Thực trạng nhận thức của sinh viên sư phạm về các giá trị văn hóa trong ứng xử

Có nhận thức đúng đắn và xác định cho mình một phương thức ứng xử phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc luôn là một yêu cầu đối với mọi cá nhân và cộng đồng. Điều này còn đặc biệt có ý nghĩa hơn đối với sinh viên sư phạm, những người gánh vác trọng trách giáo dục đào tạo thế hệ trẻ cho đất nước. Bởi chỉ khi nào có nhận thức tốt và trở thành những mẫu mực trong ứng xử thì họ mới có thể trở thành những tấm gương cho đối tượng mà họ giáo dục. Kết quả nghiên cứu của đề tài này cho thấy còn nhiều hạn chế trong nhận thức của sinh viên sư phạm về các giá trị văn hóa trong ứng xử. Mặt khác nó cũng chỉ ra những ảnh hưởng của các yếu tố như giới tính và chuyên ngành hẹp lên mức độ nhận thức của sinh viên đối với các giá trị văn hóa được khảo sát. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng nhận thức của sinh viên sẽ được nâng cao nếu có những biện pháp tác động thích hợp.

doc7 trang | Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 544 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng nhận thức của sinh viên sư phạm về các giá trị văn hóa trong ứng xử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 23, 2004 THỰC TRẠNG NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM VỀ CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRONG ỨNG XỬ Nguyễn Văn Bắc Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế I. ĐẶT VẤN ĐỀ Mọi hoạt động của con người đều gắn liền với các giá trị văn hóa và tuân theo những quy chuẩn của văn hóa. Khi nhìn nhận, đánh giá một người sống có văn hóa hay không chúng ta phần lớn dựa vào cách ứng xử của người đó. Như Đặng Xuân Hoài nhận xét chính trong quan hệ giao lưu, ứng xử những phẩm chất đạo đức thể hiện mối quan hệ giữa người với người được hình thành [3]. Ứng xử trong tiếng Latinh là taclus chỉ sự tiếp xúc, cảm giác về mức độ nhờ đó mà có khả năng giữ mình một cách đúng đắn. Trong tiếng Anh khái niệm ứng xử là tact chỉ sự tế nhị, lịch thiệp, tài xử trí, ứng phó trong hành vi cử chỉ khi giao tiếp. Lê Thị Bừng [1] định nghĩa ứng xử là sự phản ứng của con người đối với sự tác động của người khác đến mình trong một tình huống cụ thể nhất định. Ứng xửï thể hiện ở chỗ con người chủ động trong phản ứng có lựa chọn, có tính toán, thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng - tùy thuộc vào tri thức, kinh nghiệm và nhân cách của mỗi người nhằm đạt kết quả giao tiếp cao nhất. Theo Phạm Minh Hạc, một trong những sức mạnh văn hóa Việt Nam là phương thức ứng xử đặc biệt của người Việt Nam trước hiện thực và tôn trọng tình nghĩa. Theo ông hai phẩm chất này được kết tinh dài lâu từ trong lịch sử của dân tộc, "đã định hình trong văn hóa người Việt và tạo thành nét ưu trội về lối sống và phương thức ứng xử" [2, tr. 243-244]. Ứng xử của sinh viên, nhất là sinh viên sư phạm về cơ bản có thể coi là ứng xử bắt buộc thể hiện qua thái độ và biểu hiện bắt buộc phải theo một chuẩn mực mà xã hội quy định, đó chính là ứng xử trong nhà trường, trong môi trường sư phạm và giữa những người có tri thức, được giáo dục toàn diện. Những chuẩn mực này không thể thay đổi một cách tùy tiện, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của cá nhân sinh viên trong giao tiếp. Nhận thức của sinh viên sư phạm về các giá trị văn hóa trong ứng xử không những có ảnh hưởng đến biểu hiện hành vi trong quan hệ của mỗi cá nhân sinh viên mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình rèn luyện nghề - nghề sư phạm. Nói cách khác, nhận thức tốt và trở thành những mẫu mực trong ứng xử là một yêu cầu nghề đối với sinh viên sư phạm. II. NGHIÊN CỨU 1. Khách thể nghiên cứu: Khách thể nghiên cứu thực trạng: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng nhận thức về các giá trị văn hóa trong ứng xử của 180 sinh viên sư phạm năm thứ I và thứ IV thuộc ba khối Toán, Tiếng Anh và Tâm lý - Giáo dục trường Đại học Sư Phạm, Đại học Huế. Khách thể nghiên cứu thử nghiệm: 60 sinh viên năm thứ III khoa Tâm lý - Giáo dục trường Đại học Sư Phạm Huế. 2. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng kết hợp một hệ thống các phương pháp nghiên cứu tâm lý như quan sát, điều tra, phỏng vấn, thực nghiệm và thống kê toán học để xử lý kết quả nghiên cứu. 3. Các giá trị văn hóa khảo sát: Nội dung 1: Gần gũi, quan tâm và có trách nhiệm với mọi người trong quan hệ ứng xử. Nội dung 2: Khiêm tốn, lễ độ, tôn trọng người khác trong quan hệ. Nội dung 3: Trung thực, có lòng tin với mọi người. Nội dung 4: Vị tha, độ lượng trong cư xử với người khác. Nội dung 5: Tế nhị, chân tình trong quan hệ với mọi người. 4. Phương pháp và nội dung tác động thử nghiệm: 1. Tổ chức cho sinh viên tọa đàm về các giá trị văn hóa trong ứng xử. 2. Đưa ra các tình huống ứng xử để sinh viên thảo luận và giải quyết. 3. Mời chuyên gia nói chuyện với sinh viên về các phương thức ứng xử có văn hóa. II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG 1. Nhận xét chung: Kết quả nghiên cứu cho thấy nhận thức của sinh viên về các giá trị văn hóa trong ứng xử còn nhiều hạn chế với S trung bình cho cả năm nội dung là 2.586/3 điểm. Mức độ nhận thức cao nhất là ở nội dung bốn (S = 2.76/3) và thấp nhất là ở nội dung ba (S = 2.44/3). Cụ thể là 76.1 % sinh viên cho rằng cần phải rộng lượng, vị tha trong các mối quan hệ. Còn ở nội dung ba chỉ có 53.9% sinh viên ủng hộ quan điểm cần phải luôn trung thực và có lòng tin với mọi người. Điểm nổi bật là mặc dù số lượng sinh viên nhận thức sai không đáng kể nhưng vẫn còn tồn tại một số lượng khá lớn sinh viên nhận thức chưa hòan toàn đúng. Hiện tượng này xảy ra trên bốn trong tổng số năm nội dung khảo sát, thể hiện cụ thể như sau: - 28.9 % sinh viên cho rằng cần quan hệ có chừng mực, không nên gần gũi hoặc xa lánh ai. - 42.2 % sinh viên ủng hộ quan điểm chỉ nên tôn trọng những người hơn mình, lễ độ với thầy cô giáo dạy mình. - 36.7% sinh viên cho rằng chỉ nên trung thực dựa vào mức độ quan hệ. Kết quả này chỉ ra những hạn chế trong nhận thức của sinh viên đối với các giá trị văn hóa trong quan hệ ứng xử. Dù không hoàn toàn sai nhưng những mức độ nhận thức hạn chế trên cho thấy tính chất lệch lạc, nữa vời, không nhất quán và còn có phần thực dụng trong quan hệ ứng xử của sinh viên. Những phân tích cụ thể theo giới tính, khối lớp và chuyên nghành hẹp sau sẽ làm rõ hơn kết quả trên. 2. Kết quả nghiên cứu nhìn từ góc độ giới tính của sinh viên: Tuy số lượng nữ và nam sinh viên có nhận thức chưa đúng không chênh lệch đáng kể, chỉ số M cho thấy nhìn chung nữ sinh viên có nhận thức tốt hơn nam sinh viên đối với các giá trị văn hóa trong quan hệ ứng xử (MNữ: 2.642/3 điểm và MNam: 2.534). Wardhaugh khi nghiên cứu về sự khác nhau trong giới tính đã cho rằng ngay từ nhỏ nam và nữ được nuôi dạy khác nhau và gánh vác những vai trò khác nhau trong xã hội [10]. Nam giới và nữ giới ý thức được sự khác biệt này và có cách ứng xử khác nhau. Những nghiên cứu sau này của Tannen đã khẳng định lại kết luận trên của Wardhaugh. Thông qua việc tìm hiểu ngôn ngữ mà nam giới và nữ giới sử dụng trong giao tiếp, Tannen đi đến kết luận rằng mỗi giới đã có cách cảm nhận và suy nghĩ khác nhau [8]. Kết luận của Tannen trùng khớp với kết quả nghiên cứu của Sheldon (1992, 1993). Qua những khảo sát của mình đối với trẻ em Sheldon còn cho rằng sự khác nhau này được hình thành ngay từ khi còn rất nhỏ [6], [7]. Holmes khẳng định trong giao tiếp, quan hệ ứng xử nữ giới thường đểí ý nhiều hơn đến những khía cạnh cá nhân, cảm xúc, và những phản ứng tâm lý có thể có của người mình đang giao tiếp trong khi nam giới chủ yếu quan tâm đến việc bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ, sở thích của riêng mình chứ không có xu hướng tự đặt mình vào vị trí của người cùng giao tiếp để phán đoán những phản ứng có thể của họ [5]. Chính vì thế trong quan hệ và tiếp xúc nữ giới thường khéo léo và có ưu thế hơn nam giới. Kết quả khảo sát còn cho thấy dù nữ sinh viên nhìn chung có mức độ nhận thức về các giá trị văn hóa trong quan hệ tốt hơn nam giới nhưng sự khác nhau này không nhất quán. Nói cách khác cũng có những nội dung mà mức độ nhận thức của nam giới được ghi nhận là tương đương hoặc thậm chí cao hơn nữ giới dù độ chênh lệch không đáng kể. Ví dụ như số lượng nam và nữ sinh viên cho rằng cần phải trung thực và có lòng tin với những người xung quanh mình ở mức tương đương nhau (54.4% nam sinh viên và 53.3% nữ sinh viên). Sự không nhất quán tìm thấy về mức độ khác nhau trong nhận thức của nam sinh viên và nữ sinh viên đối với các giá trị văn hóa trong ứng xử này phù hợp với nhận định của Hofstede. Hofstede cho rằng bên cạnh những khác biệt về sinh lý, nam giới và nữ giới có những khác biệt về những mặt khác như tâm lý, nhận thức, ứng xử... tuy nhiên ông đã nhấn mạnh những sự khác biệt này không mang tính hệ thống [4]. 3. Kết quả nghiên cứu nhìn từ góc độ khối lớp của sinh viên Nhìn chung sinh viên cả hai khối năm I và năm IV có mức độ nhận thức biểu hiện theo điểm trung bình trên cả năm nội dung khảo sát không chênh lệch nhau đáng kể (MKhốiI: 2.57/3 điểm và MKhốiIV: 2.604/3 điểm). Tuy nhiên xem xét cụ thể số liệu cho thấy sự chênh lệch này rất lớn đối với từng nội dung khảo sát. Cụ thể như sau: - 70% sinh viên khối IV cho rằng cần khiêm tốn, tôn trọng mọi người trong khi chỉ có 45.6% sinh viên khối I có cùng quan điểm và tới 54.4% sinh viên khối I quan niệm chỉ nên tôn trọng những người hơn mình, và lễ độ với thầy cô giáo dạy mình. - 88.9% sinh viên khối IV cho rằng nên rộng lượng, vị tha trong mọi quan hệ nhưng chỉ có 63.3% sinh viên khối I có cùng quan điểm này. - 91.1% sinh viên khối IV quan niệm nên chân tình, tế nhị trong cách cư xử nhưng chỉ có 67.8% sinh viên khối I đồng ý với ý kiến trên. Như vậy cần ghi nhận rằng dù độ chênh lệch trong mức độ nhận thức nhìn trên tổng thể không lớn nhưng nhận thức của sinh viên hai khối đối với từng giá trị văn hóa trong quan hệ có độ chênh lệch cao. Ngoài ra với kiến thức và kinh nghiệm sống nhiều hơn sinh viên khối IV cũng có nhận thức về các giá trị văn hóa trong ứng xử tương đối tốt hơn sinh viên khối I. 4. Kết quả nghiên cứu nhìn từ góc độ chuyên ngành hẹp của sinh viên: Mức độ nhận thức của sinh viên Tâm lý - Giáo dục cao hơn hẳn so với sinh viên hai chuyên ngành còn lại và sinh viên khoa Tiếng Anh có mức độ nhận thức biểu hiện trên điểm trung bình của cả năm giá trị khảo sát là thấp nhất. (MTLGD: 2.834/3 điểm, MToán: 2.555/3 điểm và MTiếngAnh: 2.372/3 điểm). Kết quả này được thể hiện nhất quán đối với từng giá trị văn hóa cụ thể. Những đặc điểm riêng biệt của chuyên ngành hẹp hay còn được gọi là "văn hóa bộ môn" như viện sĩ Nguyễn Cảnh Toàn [9] từng nhận xét là một trong những cách để lý giải kết quả này. Sinh viên khoa Tâm lý-Giáo dục được tiếp xúc thường xuyên hơn với những kiến thức liên quan đến văn hóa, các giá trị văn hóa, ứng xử và ứng xử sư phạm trong các chuyên đề của họ nên có thể dể hiểu được là nhận thức của họ vì thế cũng cao hơn sinh viên hai khoa còn lại. Bên cạnh đó cũng cần phải nhìn nhận những ảnh hưởng của "văn hóa mục tiêu" (target culture)-văn hóa của đất nước bản xứ mà ở đó ngôn ngữ họ đang học được sử dụng như tiếng mẹ đẻ (ví dụ: văn hóa Anh, Mỹ,...) đối với sinh viên khoa tiếng Anh. Kết quả nghiên cứu cho phép chúng ta khẳng định sự ảnh hưởng của yếu tố chuyên ngành hẹp lên mức độ nhận thức của sinh viên sư phạm về các giá trị văn hóa trong ứng xử. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM Các giá trị văn hóa trong ứng xử Điểm Pretest Điểm Posttest Hiệu số (Xi) Xi2 1. Gần gũi, quan tâm và có trách nhiệm với mọi người 150 151 1 1 2. Khiêm tốn, lễ độ, tôn trọng người khác. 153 162 9 81 3. Trung thực, có lòng tin với mọi người. 148 153 5 25 4. Vị tha, độ lượng trong cư xử với người khác. 164 171 7 49 5. Tế nhị, chân tình trong quan hệ với mọi người. 158 159 1 1 SX= 23 SX2 = 157 Mức độ chênh lệch giữa hai lần đo (Pretest và Posttest) trên nhóm thử nghiệm được tính như sau: X SX t = trong đó: X = = 4.6 và S x n (SX)2 SX2 _ n S x = = 1.6 Như vậy: t = 2,875 n (n-1) Ở mức độ tin cậy 95%, tương ứng µ = 0,05. Tra bảng phân phối student - Fisher, tương ứng với độ tự do df = n-1= 5-1= 4 và mức ý nghĩa µ = 0,05 ta có: tµ = 2,123. So sánh hai kết quả trên cho thấy t > tµ . Như vậy có thể kết luận rằng kết quả thu được có ý nghĩa về phương diện xác suất thống kê. Nói cách khác các phương pháp tác động đã có ảnh hưởng tích cực đến nhận thức về các giá trị văn hóa trong quan hệ ứng xử của sinh viên sư phạm thuộc nhóm thử nghiệm. IV. KẾT LUẬN Nhận thức đúng đắn các giá trị văn hóa trong ứng xử là một yêu cầu trong quá trình rèn luyện nhân cách của mỗi cá nhân để có được lối ứng xử có văn hóa hợp với truyền thống đạo lý của dân tộc. Hơn thế nữa đối với viên sư phạm đây còn là một yêu cầu nghề. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra một số hạn chế nhất định trong nhận thức của sinh viên sư phạm đối với các giá trị văn hóa được khảo sát. Bên cạnh đó nghiên cứu này cũng khẳng định sự ảnh hưởng của hai yếu tố: chuyên ngành hẹp và giới tính của sinh viên lên nhận thức của họ đối với các giá trị văn hóa trên. Kết quả nghiên cứu thử nghiệm đã có những ảnh hưởng tích cực lên nhận thức của sinh viên khối thử nghiệm. Điều này chứng tỏ với các biện pháp tác động thích hợp nhận thức của sinh viên sư phạm về các giá trị văn hóa truyền thống trong ứng xử của dân tộc sẽ được nâng cao. TÀI LIỆU THAM KHẢO Lê Thị Bừng. Tâm lý học ứng xử. NXB Giáo dục, Hà Nội (2000) Phạm Minh Hạc. Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội (1996) Đặng Xuân Hoài. Nhân cách và cơ chế tâm lý xã hội của sự hình thành nhân cách. Tạp chí Tâm lý học. Tập 6, Số 30 (2001) 5 - 8. Hofstede, G. Cutural consequences: Comparing values, behaviours, institutions, and organizations across nations (2nd. Edition). Sage Publications (2001) Holmes, Janet. Good listeners: Gender differences in New Zealand conversation, Women and Language, Vol 20, No.2, (1997) 7-14. Sheldon, A. Preschool girlds' discourse competece: Managing conflict, Language, gender and sex incomparative perspective, In Hall, K., Bucholtz, M., Moonwomon, B. (Eds.), Cambridge Universtity Press (1992) Sheldon, A. Pickle fights: Gendered talk in preschool Disputes, Gender and conversational interaction In Tannen, D.(Ed.), Oxford University Press (1993) Tannen, Deborah. You just don't understand: Men and women in conversation, London: Virago (1992). Nguyễn Cảnh Toàn. Học đi đôi với hành ngày nay. Báo Giáo dục thời đại chủ nhật. Tập 3, Số 370 (2002) 8 - 9. Wardhaugh, Ronald. An introduction to sociolinguistics, Kateprint Co. Ltd. Oxford. (1988). TÓM TẮT Có nhận thức đúng đắn và xác định cho mình một phương thức ứng xử phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc luôn là một yêu cầu đối với mọi cá nhân và cộng đồng. Điều này còn đặc biệt có ý nghĩa hơn đối với sinh viên sư phạm, những người gánh vác trọng trách giáo dục đào tạo thế hệ trẻ cho đất nước. Bởi chỉ khi nào có nhận thức tốt và trở thành những mẫu mực trong ứng xử thì họ mới có thể trở thành những tấm gương cho đối tượng mà họ giáo dục. Kết quả nghiên cứu của đề tài này cho thấy còn nhiều hạn chế trong nhận thức của sinh viên sư phạm về các giá trị văn hóa trong ứng xử. Mặt khác nó cũng chỉ ra những ảnh hưởng của các yếu tố như giới tính và chuyên ngành hẹp lên mức độ nhận thức của sinh viên đối với các giá trị văn hóa được khảo sát. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng nhận thức của sinh viên sẽ được nâng cao nếu có những biện pháp tác động thích hợp. COLLEGE - OF - PEDAGOGY STUDENTS' PERCEPTION OF TRADITIONAL CULTURAL VALUES IN MANNERS OF TACT Nguyen Van Bac College of Pedagogy, Hue University SUMMARY Having proper perception of traditional cultural values in manners of tact has been a need for each person as well as each community. This need is even greater and more significant for college-of-pedagogy students, who are, in the future, assigned to educate the young generation for the country. It is because they cannot become good examples for their students until they themselves do not have exemplary manners of tact. The findings of the present research, on one hand, have shown some shortcomings of college - of - pedagogy students' perception of traditional cultural values in manners of tact. On the other hand, they have confirmed the influence of such factors as students' gender and major on the level of their perception. The result of the experiment has also revealed that students' perception of traditional cultural values in manners of tact will be improved when proper methods are implemented.