Việt Nam nằm trong vùng Châu Á gió mùa, là một trong những quốc gia nổi
tiếng vềnông nghiệp, đặc biệt có hai vựa lương thực thực phẩm lớn nhất đồng bằng
sông Hồng và sông Cửu Long.
An Giang là tỉnh đầu nguồn Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với lợi thế
rất lớn vềnông nghiệp, đất nông nghiệp chiếm đến 75% diện tích đất tựnhiên chủ
yếu là đất phù sa ngọt ven sông Tiền và sông Hậu. Hai tuyến sông này cùng hệthống
kênh rạch chằng chịt, ao hồrộng lớn, hàng năm cómột thời gian khá dài ngập trong
mùa nước nổi, đã tạo điều kiện thuận lợi cho An Giang phát triển mạnh ngành nông
nghiệp, đặc biệt là nuôi trồng khai thác thủy sản.
Song song với nghềnông, nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản (NTTS) ởAn
Giang có từlâu đời, góp phần cải thiện được bữa ăn hàng ngày cho nhân dân đồng
thời giải quyết được việc làm cho một lượng lớn lao động dưthừa ởnông thôn. Hiện
nay, nền kinh tếViệt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH
- HĐH) đểtiến tới hội nhập kinh tếthếgiới thì ngành nông nghiệp An Giang nói
chung và thủy sản An Giang nói riêng không đơn thuần là đánh bắt, khai thác, nuôi
trồng theo quy luật tựnhiên nữa, mà ngưdân An Giang phải kết hợp vừa tận dụng ưu
thếvềtiềm năng điều kiện tựnhiên sẵn có vừa tích cực đầu tưmọi nguồn lực đểnuôi
trồng và khai thác thủy sản theo hướng hiện đại hơn, đạt hiệu quảkinh tếhơn. Trong
những năm gần đây An Giang đã chú ý phát triển thủy sản phát huy một trong nhiều
thếmạnh vềsản xuất nông - lâm - ngưnghiệp của tỉnh, trong đó cá tra, cá basa là hai
loài thủy sản đặc trưng thích hợp với môi trường nguồn nước tỉnh An Giang và có giá
trịkinh tếcao nên đã thu hút rất nhiều nông dân tập trung đầu tưsản xuất và đã mang
lại hiệu quảkinh tếkhá cao, thu nhiều ngoại tệvà ngày càng khẳng định là một trong
những ngành phát triển mạnh, có hiệu quả, dẫn đầu trong việc chuyển đổi cơcấu kinh
tếnông nghiệp của tỉnh.
126 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2843 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thủy sản An Giang hiện trạng phát triển định hướng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
NGÔ THỊ KIỀU HUỆ
THỦY SẢN AN GIANG HIỆN
TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỊNH
HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP
Chuyên ngành : Địa lý học
Mã số : 60 31 95
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM THỊ XUÂN THỌ
Thành phố Hồ Chí Minh - 2007
LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến cô TS. Phạm
Xuân Thọ, Trưởng Khoa Địa Lý Trường Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh đã tận
tậm hướng dẫn, chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình hoàn thành đề tài nghiên cứu.
Xin chân thành cám ơn Khoa Địa Lý, Phòng Khoa học - Công nghệ sau Đại
học Trường Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc
học tập, trang bị kiến thức để có thể hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các cán bộ phòng ban ở Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn An Giang, Sở Thủy sản An Giang, Sở Khoa học Công nghệ An
Giang, Cục Thống kê An Giang đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp tư liệu, số liệu tham
khảo quí báu, hữu ích để tác giả hoàn thành tốt luận văn.
Bên cạnh đó, tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô trong hội
đồng bộ môn Địa lý, Ban Giám hiệu Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm và các bạn
bè đồng nghiệp, đã tạo điều kiện cho tác giả hiểu biết sâu sắc hơn các vấn đề khoa
học.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình và những người thân, đã động viên giúp đỡ tác
giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tác giả luận văn
Ngô Thị Kiều Huệ
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
CLB: Câu lạc bộ
CNH - HĐH: Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
Cty: Công ty
ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long
EU: Liên minh Châu Âu
GTSX: Giá trị sản xuất
GTXK: Giá trị xuất khẩu
H: Huyện
HACCP: Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm oát điểm tới hạn.
HTX: Hợp tác xã
ISO: Bộ tiêu chuẩn về quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng.
KCN: Khu công nghiệp
KHKT: Khoa học kỹ thuật
KT - XH: Kinh tế xã hội
NM: Nhà máy
NN & PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
NTTS: Nuôi trồng thủy sản
P: Phường
SL: Sản lượng
SQF: Tiêu chuẩn đảm bảo an toàn và chất lượng nuôi trồng cho
thủy sản
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
TT: Thị trấn
UBND: Ủy ban nhân dân
XN: Xí nghiệp.
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam nằm trong vùng Châu Á gió mùa, là một trong những quốc gia nổi
tiếng về nông nghiệp, đặc biệt có hai vựa lương thực thực phẩm lớn nhất đồng bằng
sông Hồng và sông Cửu Long.
An Giang là tỉnh đầu nguồn Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với lợi thế
rất lớn về nông nghiệp, đất nông nghiệp chiếm đến 75% diện tích đất tự nhiên chủ
yếu là đất phù sa ngọt ven sông Tiền và sông Hậu. Hai tuyến sông này cùng hệ thống
kênh rạch chằng chịt, ao hồ rộng lớn, hàng năm có một thời gian khá dài ngập trong
mùa nước nổi, đã tạo điều kiện thuận lợi cho An Giang phát triển mạnh ngành nông
nghiệp, đặc biệt là nuôi trồng khai thác thủy sản.
Song song với nghề nông, nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở An
Giang có từ lâu đời, góp phần cải thiện được bữa ăn hàng ngày cho nhân dân đồng
thời giải quyết được việc làm cho một lượng lớn lao động dư thừa ở nông thôn. Hiện
nay, nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH
- HĐH) để tiến tới hội nhập kinh tế thế giới thì ngành nông nghiệp An Giang nói
chung và thủy sản An Giang nói riêng không đơn thuần là đánh bắt, khai thác, nuôi
trồng theo quy luật tự nhiên nữa, mà ngư dân An Giang phải kết hợp vừa tận dụng ưu
thế về tiềm năng điều kiện tự nhiên sẵn có vừa tích cực đầu tư mọi nguồn lực để nuôi
trồng và khai thác thủy sản theo hướng hiện đại hơn, đạt hiệu quả kinh tế hơn. Trong
những năm gần đây An Giang đã chú ý phát triển thủy sản phát huy một trong nhiều
thế mạnh về sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp của tỉnh, trong đó cá tra, cá basa là hai
loài thủy sản đặc trưng thích hợp với môi trường nguồn nước tỉnh An Giang và có giá
trị kinh tế cao nên đã thu hút rất nhiều nông dân tập trung đầu tư sản xuất và đã mang
lại hiệu quả kinh tế khá cao, thu nhiều ngoại tệ và ngày càng khẳng định là một trong
những ngành phát triển mạnh, có hiệu quả, dẫn đầu trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh
tế nông nghiệp của tỉnh.
Thực tế An Giang không chỉ nổi tiếng về xuất khẩu lương thực mà còn vươn
lên là một trong những tỉnh đứng đầu về xuất khẩu thủy sản của cả nước. Tuy nhiên,
vì lợi nhuận trước mắt nên đã xuất hiện phong trào NTTS trong tỉnh một cách ồ ạt
không có quy hoạch, do đó làm cho nguồn lợi thủy sản tự nhiên có khuynh hướng
giảm và môi trường nước có nguy cơ bị ô nhiễm. Bên cạnh đó, sau vụ kiện chống phá
giá cá tra, cá basa của Mỹ đã gây khó khăn đối với ngành thủy sản An Giang. Ngành
thủy sản ở An Giang cần phát triển bền vững với sự quản lý chặt chẽ về kế hoạch sản
xuất, phân vùng nuôi trồng song song với thực hiện tốt việc bảo vệ nguồn lợi thủy
sản và bảo vệ môi trường nước để phát triển theo hướng sản xuất sản phẩm sạch, chất
lượng cao, giá thành hạ nhằm tăng sức mạnh cạnh tranh và tạo uy tín cho hàng thủy
sản An Giang nói riêng và thủy sản Việt Nam nói chung trên con đường hội nhập
kinh tế thế giới. Do đó, tác giả luận văn đã chọn đề tài “Thủy sản An Giang: Hiện
trạng phát triển, định hướng và giải pháp” - để nghiên cứu nhằm phát huy lợi thế của
tỉnh trong phát triển thủy sản và hạn chế những tác động tiêu cực của thủy sản An
Giang đến sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội (KT-XH) đã có tác động đến
ngành kinh tế thủy sản.
- Đánh giá khái quát thực trạng phát triển của ngành thủy sản của tỉnh An
Giang.
- Luận văn hướng vào phân tích, đánh giá hiện trạng phát tiển ngành thủy sản
An Giang và đồng thời đề ra những định hướng và các giải pháp nhằm phát triển
ngành thủy sản tỉnh An Giang phát huy lợi thế là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh
đem lại hiệu quả kinh tế cao về mặt KT - XH và môi trường.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân của Việt
Nam và của tỉnh An Giang.
- Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành thủy sản ở An
Giang.
- Nghiên cứu hiện trạng phát triển của ngành thủy sản An Giang.
- Định hướng phát triển thủy sản đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, từ
đó đề ra các giải pháp phát triển ngành thủy sản tỉnh An Giang.
4. Giới hạn của đề tài
Đề tài luận văn nghiên cứu hiện trạng phát triển ngành thủy sản tỉnh An Giang
trong mối quan hệ giữa các lĩnh vực nuôi trồng, khai thác, chế biến và xuất khẩu, từ
đó đề ra các định hướng phát triển và giải pháp thực hiện cho thời gian tới. Đặc biệt,
đề tài đi sâu vào nghiên cứu một số loài thủy sản nước ngọt như cá tra, cá ba sa và
tôm càng xanh. Đồng thời, luận văn nghiên cứu sự phát triển thủy sản phân bố ở khắp
các địa phương trong tỉnh trong giai đoạn từ 1996 - 2005.
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Việt Nam có tiềm năng rất lớn cho khai thác nguồn lợi hải sản tự nhiên và
phát triển NTTS trong các vùng nước ngọt nội địa, nước lợ ven biển và nước biển.
Do đó, thủy sản đã đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng thực phẩm tiêu dùng, hàng
hóa xuất khẩu và nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Nhờ vậy, giá trị sản xuất và
kim ngạch xuất khẩu thủy sản cũng tăng lên nhanh chóng.
ĐBSCL là một vùng có nhiều lợi thế và tiềm năng phát triển NTTS nhất ở
nước ta. Trong hơn 20 năm qua, NTTS ở ĐBSCL đã khẳng định là một ngành sản
xuất mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở các
vùng ven biển, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Đồng thời, tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế nhiều thành phần và đa dạng hóa
ngành nghề.
NTTS ở ĐBSCL đã chuyển sang sản xuất hàng hóa và đang từng bước trở
thành một trong những ngành sản xuất chính, phát triển rộng khắp và có vị trí quan
trọng của nhiều tỉnh. Chất lượng và giá trị của các sản phẩm thủy sản nuôi trồng ngày
càng cao, trở thành nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thủy sản, góp phần
nâng cao giá trị xuất khẩu.
Cùng với Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang là tỉnh nằm trong vùng
trọng điểm số một về NTTS nước ngọt hàng hóa của cả nước. Hiện nay, vùng này đã
trở thành một trung tâm xuất khẩu hàng thủy sản nước ngọt lớn nhất Việt Nam với
các mặt hàng xuất khẩu chính như cá tra, cá basa, cá lóc… được xuất dưới nhiều
dạng.
Nhưng sự phát triển sản xuất tự phát, nên NTTS ở ĐBSCL nói chung và An
Giang nói riêng đã gặp nhiều khó khăn: thị trường tiêu thụ và tiềm ẩn nhiều rủi ro đối
với người sản xuất, hơn nữa làm cho môi trường bị ô nhiễm. Bên cạnh đó, các vấn đề
về nguồn nhân lực và thức ăn cho chăn nuôi cũng gây nên những khó khăn cản trở rất
lớn đối với sự phát triển NTTS của An Giang.
Tiềm năng phát triển thủy sản nước ngọt của tỉnh An Giang và vùng ĐBSCL
còn rất lớn, song về lâu dài việc phát triển NTTS phải được tính toán trên cơ sở phát
triển bền vững. Sự phát triển bền vững phải được thực hiện ở cả 3 mặt: kinh tế, xã hội
và môi trường. Từ đó cần phải đề ra và thực hiện các giải pháp hữu hiệu để phát triển
NTTS trong những giai đoạn tiếp theo.
Do đó, trong những năm gần đây đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về thủy
sản Việt Nam, ĐBSCL cũng như An Giang, như:
- “Chương trình phát triển NTTS Việt Nam thời kỳ 1999 - 2010” - do Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 224/1999 ngày 08/12/1999.
- Đề án “Quy hoạch tổng thể KT - XH ngành thủy sản thời kỳ 2000 - 2010” -
của Bộ Thủy sản.
- Đề tài Khoa học cấp bộ “Những giải pháp về thị trường cho sản phẩm thủy
sản xuất khẩu của Việt Nam” - của PGS-TS Võ Thanh Thu (chủ biên) cùng nhóm tác
giả thuộc Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
- “Quy hoạch phát triển NTTS ở ĐBSCL đến năm 2015 và định hướng năm
2020” - Viện Kinh tế và quy hoạch thủy sản - Bộ Thủy sản.
- Một số bài tham luận có liên quan đến thủy sản tại Hội thảo khoa học “Vì sự
phát triển vùng ĐBSCL”
+ “Để NTTS xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn ở ĐBSCL” - của
PGS.TS Hà Xuân Thông - Viện kinh tế và Quy hoạch thủy sản.
+ “Hoạt động khoa học công nghệ thủy sản vì sự phát triển ĐBSCL” - của
Bộ Thủy sản.
+ “Khoa học công nghệ trong sự phát triển thủy sản bền vững ở ĐBSCL” -
của Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Duy Hòa - Viện nghiên cứu NTTS II.
+ “Giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của gạo và thủy sản - Những
sản phẩm chủ lực của ĐBSCL hiện nay” - của TS. Trần Xuân Hiển - Trường Chính
trị Tôn Đức Thắng tỉnh An Giang.
+ “Những bước phát triển mới trong kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp vùng
ĐBSCL - Một số giải pháp chủ yếu” - Nguyễn Thị Vân - Viện Khoa học xã hội vùng
Nam Bộ.
- “Vai trò của thủy sản trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông
thôn vùng ĐBSCL” - Nguyễn Thanh Phương - Tại Hội thảo chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp nông thôn vùng ĐBSCL ở Cần Thơ, 11/2002.
- Về phía tỉnh An Giang thì có:
+ “Điều chỉnh quy hoạch thủy sản An Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến
năm 2020” - Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn An Giang (Sở NN & PTNT An
Giang).
+ “Phát triển công nghệ chế biến thủy sản ở tỉnh An Giang” - Luận văn
Thạc sĩ Khoa học kỹ thuật (KHKT) - Lưu Vĩnh Nguyên - Phó ban Tuyên giáo tỉnh
An Giang.
- Ngoài ra còn có rất nhiều công trình, các luận văn, bài viết của sinh viên
trong và ngoài tỉnh nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến thủy sản như kỹ thuật
nuôi, vấn đề xuất khẩu, vấn đề thị trường…
Các đề tài nghiên cứu trên là tư liệu tham khảo quý giá cho tác giả khi thực
hiện luận văn “Thủy sản An Giang: Hiện trạng phát triển, định hướng và giải pháp”.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Địa lý học là khoa học tổng hợp vừa mang tính thực tiễn sâu sắc lại vừa mang
tính cụ thể cao. Đồng thời khoa học địa lý còn mang tính thời đại, nó luôn biến đổi
phù hợp với những khám phá của con người và tiến bộ KHKT. Do đó khi tiến hành
nghiên cứu thực hiện đề tài “Thủy sản An Giang: hiện trạng phát triển, định hướng và
giải pháp”, tác giả luận văn đã vận dụng những quan điểm và phương pháp nghiên
cứu của Địa lý học nói chung và địa lý KT-XH nói riêng để hoàn thành đề tài của
mình.
6.1. Phương pháp luận
6.1.1. Quan điểm hệ thống
Địa lý kinh tế học nghiên cứu tổng hợp thể lãnh thổ sản xuất trong một hệ
thống các mối quan hệ tác động qua lại với môi trường xung quanh. Vì vậy khi
nghiên cứu vấn đề này tỉnh An Giang được coi là một hệ thống KT-XH thống nhất,
được xem xét đánh giá quá trình phát triển KT-XH của tỉnh và sự kết hợp hài hòa với
vùng ĐBSCL và cả nước.
6.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Địa lý KT-XH là một khoa học tổng hợp nghiên cứu không gian lãnh thổ KT-
XH liên quan đến nhiều lãnh vực khác nhau. Do đó khi nghiên cứu các nguồn lực
nhằm phát triển KT-XH của tỉnh An Giang chúng ta phải xem xét nó trong một chỉnh
thể chung của vùng và cả nước; giải quyết mối quan hệ giữa sự phát triển với việc
nâng cao chất lượng, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Đồng thời tìm kiếm
những mặt tối ưu, định ra các biện pháp cụ thể nhằm phát huy lợi thế của ngành thủy
sản dưới cái nhìn khách quan và tổng hợp tạo động lực phát triển KT-XH của tỉnh.
6.1.3. Quan điểm lịch sử viễn cảnh
Là một ngành thủy sản cũng như những ngành kinh tế khác luôn luôn vận
động và phát triển, tùy theo từng giai đoạn có các nguồn lực có thế mạnh khác nhau
tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành. Đánh giá chiều hướng phát triển, sự thay
đổi của ngành qua từng giai đoạn trong quá khứ, hiện tại cho phép chúng ta dự báo
viễn cảnh cho sự phát triển kinh tế trong tương lai.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
Ngoài các phương pháp nghiên cứu khoa học chung như: phương pháp toán
học, phương pháp thống kê, phương pháp thu thập và xử lý tài liệu,… Đề tài còn sử
dụng những phương pháp riêng đặc trưng của địa lý học như: phương pháp phân tích
tổng hợp, phương pháp bản đồ - biểu đồ, thực địa. Trong đó đề tài đặc biệt có ứng
dụng phần mềm Map Info để thành lập các bản đồ.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương chính sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận.
Chương 2: Hiện trạng phát triển thủy sản tỉnh An Giang.
Chương 3: Một số định hướng và giải pháp để phát triển thủy sản An Giang
giai đoạn 2006 - 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Thủy sản – Vai trò của thủy sản
1.1.1. Một số định nghĩa
Thủy sản là những loại động vật sống dưới nước như cá, nhuyễn thể, giáp
xác,…có thể qua hay không qua khâu nuôi trồng và dùng làm thực phẩm.
Thủy sản sống là động vật thủy sản còn sống, hoặc đang giữ ở trạng thái tiềm
sinh.
Ngư nghiệp là những công việc có liên quan đến quá trình khai thác, nuôi
trồng và phát triển nguồn lợi các sinh vật trong nước. Khi nói đến ngư nghiệp thì phải
hiểu nó gồm 3 hoạt động căn bản sau: khai thác, NTTS và phát triển nguồn lợi thủy
sản.
Nghề cá là công việc liên quan đến quá trình khai thác, nuôi cá nước ngọt, lợ,
mặn.
Khai thác thủy sản là việc khai thác nguồn lợi thủy sản trên biển, sông, hồ,
đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác.
NTTS là những tác động bất kỳ nào của con người làm cải thiện sự sinh
trưởng của một sinh vật nào đó trong một diện tích nuôi nào đó.
Nguồn lợi thủy sản là tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên, có giá trị
kinh tế, khoa học để phát triển nghề khai thác thủy sản, bảo tồn và phát triển nguồn
lợi thủy sản.
Tái tạo nguồn lợi thủy sản là quá trình tự phục hồi hoặc hoạt động làm phục
hồi, gia tăng nguồn lợi thủy sản.
Ngành thủy sản bao gồm nuôi trồng và đánh bắt, là việc tiến hành khai thác,
nuôi trồng, vận chuyển thủy sản khai thác; bảo quản, chế biến, mua bán, xuất khẩu,
nhập khẩu thủy sản; dịch vụ trong hoạt động thủy sản; điều tra, bảo vệ và phát triển
nguồn lợi thủy sản.
Công nghiệp chế biến là hoạt động nối tiếp sản phẩm của ngành khai thác, nó
không chỉ bảo tồn, giữ gìn chất lượng nguyên liệu mà còn nâng cao giá trị và tạo ra
những sản phẩm có giá trị sử dụng cao. Nhờ đó mà khả năng đáp ứng nhu cầu, thị
hiếu thị trường tốt hơn, thu được nhiều lợi nhuận hơn.
Sản phẩm thủy sản là thực phẩm trong đó thủy sản là thành phần đặc trưng.
Sản phẩm thủy sản tươi là sản phẩm thủy sản còn nguyên con, hoặc đã sơ
chế, chưa được xử lý dưới bất kỳ hình thức nào để bảo quản, ngoài việc làm lạnh.
Sản phẩm thủy sản chế biến là sản phẩm thủy sản đã qua các hình thức chế
biến như xử lý nhiệt, hun khói, ướp muối, sấy khô, hoặc kết hợp các hình thức trên,
có phối chế hoặc không phối chế với phụ gia, thực phẩm khác.
Sản phẩm thủy sản đông lạnh là sản phẩm thủy sản cấp đông; khi đã ổn định,
nhiệt độ trung tâm sản phẩm 8 - 180C hoặc thấp hơn.
1.1.2. Vai trò của thủy sản
Việt Nam là một quốc gia có được nguồn lợi về thủy sản tự nhiên rất phong
phú, cho nên việc khai thác các nguồn lợi về thủy sản để phục vụ những nhu cầu đa
dạng của con người như làm thực phẩm, đồ trang sức, thuốc chữa bệnh,… đã có từ
lâu đời cùng với sự hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam. Tuy vậy, trải qua
hàng nghìn năm, nghề cá Việt Nam trước hết là nghề đánh bắt cá vẫn mang nặng nét
đặc trưng của một nền sản xuất tự cấp, tự túc và chỉ là nghề phụ . Nhưng trong những
năm gần đây, ngành thủy sản từ một lĩnh vực sản xuất nhỏ bé, nghèo nàn và lạc hậu
đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, có tốc độ tăng
trưởng cao, có tỷ trọng trong tổng sản phẩm quốc dân (GDP) ngày càng lớn và chiếm
một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Nếu trong những năm 60 của thế kỷ trước, tổng sản lượng thủy sản ở miền
Bắc chỉ đạt trên dưới 200.000 tấn. Đến năm 1976 - năm đầu tiên sau khi thống nhất
đất nước, tổng sản lượng thủy sản cũng chỉ đạt khoảng 500.000 tấn và đến năm 1980
sản lượng thủy sản ít (613.000 tấn) và kim ngạch xuất khẩu thủy sản cũng chỉ mới đạt
được con số khiêm tốn.
Từ năm 1981, thủy sản đã là ngành kinh tế đầu tiên được Chính phủ cho phép
thoát khỏi cơ chế bao cấp, để thử nghiệm cơ chế “tự cân đối, tự trang trải”, xuất khẩu
trực tiếp các sản phẩm thủy sản vào thị trường “khu vực 2” thu ngoại tệ để mua máy
móc, vật tư, thiết bị đầu tư trở lại cho sản xuất.
Đến năm 1993, ngành thủy sản đã được Đảng và Nhà nước chính thức xác
định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Tổng sản lượng thủy
sản đã vượt qua ngưỡng 1 triệu tấn vào năm 1990, đặc biệt nước ta đã đứng vào hàng
ngũ những nước có sản lượng khai thác hải sản trên 1 triệu tấn kể từ năm 1997
(1.062.000 tấn). So với năm 1980, năm 2005 tổng sản lượng thủy sản tăng gấp 5,6
lần, còn giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 200 lần [52].
Cho đến nay, hàng năm bình quân thủy sản đóng góp vào tổng sản phẩm
trong nước khoảng 5 - 6%. Còn riêng đối với khu vực I ( nông - lâm - thủy sản),
ngành thủy sản đã phát triển mạnh nhất, tỷ trọng của ngành thủy sản có xu hướng
tăng dần, tăng từ 7,6% (1991) lên 8,9% (1995), 10% (1998), 16,5% (2002), 18,5%
(2005).
Bảng 1.1. Tổng sản lượng và giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Năm Tổng sản lượng thủy sản (tấn)
% tăng
trưởng so
1996
Giá trị xuất khẩu
(nghìn USD)
1996 1.373.500 100 670.000
2000 2.063.000 150,2 1.478.609
2005 3.432.800 249,9 2.738.726
Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của Bộ Thủy sản.
Trong những năm cuối thế kỉ XX, ngành thủy sản đã thu được những kết quả
quan trọng. Năm 2000, tổng sản lượng thủy sản đã vượt qua mức 2 triệu tấn, giá trị
kim ngạch xuất khẩu 1,478 tỷ USD. Năm 2005, ngành thủy sản bằng sự nỗ lực phấn
đấu liên tục, không mệt mỏi, vượt qua những khó khăn khách quan và chủ quan, đã
hoàn thành một cách vẻ vang các chỉ tiêu kế hoạch cơ bản mà ngành đã xây dựng và
được Đại hội Đảng toàn quốc lần thư IX ghi nhận trong kế hoạch KT - XH giai đoạn
2001 - 2005 : Tổng sản lượng đạt 3,43 triệu tấn, tăng 9,24% so với năm 2004. Kim
ngạch xuất khẩu đạt 2,74 tỉ USD, đi qua mốc 2,5 tỉ USD, tăng 13% so với n