cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau. Theo kết quả điều tra, thống kê năm 2015 do Bộ Nội vụ tiến hành đối với 25 cơ quan Trung ương và 48 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong cả nước thì tổng số viên chức khoa học và công nghệ (theo 08 chức danh nghề nghiệp) là 43.849, trong đó, khối các cơ quan Trung ương là 32.881 và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là 10.968. Số lượng viên chức khoa học và công nghệ là nam giới chiếm 78.03% tổng số lượng viên chức khoa học và công nghệ đã thống kê được. Tỷ lệ này ở khối các cơ quan trung ương là 80%, và khối địa phương là 71.3%. Đây là kết quả cho thấy có sự chênh lệch rất lớn về giới tính, nếu như không phải những lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp nhất thiết (chỉ có thể do nam giới thực hiện) thì rất cần có sự điều chỉnh về tiêu chí bình đẳng giới khi đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền về những quan điểm, định hướng và giải pháp phát triển đội ngũ viên chức khoa học và công nghệ ở cả khối trung ương và khối địa phương trong thời gian tới. Về độ tuổi của viên chức khoa học và công nghệ: Số lượng viên chức khoa học và công nghệ có độ tuổi từ 31 đến 40 chiếm tỷ lệ lớn nhất (39.9%), tiếp đến là độ tuổi từ 41 đến 50 (25.8%) và 30 trở xuống (22.6%). Độ tuổi từ 51 trở lên chiếm tỷ lệ thấp nhất (11.7%). Nếu tính độ tuổi từ 41 trở lên là đã có khả năng tư duy độc lập trong nghiên cứu khoa học thì tỷ lệ này ở khối trung ương là 41.4% và địa phương là 37.5%. Đây là tỷ lệ khá hợp lý trong cơ cấu tuổi và khả năng cung ứng sản phẩm khoa học công nghệ đối với viên chức khoa học và công nghệ. Tuy nhiên, tỷ lệ độ tuổi từ 40 trở xuống chiếm lớn nhất (62.5%), cũng cho thấy điểm chưa hợp lý là lực lượng nghiên cứu chính chưa đủ đáp ứng yêu cầu rất cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tình trạng thiếu hụt nhà khoa học giỏi, nhà khoa học đầu ngành hơn lúc nào hết là vấn đề đáng lo ngại do số lượng nhà khoa học có trình độ cao và có kinh nghiệm ngày càng giảm do đến tuổi nghỉ hưu, đặc biệt là các nhà khoa học đầu ngành, các tổng công trình sư đủ năng lực chủ trì các nhiệm vụ khoa học và công nghệ quan trọng, quy mô quốc gia và quốc tế. Số lượng viên chức khoa học và công nghệ trẻ là lực lượng kế cận khá đông nhưng lại có khoảng cách quá xa (về độ NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN10 Số 145 - tháng 11/2019 tuổi, kinh nghiệm, năng lực, lòng say mê) với thế hệ đi trước. Về trình độ học vấn, học vị: Tỷ lệ viên chức khoa học và công nghệ có trình độ Thạc sĩ và Tiến sĩ chiếm 27.5% (ở địa phương, tỷ lệ này chỉ đạt 7%), trình độ Đại học là 60.7%. Tỷ lệ có trình độ Cao đẳng và tỷ lệ có trình độ Trung cấp là 11.2%, tuy nhiên, con số này ở địa phương là khoảng 28%. Tỷ lệ này nói chung khá phù hợp với thống kê về tỷ lệ chức danh nghề nghiệp đã nêu trên. Tuy nhiên, viên chức khoa học và công nghệ có trình độ cao (Tiến sỹ), viên chức khoa học và công nghệ giữ chức danh khoa học chủ yếu tập trung ở các cơ quan trung ương và các trường đại học. Chính sự phân bố không đồng đều đã dẫn tới hệ quả là thiếu hụt một lực lượng lớn các nhà nghiên cứu đảm nhiệm các nhiệm vụ khoa học và công nghệ ở các địa phương, đặc biệt là các địa bàn xa xôi, miền núi. Có thể nói, sự phân bố lực lượng lao động khoa học mất cân đối giữa các ngành, các khu vực, giữa các vùng, giữa các thành phần kinh tế đã gây ra hậu quả xấu cho quá trình phát triển, càng làm sâu sắc thêm sự chênh lệch và phát triển giữa các vùng, các ngành. Thực trạng công trình khoa học được công bố Mặc dù, có đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ hùng hậu, nhưng trên thực tế Việt Nam chưa có nhiều công trình, sản phẩm nổi bật, mang tính đột phá ở tầm khu vực và thế giới. Số công trình khoa học được công bố quốc tế có tốc độ tăng trung bình 22%/năm, nhưng giá trị tuyệt đối và chỉ số trích dẫn còn thấp, nhất là khi so sánh với các nước trong khu vực và thế giới. Tổng số công bố khoa học và công nghệ của Việt Nam trong cơ sở dữ liệu Web of Science giai đoạn 2010-2014 là 9.976 bài báo, xếp thứ 59 trên thế giới; so với khu vực, Việt Nam đứng sau Singapore (xếp thứ 32), Malaysia (xếp thứ 38) và Thái Lan (xếp thứ 43), cao hơn Indonesia (xếp thứ 62) và Philipinnes (xếp thứ 66). Theo phân tích từ số liệu ISI, trong vòng 15 năm gần đây số lượng ấn phẩm khoa học mà các nhà khoa học Trung Quốc công bố hàng năm tăng gần 14 lần, từ 27.549 (hạng 9/147) năm 1996 đến 373.756 bài (hạng 2/147) năm 2011. Các nước và vùng lãnh thổ ở Đông á khác như Hàn Quốc, Đài Loan cũng có bước tiến rất ấn tượng. Nếu năm 1996 chỉ có Nhật Bản và Trung Quốc lọt vào top 15 của thế giới về số ấn phẩm khoa học thì năm 2011 đã có cả Hàn Quốc và Đài Loan lọt vào danh sách này. Trong thời gian 15 năm qua (2001-2015), các nhà khoa học Việt Nam đã công bố được 18.076 bài báo khoa học trên các tập san trong danh mục ISI. So sánh với các nước Đông Nam á trong cùng thời kỳ, số bài báo khoa học của Việt Nam đã vượt qua Indonesia và Philippines, nhưng vẫn còn thấp hơn so với Thái Lan, Malaysia và Singapore. Số bài báo khoa học của Việt Nam chỉ mới bằng 28% của Thái Lan, 25% của Malaysia và 15% của Singapore. Trong khi đó, dân số Việt Nam gấp 17 lần Singapore, ba lần Malaysia và gần gấp rưỡi Thái Lan. Số bài báo liên tục tăng nhanh, từ 362 bài (2001) lên 2.906 bài (2015). Tính trung bình, tỷ lệ tăng trưởng mỗi năm là 17%. Tỷ lệ tăng trưởng của Việt Nam có phần cao hơn so với Thái Lan (13%/ năm), nhưng thấp hơn so với Malaysia (22%/năm). Malaysia xuất phát thấp hơn Thái Lan, nhưng có tỷ lệ tăng trưởng cao, đến nay đã vượt qua Thái Lan, và dự kiến sẽ vượt qua Singapore trong vài năm tới. Tuy số bài báo khoa học trên các tập san quốc tế của Việt Nam tăng nhanh trong thời gian gần đây (17%/năm), nhưng vì điểm xuất phát thấp nên vẫn còn một khoảng cách khá xa so với hai nước đang lên là Thái Lan và Malaysia, cũng như Singapore. Cho đến nay, số bài báo khoa học của Việt Nam vẫn chỉ bằng 15% của Singapore và thấp hơn 1/3 của Thái Lan và Malaysia. Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, có thể ước tính rằng đến năm 2030, số bài báo khoa học của Việt Nam cũng chỉ bằng Singapore năm 2015, và đến năm 2025 Việt Nam cũng chỉ bằng Thái Lan của năm 2015. Nói cách khác, Việt Nam tụt hậu khoảng 10 năm so với Thái Lan và 15 năm so với Singapore. Nhà nước đã và đang tăng cường đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ, nhưng hiệu quả của đầu tư chưa được đánh giá một cách đầy đủ và hệ thống vì một trong những “sản phẩm” quan trọng của nghiên cứu khoa học, bất kể là khoa học NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 11Số 145 - tháng 11/2019 cơ bản hay khoa học ứng dụng, là bài báo khoa học trên các tập san quốc tế. Những phân tích trên cho thấy trong thời gian 2001-2015, “bức tranh” chung về sự tăng trưởng của hoạt động khoa học về lượng, nhưng chưa có một sự biến chuyển đáng kể về chất. Một điều mà nhiều người nhìn thấy rất rõ là trong nhiều năm, đặc biệt sau khi chuyển sang kinh tế thị trường thì các ngành khoa học cơ bản bị xem nhẹ và dường như đang bị bỏ rơi. Đó là một cách nhìn rất thiển cận và hậu quả của nó sau một số năm thấm dần sẽ gây tác hại nghiêm trọng. Khoa học công nghệ là một hệ thống, cũng như một nền kinh tế nếu không có hạ tầng cơ sở tốt thì không thể phát triển được. Trong khoa học, nếu chỉ coi trọng những ngành ứng dụng có lãi nhanh mà coi nhẹ khoa học cơ bản rút cục sẽ đưa khoa học đến chỗ bế tắc và không có đủ năng lực tiếp thu làm chủ các lĩnh vực khoa học công nghệ mới. Một số giải pháp đề xuất Về đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học - Đối với công tác tuyển dụng: Để rút ngắn thời gian có được đội ngũ viên chức khoa học và công nghệ đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong tuyển dụng viên chức khoa học và công nghệ, nên áp dụng hình thức thi tuyển kết hợp với phỏng vấn trực tiếp, kể cả đối với người tốt nghiệp bằng giỏi hay Thạc sỹ, Tiến sĩ. - Đối với đào tạo, bồi dưỡng: Ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng viên chức khoa học và công nghệ theo các lĩnh vực nghiên cứu ưu tiên mà Đảng và Nhà nước đã xác định, phù hợp với kế hoạch phát triển của đơn vị, gắn liền với việc phân cấp các nhóm đối tượng viên chức khoa học và công nghệ và có chế độ đãi ngộ với các viên chức khoa học và công nghệ hoàn thành xuất sắc chương trình đào tạo, bồi dưỡng. - Đối với công tác sử dụng, bố trí cán bộ: Cần sớm xem xét, điều chỉnh việc bố trí, sử dụng, điều động, luân chuyển, biệt phái viên chức khoa học và công nghệ phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn, phù hợp với năng lực, sở trường. Bố trí, đề bạt viên chức khoa học và công nghệ đúng lúc, đúng người, đúng việc; có cơ chế phân bổ, điều động, luân chuyển đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ phù hợp ở cả trung ương và địa phương. Về hoàn thiện chính sách đầu tư từ ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ - Tiếp tục hoàn thiện chính sách đầu tư ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học và công nghệ, nhằm phân bổ nguồn lực ngân sách nhà nước tương xứng với nhu cầu phát triển khoa học và công nghệ hiện nay, từ đó đảm bảo sử dụng hiệu NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN12 Số 145 - tháng 11/2019 quả nguồn lực ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ.
Tài liệu liên quan