Mở đầu: Vì biểu hiện lâm sàng của bệnh nhiễm Toxocara sp. là rất đa dạng, việc chẩn đoán là dễ bỏ sót
ở giai đoạn đầu của bệnh.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ nhiễm Toxocara sp. trên người dân Quận 2 Tp.HCM từ 20 tuổi trở lên đến
khám tại bệnh viện Quận 2 Tp.HCM, và các yếu tố nguy cơ của lây nhiễm Toxocara sp
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang thực hiện trên 363 người.
Các đối tượng được xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán Toxocara sp. và phỏng vấn bằng bộ câu hỏi về các
yếu tố dân số – xã hội và các yếu tố sinh hoạt cá nhân.
Kết quả: Tỉ lệ hiện nhiễm Toxocara sp. là 20%. Sự khác biệt số lượng nhiễm và không nhiễm ở nhóm
trình độ học vấn là không ý nghĩa.Sự khác biệt tỉ lệ nhiễm có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm mức độ
thường xuyên rửa tay trước ăn với p = 0,04, PR = 1,55. Sự khác biệt mức độ rửa tay trước ăn ở nhóm
trình độ học vấn là có ý nghĩa với p = 0,001. Dựa vào phân tích phân tầng theo trình độ học vấn, đã cho
thấy sự tương tác vào mối liên quan mức độ rửa tay trước ăn và tỉ lệ nhiễm Toxocara sp.
Kết luận: Tỉ lệ hiện nhiễm Toxocara sp. là cao. Cách lây nhiễm là do phương pháp rửa tay sai và mức
độ rửa tay trước ăn ít
5 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 257 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỉ lệ nhiễm Toxocara sp. và các yếu tố liên quan của người dân Quận 2 trên 20 tuổi đến khám tại Bệnh viện Quận 2 Thành phố Hồ Chí Minh năm 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y tế Công cộng 137
TỈ LỆ NHIỄM TOXOCARA sp. VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
CỦA NGƯỜI DÂN QUẬN 2 TRÊN 20 TUỔI ĐẾN KHÁM
TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 2 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2010
Hoàng Đình Đông* , Đỗ Văn Dũng*, Phan Anh Tuấn**, Nguyễn Thị Ngọc Dung**
TÓM TẮT
Mở đầu: Vì biểu hiện lâm sàng của bệnh nhiễm Toxocara sp. là rất đa dạng, việc chẩn đoán là dễ bỏ sót
ở giai đoạn đầu của bệnh.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ nhiễm Toxocara sp. trên người dân Quận 2 Tp.HCM từ 20 tuổi trở lên đến
khám tại bệnh viện Quận 2 Tp.HCM, và các yếu tố nguy cơ của lây nhiễm Toxocara sp
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang thực hiện trên 363 người.
Các đối tượng được xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán Toxocara sp. và phỏng vấn bằng bộ câu hỏi về các
yếu tố dân số – xã hội và các yếu tố sinh hoạt cá nhân.
Kết quả: Tỉ lệ hiện nhiễm Toxocara sp. là 20%. Sự khác biệt số lượng nhiễm và không nhiễm ở nhóm
trình độ học vấn là không ý nghĩa.Sự khác biệt tỉ lệ nhiễm có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm mức độ
thường xuyên rửa tay trước ăn với p = 0,04, PR = 1,55. Sự khác biệt mức độ rửa tay trước ăn ở nhóm
trình độ học vấn là có ý nghĩa với p = 0,001. Dựa vào phân tích phân tầng theo trình độ học vấn, đã cho
thấy sự tương tác vào mối liên quan mức độ rửa tay trước ăn và tỉ lệ nhiễm Toxocara sp.
Kết luận: Tỉ lệ hiện nhiễm Toxocara sp. là cao. Cách lây nhiễm là do phương pháp rửa tay sai và mức
độ rửa tay trước ăn ít
Từ khóa: tỉ lệ hiện nhiễm Toxocara sp.
ABSTRACT
PREVALENCE OF TOXOCARA sp. AND ASSOCIATED FACTORS IN ADULTS OVER 20 YEARS
OLD IN DISTRICT 2 COMING TO THE HOSPITAL OF DISTRICT 2, HOCHIMINH CITY, IN 2010
Hoang Dinh Dong, Do Van Dung, Phan Anh Tuan,
Nguyen Thi Ngoc Dung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 137 - 141
Background: Because clinical signs of Toxocara sp. infection are various, there are some
misdiagnosis at its beginning periods.
Objectives: The aim of this research is to estimate prevalence of Toxocara sp. in adults over 20 years
old in district 2 coming to the hospital of district 2, Hochiminh city and risk factors to transmit this
bacterium.
Method: The cross-sectional design was carried out on 363 persons. Each one had serological test and
questionaire-based interview for demographic and social characteristics and individual activities.
Results: Prevelence of Toxocara sp. was 20%. Difference of numbers from infection to non-infection
in school-levels was not significant. The significant difference between wasing hand‘s frequencies is due to
p = 0.04, PR = 1.55. In addition, difference between school-levels was statistically significant (p = 0.001).
* Khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh
** Bộ môn Ký sinh học- khoa Y, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh
Địa chỉ liên hệ: ThS. Hoàng Đình Đông ĐT: 0908499481 Email: catcanh2004@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 138
For stratifying on school-levels, it exposed a interaction on association of washing hand’s frequencies and
Toxocara sp. infection.
Conclusion: Prevalence of Toxocara sp. is high. The way to transmit this bacterium include false
hand hygiene and less frequency to do it before eating.
Keyword: Prevalence of Toxocara sp.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh nhiễm ấu trùng giun đũa chó, mèo –
Toxocara sp. là một trong những bệnh nhiễm
ký sinh trùng di chuyển nội tạng. bệnh nhân
có nhiều thể bệnh lâm sàng với các mức độ
nặng nhẹ khác nhau, thậm chí nặng nề như
động kinh, lé mắt, rối loạn tâm thần kinh và
tử vong nếu không được phát hiện và điều trị
kịp thời(4).
Vì biểu hiện lâm sàng của bệnh nhiễm
Toxocara sp. là rất đa dạng, việc chẩn đoán là
dễ bỏ sót ở giai đoạn đầu của bệnh, đặc biệt là
khi bệnh nhân mới nhập viện (6). Nhằm có số
liệu phục vụ chẩn đoán và điều trị bệnh này,
nghiên cứu đề ra các mục tiêu:
- Xác định tỉ lệ nhiễm Toxocara sp. trên
người dân Quận 2 Tp.HCM từ 20 tuổi trở lên
đến khám tại bệnh viện Quận 2 Tp.HCM năm
2010 và tỉ lệ nhiễm Toxocara sp. ở các nhóm
đặc điểm dân số và sinh hoạt cá nhân
- Xác định các yếu tố nguy cơ của lây
nhiễm Toxocara sp.
- Xác định sự liên quan của tăng bạch cầu
toan tính và tỉ lệ nhiễm Toxocara sp.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành từ
01/06 đến 18/06/2010 tại Bệnh viện Quận 2,
Tp.HCM. Cỡ mẫu là 363 người (theo công
thức chọn mẫu ngẫu nhiên đơn) được chọn
thuận tiện từ tất cả người dân cư ngụ tại Quận
2 Tp.HCM trên 6 tháng, tuổi từ 20 trở lên
(sinh trước ngày 1/1/1991) đến bệnh viện
Quận 2 Tp.HCM. Mẫu được tính nếu người
được chọn đồng ý trả lời phỏng vấn, cho lấy
máu để xét nghiệm và không mắc bệnh
hemophilia A, B, huyết tán.
Bộ sinh phẩm (kit) chẩn đoán Toxocara sp.
do Trần Vinh Hiển và Trần Thị Kim Dung chế
tạo, có giấy chứng nhận số 4680/KQNC ngày
29/10/2003 bởi Trung tâm Thông tin Khoa học
và Công nghệ Quốc gia thuộc Bộ Khoa học và
Công nghệ về đề tài nghiên cứu khoa học và
công nghệ cấp bộ số 2003-64-232/KQ do Đại
học Y Dược Tp.HCM chủ trì (3). Bộ câu hỏi
được thử nghiệm trước và sử dụng khi được
90% người được hỏi cho điểm 1 (dễ). Đề tài
được tiến hành với sự đồng ý của Hội đồng y
đức Đại học Y Dược, Bệnh viện Quận 2, chính
quyền Quận 2, Sở Y tế Tp.HCM và đối tượng.
Một biến số phụ thuộc là tình trạng nhiễm
Toxocara sp.. Các biến số cần thu thập khác
gồm: số lượng thành viên gia đình, tình trạng
hôn nhân, nghề nghiệp, nuôi chó hoặc mèo,
đùa giỡn với chó hoặc mèo, rửa tay sau tiếp
xúc chó, số lượng chó và mèo được nuôi, số
lượng chó con (dưới 24 tháng tuổi) được nuôi,
nơi chó mèo nằm, xổ giun bằng thuốc cho
chó, ăn rau sống ở ngoài nhà, ăn rau sống ở
trong nhà, uống nước sạch trong năm nay,
rửa tay trước ăn, tiếp xúc đất ở công viên hoặc
đất trống, rửa tay sau tiếp xúc đất, tăng bạch
cầu ái toan. Bên cạnh đó, biến số dân số – xã
hội học gồm: giới tính, tuổi, trình độ học vấn,
tình trạng kinh tế, sắc dân, tôn giáo.
Các phiếu trả lời được in sẵn các phần tiêu
chuẩn chọn mẫu và được kiểm tra lại khi xử
lý dữ liệu. Các trường hợp không trả lời
không được đưa vào phân tích. Phân tích dữ
liệu bằng phần mềm Excel 2003 và R 2.10.1.
KẾT QUẢ
Số phiếu đạt chuẩn là 360/363, chiếm tỉ
lệ 99,16%.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y tế Công cộng 139
Bảng 1: Đặc tính của các phiếu đạt chuẩn
(n = 360)
Đặc điểm Tần số Tỉ lệ %
Trả lời hoàn chỉnh tất cả câu hỏi 342 95,0%
Trả lời không hoàn chỉnh 18 5%
Thiếu 1 câu trả lời 12 3,3%
Thiếu 2 câu trả lời 5 1,4%
Thiếu 3 câu trả lời 1 0,3%
Bảng 2: Đặc điểm dân số của mẫu nghiên cứu
(n = 360)
Đặc điểm Tần số Tỉ lệ %
Tuổi 43 16
Nhóm tuổi
20 – 29
108
30,0%
30 – 39 61 16,9%
40 – 49 60 16,7%
50 – 59 71 19,7%
60 – 69 35 9,7%
*70 – 81 25 7,0%
Giới
Nam
116 32,2%
Nữ 244 67,8%
Tình trạng kinh tế
Đủ hoặc dư ăn
308 86,3%
Thiếu ăn 39 10,9%
Diện hộ nghèo, hộ đói 10 2,8%
Sắc dân
Cha Kinh – Mẹ Kinh
355 98,6%
***Khác 5 1,4%
Tôn giáo
Không
159
44,1%
Phật 153 42,5%
Thiên chúa 35 9,7%
****Khác 13 3,7%
Trình độ học vấn
Mù chữ 12 3,3%
**Biết chữ & Cấp 1 53 14,8%
Cấp 2 86 23,9%
Cấp 3 72 20,1%
Trên cấp 3 136 37,9%
*Nhóm 80-81 tuổi: 1
**Nhóm Biết chữ : 5, Cấp 1: 48
***Dân tộc khác: cha Hoa-mẹ Kinh 2, cha Hoa–mẹ
H’Mông 1, cha-mẹ Chăm 1, cha Kinh 1
****Tôn giáo khác: Cao Đài 7, Tin Lành 2, Hồi giáo
1, Chăm 1, Khác 2
Bảng 3: Tỉ lệ hiện nhiễm Toxocara sp (n = 360)
Đặc điểm Tần số Tỉ lệ %
Nhiễm 72 20* ( 4)%
Không nhiễm 288 80%
* Nếu xử lý dữ liệu theo độ nhạy và độ
đặc hiệu của xét nghiệm máu, tỉ lệ hiện nhiễm
là 18 ( 4)%.
Sự khác biệt số lượng nhiễm và không
nhiễm Toxocara sp. ở các nhóm dân số – xã hội
học là không ý nghĩa. Trong đó:
Bảng 4: Số hiện nhiễm Toxocara sp ở nhóm trình
độ học vấn (n = 359)
Trình độ
học vấn
Tổng số Nhiễm (Tỉ
lệ %)
Không P2
Mù chữ 12 4 (33,3) 8 0,41
Biết chữ &
Cấp 1
53 14 (26,4) 39
Cấp 2 86 18 (20,9) 68
Cấp 3 72 14 (19,4) 58
Trên cấp 3 136 22 (16,2) 114
Không có mối liên quan giữa tình trạng
nhiễm Toxocara sp. và các yếu tố sinh hoạt cá
nhân, ngoại trừ yếu tố rửa tay trước ăn.
Bảng 5: Tỉ lệ hiện nhiễm Toxocara sp và rửa tay
trước ăn (n = 359)
Rửa tay
trước ăn
Nhiễm
(Tỉ lệ %)
Không P PR (KTC 95%)
Không & Ít 27 (27,0) 73 0,04 1,55 (1,02-2,37)
Luôn luôn 45 (17,4) 214 1
Sự khác biệt mức độ rửa tay trước ăn ở các
nhóm dân số – xã hội là không ý nghĩa, ngoại
trừ nhóm trình độ học vấn
Bảng 6: Mức độ thường xuyên rửa tay trước ăn ở
nhóm trình độ học vấn (n=359)
Trình độ
học vấn
Tổng
số
Luôn luôn
(Tỉ lệ %)
Không &
Ít
P2
Mù chữ 12 7 (58,3) 5 0,001
Biết chữ &
Cấp 1
53 29 (54,7) 24
Cấp 2 86 67 (77,9) 19
Cấp 3 71 45 (63,4) 26
Trên cấp 3 136 110 (80,9) 26
Bảng 7: Tỉ lệ hiện nhiễm Toxocara sp và rửa tay
trước ăn theo tầng trình độ học vấn
Trình độ học vấn
Rửa tay
trước ăn
Nhiễm
(Tỉ lệ %)
Không P2
Ít & không 2 (40,0) 3 1,00* Mù chữ
Luôn luôn 2 (28,6) 5
Ít & không 9 (37,5) 15 0,09 Biết chữ & cấp 1
Luôn luôn 5 (17,2) 24
Cấp 2 Ít & không 4 (21,1) 15 1,00*
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 140
Trình độ học vấn
Rửa tay
trước ăn
Nhiễm
(Tỉ lệ %)
Không P2
Luôn luôn 14 (20,9) 53
Ít & không 8 (30,8) 18 0,07 Cấp 3
Luôn luôn 6 (13,3) 39
Ít & không 4 (15,4) 22 1,00* Trên cấp 3
Luôn luôn 18 (16,4) 92
* Phép kiểm chính xác Fisher
Bảng 8: Mức độ thường xuyên rửa tay trước ăn
mà được điều chỉnh** ở nhóm trình độ học vấn
(n=359)
Trình độ
học vấn
Tổng
số
Luôn
luôn
Không & Ít P (2 )
Mù chữ 12 5 (41,7) **7 0,27*
Biết chữ &
Cấp 1
53 29 (54,7) 24
Cấp 2 86 53 (61,6) **33
Cấp 3 71 45 (63,4) 26
Trên cấp 3 136 92 (67,6) **44
**Các đối tượng luôn luôn rửa tay trước
ăn nhưng vẫn bị nhiễm được qui cho không &
ít rửa tay trước ăn ở 3 nhóm mù chữ, cấp 2 và
trên cấp 3
* Phép kiểm chính xác Fisher
Bảng 9: Nhiễm Toxocara sp và tăng bạch cầu ái
toan máu (n = 357)
Đặc điểm Nhiễm
(Tỉ lệ %)
Không Chỉ số
Kappa
Tăng bạch cầu ái toan 17 (23,9) 54 0,047
Không tăng bạch cầu ái
toan
55 (19,2) 231
BÀN LUẬN
Kết quả rút ra từ nghiên cứu là có 72
người nhiễm Toxocara sp. trên 360 người tham
gia. Tỉ lệ hiện nhiễm trước hiệu chỉnh là 20%
(16 – 24%) và sau hiệu chỉnh là 18% (bảng 3).
Nghiên cứu này không cho thấy sự nhất trí
giữa việc gia tăng bạch cầu ái toan với nhiễm
Toxocara sp. (bảng 9). Nghiên cứu này cho thấy
một sự dàn trải tỉ lệ nhiễm ở các nhóm tuổi,
giới tính, tình trạng kinh tế, sắc dân, tôn giáo,
trình độ học vấn. Có một mối liên quan giữa
việc rửa tay trước ăn và tỉ lệ nhiễm Toxocara
sp. được rút ra từ nghiên cứu (bảng 5). Sự
phân bố của thực hiện rửa tay trước ăn là khác
nhau ở các nhóm trình độ học vấn (bảng 6).
Tuy nhiên, tỉ lệ nhiễm Toxocara sp. là không
khác nhau ở các nhóm trình độ học vấn (bảng
4). Điều này được giải thích bởi hậu quả
nhiễm Toxocara sp. là giống nhau trong so
sánh việc luôn luôn rửa tay với việc không
hoặc ít rửa tay ở các nhóm trình độ học vấn
mù chữ, cấp 2 và trên cấp 3 (bảng 8). Tóm lại,
vấn đề về cách rửa tay trước ăn và mức độ
thường xuyên rửa tay trước ăn là lý do nhiễm
Toxocara sp.
Tỉ lệ hiện nhiễm Toxocara sp.
Tỉ lệ nhiễm của nghiên cứu này (20%)
(bảng 3) là thấp hơn ở An Phú (38,4%) và cao
hơn ở Sìn Hồ (7%) (5). Tỉ lệ khác biệt được giải
thích là do sinh địa cảnh khác nhau (7) .
Nghiên cứu ở vùng thủ đô Úc (2), tỉ lệ nhiễm là
7,5% nhưng nghiên cứu ở vùng đô thị
Campinas, Braxin (1), tỉ lệ nhiễm là 20,5%. Các
nghiên cứu này giải thích tỉ lệ nhiễm bằng
văn hóa truyền thống và thói quen sử dụng
thực phẩm như thịt thú rừng và chó.
Yếu tố lây nhiễm và nhóm nguy cơ
Sự khác biệt số lượng nhiễm và không
nhiễm Toxocara sp. ở các nhóm dân số – xã hội
học là không ý nghĩa.
Nghiên cứu này đã tìm ra sự khác biệt tỉ lệ
nhiễm có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm
mức độ thường xuyên rửa tay trước ăn với p =
0,04 1 và khoảng tin cậy
95% PR từ 1,02 đến 2,37 (bảng 5). Sự khác biệt
này là phù hợp y văn(4).
Sự khác biệt mức độ rửa tay trước ăn ở các
nhóm dân số – xã hội là không ý nghĩa, ngoại
trừ nhóm trình độ học vấn với p = 0,001 < 0,05.
Hai nhóm có tỉ lệ luôn luôn rửa tay trước ăn
thấp là nhóm mù chữ và nhóm biết chữ & cấp
1 (bảng 6).
Trong phân tích phân tầng theo trình độ
học vấn, sự khác biệt tỉ lệ nhiễm giữa các mức
độ rửa tay trước ăn có ý nghĩa (p < 0,10) ở
nhóm biết chữ & cấp 1 và nhóm cấp 3 khác
với 3 nhóm còn lại (p = 1) đã chứng minh có
sự tương tác (bảng 7).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y tế Công cộng 141
Sau khi điều chỉnh vấn đề cách rửa tay
trước ăn (các đối tượng luôn luôn rửa tay
trước ăn nhưng vẫn bị nhiễm được qui cho
không & ít rửa tay trước ăn ở 3 nhóm mù chữ,
cấp 2 và trên cấp 3), sự khác biệt mức độ rửa
tay trước ăn trong nhóm trình độ học vấn là
không ý nghĩa (p = 0,27) (bảng 8). Từ đó, sự
không khác biệt mức độ rửa tay trước ăn giải
thích được sự không khác biệt tỉ lệ nhiễm
Toxocara sp. trong nhóm trình độ học vấn.
Tăng bạch cầu ái toan
Nghiên cứu này chỉ ra triệu chứng tăng
bạch cầu ái toan là không giá trị chẩn đoán
nhiễm Toxocara sp. vì không có sự nhất trí với
chỉ số Kappa < 0,05 (bảng 9). Kết quả này đã
phù hợp với nhận định công thức bạch cầu
chỉ cho triệu chứng gợi ý làm xét nghiệm
huyết thanh chẩn đoán (5)
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Dùng phương pháp phát hiện kháng thể,
nghiên cứu xác định tỉ lệ hiện nhiễm Toxocara
sp. ở Quận 2 là 20%. Cách lây nhiễm ở Quận 2
là do phương pháp và mức độ rửa tay trước
ăn. Nhóm nguy cơ là nhóm học vấn mù chữ,
cấp 2 và trên cấp 3. Nghiên cứu củng cố
khẳng định giá trị không cao của phát hiện
nhiễm Toxocara sp. từ dấu hiệu tăng bạch cầu
ái toan trong máu.
Từ những kết quả của nghiên cứu, tác giả
đề nghị:
- Về mặt chẩn đoán, chú ý xét nghiệm
chẩn đoán Toxocara sp. dù công thức máu
không cho thấy tăng bạch cầu toan tính.
- Về mặt dự phòng, thực hiện giáo dục sức
khỏe về rửa tay trước ăn cho dân chúng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Anaruma FF, Chieffi PP, Correa CR, Camargo ED, Silveira
EP, Aranha JJ, Ribeiro MC, 2002, “Human toxocariasis: a
seroepidemiological survey in the municipality of Campinas
(SP), Brazil”. Rev. Inst. Med. Trop. Sao Paulo 44: 303-307
2. Nicholas W.L., Stewart A.C., Walker J.C. (1986),
“Toxocariasis: a serological survey of blood donors in the
Australia capital territory together with observations on the
risks of infection”. Trans. R Soc. Trop. Med. Hyg 80: 217-221
3. Trần Thị Kim Dung, Trần Vinh Hiển (2003), “Nghiên cứu
qui trình sản xuất sinh phẩm dùng trong chẩn đoán bệnh ký
sinh trùng”. Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ,
Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia, Hà
Nội, 4680/KQNC.
4. Trần Vinh Hiển, Trần Thị Kim Dung (2008), Ký sinh trùng
liên quan giữa thú và người. Nhà xuất bản Y học: 53-57.
5. Trần Thị Hồng (2001), “Nghiên cứu một số đặc điểm của
bệnh do giun Toxocara spp. ở người Việt Nam”, Luận án
tiến sĩ y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Trần Thị Hồng, Trần Vinh Hiển (1997), “Biểu hiện lâm sàng
bệnh do ấu trùng giun đũa chó Toxocara canis ở người”,
Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 3(1):
121 – 124.
7. Trần Xuân Mai (1992), “Góp phần nghiên cứu bệnh động
vật ký sinh một chiều (ngõ cụt ký sinh) lây truyền từ phân
chó mèo sang người”. Luận án phó tiến sĩ khoa học Y Dược,
trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh