Tỉ lệ hiện mắc huyết khối tĩnh mạch sâu chưa có triệu chứng trên bệnh nhân nội khoa cấp tính

Cơ sở: Huyết khối tĩnh mạch sâu (HKTMS) hay gặp ở các bệnh nhân (BN) nằm viện, ñặc biệt là bệnh nhân bệnh nội khoa cấp tính. Mục tiêu: Khảo sát tỉ lệ hiện mắc HKTMS trên bệnh nhân bệnh nội khoa cấp tính. Phương pháp: Nghiên cứu dọc trên 304 bệnh nhân nhập viện vào các khoa nội vì bệnh lý nội khoa cấp tính. Bệnh nhân nằm viện ít nhất 6 ngày. Siêu âm lần một ñược thực hiện trong ngày thăm khám ñầu tiên. Siêu âm lần hai ñược thực hiện sau 7 ngày nếu lần ñầu âm tính. Kết quả: Trong 304 trường hợp, có 233 trường hợp ñược chẩn ñoán và ñiều trị nhiễm trùng cấp (76,6%), kế ñến là suy tim nặng NYHA ñộ III/ IV (85 trường hợp, chiếm 28,0%), ñợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (66 trường hợp, chiếm 21,7%), nhồi máu não (65 trường hợp, chiếm 21,4%), ung thư (47 trường hợp, chiếm 15,5%) và nhồi máu cơ tim (5 trường hợp, chiếm 1,6%). Tỉ lệ mắc HKTMS trên BN nhiễm trùng cấp là 27,9% (65/233), tỉ lệ mắc HKTMS trên BN suy tim NYHA III/IV là 28,3% (24/85), tỉ lệ mắc HKTMS trên BN ñợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là 36,4% (24/66), tỉ lệ mắc HKTMS trên BN nhồi máu não là 27,7% (18/65), tỉ lệ mắc HKTMS trên BN ung thư là 31,9% (15/47) và tỉ lệ mắc HKTMS trên BN nhồi máu cơ tim cấp là 20% (1/5). Kết luận: Tỉ lệ huyết khối tĩnh mạch sâu ở bệnh nhân nội khoa cấp tính nằm viện là 28%, trong ñó cao nhất ở nhóm bệnh nhân bị ñợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (36,4%) và thấp nhất ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim (20%).

pdf8 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 261 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỉ lệ hiện mắc huyết khối tĩnh mạch sâu chưa có triệu chứng trên bệnh nhân nội khoa cấp tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương 2010 170 TỈ LỆ HIỆN MẮC HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU CHƯA CÓ TRIỆU CHỨNG TRÊN BỆNH NHÂN NỘI KHOA CẤP TÍNH Đặng Vạn Phước*, Nguyễn Văn Trí* TÓM TẮT Cơ sở: Huyết khối tĩnh mạch sâu (HKTMS) hay gặp ở các bệnh nhân (BN) nằm viện, ñặc biệt là bệnh nhân bệnh nội khoa cấp tính. Mục tiêu: Khảo sát tỉ lệ hiện mắc HKTMS trên bệnh nhân bệnh nội khoa cấp tính. Phương pháp: Nghiên cứu dọc trên 304 bệnh nhân nhập viện vào các khoa nội vì bệnh lý nội khoa cấp tính. Bệnh nhân nằm viện ít nhất 6 ngày. Siêu âm lần một ñược thực hiện trong ngày thăm khám ñầu tiên. Siêu âm lần hai ñược thực hiện sau 7 ngày nếu lần ñầu âm tính. Kết quả: Trong 304 trường hợp, có 233 trường hợp ñược chẩn ñoán và ñiều trị nhiễm trùng cấp (76,6%), kế ñến là suy tim nặng NYHA ñộ III/ IV (85 trường hợp, chiếm 28,0%), ñợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (66 trường hợp, chiếm 21,7%), nhồi máu não (65 trường hợp, chiếm 21,4%), ung thư (47 trường hợp, chiếm 15,5%) và nhồi máu cơ tim (5 trường hợp, chiếm 1,6%). Tỉ lệ mắc HKTMS trên BN nhiễm trùng cấp là 27,9% (65/233), tỉ lệ mắc HKTMS trên BN suy tim NYHA III/IV là 28,3% (24/85), tỉ lệ mắc HKTMS trên BN ñợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là 36,4% (24/66), tỉ lệ mắc HKTMS trên BN nhồi máu não là 27,7% (18/65), tỉ lệ mắc HKTMS trên BN ung thư là 31,9% (15/47) và tỉ lệ mắc HKTMS trên BN nhồi máu cơ tim cấp là 20% (1/5). Kết luận: Tỉ lệ huyết khối tĩnh mạch sâu ở bệnh nhân nội khoa cấp tính nằm viện là 28%, trong ñó cao nhất ở nhóm bệnh nhân bị ñợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (36,4%) và thấp nhất ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim (20%). Từ khóa: HKTMS: huyết khối tĩnh mạch sâu. ABSTRACT DEEP VENOUS THROMBOSIS FOLLOWING ACUTELY MEDICAL ILLNESS Dang Van Phuoc, Nguyen Van Tri * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 Supplement of No 2 - 2010: 170 - 177 Background: Deep vein thrombosis (DVT) is common in hospitalized patients, especially following acutely medical illness. Objectives: Study proportion of deep vein thrombosis in patients with acutely medical illness. Methods: Longitudinal study in 304 patients. Those patients were admitted to hospital because of acutely medical illness, hospitalized at least 6 days. Duplex ultrasonography of the lower extremities’ deep veins is done in the first day of our examination. If we got a negative result of ultrasonography in the first time, a second ultrasonography was done 7 days later. Results: Among these 304 patients, 233 patients was diagnosed and treated acute infection (76,6%), 85 patients with severe heart failure (28%), 66 patients with acute exacerbation of chronic obstructive pulmonary disease (21,7%), 65 cases with ischemic stroke (21,4%), 47 cases with cancer (15,5%) and 5 acute myocardial infarction patients (1,6%). Incidence of DVT in acute infection patients was 27,9% (65/233), in severe heart failure 28,3% (24/85), in acute exacerbation of chronic obstructive pulmonary disease 36,4% (24/66), in ischemic stroke 27,7% (18/65), in cancer 31,9% (15/47) and in acute myocardial infarction 20% (1/5). Conclusions: Prevalence of asymptomatic DVT in acutely ill medical patients was 28%, of which the highest found in acute exacerbation of chronic obstructive pulmonary disease (36,4%) and the lowest in acute myocardial infarction (20%). * Đại Học Y Dược TP. HCM Địa chỉ liên lạc: PGS TS. Nguyễn Văn Trí Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương 2010 171 Key words: Deep vein thrombosis. ĐẶT VẤN ĐỀ Huyết khối tĩnh mạch sâu là bệnh lý ñược chú ý từ những năm ñầu của thế kỷ 19. Trong nhóm bệnh nhân nằm viện, tỉ lệ HKTMS cao hơn nhiều so với tỉ lệ HKTMS trong cộng ñồng. Điều quan trọng là các biến chứng xảy ra khi mắc HKTMS khá nghiêm trọng, có thể xảy ra sớm và gây tử vong như thuyên tắc phổi hoặc muộn hơn như hội chứng sau huyết khối(7). Chính vì thế mà HKTMS ngày càng ñược chú ý nhiều hơn. Trong các nghiên cứu ñược thực hiện tại các nước Phương Tây, HKTMS xuất hiện với tỉ lệ khoảng 55% trên những bệnh nhân ñột quỵ, 24% trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim, 20 - 40% trên bệnh nhân suy tim ứ huyết, 25 - 42% trên bệnh nhân nội khoa trong khoa săn sóc ñặc biệt(1,9,11,14). Ở Châu Á, một số ít quốc gia ñã có nghiên cứu về HKTMS nhưng chưa nhiều, chủ yếu trên bệnh nhân ñột quỵ. Chưa có nghiên cứu trên bệnh nhân nội khoa nói chung. Ở nước ta, chưa có nghiên cứu bệnh nhân bệnh nội khoa cấp tính bị HKTMS không có triệu chứng. Vì vậy, nghiên cứu này nhằm mục ñích xác ñịnh tỉ lệ HKTMS trên những bệnh nhân nhập viện vì bệnh lý nội khoa cấp tính. Việc chẩn ñoán HKTMS ñược thực hiện bằng siêu âm Duplex, một phương pháp không xâm lấn có ñộ chính xác chấp nhận ñược trong chẩn ñoán xác ñịnh HKTMS. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu của chúng tôi là Nghiên Cứu Dọc (Longitudinal study). Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân ñược ñiều trị tại các khoa tim mạch, hô hấp, thần kinh, ung thư, hồi sức cấp cứu của các bệnh viện Chợ Rẫy, Nhân Dân Gia Định, Nhân Dân 115, Trưng Vương. Tiêu chuẩn chọn lựa vào nghiên cứu Bệnh nhân ñược nhận vào nghiên cứu phải thỏa các tiêu chuẩn nhận bệnh sau: - Tuổi từ 18 tuổi trở lên - Nhập vào một khoa nội vì một bệnh nội khoa cấp tính và dự kiến phải nằm viện ít nhất 6 ngày. - Tự nguyện tham gia và ký bản ñồng ý tham gia vào nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ - Có tiền sử bị huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc thuyên tắc phổi trong vòng 12 tháng trước ñó. - Đang hay dự ñịnh sử dụng các biện pháp dự phòng HKTMS bằng thuốc như heparin không phân ñoạn, heparin trọng lượng phân tử thấp hay thuốc kháng ñông uống. - Đang sử dụng heparin không phân ñoạn hay heparin trọng lượng phân tử thấp ñể ñiều trị bệnh nội khoa không phải HKTMS hoặc warfarin trên 48 giờ. - Vừa trải qua phẫu thuật lớn hay chấn thương nặng trong vòng 3 tháng trước và phải nhập viện. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương 2010 172 Mô hình nghiên cứu Bệnh nhân nhập viện vì một bệnh nội khoa cấp tính và có các yếu tố nguy cơ Xét nghiệm D-dimer Dương tính (≥ 500 ng/ml) Âm tính (< 500 ng/ml) Siêu âm Duplex hai chi dưới lần 1 Không phát hiện HKTMS Xác ñịnh HKTMS Siêu âm duplex hai chi dưới lần 2 (sau 2 tuần nhập viện) Không phát hiện HKTMS Xác ñịnh HKTMS Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương 2010 173 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đặc ñiểm chung của mẫu nghiên cứu Bảng 1 : Đặc ñiểm chung của mẫu nghiên cứu: Đặc ñiểm Tần số Tỉ lệ (%) < 65 tuổi 93 30,6 Tuổi > 65 tuổi 211 69,4 Nam 164 53,9 Giới Nữ 140 46,1 Béo phì 32 10,5 Thể trạng Không béo phì 272 89,5 Tỉ lệ các bệnh nội khoa cấp tính là nguyên nhân nhập viện: 0 20 40 60 80 76.6 28 21.7 21.4 15.5 1.6 Nhieãm truøng caáp Suy tim naëng (NYHA III/IV) COPD Nhoài maùu naõo Ung thö Nhoài maùu cô tim caáp Biểu ñồ 1 : Tỉ lệ các bệnh nội khoa cấp tính là nguyên nhân nhập viện Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương 2010 174 Tỉ lệ HKTMS trên bệnh nhân nội khoa cấp tính nằm viện Bảng 2: Tỉ lệ phát hiện HKTMS theo siêu âm lần 1 và lần 2 siêu âm tỉ lệ HKTMS Lần 1 21,0% (65) Lần 2 8,8% (21) Chung 2 lần 28% Tỉ lệ huyết khối tĩnh mạch sâu theo từng nhóm bệnh nội khoa nhập viện Bảng 3: Tỉ lệ huyết khối tĩnh mạch sâu theo từng nhóm bệnh nội khoa Bệnh cấp tính Tỉ lệ HKTMS P Nhiễm trùng cấp 65/233 (27,9%) 0,98 Suy tim nặng 24/85 (28,2%) 0,81 Đợt cấp COPD 24/66 (36,4%) 0,19 Nhồi máu não 18/65 (27,7%) 0,85 Ung thư 15/47 (31,9%) 0,67 Nhồi máu cơ tim 1/5 (20%) 1 BÀN LUẬN Tổng số bệnh nhân ñủ tiêu chuẩn chọn bệnh là 345, trong ñó 21 bệnh nhân có tiêu chuẩn loại trừ, 5 bệnh nhân không ñồng ý tham gia nghiên cứu, 9 bệnh nhân không thể thực hiện xét nghiệm D- Dimer và/ hoặc siêu âm, 6 bệnh nhân không làm ñược siêu âm lần 2. Tổng số bệnh nhân ñược ñưa vào phân tích cuối cùng là 304. Đặc ñiểm bệnh nội khoa cấp tính phải nhập viện Trong 304 trường hợp, có 233 trường hợp ñược chẩn ñoán và ñiều trị nhiễm trùng cấp (76,6%), kế ñến là suy tim nặng NYHA ñộ III/IV (85 trường hợp, chiếm 28,0%), ñợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (66 trường hợp, chiếm 21,7%), nhồi máu não (65 trường hợp, chiếm 21,4%), ung thư (47 trường hợp, chiếm 15,5%) và nhồi máu cơ tim (5 trường hợp, chiếm 1,6%). Tỉ lệ HKTMS ñược chẩn ñoán bằng siêu âm Duplex Chúng tôi khảo sát 345 BN nhập viện vì bệnh lý nội khoa cấp tính, tất cả BN ñều không có triệu chứng gợi ý của bệnh lý HKTMS chi dưới. Chúng tôi tiến hành siêu âm Duplex lần thứ nhất 310 BN (loại ra 5 BN không ñồng ý tham gia nghiên cứu, 21 BN có tiêu chuẩn loại trừ, 9 BN không thể thực hiện D-dimer và/hay siêu âm lần thứ nhất) phát hiện 65 BN bị HKTMS chiếm tỉ lệ 21,0% (65/310). Sau một tuần, chúng tôi tiến hành siêu âm Duplex lần thứ hai 239 BN không có HKTMS lần ñầu (ñã loại ra 6 BN không thực hiện ñược siêu âm lần 2) phát hiện 21 BN bị HKTMS chiếm tỉ lệ 8,8% (21/239). Như vậy, qua 2 lần siêu âm màu Duplex, chúng tôi phát 86 ca mắc HKTMS. Theo công thức Kaplan Bayer (1 – (1 – P1) x (1 – P2)), tỉ lệ chung bị HKTMS trong dân số nghiên cứu của chúng tôi là 28% So sánh với một số nghiên cứu trên thế giới về tỉ lệ HKTMS chi dưới trên bệnh nhân nội khoa ñã thực hiện, chúng tôi nhận thấy kết quả của chúng tôi tương tự với các tác giả Cade JF (tỉ lệ 28,3% trên mẫu nghiên cứu 60 bệnh nhân)(4), Fraisse F (tỉ lệ 28,1% trên mẫu 84 bệnh nhân)(5), Belch JJ (tỉ lệ 26% trên 50 bệnh nhân)(2). Tỉ lệ HKTMS trên nhóm bệnh nhân có nhiễm trùng cấp Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 233 trường hợp nhiễm trùng cấp trên tổng số 304 bệnh nhân (76,6%). Điều ñáng lưu ý thêm là nhóm nhiễm trùng cấp trong nghiên cứu của chúng tôi có nhiều bệnh lý khác ñi kèm (88% trường hợp có ≥ 3 bệnh nội khoa cấp tính phối hợp). Có lẽ vì những lý do trên, tỉ lệ HKTMS ở nhóm nhiễm trùng cấp trong nghiên cứu chúng tôi khá cao (27,9%). Hiện tại chúng tôi chưa tìm thấy các nghiên cứu thiết kế riêng ñể tìm tỉ lệ HKTMS trên nhóm bệnh nhân nhiễm trùng nặng trong và ngoài nước nên không thể so sánh trực tiếp. Cả ba nghiên Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương 2010 175 cứu lớn ngoài nước mà chúng tôi tìm thấy trong y văn ñều thiết kế theo phương pháp bệnh chứng, kết quả cho thấy nhiễm trùng cấp ñều làm tăng nguy cơ HKTMS. Nghiên cứu SIRIUS trên nhóm bệnh nhân nội khoa ngoại trú cho thấy nguy cơ HKTMS khi nhiễm trùng cấp là 1.95 (OR = 1,95) với khoảng tin cậy 95% là 1,31 – 2,93(24). Nghiên cứu MEDENOX cho thấy nguy cơ HKTMS khi nhiễm trùng cấp tăng lên 1,74 lần (OR = 1,74; 95%, khoảng tin cậy là 1,12 – 2,75)(23). Trong thử nghiệm MEDENOX, ña số bệnh nhân bị nhiễm trùng kèm bệnh lý tim phổi. Đây là lần ñầu tiên tình trạng nhiễm trùng ñược ghi nhận là yếu tố nguy cơ ñộc lập ở bệnh nhân nội khoa nằm viện. Một nghiên cứu công bố năm 2006 của tác giả Smeeth Liam và cộng sự cũng cho thấy nguy cơ bị HKTMS sau nhiễm trùng hô hấp là 1,91 (95% khoảng tin cậy là 1,49 – 2,44)(27). Theo khuyến cáo về dự phòng HKTMS lần thứ bảy của ACCP thì các bệnh nội khoa cấp tính trong ñó nhiễm trùng cấp ñược xem là yếu tố nguy cơ cao gây HKTMS với tỉ lệ dao ñộng từ 10 – 20%(15). Như vậy nghiên cứu của chúng tôi bước ñầu góp phần nhấn mạnh tỉ lệ HKTMS ở bệnh nhân nhiễm trùng cấp cần phải ñược chú ý, ñặc biệt nếu bệnh nhân có nhiều bệnh nội khoa khác ñi kèm. Tỉ lệ HKTMS trên nhóm bệnh nhân suy tim nặng (NYHA III/IV) Trong nghiên cứu của chúng tôi có 85 bệnh nhân thuộc tiêu chí chẩn ñoán suy tim theo Framingham, trong ñó có 71 bệnh nhân suy tim ñộ III (83,5%) và 14 bệnh nhân suy tim ñộ IV (16,5%). Chúng tôi phát hiện 24 bệnh nhân có HKTMS (28,2%). Trong lần siêu âm ñầu tiên, chúng tôi phát hiện 18 bệnh nhân có HKTMS, trong lần siêu âm thứ hai chúng tôi phát hiện 6 bệnh nhân có HKTMS. Như ñã trình bày ở phần trên, thiết kế của chúng tôi nhằm khảo sát tỉ lệ HKTMS ở bệnh nhân nội khoa cấp tính nhập viện, không nhằm tìm số mới mắc. Tuy nhiên, số mới mắc dự ñoán của chúng tôi trên bệnh nhân suy tim nặng chắn chắn cao hơn tỉ lệ 6/85 bệnh nhân (7,1%) do có một số bệnh nhân mới mắc HKTMS lẫn trong lần siêu âm ñầu tiên. Raza Alikhan và cộng sự nghiên cứu 96 bệnh nhân suy tim ñộ III/IV theo NYHA dùng phương pháp chụp tĩnh mạch chi dưới hoặc siêu âm cho kết quả tỉ lệ mới mắc là 15%(3). Nghiên cứu của Belch nhận thấy bệnh nhân suy tim nằm viện không ñược phòng ngừa huyết khối có tỉ lệ HKTMS là 26%(6). Chúng tôi chưa tìm thấy nghiên cứu về HKTMS trên bệnh nhân suy tim ở Châu Á và Việt Nam. Nếu so sánh với các nghiên cứu như ñã nêu trên cho thấy tỉ lệ HKTMS ở bệnh nhân suy tim nặng trong nghiên cứu của chúng tôi cũng không phải là ít. Kết quả này góp phần giúp thầy thuốc chúng ta cần cảnh giác HKTMS ở nhóm bệnh nhân suy tim nặng và cần có một thiết kế nghiên cứu thích hợp ñể tìm chính xác tỉ lệ mới mắc HKTMS ở bệnh nhân suy tim nặng tại Việt Nam. Tỉ lệ huyết khối tĩnh mạch sâu trên nhóm bệnh nhân bị ñợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là bệnh có tỉ lệ cao trong dân số. Bệnh nhân nhập viện vì ñợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có nguy cơ cao bị HKTMS do có nhiều yếu tố nguy cơ khác ñi kèm như: tình trạng bất ñộng, tuổi cao, hút thuốc lá, tình trạng nhiễm trùng, bệnh lý ác tính nền, suy thất phải. Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi có 66 bệnh nhân có ñợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Tất cả bệnh nhân này ñều có tình trạng nhiễm trùng cấp, suy hô hấp cấp và bất ñộng. Có lẽ do tình trạng rất nặng của bệnh nhân, nhiều bệnh nặng phối hợp kèm với tình trạng nằm lâu ñã làm tỉ lệ HKTMS trong nhóm nhập viện vì ñợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính trong nghiên cứu của chúng tôi khá cao (36,4%). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương 2010 176 Nghiên cứu của chúng tôi cho tỉ lệ HKTMS cao hơn so với các tác giả ở Singapore (0%)(22), Thổ Nhĩ Kỳ (10,7%)(13) và Đức (10,7%)(26) nhưng lại thấp hơn so với nghiên cứu tại Scotland (44,8%)(33), có thể do nghiên cứu này các tác giả sử dụng phương pháp tiểu cầu gắn Indium-111 ñể chẩn ñoán HKTMS. Tuy nhiên, hầu hết những nghiên cứu này ñều ñược thiết kế sao cho bệnh nhân hầu như chỉ có bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và không có tình trạng phối hợp nhiều bệnh như các bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi. Theo khuyến cáo của ACCP thì nhóm bệnh nhân ñợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thuộc nhóm nguy cơ cao(15). Tỉ lệ HKTMS 36,4% trên bệnh nhân ñợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là con số ñáng lưu ý. Chúng tôi nghĩ rằng rất cần một nghiên cứu tiếp theo với thiết kế phù hợp hơn, chuyên biệt hơn cho bệnh nhân ñợt cấp bệnh phổi mãn ñể chúng ta có cơ sở ñầy ñủ ñánh giá nguy cơ HKTMS nhằm ñề ra phương án thích hợp cho việc phòng ngừa như các khuyến cáo quốc tế. Tỉ lệ HKTMS trên nhóm bệnh nhân nhồi máu não Trong số 65 bệnh nhân nhập viện vì bệnh lý nhồi máu não cấp không có triệu chứng huyết khối tĩnh mạch chi dưới, có 18 bệnh nhân ñược phát hiện có huyết khối chiếm tỉ lệ 27,7%. Đây là một tỉ lệ khá cao trên bệnh nhân nhồi máu não nằm viện, ñiều mà trước ñây chưa ñược quan tâm ñầy ñủ ở Việt Nam. Do ñó việc ñiều trị dự phòng HKTMS ñã bị bỏ qua và việc tầm soát thuyên tắc phổi cũng ít khi ñược thực hiện. Tương ñương với các nghiên cứu trên dân số Châu Âu (tác giả Warlow(32), Gibberd FB(16), Sandset(25), Turpie(31), Landi(20)) và Châu Á (Tso(30), Sun(29), De Silva DA(10)) nghiên cứu của chúng tôi có cỡ mẫu, ñộ tuổi trung bình cũng tương ñồng và tỉ lệ mắc huyết khối tĩnh mạch trên bệnh nhân nhồi máu não nằm viện là 27,7%. Tỉ lệ mắc bệnh HKTMS trên bệnh nhân nhồi máu não ở Việt Nam tương ñồng với tỉ lệ ở các nước khác trên thế giới. Tỉ lệ này tương phản với kết luận của nhiều tác giả trước ñây cho rằng tỉ lệ HKTMS ở Châu Á thấp hơn nhiều so với ở Châu Âu và việc ñiều trị dự phòng là không cần thiết. Hơn thế nữa, tỉ lệ thực sự của nó còn cao hơn nữa vì theo tác giả Kearon thì giá trị chẩn ñoán dương tính HKTMS của siêu âm chỉ khoảng 80%(18). Tỉ lệ HKTMS trên bệnh nhân nội khoa cấp tính có kèm ung thư Bệnh nhân ung thư gia tăng nguy cơ bị HKTMS do nhiều nguyên nhân, bao gồm các yếu tố sinh ung, các biện pháp can thiệp như ñặt ñường truyền tĩnh mạch trung tâm, hóa trị, xạ trị và phẫu thuật. Tỉ lệ HKTMS ở nhóm bệnh nhân ung thư trong nghiên cứu của chúng tôi là 31,9%. Tỉ lệ này cao hơn so với những nghiên cứu khác. Theo Kroger và cộng sự, tỉ lệ này là 11,8% (60/507 ca)(19), theo nghiên cứu của Helen và cộng sự là 12% (463/3775)(8), theo nghiên cứu của Henrik Toft Sorensen và cộng sự 21,4% (668/3215)(28). Theo nghiên cứu MEDENOX, tiền sử ung thư hoặc ñang bị ung thư liên quan có ý nghĩa thống kê với HKTM (OR 1,62; 95%CI, 0,93 – 2,75). Như ñã trình bày, tỉ lệ HKTMS trong nhóm của chúng tôi cao hơn có thể do bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi ñồng thời có nhiều bệnh nội khoa cấp tính phối hợp. Tỉ lệ HKTMS trên nhóm bệnh nhân có nhồi máu cơ tim cấp Trong nghiên cứu của chúng tôi có 5 bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp lúc nhập viện nhưng không thể sử dụng thuốc chống ñông vì có chống chỉ ñịnh, trong ñó có 1 bệnh nhân bị HKTMS (20%). Kết quả này cũng tương tự như một số nghiên cứu khác trên thế giới. Theo Emerson và cộng sự(12) tỉ lệ này là 34,15%, theo nghiên cứu của Handley AJ(7) là 29,17%, theo nghiên cứu của Nicolaides và cộng sự(21) là 15,69% và theo nghiên cứu của Warlow và cộng sự(32) là 17,19%. Hiện nay do chiến lược ñiều trị kháng ñông trong bệnh lý nhồi máu cơ tim ñược thực hiện một cách nghiêm ngặt và rất sớm, nên nguy cơ HKTMS trên nhóm bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp thật sự không còn là vấn ñề ñáng lo lắng. Tuy nhiên, các thầy thuốc tim mạch vẫn cần chú ý hơn về nguy cơ HKTMS trên những bệnh nhân có chống chỉ ñịnh dùng thuốc kháng ñông. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương 2010 177 KẾT LUẬN Tỉ lệ huyết khối tĩnh mạch sâu ở bệnh nhân nội khoa cấp tính nằm viện là 28%, trong ñó cao nhất ở nhóm bệnh nhân bị ñợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (36,4%) và thấp nhất ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim (20%). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ageno W (2004), "Another good reason for not ignoring thromboprophylaxis in acutely ill medical patients". Journal of Thrombosis and Haemostasis, 2, 1889–1891. 2. Akman MN, Cetin N, Bayramoglu M, et al (2004), "Value of the D-Dimer Test in Diagnosing Deep Vein Thrombosis in Rehabilitation Inpatients". Arch Phys Med Rehabil, 85, 1091-1094. 3. Alikhan R, Cohen AT, Combe S, et al (2004), "Risk Factors for Venous Thromboembolism in Hospitalized Patients With Acute Medical Illness". Arch Intern Med, 164, 963-968. 4. Ambrosetti M, Spanevello A, Salerno M, Pedretti RF (2003), "Prevalence and prevention of venous thromboembolism in patients with acute exacerbations of COPD". Thromb Res, 112(4), 203-207. 5. Bagaria V, Modi N, Panghate A, Vaidya S (2006), "Incidence and risk factors for development of venous thromboembolism in Indian patients undergoing major orthopaedic surgery: results of a prospective study". Med. J, 82, 136-139. 6. Belch JJ, Lowe GDO, Ward AG, et al (1981), "Prevention of deep vein thrombosis in medical patients by low-dose heparin". Scott Med J, 26, 115-117. 7. Bressollette L, Nonent M, Oger E, et al (2001), "Diagnostic Accuracy of Compression Ultrasonography for the Detection of Asymptoma
Tài liệu liên quan