Kinh nghiệm tại các nước phát triển trên thế giới đều cho thấy là phát triển nhà ở xã hội
(NOXH) dạng cho thuê là một giải pháp mang tính chiến lược cho phép tăng tối đa cơ hội
tiếp cận nhà ở đến các đối tượng có mức thu nhập thấp nhất trong xã hội, giúp giải quyết
một cách hiệu quả nhu cầu về nhà ở, đặc biệt là tại các khu vực đô thị lớn. Tuy nhiên, phát
triển NOXH dành để cho thuê tại nước ta nói chung và tại thành phố Hà Nội nói riêng còn
rất nhiều hạn chế. Các doanh nghiệp bất động sản (BĐS) không mặn mà với việc phát triển
loại hình NOXH này, các dự án phát triển nhà ở cho công nhân, sinh viên sử dụng vốn ngân
sách cũng bộc lộ nhiều điểm bất cập. Theo số liệu của Tổng điều tra dân số và nhà ở, tính
đến năm 2015 quỹ nhà ở cho thuê (bao gồm cả NOXH để cho thuê) trên cả nước chỉ chiếm
khoảng 14% quỹ nhà ở; tại TP. Hà Nội chiếm 14%; tại TP.HCM chiếm 19%; các đô thị loại
1 chiếm 4-6% và các đô thị còn lại chỉ chiếm khoảng 4%.
Khung chính sách phát triển NOXH cho thuê
Trước Đổi mới, chính sách nhà ở của nước ta về thực chất cũng là chính sách NOXH nhưng
đặt trên cơ sở bao cấp. Từ những năm 1960-1990, tại thành phố Hà Nội rất nhiều các khu
nhà ở tập thể để phân phối cho cán bộ, công nhân viên, lực lượng vũ trang thuê với chi
phí khấu trừ vào lương. Tuy nhiên, do tiêu chuẩn thiết kế còn thấp, giải pháp thiết kế chưa
linh hoạt nên các khu nhà tập thể này đã bộc lộ nhiều vấn đề mà cho đến nay vẫn chưa
giải quyết được. Một số KTT được xây dựng trong giai đoạn này như: Kim Liên, Trung Tự,
Thanh Xuân, Giảng Võ, Trương Định, Tân Mai
Sau 1991, Chính phủ xóa bỏ bao cấp về nhà ở và cho phép người dân, cán bộ, công nhân
tự xây dựng nhà ở cho mình. Một số khu đô thị mới được quy hoạch, xây dựng đồng bộ tại
Hà Nội như Linh Đàm, Định Công. Tuy nhiên, trong thời kỳ này, để giải quyết các vấn đề
trước mắt về nhà ở, thành phố chủ yếu phát triển các loại hình nhà chia lô, căn hộ chung cư
để bán theo cơ chế thị trường, các loại hình NOXH chưa được chú ý phát triển.
10 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 574 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng phát nhà ở xã hội cho thuê tại thành phố Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SË 95+96 . 201882
Kinh nghiệm tại các nước phát triển trên thế giới đều cho thấy là phát triển nhà ở xã hội
(NOXH) dạng cho thuê là một giải pháp mang tính chiến lược cho phép tăng tối đa cơ hội
tiếp cận nhà ở đến các đối tượng có mức thu nhập thấp nhất trong xã hội, giúp giải quyết
một cách hiệu quả nhu cầu về nhà ở, đặc biệt là tại các khu vực đô thị lớn. Tuy nhiên, phát
triển NOXH dành để cho thuê tại nước ta nói chung và tại thành phố Hà Nội nói riêng còn
rất nhiều hạn chế. Các doanh nghiệp bất động sản (BĐS) không mặn mà với việc phát triển
loại hình NOXH này, các dự án phát triển nhà ở cho công nhân, sinh viên sử dụng vốn ngân
sách cũng bộc lộ nhiều điểm bất cập. Theo số liệu của Tổng điều tra dân số và nhà ở, tính
đến năm 2015 quỹ nhà ở cho thuê (bao gồm cả NOXH để cho thuê) trên cả nước chỉ chiếm
khoảng 14% quỹ nhà ở; tại TP. Hà Nội chiếm 14%; tại TP.HCM chiếm 19%; các đô thị loại
1 chiếm 4-6% và các đô thị còn lại chỉ chiếm khoảng 4%.
Khung chính sách phát triển NOXH cho thuê
Trước Đổi mới, chính sách nhà ở của nước ta về thực chất cũng là chính sách NOXH nhưng
đặt trên cơ sở bao cấp. Từ những năm 1960-1990, tại thành phố Hà Nội rất nhiều các khu
nhà ở tập thể để phân phối cho cán bộ, công nhân viên, lực lượng vũ trang thuê với chi
phí khấu trừ vào lương. Tuy nhiên, do tiêu chuẩn thiết kế còn thấp, giải pháp thiết kế chưa
linh hoạt nên các khu nhà tập thể này đã bộc lộ nhiều vấn đề mà cho đến nay vẫn chưa
giải quyết được. Một số KTT được xây dựng trong giai đoạn này như: Kim Liên, Trung Tự,
Thanh Xuân, Giảng Võ, Trương Định, Tân Mai
Sau 1991, Chính phủ xóa bỏ bao cấp về nhà ở và cho phép người dân, cán bộ, công nhân
tự xây dựng nhà ở cho mình. Một số khu đô thị mới được quy hoạch, xây dựng đồng bộ tại
Hà Nội như Linh Đàm, Định Công. Tuy nhiên, trong thời kỳ này, để giải quyết các vấn đề
trước mắt về nhà ở, thành phố chủ yếu phát triển các loại hình nhà chia lô, căn hộ chung cư
để bán theo cơ chế thị trường, các loại hình NOXH chưa được chú ý phát triển.
tại thành phố Hà Nội
Thực Trạng pháT Triển nhà ở xã hội cho Thuê
& Tác giả
QuY hoạch
TS.KTS. Lê Thị Bích Thuận*
TS.KTS. nguYễn Trung Dũng**
83SË 95+96 . 2018
Năm 2005, Quốc hội đã ban hành Luật
Nhà ở, quy định cụ thể về các hình thức
phát triển nhà ở, bao gồm: Phát triển nhà ở
thương mại (do doanh nghiệp, tổ chức đầu
tư theo dự án); Phát triển nhà ở riêng lẻ (cá
nhân, hộ gia đình tự xây); Phát triển NOXH
để cho thuê, thuê mua, để bán; Phát triển
nhà ở công vụ (cho cán bộ, công chức luân
chuyển công tác); Hỗ trợ, tạo điều kiện cải
thiện nhà ở cho các đối tượng diện chính
sách xã hội. Lần đầu tiên, khái niệm NOXH
đã được đưa ra một cách chính thức và Luật
Nhà ở đã dành riêng một mục quy định về
phát triển NOXH (Chương III, Mục 4, gồm
13 điều từ điều 45÷57).
Tiếp theo, giai đoạn 2008-2009 hàng loạt
chính sách ra đời: Nghị quyết 18/NQ-CP
ngày 20/04/2009 về một số cơ chế chính
sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho
học sinh, sinh viên, các cơ sở đào tạo và nhà
ở công nhân khu lao động tập trung, người
TNT tại các đô thị; các Quyết định 65/2009/
QĐ-Ttg, 66/2009/QĐ-Ttg, 67/2009/QĐ-Ttg
triển khai nghị quyết trên cho các đối tượng
tương ứng. Trong đó, chính sách NOXH
cho thuê được gắn liền và nằm trong các
nội dung văn bản về NOXH nói chung.
NOXH cho công nhân (NOCN), sinh viên
(NOSV), người thu nhập thấp đã được chính
phủ quan tâm phát triển với sự ra đời của
Nghị quyết 18/NQ-CP ngày 20/4/2009 về
một số cơ chế chính sách nhằm đẩy mạnh
phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên và
nhà ở cho công nhân trong các khu công
nghiệp (KCN) tập trung, người có thu nhập
thấp tại các đô thị cũng như trong các văn
bản khác về quản lý phát triển các KCN.
Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến
năm 2020 và tầm nhìn đến 2030, được
Thủ tướng chính phủ phê duyệt ngày
30/11/2011, vấn đề NOXH được định
hướng giải quyết một cách cụ thể, theo đó
NOXH được xác định là nhà ở thị trường
phi hàng hóa có sự hỗ trợ của nhà nước
để giảm giá thành, giúp cho các đối tượng
chính sách, người nghèo, thu nhập thấp,
cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ
trang, công nhân, sinh viên không có khả
năng chi trả theo cơ chế thị trường có điều
kiện cải thiện chỗ ở.
Kết quả của chính sách này là sự ra đời
của hàng loạt dự án NOXH do các doanh
nghiệp nhà nước và tư nhân đầu tư trên địa
bàn thành phố Hà Nội và cả nước. Trong
đó, tiêu biểu là dự án khu NOXH Đặng Xá
- Gia Lâm do Tổng công ty Vigracera, Bộ
Xây dựng đầu tư. Tuy nhiên, số lượng căn
hộ để cho thuê còn hạn chế, chủ yếu là
hình thức bán đứt hoặc cho thuê mua. Sự
hạn chế trong chính sách phát triển nhà ở
cho thuê của Nhà nước được bù lấp bởi một
thị trường nhà thuê tự phát do các hộ gia
đình, cá nhân đầu tư vận hành tại các đô thị
lớn, điển hình là Hà Nội và TP.HCM.
Thực trạng đầu tư phát triển một
số loại hình NOXH cho thuê trên
địa bàn
Quỹ nhà ở cho công nhân
Nhà ở công nhân được đầu tư tập trung
tại các KCN. Hiện nay, có 04 khu với diện
tích đất khoảng 135.999m2 cung cấp
215.062m2 sàn xây dựng đảm bảo chỗ ở
cho 2.407 cá nhân, hộ gia đình công nhân
và giai đoạn 2016-2020 dự kiến có 06 khu
NOCN tập trung với diện tích xây dựng
khoảng 449.429m2 sàn xây dựng. Các
khu NOCN điển hình như: Kim Chung, Phú
Nghĩa, Khu NOCN Công ty Meiko, Young
Fast
n Cơ chế, chính sách phát triển
Trong những năm vừa qua, để khắc phục
tình trạng thiếu hụt quỹ NOCN, Chính phủ
đã ban hành nhiều cơ chế chính sách nhằm
gắn trách nhiệm phát triển NOXH cho công
nhân đối với chính quyền địa phương có
KCN và các chủ đầu tư phát triển KCN, coi
việc xác định rõ phương án bố trí nhà ở cho
công nhân là yêu cầu nội dung bắt buộc
trong quá trình quy hoạch và đầu tư xây
dựng các KCN tập trung.
Tại Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày
31/3/2009, Chính phủ đã yêu cầu các chủ
đầu tư xây dựng các KCN mới phải tổ chức
lập và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt
“Quy hoạch xây dựng nhà ở cho công nhân
gắn với khu công nghiệp” cũng như đưa ra
Quy hoπch & t∏c gi∂
Hình 1: Khu tập thể Kim Liên những năm 1960s
Hình 2: Linh Đàm - Khu đô thị một trong các khu ĐTM mới đầu tiên tại Hà Nội, trong đó
20% quỹ đất xây dựng được dành để phát triển NOXH
Hình 3: Khu NOXH và NOXH cho thuê
Đặng Xá-Gia Lâm
Hình 4: Nhà ở cho thuê do hộ gia đình tự
đầu tư xây dựng
SË 95+96 . 201884
một số chỉ tiêu cơ bản về thiết kế, quy hoạch.
Tại Nghị định Chính phủ số 164/2013/NĐ-CP, ngày 12/11/2013 về
sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày
14/3/2008 của Chính phủ quy định về KCN, khu chế xuất và khu kinh
tế, đã bổ sung điều 21c: về Phát triển nhà ở cho người lao động KCN,
khu kinh tế. Trong đó quy định rõ:
q Quy hoạch nhà ở cho người lao động gắn liền với quy hoạch các
KCN trên địa bàn. UBND cấp tỉnh quy hoạch và bố trí quỹ đất ở vị trí
phù hợp để các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp xây dựng nhà ở cho
người lao động trong KCN.
q Đối với các KCN có khó khăn về nhà ở cho người lao động, căn cứ
vào điều kiện cụ thể, trên cơ sở kiến nghị của nhà đầu tư xây dựng
và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN, UBND cấp tỉnh điều chỉnh quy
hoạch chi tiết xây dựng KCN để dành một phần diện tích đất KCN đã
được giải phóng mặt bằng cho việc đầu tư xây dựng khu NOXH cho
người lao động.
q Trong trường hợp khu vực quy hoạch phát triển nhà ở nằm cạnh
KCN thì UBND cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng KCN
gắn với quy hoạch xây dựng khu nhà ở cho công nhân, người lao động.
Bên cạnh các yêu cầu bắt buộc trách nhiệm đối chủ đầu tư hạ tầng
KCN, doanh nghiệp sử dụng lao động, Chính phủ cũng đưa ra các cơ
chế chính sách nhằm hỗ trợ các chủ đầu tư, doanh nghiệp giải quyết
vấn đề nhà ở cho công nhân, lao động trong các KCN tập trung.
Mô hình đầu tư phát triển
Đầu tư phát triển NOXH cho công nhân trên địa bàn thành phố Hà
Nội hiện nay được thực hiện chủ yếu theo các mô hình: Đầu tư bằng
nguồn vốn ngân sách của thành phố điển hình là dự án nhà ở công
nhân thí điểm tại Kim Chung, huyện Đông Anh sử dụng nguồn vốn
ngân sách thành phố
Đầu tư bằng nguồn vốn doanh nghiệp và hộ gia đầu tư xây mới, cải
tạo quỹ nhà ở hiện có để cho công nhân thuê. Một số dự án đầu tư
bởi doanh nghiệp như tại Dự án nhà ở công nhân KCN Phú Nghĩa,
huyện Chương Mỹ, Dự án Khu NOCN Công ty TNHH điện tử Meiko
Việt Nam, Dự án NOCN của Công ty TNHH Young Fast tại KCN
Thạch Thất.
Công tác quy hoạch, thiết kế
Quỹ đất cho phát triển NOCN chủ yếu từ nguồn Quỹ đất 20% dành
cho NOXH tại các dự án nhà ở thương mại trên địa bàn đối với các
dự án KCN đã hình thành và được xác định trong quy hoạch KCN
đối với các dự án đang hình thành.
Theo quy định, giải pháp bố trí NOCN cần được xác định trong quá
trình quy hoạch KCN. Các khu NOCN có thể bố trí trong khuôn viên
KCN hoặc bên ngoài KCN.
Mật độ xây dựng được phép tăng tối đa 1,5 lần so với quy chuẩn
xây dựng hiện hành, không khống chế số tầng cao (phù hợp với
quy hoạch xây dựng). Tiêu chuẩn tối thiểu 5m2/người.
Quỹ nhà ở sinh viên
Theo số liệu của Sở Xây dựng Hà Nội, trên địa bàn thành phố giai
đoạn 2010-2016 có 06 dự án NOSV tập trung với tổng diện tích đất
xây dựng là 12.547m2, diện tích sàn xây dựng 216.161m2 cung
cấp 18.438 chỗ ở cho sinh viên tại các khu ký túc xá tập trung (Dự
án xây dựng nhà ở cho học sinh, sinh viên tại Pháp Vân - Tứ Hiệp-
nhà A1, A5, A6; Dự án Xây dựng nhà ở cho học sinh, sinh viên tại
CT1 khu đô thị Mỹ Đình II; và KTX một số trường đại học, cao đẳng
trên địa bàn). Phần lớn các dự án được đầu tư bằng nguồn vốn nhà
nước và một phần tự chủ của các trường đại học.
Ngoài các KTX nêu trên, mô hình Làng sinh viên Hacinco do Công
ty Đầu tư Xây dựng số 2 Hà Nội làm chủ đầu tư là dự án tiêu biểu
sử dụng vốn ngoài ngân sách. Năm 2002 công ty hoàn thành và
đưa vào hoạt động toà Khách sạn Thể thao, đến năm 2009 toà nhà
17-21 tầng đi vào hoạt động. Với số lượng 555 phòng ở chất lượng
cao, tính đến thời điểm hiện tại Làng Sinh viên Hacinco đã đón tiếp
23.900 lượt sinh viên.
n Cơ chế, chính sách phát triển
q Đầu tư bằng vốn ngân sách thành phố: Hiện trên địa bàn thành
phố có 02 dự án nhà ở sinh viên được thành phố đầu tư xây dựng
đó là dự án Ký túc xá sinh viên Pháp Vân và KTX Mỹ Đình II. Đây là
02 dự án trong chương trình thí điểm xây dựng các khu nhà ở sinh
viên bằng nguồn vốn ngân sách thành phố và trái phiếu Chính phủ
và do Sở Xây dựng Hà Nội làm chủ đầu tư và quản lý vận hành.
Trong quá trình vận hành 02 khu KTX này cũng phát sinh nhiều
Bảng 1: Tổng hợp các cơ chế hỗ trợ phát triển nhà ở cho công nhân
các KCN
Nguồn: Nhóm đề tài tổng hợp
85SË 95+96 . 2018
vấn đề, đặc biệt là tại khu KTX Pháp Vân. Hiện nay chỉ có 3 tòa
trên tổng số 06 tòa nhà đã xây dựng được đưa vào vận hành từ
tháng1/2015, số lượng sinh viên thuê trọ tại đây rất ít (tỉ lệ lập đầy
khoảng 40-50%), do vậy Sở Xây dựng cũng đang có kế hoạch
xin chuyển đổi các tòa nhà còn lại thành NOXH để bán nhưng đã
không được Bộ Xây dựng chấp thuận.
q Đầu tư bằng vốn ngoài ngân sách: Làng Sinh viên Hacinco là dự
án nhà ở cho sinh viên thuê, do Công ty Đầu tư Xây dựng số 2 Hà
Nội làm chủ đầu tư xây dựng và quản lý khai thác trên diện tích đất
2 ha, thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Đề án
xây dựng làng sinh viên Hacinco được UBND TP.Hà Nội phê duyệt
năm 2000 tại QĐ số 4289/QĐ - UB ngày 28/08/2000.
Đây là mô hình NOXH cho sinh viên đầu tiên, được đầu tư trên quỹ
đất của doanh nghiệp bằng vốn ngoài Ngân sách Nhà nước, nhằm
đóng góp vào chương trình phát triển NOXH của UBND TP. Hà
Nội” – Dự án khởi công xây dựng năm 2000 và chính thức đi vào
hoạt động ngày 10/10/2001, với tổng kinh phí đầu tư hàng nghìn tỉ
đồng, cung cấp 555 phòng ở các loại với chất lượng cao.
Công tác quy hoạch, thiết kế
Quỹ đất dành cho phát triển nhà ở sinh viên chủ yếu dựa vào quỹ
đất dành cho NOXH chung của thành phố, hoặc các quỹ đất trong
khuôn viên các cơ sở đào tạo. Hiện thành phố chưa có kế hoạch
phát triển quỹ đất riêng dành cho NOSV.
Các dự án phát triển nhà ở sinh viên được điều chỉnh tăng mật độ
xây dựng và hệ số sử dụng đất lên 1,5 lần so với Quy chuẩn quy
hoạch xây dựng hiện hành, số tầng phù hợp với quy hoạch xây
dựng. Tiêu chuẩn tối thiểu 4m2/người.
Các dự án NOSV chủ yếu theo dạng nhà ở Ký túc xá, chưa phong
phú về chủng loại căn hộ. Mặc dù được đầu tư xây dựng khá bài
bản, nhưng dự án KTX Pháp Vân-Tứ Hiệp không đạt được kết quả
mong nuốn được cho là có nguyên nhân từ công tác quy hoạch và
kết nối hạ tầng. Dự án nằm khá xa các cụm trường đại học lại thiếu
các tuyến giao thông công cộng kết nối. Hiện nay chỉ có 01 tuyến
xe bus duy nhất kết nối khu KTX với trung tâm thành phố.
Sở Xây dựng Hà Nội đã ban hành một số mẫu thiết
kế điển hình cho nhà ở sinh viên.
Quỹ NOXH cho thuê phát triển theo dự án NOXH
Luật Nhà ở năm 2014 đã có quy định khuyến khích các tổ chức,
cá nhân tham gia xây dựng NOXH để bán, cho thuê, nhưng trong
thời gian vừa qua các doanh nghiệp mới chỉ chủ yếu tham gia đầu
tư xây dựng NOXH để bán, kể cả bán cho các đối tượng xã hội với
mục đích nhằm thu hồi vốn nhanh mà không chú trọng đến việc
đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê. Do vậy, tỷ lệ giữa NOXH để cho
thuê và NOXH để bán, cho thuê mua còn rất thấp.
Riêng đối với quỹ NOXH để cho thuê trên địa bàn thành phố chủ
yếu do Nhà nước bỏ vốn đầu tư hoặc có cơ chế khuyến khích để
xây dựng cho một số đối tượng xã hội thuê như học sinh, sinh viên
các trường đại học, cao đẳng, công nhân KCN.
Hiện tại Hà Nội mới chỉ có 3 dự án xây dựng NOXH cho thuê, thuê
mua (sử dụng quỹ đất 20%) là dự án CT19 KĐT Việt Hưng (quận
Long Biên) với quy mô 515 căn hộ; dự án cho thuê mua với quy mô
300 căn hộ cũng tại KĐT này và 300 căn hộ để cho thuê, 300 căn
hộ để cho thuê mua tại KĐT Đặng Xá. Như vậy tổng quỹ NOXH cho
thuê (không kể nhà ở công nhân và sinh viên) trên địa bàn thành
phố mới đạt gần 1200 căn hộ, một con số khá khiêm tốn so với nhu
cầu thuê nhà hiện nay.
Cơ chế, chính sách phát triển
Quỹ đất dành để xây dựng nhà ở thu nhập thấp để bán được bố trí
trong quy hoạch các dự án phát triển đô thị của địa phương. Chủ
đầu tư dự án nhà ở thương mại có quy mô từ 10 ha trở lên và dự án
khu đô thị mới trên địa bàn, phải bảo đảm dành tỷ lệ diện tích đất tối
thiểu 20% quỹ đất ở của dự án để xây dựng nhà ở thu nhập thấp (tỷ
lệ diện tích đất xây dựng nhà ở thu nhập thấp của từng dự án nhà ở
thương mại hoặc khu đô thị mới phải được xác định trong quy hoạch
chi tiết xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt).
Bảng 2: Tổng hợp các cơ chế hỗ trợ phát triển nhà ở cho sinh viên
Nguồn: Nhóm đề tài tổng hợp
Mô hình đầu tư phát triển
Quy hoπch & t∏c gi∂
SË 95+96 . 201886
Đối với các địa phương đã có quỹ đất dành để xây dựng NOXH theo
quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06
tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành Luật Nhà ở (nhưng hiện nay chưa triển khai xây dựng NOXH),
nếu các chủ đầu tư (trước đây đã chuyển giao quỹ đất này cho địa
phương) đăng ký đầu tư xây dựng nhà ở thu nhập thấp thì giao lại
cho chủ đầu tư quỹ đất này để xây dựng nhà ở thu nhập thấp để
cho thuê hoặc thuê mua.
Mô hình đầu tư phát triển
n Đầu tư bằng vốn doanh nghiệp: Trên thực tế tại TP. Hà Nội cho
đến nay, không có các dự án phát triển NOXH cho thuê dành cho
nhóm đối tượng thu nhập thấp sử dụng vốn ngân sách. Nhà ở cho
các nhóm đối tượng chính sách khác được hỗ trợ thông qua các
chương trình riêng như Chương trình hỗ trợ nhà ở cho người có
công với cách mạng.
NOXHCT chủ yếu phát triển theo các dự án NOXH thông thường
với tỉ lệ nhà cho thuê theo quy định là 20% đối với các dự án sử
dụng nguồn vốn ngoài ngân sách.
Trong số 09 dự án đang hoạt động trên địa bàn thành phố có 02 dự
án: khu NOXH Đặng Xá là dự án sử dụng vốn doanh nghiệp (doanh
nghiệp nhà nước) còn lại là do các Công ty phát triển nhà tư nhân
hoặc cổ phần thực hiện, bao gồm: Khu NOXH Phú Lãm tổng số
1534 căn, Dự án khu NOXH Bamboo Garden 432 căn, Khu NOXH
Ecohome 2 có tổng số 863 căn, dự án NOXH Kiến Hưng 324 căn,
Nhà 19T1 thuộc Dự án xây dựng nhà ở thu nhập thấp tại phường
Kiến Hưng, Hà Đông có 432 căn, Lô đất số 5.B2, tại Khu NOXH,
nhà ở thấp tầng, nhà ở cao tầng tại các lô đất 5.B2, 5.B3, 5.B4 và
5.B5 thuộc khu tái định cư Đông Hội, huyện Đông Anh có 504 căn,
Dự án Khu nhà ở Thạch Bàn có 332 căn, và dự án NOXH cho cán
bộ sỹ quan thuộc Tổng cục II, Bộ Quốc Phòng có 246 căn.
q NOXH chuyển đổi từ nhà ở thương mại: Từ năm 2012, cùng với
gói tín dụng 30.000 tỉ hỗ trợ thị trường BĐS, Chính phủ đã có chủ
trương cho phép chuyển đổi một số dự án nhà ở thương mại đủ điều
kiện sang NOXH, góp phần giải quyết hàng tồn đọng và tạo ra quỹ
NOXH bổ sung, trong đó có NOXH cho thuê. Đến cuối năm 2017,
cả nước có 63 dự án với quy mô khoảng 42.370 căn hộ xin chuyển
đổi sang dự án NOXH, trong đó tập trung chủ yếu tại Hà Nội và TP.
Hồ Chí Minh.
n Công tác quy hoạch, thiết kế
Quỹ đất cho phát triển NOXH cho thuê cho các nhóm đối tượng
thu nhập thấp và chính sách chủ yếu trông vào quỹ đất 20% danh
cho NOXH tại các dự án nhà ở thương mại và quỹ đất của doanh
nghiệp phát triển nhà.
Khi pha