Mở đầu: Loãng xương là một căn bệnh thầm lặng, có thể gây gánh nặng rất lớn về kinh tế và xã hội. Bệnh
lý này phổ biến ở người cao tuổi nhưng chưa được quan tâm và điều trị đúng mức. Chúng tôi thực hiện nghiên
cứu này để khảo sát tỉ lệ loãng xương và các yếu tố nguy cơ đi kèm cũng như tỉ lệ cần điều trị loãng xương trên
các bệnh nhân điều trị tại khoa Lão bệnh viện Nhân Dân Gia Định.
Phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu báo cáo hàng loạt ca, được thực hiện trên 151 bệnh nhân
(gồ
m 93 phụ nữ mãn kinh và 58 nam giới bằng hoặc trên 50 tuổi). Tất cả được đo mật độ khoáng xương tại cổ
xương đùi và cột sống thắt lưng bằng phương pháp đo độ hấp thụ tia X kép và đánh giá các yếu tố nguy cơ theo
bảng câu hỏi.
Kết quả: Tỉ lệ loãng xương chung là 70%. Tỉ lệ loãng xương cao hơn khi giới là nữ, tuổi cao, có sử dụng
glucocorticoid, mãn kinh sớm, chỉ số khối cơ thể thấp. Tỉ lệ bệnh nhân cần điều trị loãng xương là 75,49%.
7 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 265 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỉ lệ loãng xương và các yếu tố nguy cơ trên phụ nữ mãn kinh và nam giới ≥ 50 tuổi điều trị tại khoa lão Bệnh viện nhân dân Gia Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 271
TỈ LỆ LOÃNG XƯƠNG VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ TRÊN PHỤ NỮ
MÃN KINH VÀ NAM GIỚI ≥ 50 TUỔI ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA LÃO
BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH
Trần Thị Uyên Linh*, Nguyễn Minh Đức**, Cao Thanh Ngọc**, Nguyễn Văn Trí**
TÓM TẮT
Mở đầu: Loãng xương là một căn bệnh thầm lặng, có thể gây gánh nặng rất lớn về kinh tế và xã hội. Bệnh
lý này phổ biến ở người cao tuổi nhưng chưa được quan tâm và điều trị đúng mức. Chúng tôi thực hiện nghiên
cứu này để khảo sát tỉ lệ loãng xương và các yếu tố nguy cơ đi kèm cũng như tỉ lệ cần điều trị loãng xương trên
các bệnh nhân điều trị tại khoa Lão bệnh viện Nhân Dân Gia Định.
Phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu báo cáo hàng loạt ca, được thực hiện trên 151 bệnh nhân
(gồm 93 phụ nữ mãn kinh và 58 nam giới bằng hoặc trên 50 tuổi). Tất cả được đo mật độ khoáng xương tại cổ
xương đùi và cột sống thắt lưng bằng phương pháp đo độ hấp thụ tia X kép và đánh giá các yếu tố nguy cơ theo
bảng câu hỏi.
Kết quả: Tỉ lệ loãng xương chung là 70%. Tỉ lệ loãng xương cao hơn khi giới là nữ, tuổi cao, có sử dụng
glucocorticoid, mãn kinh sớm, chỉ số khối cơ thể thấp. Tỉ lệ bệnh nhân cần điều trị loãng xương là 75,49%.
Từ khóa: loãng xương, tỉ lệ, yếu tố nguy cơ.
ABSTRACT
PREVALENCE AND RISK FACTORS OF OSTEOPOROSIS AMONG POSTMENO-PAUSAL WOMEN
AND MEN AGED 50 OR ABOVE ADMITTED TO GERIATRIC DEPARTMENT OF NHAN DAN GIA
DINH HOSPITAL
Tran Thi Uyen Linh, Nguyen Minh Duc, Cao Thanh Ngoc, Nguyen Van Tri
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 271 - 277
Background: Osteporosis, a silent disease, may put a great burden on our society and economy.
Osteoporosis is prevalent among the elderly but still underdiagnosed and undertreated. We conducted this study
to assess prevalence of osteoporosis and associated risk factors as well as the rate of patients needing an anti-
osteoporotic therapy at Geriatric department of Nhan Dan Gia Dinh hospital.
Methods: This is a cases study performed on 151 patients including 93 postmenopausal women and 58 men
aged 50 or above. Bone mineral density of lumbar spine and femoral neck were measured by DXA (Dual energy
X-ray Absorptionmetry), risk factors were evaluated using a listed questionnaire.
Results: The total prevalence of osteoporosis is 70%. Female gender, advanced age, glucocorticoid use, early
menopause and low body mass index are associated with higher rates of osteoporosis. 75.49% of these patients
needs an anti-osteoporotic therapy.
Key words: osteoporosis, prevalence, risk factor.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Loãng xương là một trong các bệnh lý đặc
trưng của người cao tuổi. Bệnh có khả năng gây
tàn phá cao và giảm đáng kể chất lượng sống.
* Khoa Lão, bệnh viện Nhân Dân Gia Định, TP. HCM
** Bộ môn Lão khoa, ĐHYD Tp. Hồ Chí Minh.
Tác giả liên lạc: BS. Trần Thị Uyên Linh ĐT: 0988473600 Email: uyenlinhtran96@yahoo.com.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa I 272
Tuy nhiên, vẫn còn thiếu sự quan tâm từ cả hai
phía thầy thuốc và bệnh nhân. Cho đến nay,
một số nghiên cứu về loãng xương bằng
phương pháp DXA đã được tiến hành, chủ yếu
ở cộng đồng. Các thông tin về loãng xương
trong bệnh viện còn rất hạn chế.
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu trên những
phụ nữ mãn kinh và nam giới ≥ 50 tuổi đang
nằm viện nhằm:
Xác định tỉ lệ loãng xương.
Xác định mối liên quan giữa tình trạng
loãng xương và các yếu tố nguy cơ.
Xác định tỉ lệ bệnh nhân cần điều trị loãng
xương.
ĐỐI TƯỢNG -PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
151 bệnh nhân nữ mãn kinh và nam ≥ 50 tuổi
điều trị tại khoa Lão bệnh viện Nhân Dân Gia
Định từ tháng 3/2011 đến tháng 5/2011.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân từ chối tham gia hoặc bệnh nhân
không thể di chuyển được, không thể điều
chỉnh tư thế (bệnh nặng như suy hô hấp, choáng
hoặc co cứng tay chân).
Phương pháp nghiên cứu
Báo cáo hàng loạt ca.
Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập dữ liệu về hành chánh.
Dùng bảng câu hỏi để đánh giá các yếu tố
nguy cơ.
Tại phòng DXA, bệnh nhân được đo chiều
cao và cân nặng.
Đo mật độ khoáng xương tại cột sống thắt
lưng (lấy giá trị trung bình của bốn đốt sống
đầu tiên) và cổ xương đùi bởi một kỹ thuật viên
đã được đào tạo và có kinh nghiệm. Kết quả trả
lời bằng chỉ số T.
Định nghĩa biến số
Loãng xương: giá trị T của cổ xương đùi
hoặc cột sống thắt lưng ≤ -2,5(8).
Thiếu xương: -2,5 < giá trị T của cổ xương
đùi hoặc cột sống thắt lưng < -1(8).
Các phân nhóm tuổi là: 50-59; 60-69; 70-79;
≥80.
Chỉ số khối cơ thể được tính bằng tỉ số giữa
cân nặng và chiều cao bình phương.
Mãn kinh sớm: tuổi mãn kinh < 45
Sử dụng glucocorticoid: uống prednisolone
≥ 5 mg/ngày (hoặc liều tương đương) trong thời
gian ≥ 3 tháng.
Uống rượu: uống ≥ 3 đơn vị/ ngày, 285 ml
bia, trong đó 30 ml rượu mạnh, 120 ml rượu
vang, 60 ml rượu khai vị.
Đang hút thuốc lá: đã hút ≥ 100 điếu trong
đời và trong một năm nay có hút thuốc mỗi
ngày hoặc thỉnh thoảng(3).
Tiền sử gãy xương bản thân: gãy xương sau
50 tuổi với lực tác động nhỏ, không kể gãy
xương sọ-mặt-bàn tay-bàn chân(9).
Nguy cơ gãy xương trong 10 năm trên
những người chưa điều trị loãng xương và tuổi
40-90: theo mô hình FRAX dành cho người Mỹ
da trắng (dựa trên sự tương đồng về dịch tễ học
loãng xương và gãy xương cột sống ở phụ nữ ≥
50 tuổi), tính bằng % sau khi nhập dữ liệu trực
tuyến tại trang web www.shef.ac.uk/FRAX.
Số bệnh nhân cần điều trị loãng xương = số
BN gãy xương cột sống hoặc gãy xương hông +
số BN loãng xương + số BN thiếu xương có
nguy cơ gãy xương hông trong 10 năm ≥ 3%
hoặc nguy cơ gãy các xương quan trọng khác
trong 10 năm ≥ 20%(8).
Xử lý và phân tích số liệu
-Nhập và phân tích dữ liệu sử dụng phần
mềm SPSS 16.0.
-Các biến định lượng được trình bày dưới
dạng trung bình ± độ lệch chuẩn. Các biến định
tính được trình bày dưới dạng %.
-Dùng phép kiểm chi bình phương cho biến
số phân loại, sử dụng xác suất chính xác Fisher
nếu trong bảng 2 x 2 có ít nhất một ô có tần suất
lý thuyết < 5; hồi qui tuyến tính cho mối tương
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 273
quan giữa các biến liên tục. Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê khi p < 0,05.
KẾT QUẢ
Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu
Trong 151 ca, có 1 bệnh nhân bị gãy cổ
xương đùi một bên và gãy xương đùi bên còn
lại (đã phẫu thuật), 1 bệnh nhân đã mổ và bắt
nẹp cột sống.
Bảng 1: Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Biến số Số người %
Giới: Nam
Nữ
58
93
38,4
61,6
Nhóm tuổi: 50-59
60-69
70-79
≥80
22
47
56
26
14,6
31,1
37
17,3
BMI: <18,5
18,5 – 24,9
≥25
16
100
35
10,5
66,2
23,3
Tuổi mãn kinh: < 45
≥45
Không nhớ
14
72
7
15
77,4
7,6
Tiền sử gãy xương bản thân
Không
Có
120
41
79,4
20,6
Gãy xương hông
Gãy xương cột sống
6
6
4
4
Sử dụng glucocorticoid: Không
Có
139
12
92
8
Uống rượu Không
Có
145
6
96
4
Hút thuốc lá: Không
Có
132
19
87,4
12,6
Đã điều trị: Không
Có
126
25
83,4
16,6
Nguy cơ gãy xương hông trong 10
năm ≥ 3%
55 36,4
Nguy cơ gãy các xương quan trọng
khác trong 10 năm ≥ 20%
16 63,6
Tỉ lệ loãng xương
Tỉ lệ loãng xương tại các vị trí đo
Bảng 2: Tỉ lệ loãng xương tại các vị trí đo
Phân loại
Vị trí
Loãng
xương
Thiếu
xương
Bình
thường
P
Cột sống thắt
lưng
Cổ xương đùi
94 (62,3%)
57 (38%)
42 (27,8 %)
75 (50%)
14 (9,3%)
18 (12%) 0,000
Tỉ lệ loãng xương tại cột sống thắt lưng và
cổ xương đùi khác nhau có ý nghĩa thống kê.
Tỉ lệ loãng xương chung
Bảng 3: Tỉ lệ loãng xương chung
Phân loại Loãng xương Thiếu xương Bình thường
Giá trị 105 (70%) 39 (25,8%) 7 (4,2%)
Đa số BN bị loãng xương, tỉ lệ BN có mật độ
khoáng xương bình thường rất thấp.
Mối liên quan giữa tình trạng loãng xương
và các yếu tố nguy cơ
Mối liên quan của tình trạng loãng xương và
giới
Bảng 4: Phân bố tỉ lệ loãng xương chung theo giới
Giới
Phân Loại
Nữ Nam P
Loãng xương 73 (78,5%) 32 (55,1%)
0,002
Không loãng xương 20 (21,5%) 26 (44,9%)
Tỉ lệ loãng xương chung ở nữ cao gấp 1,4
lần ở nam, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Mối liên quan của tình trạng loãng xương theo
nhóm tuổi
Mối liên quan của tình trạng loãng xương chung
theo nhóm tuổi
Bảng 5: Phân bố tỉ lệ loãng xương chung theo nhóm
tuổi
Nhóm tuổi
Phân loại
50-59 60-69 70-79 ≥80 P
Loãng
xương
13 (59,1%)
31
(66%)
38
(67,9%)
23
(88,5%)
0,117 Không
loãng
xương
9 (40,9%) 16
(34%)
18
(32,1%)
3 (11,5%)
Tỉ lệ loãng xương tăng dần theo nhóm tuổi,
tuy nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa thống
kê.
Mối liên quan của tình trạng loãng xương ở
cột sống thắt lưng theo nhóm tuổi
Bảng 6: Phân bố tỉ lệ loãng xương ở CSTL theo
nhóm tuổi
Nhóm
tuổi
Phân loại
50-59 60-69 70-79 ≥80 P
Loãng
xương
13
(59,1%)
30
(65,2%)
32
(57,1%)
19
(73,1%) 0,535
Không 9 (40,9%) 16 24 7 (26,9%)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa I 274
loãng
xương
(34,8%) (42,9%)
Tỉ lệ loãng xương cột sống thắt lưng giữa
các nhóm tuổi khác biệt không có ý nghĩa thống
kê.
Mối liên quan của tình trạng loãng xương ở cổ
xương đùi theo nhóm tuổi
Bảng 7: Phân bố tỉ lệ loãng xương ở CXĐ theo nhóm
tuổi
Nhóm tuổi
Phân loại
50-59 60-69 70-79 ≥80 P
Loãng
xương
2 (9,1%) 9 (19,1%)
28
(50%)
18
(72%)
0,00
Không loãng
xương
20 (90,9%)38 (80,9%) 28
(50%)
7 (28%)
Tỉ lệ loãng xương ở cổ xương ñuøi tăng dần
theo nhóm tuổi, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Mối liên quan của tình trạng loãng xương và
BMI
Mối liên quan của tình trạng loãng xương ở cột sống
thắt lưng và BMI
Biểu đồ 1: Tương quan giữa chỉ số T CSTL và BMI
Sự tương quan giữa tình trạng loãng xương
ở cột sống thắt lưng và BMI là tương quan
thuận, phù hợp mô hình hồi qui tuyến tính, hệ
số tương quan r = 0,246 (mức tương quan yếu), p
< 0,05.
Mối liên quan của tình trạng loãng xương ở cổ
xương đùi và BMI
Sự tương quan giữa tình trạng loãng xương
ở cổ xương đùi và BMI là tương quan thuận,
phù hợp mô hình hồi qui tuyến tính, hệ số
tương quan r = 0,363 (mức tương quan vừa), p <
0,05.
Biểu đồ 2: Tương quan giữa chỉ số T CXĐ và BMI
Mối liên quan của tình trạng loãng xương và
việc sử dụng glucocorticoid
Bảng 8: Phân bố tỉ lệ loãng xương chung theo việc sử
dụng glucocorticoid
Sử dụng CG
Phân loại
Không Có P
Loãng xương 93 (66,9%) 12 (100%)
0,017
Không loãng xương 46 (33,1%) 0 (0%)
Tỉ lệ loãng xương ở người có sử dụng
glucocorticoid cao gấp 1,5 lần những người
không sử dụng glucocorticoid, sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê.
Mối liên quan của tình trạng loãng xương và
mãn kinh sớm
Bảng 9: Phân bố tỉ lệ loãng xương chung theo yếu tố
mãn kinh sớm
Mãn kinh sớm
Phân loại
Không Có P
Loãng xương 53(74,6%) 14(100%) 0,034
Không loãng xương 18(25,4%) 0(0%)
Tỉ lệ loãng xương ở người mãn kinh sớm cao
gấp 1,34 lần những người không mãn kinh sớm,
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Mối liên quan giữa tình trạng loãng xương và
việc hút thuốc lá
Bảng 10: Phân bố tỉ lệ loãng xương chung theo việc
hút thuốc lá
Hút thuốc Không Có P
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 275
Phân loại
Loãng xương 95 (72%) 10 (52,6%)
0,087
Không loãng xương 37 (28%) 9 (47,4%)
Tỉ lệ loãng xương ở người hút thuốc lá khác
biệt không đáng kể so với người không hút
thuốc lá.
Mối liên quan giữa tình trạng loãng xương và
việc uống rượu
Bảng 11: Phân bố tỉ lệ loãng xương chung theo việc
uống rượu
Uống rượu
Phân loại
Không Có P
Loãng xương 100 (69%) 5 (16,7%)
0,455
Không loãng xương 45 (31%) 1 (83,3%)
Tỉ lệ loãng xương ở người uống rượu khác
biệt không đáng kể so với người không uống
rượu.
Tỉ lệ bệnh nhân cần điều trị loãng xương
Số bệnh nhân cần điều trị loãng xương = 114.
Tỉ lệ BN cần điều trị loãng xương = 114: 151
= 75,49%.
BÀN LUẬN
Tỉ lệ loãng xương
Để xác định tỉ lệ loãng xương chung, điều
quan trọng là chọn vị trí đo nào để chẩn đoán
loãng xương. Theo Hội đo lường lâm sàng quốc
tế (ISCD), chẩn đoán loãng xương nên dựa trên
giá trị thấp nhất của mật độ khoáng xương đo
tại cột sống thắt lưng tư thế trước-sau và tại
xương đùi (bao gồm cổ xương đùi và xương đùi
toàn phần)(4). Quan điểm của Hội loãng xương
quốc tế (IOF): vị trí tiêu chuẩn để tham khảo giá
trị mật độ khoáng xương theo IOF phải là tại
xương đùi, và ưu thế nhất là ở cổ xương đùi.
Hướng dẫn của Anh năm 2010 khuyến cáo chẩn
đoán loãng xương bằng phương pháp DXA đo
tại cổ xương đùi(6). Trong hướng dẫn năm 2010
của Hội loãng xương Hoa Kỳ về phòng ngừa và
điều trị loãng xương, chỉ định điều trị đặt ra khi
chỉ số T tại cổ xương đùi hoặc cột sống thắt lưng
≤ -2,5(8).
Nghiên cứu này áp dụng tiêu chuẩn của
NOF tức phân loại loãng xương dựa trên giá trị
thấp nhất của chỉ số T trong hai vị trí đo.
Nghiên cứu của tác giả LI Yin-Ming tiến hành
tại một phòng khám, trên 498 phụ nữ mãn kinh
và 383 nam giới từ 50 tuổi trở lên, đo mật độ
khoáng xương tại cột sống thắt lưng cho kết quả
tỉ lệ loãng xương là 33%(7). Vì chúng tôi chẩn
đoán loãng xương dựa trên giá trị thấp hơn của
cả hai vị trí và tiến hành trong bệnh viện nên tỉ
lệ loãng xương chung cao hơn nhiều.
Mối liên quan giữa tình trạng loãng xương
và các yếu tố nguy cơ
Mối liên quan của tình trạng loãng xương và
giới
Tỉ lệ loãng xương tại CSTL ở nữ cao hơn có
ý nghĩa thống kê so với ở nam. Trong khi đó, tỉ
lệ loãng xương tại CXĐ của hai giới khác nhau
không có ý nghĩa thống kê. Ở phụ nữ, sự mất
xương tăng lên ngay khi hết kinh, do sự thiếu
hụt estrogen và ảnh hưởng chủ yếu lên xương
bè. Sự mất xương vỏ xảy ra trễ hơn, là hậu quả
của việc giảm hoạt động thể lực và giảm hoạt
tính sinh học của cả hai loại nội tiết tố sinh dục.
Về cấu trúc, xương cột sống có tỉ lệ xương bè >
66%, trong khi đó cổ xương đùi được cấu tạo
bởi 75% xương vỏ và 25% xương bè. Như vậy,
càng lớn tuổi, cổ xương đùi bị ảnh hưởng nhiều
hơn(2). Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi,
phân bố nữ: nam trong nhóm tuổi 50-59 là 4:1,
còn ở nhóm ≥ 80 tỉ lệ nữ : nam là 1:1.
Mối liên quan của tình trạng loãng xương
theo nhóm tuổi
Các nghiên cứu về dịch tễ học loãng xương
đều cho thấy tỉ lệ loãng xương tăng theo tuổi.
Trong nghiên cứu này, tỉ lệ LX ở cả hai vị trí
tăng dần theo nhóm tuổi. Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê đối với CXĐ. Riêng tại CSTL, dù
khuynh hướng tỉ lệ LX vẫn tăng theo tuổi
nhưng không có ý nghĩa thống kê. Một người
càng già càng có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến
kết quả đo mật độ khoáng xương tại cột sống:
chồi xương, vôi hóa động mạch chủ, gãy xương
trước đó Trong những trường hợp này, mật
độ khoáng xương tại CSTL có thể tăng giả tạo,
vì thế, làm giảm tỉ lệ LX so với thực tế.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa I 276
Mối liên quan giữa tình trạng loãng
xương và chỉ số khối cơ thể
BMI thấp là yếu tố nguy cơ của loãng xương
và gãy xương. Rất nhiều nghiên cứu trong y văn
đã chứng minh điều này. Trong nghiên cứu của
chúng tôi, BMI tương quan thuận và tuyến tính
với MĐKX tại cả hai vị trí đo.
Mối liên quan giữa tình trạng loãng xương
và việc sử dụng glucocorticoid
Hiện nay, sự mất xương do glucocorticoid là
dạng thường gặp nhất của loãng xương thứ
phát. Việc sử dụng glucocortioid khá phổ biến
trong cộng đồng, đặc biệt là ở người cao tuổi.
Loãng xương xảy ra ở 30-50% BN sử dụng
glucocorticoid dài hạn, ảnh hưởng chủ yếu đến
xương bè, tốc độ mất xương rất nhanh: lên đến
20% khối xương trong năm đầu(2). Không chỉ
uống mà việc sử dụng glucocorticoid dạng hít
kéo dài cũng làm thay đổi mật độ xương(5). Tất
cả các bệnh nhân có sử dụng glucocorticoid
trong mẫu của chúng tôi đều bị loãng xương.
Mối liên quan giữa tình trạng loãng xương
và mãn kinh sớm
Sự thiếu hụt estrogen trong thời kỳ mãn
kinh đưa đến nguy cơ loãng xương và gãy
xương. Tác giả A. Szklarska nghiên cứu trên
phụ nữ từ 20-62 tuổi cho thấy có sự khác biệt rất
lớn hàm lượng khoáng xương giữa phụ nữ đã
mãn kinh và chưa mãn kinh. Hiện tượng này thể
hiện rõ nhất tại xương bè(12). Tỉ lệ loãng xương ở
cả hai vị trí CSTL, CXĐ ở phụ nữ mãn kinh sớm
cao hơn ở những phụ nữ còn lại, sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê. Riêng tại CSTL, 100% phụ nữ
mãn kinh sớm bị loãng xương.
Mối liên quan giữa tình trạng loãng xương
và việc hút thuốc lá
Tỉ lệ loãng xương ở người đang hút thuốc và
không hút thuốc khác biệt không có ý nghĩa
thống kê. Trong y văn cũng có một số nghiên
cứu có kết quả tương tự(10). Những người tham
gia nghiên cứu này là những người cao tuổi, đa
số có nhiều bệnh lý phối hợp, vì thế, xuất phát
từ ý thức cá nhân hoặc lời khuyên của bác sĩ, gia
đình; họ ngưng hút thuốc lá để ổn định sức
khỏe mặc dù 5-10 năm trước, họ hút rất nhiều.
Ngoài ra, dữ kiện thu thập không tính đến một
số yếu tố như thời gian - mức độ hút thuốc, loại
thuốc...
Mối liên quan giữa tình trạng loãng xương
và việc uống rượu
Tỉ lệ loãng xương ở nhóm uống rượu và
nhóm không uống rượu trong nghiên cứu này
khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Kết quả
này có thể do mẫu chúng tôi còn nhỏ hoặc cũng
như việc hút thuốc lá, nhiều BN đã hạn chế
uống rượu để có lợi cho sức khỏe. Nghiên cứu
của tác giả Phạm Thị Ánh Tuệ trên 74 BN nam
từ 50 tuổi trở lên tại phòng khám quận Phú
Nhuận cũng cho kết quả tương tự(11).
Tỉ lệ bệnh nhân cần điều trị loãng xương
75,49% bệnh nhân cần điều trị loãng xương,
trong khi đó, chỉ có 16,6% bệnh nhân đã được
điều trị. Việc chẩn đoán và điều trị loãng xương
không đúng mức là một thách thức của nhiều
quốc gia trên thế giới, đặc biệt là tại châu Á(1). Đa
số các nghiên cứu đều ghi nhận tỉ lệ BN loãng
xương hoặc gãy xương do loãng xương được
điều trị bằng thuốc chống loãng xương không
quá 30%. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức của
nhân viên y tế cũng như cách thức tổ chức, quản
lý và giáo dục bệnh nhân đã bị loãng xương và
gãy xương một cách hợp lý là rất cần thiết.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu trên 151 bệnh nhân nữ mãn
kinh và nam giới ≥ 50 tuổi điều trị tại khoa Lão
bệnh viện Nhân Dân Gia Định, chúng tôi rút ra
những kết luận như sau:
Tần suất loãng xương chung là 70%.
Tỉ lệ loãng xương chung ở nữ cao gấp 1,4
lần ở nam, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Tỉ lệ loãng xương ở cổ xương đùi tăng dần
theo nhóm tuổi, sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê.
Tỉ lệ loãng xương cột sống thắt lưng giữa
các nhóm tuổi khác biệt không có ý nghĩa thống
kê.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 277
Tỉ lệ loãng xương ở người có sử dụng
glucocorticoid cao gấp 1,5 lần những người
không sử dụng glucocorticoid, sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê.
Tỉ lệ loãng xương ở người mãn kinh sớm
cao gấp 1,34 lần những người không mãn kinh
sớm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Tỉ lệ loãng xương ở người hút thuốc lá khác
biệt không đáng kể so với người không hút
thuốc lá.
Tỉ lệ loãng xương ở người uống rượu khác
biệt không đáng kể so với người không uống
rượu.
Tỉ lệ bệnh nhân cần điều trị loãng xương:
75,49%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Atiquel S HAQ (2008), “Treatment of osteoporosis: facing the
challenges in the Asia-Pacific”, International Journal of
Rheumatic Diseases, vol.11, pp.327-334.
2. Bartl R (2009), Osteoporosis: Dianogsis, Prevention, Therapy,
Springer – Berlin, pp.1-43; 63-70; 75-81; 215-217.Syed Atiquel
HAQ(2008), “Treatment of