Đặt vấn đề: Sẩy thai là một trong những biến chứng phổ biến nhất của thai kỳ, chiếm khoảng 15 - 20%,
trong đó 80% sẩy thai tự nhiên xảy ra trong 12 tuần đầu. Đây là một sự kiện đau buồn và mất mát cho bản thân,
gia đình, gây ảnh hưởng đến đời sống của người phụ nữ, về lâu dài dễ đưa đến rối loạn trầm cảm.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ và các yếu tố liên quan của rối loạn trầm cảm ở phụ nữ sau sẩy thai 3 tháng đầu.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang. Dữ liệu được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp
391 phụ nữ sau sẩy thai 3 tháng đầu tại bệnh viện Từ Dũ từ 9/2010 đến 4/2011.
Kết quả: Qua nghiên cứu cho thấy có 12,5% phụ nữ bị rối loạn trầm cảm sau sẩy thai 3 tháng đầu và có 6
yếu tố liên quan: cư ngụ ở nội thành, kinh tế khó khăn, quan hệ vợ chồng xấu, có tiền căn điều trị vô sinh, có
sang chấn liên quan tài chính, không có người tâm sự sau sẩy thai.
Kết luận: Nghiên cứu này là một nghiên cứu tiền đề cho những nghiên cứu có qui mô rộng hơn, góp phần
khuyến cáo các bác sĩ sản phụ khoa bên cạnh việc điều trị các bệnh lý thường gặp cần quan tâm đến rối loạn tâm
thần sau sẩy thai, đặc biệt là trầm cảm.
5 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 277 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỉ lệ và các yếu tố liên quan của rối loạn trầm cảm ở phụ nữ sau sẩy thai 3 tháng đầu tại Bệnh viện Từ Dũ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em 242
TỈ LỆ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA RỐI LOẠN TRẦM CẢM
Ở PHỤ NỮ SAU SẨY THAI 3 THÁNG ĐẦU TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ
Ngô Thị Kim Phụng*, Lê Ngọc Anh Thư**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Sẩy thai là một trong những biến chứng phổ biến nhất của thai kỳ, chiếm khoảng 15 - 20%,
trong đó 80% sẩy thai tự nhiên xảy ra trong 12 tuần đầu. Đây là một sự kiện đau buồn và mất mát cho bản thân,
gia đình, gây ảnh hưởng đến đời sống của người phụ nữ, về lâu dài dễ đưa đến rối loạn trầm cảm.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ và các yếu tố liên quan của rối loạn trầm cảm ở phụ nữ sau sẩy thai 3 tháng đầu.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang. Dữ liệu được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp
391 phụ nữ sau sẩy thai 3 tháng đầu tại bệnh viện Từ Dũ từ 9/2010 đến 4/2011.
Kết quả: Qua nghiên cứu cho thấy có 12,5% phụ nữ bị rối loạn trầm cảm sau sẩy thai 3 tháng đầu và có 6
yếu tố liên quan: cư ngụ ở nội thành, kinh tế khó khăn, quan hệ vợ chồng xấu, có tiền căn điều trị vô sinh, có
sang chấn liên quan tài chính, không có người tâm sự sau sẩy thai.
Kết luận: Nghiên cứu này là một nghiên cứu tiền đề cho những nghiên cứu có qui mô rộng hơn, góp phần
khuyến cáo các bác sĩ sản phụ khoa bên cạnh việc điều trị các bệnh lý thường gặp cần quan tâm đến rối loạn tâm
thần sau sẩy thai, đặc biệt là trầm cảm.
Từ khóa: trầm cảm, sẩy thai.
ABSTRACT
THE RATE AND THE ASSOCIATED FACTORS OF DEPRESSION IN PATIENTS
HAVING FIRST TRIMESTER MISCARRIAGE
Ngo Thi Kim Phung, Le Ngoc Anh Thu
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 242 - 246
Background: Miscarriage is one of the most common complications of pregnancy, occurring with a
frequency of around 15 - 20%. 80% of spontaneous abortion happens in 12 weeks of pregnancy. This is a
traumatic event and loss to the patients themselves and their families, affecting the lives of women, and in the long
run can lead to depressive disorder.
Objective: This study was conducted to determine the rate and the associated factors of depressive disorder
in women after a miscarriage in the first trimester of pregnancy.
Method: This is a cross - sectional study. Data were collected by directly interviewing 391 women after a
miscarriage in the first trimester of pregnancy at Tu Du Hospital from September 2010 to April 2011.
Results: The study showed that, 12.5% of patients were depressed after a miscarriage in the first trimester of
pregnancy. There were 6 related factors: living in inner cities, economic hardship, bad spousal relationship, a
history of infertility treatment, financial stress, lacking of people to talk to after miscarriage.
Conclusion: This study is a prerequisite for later research with larger scale, contributing to recommend
obstetricians and gynecologists that, in addition to treating common diseases, there is a need of concerning about
mental disorders after a miscarriage, especially depression.
* Bộ môn Phụ Sản Đại học Y Dược TPHCM,
Tác giả liên lạc: PGS TS Ngô Thị Kim Phụng ĐT: 0908917989 Email:drntkphung@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 243
Keywords: depression, miscarriage
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sẩy thai hoặc sẩy thai tự nhiên là một
trong những biến chứng phổ biến nhất của
thai kỳ chiếm khoảng 15 - 20%(19,211,14). Sẩy
thai được xem như một sự kiện đau buồn và
mất mát cho bản thân và gia đình gây ảnh
hưởng đến đời sống của người phụ nữ, về lâu
dài dễ đưa đến rối loạn trầm cảm(19,24). Đây
có thể được xem như một chấn thương tâm lý.
Rối loạn trầm cảm là một hội chứng rất hay
gặp sau sẩy thai. Người ta báo cáo rằng có 10
- 55% bệnh nhân bị trầm cảm sau sẩy thai.
Tại TP Hồ Chí Minh có rất ít nghiên cứu
trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sau sẩy thai
và theo tài liệu chúng tôi hiện có được thì không
có nghiên cứu nào về rối loạn tâm lý sau sẩy
thai, nhất là sẩy thai 3 tháng đầu, chiếm 80% các
trường hợp sẩy thai. Chính vì lý do đó chúng tôi
quyết định tiến hành nghiên cứu “Tỉ lệ và các
yếu tố liên quan của rối loạn trầm cảm ở phụ nữ
sau sẩy thai 3 tháng đầu” với mong muốn xác
định tỉ lệ và các yếu tố liên quan đưa đến trầm
cảm sau sẩy thai 3 tháng đầu tại bệnh viện Từ
Dũ nhằm khuyến cáo với các bác sĩ Sản Phụ
Khoa bên cạnh việc điều trị bệnh lý thường gặp
cần quan tâm đến chất lượng cuộc sống và gia
đình họ.
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang.
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả phụ nữ được chẩn đoán sẩy thai 3
tháng đầu đến khám tại bệnh viện Từ Dũ có hội
đủ các tiêu chuẩn chọn mẫu, trong thời gian
nghiên cứu từ tháng 9/2010 đến 4/2011.
Cỡ mẫu:
2
2
2
1
)1(.(
d
PPZ
N
Trong đó:
= 1,96 độ tin cậy 95%.
d = 0,03 là độ chính xác tuyệt đối.
p = 0,12820)
α = 0,03. Khi bác bỏ giả thuyết không, nguy
cơ mắc sai lầm là 3%.
N = 2
2
)05,0(
)9,0.1,0.()96,1(
= 384,16.
Vậy số mẫu cần lấy là 384 bệnh nhân.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Các phụ nữ khám và điều trị tại khoa phụ,
khoa kế hoạch gia đình và phòng khám phụ
khoa tại bệnh viện Từ Dũ có các tiêu chuẩn sau
đều được mời tham gia nghiên cứu: vừa được
chẩn đoán sẩy thai 3 tháng đầu, tuổi từ 15 - 45,
tình trạng sức khỏe và tinh thần có khả năng trả
lời được bảng phỏng vấn và không thuộc tiêu
chuẩn loại trừ.
Tiêu chuẩn loại trừ
Khi có một trong các tiêu chuẩn sau chúng
tôi sẽ không mời tham gia nghiên cứu: có bệnh
lý tâm thần, thần kinh thực thể, không đồng ý
tham gia nghiên cứu sau khi đã tư vấn kỹ về
mục tiêu, các bước tiến hành và những lợi ích
khi tham gia vào nghiên cứu.
Cách chọn mẫu
Chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện cho
đến khi đủ mẫu cần thiết theo thiết kế nghiên
cứu.
Phương pháp tiến hành
Thu thập số liệu sẽ được tiến hành từ tháng
9/2010 - 4/2011 tại phòng khám phụ khoa, khoa
phụ, khoa kế hoạch hóa gia đình bệnh viện Từ
Dũ. Sử dụng 2 bảng câu hỏi, 1 bảng câu hỏi
phỏng vấn trực tiếp các phụ nữ sau sẩy thai 3
tháng đầu, 1 bảng câu hỏi do chính bệnh nhân
tự đánh giá vào thang điểm EPDS. Xử lý số liệu
bằng phần mềm SPSS 11.5
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong thời gian từ tháng 09 – 2010 đến tháng
04 – 2011, qua phỏng vấn trực tiếp với 2 bảng
câu hỏi tại bệnh viện Từ Dũ trên 391 trường hợp
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em 244
sau sẩy thai 3 tháng đầu, chúng tôi có kết quả
như sau
Bảng 1: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm Tần số N = 391 Tỉ lệ %
Tuổi (năm)
≤ 18 2 0,5
19-35 329 84,1
> 35 60 15,4
Nơi cư ngụ
Nội thành 151 38,6
Ngoại thành 240 61,4
Có nhà riêng 254 65
Trình độ học vấn
Cấp 1 28 7,2
Cấp 2 71 18,2
Cấp 3 236 60,4
Đại học- cao đẳng 56 14,2
Tình trạng kinh tế
Khó khăn 32 8,2
Đủ ăn 350 89,5
Giàu có 9 2,3
Nghề nghiệp
Công nhân viên 161 41,2
Công nhân 114 29,2
Tự do 103 26,3
Nội trợ 13 3,3
Về hoàn cảnh gia đình có 97,7% trường hợp
đang chung sống với chồng, có mối quan hệ vợ
chồng tốt 78,3%, chỉ có 5,9% trường hợp có mâu
thuẫn với gia đình chồng. 55% trường hợp có
thai lần đầu và là thai kỳ mong đợi 90,5%
trường hợp, chỉ có 10,7% có tiền căn sảy thai,
thai lưu, nạo sảy thai. Tâm sự sau khi sảy thai là
điều mà người phụ nữ rất mong muốn và 73,9%
trường hợp có chồng hỗ trợ tâm sự sau sự cố.
Bảng 2: Tổng điểm EPDS
Đặc điểm Tần số N = 391 Tỉ lệ %
Điểm EPDS
<13 điểm 342 87,5
>= 13 điểm 49 12,5
Trung bình ± độ lệch
chuẩn
7,97± 4,19
(min: 0; max 30)
Bảng 3: Kết quả sau phân tích hồi qui đa biến
Yếu tố liên quan P OR KTC 95%
Nơi cư ngụ 0,001 4,18 1,83 - 9,54
Tuổi 0,155 0,94 0,87 - 1,02
Quan hệ vợ chồng 0,006 2,59 1,31 - 5,11
Kinh tế 0,006 0,24 0,09 - 0,67
Yếu tố liên quan P OR KTC 95%
Điều trị vô sinh < 0,001 21,85 7,47 - 63,89
Thai kỳ mong đợi 0,332 2,86 0,34 - 23,87
Mắc bệnh trong thai kỳ 0,074 3,14 0,89 - 11
Liên quan tài chính 0,039 5,77 1,09 - 30,44
Tâm sự sau sẩy thai < 0,001 0,22 0,09 - 0,48
Số lần sanh 0,233 0,57 0,22 - 1,44
BÀN LUẬN
Tỉ lệ TCSST
Trong 391 phụ nữ bị sẩy thai đã được phỏng
vấn sàng lọc TCSST theo thang điểm EPDS ≥ 13,
chúng tôi ghi nhận có 49/391 trường hợp TCSST
chiếm tỉ lệ 12,5 % với điểm trung bình 7,97 ± 4,19
điểm (bảng 2)
Tác giả Năm
Đặc điểm đối
tượng nghiên cứu
Tỉ lệ TCSST
Sham AH
(28)
2010 Sau sẩy thai 3 tháng 10%
Dominic
Lee(21,22)
1997 6 tuần sau sẩy thai 12%
Friedman và
Gath
(24)
1989
4tuần và 3 tháng sau
sẩy thai
48 - 51%
Chúng tôi 2011
Sau sẩy thai 3 tháng
đầu
12,5%
Tỉ lệ TCSST của chúng tôi cao hơn so với tỉ
lệ TCSST của Adrian Kwan - ho Sham 10%(28),
điều này cũng phù hợp với các báo cáo trước đó
tỉ lệ giao động từ 10,9 - 13,3%, với 10 - 12% chẩn
đoán là rối loạn trầm cảm 6 tuần sau sẩy thai,
tương đương với Dominic T.S.Lee 12%(21,22)
TCSST và thấp hơn nhiều so với báo cáo của
Friedman and Gath (1989) và Garel cùng cộng
sự (1992) 48 - 51% rối loạn trầm cảm ở 4 tuần và
3 tháng sau sẩy thai(24). Chúng tôi tin rằng tỉ lệ
rối loạn trầm cảm sau sẩy thai ở phụ nữ Trung
Quốc cũng như Việt Nam không phải là biểu
hiện riêng lẻ nhưng nó phản ánh một sự khác
biệt chung về văn hóa, dân tộc. Ngoài ra, với
truyền thống văn hóa chịu đựng gian khổ, có
thể bảo vệ người dân chống lại trầm cảm. Hơn
nữa một sự sợ hãi có thể dẫn tới một ý thức
không tiết lộ các triệu chứng chính trong thời
gian thực hiện phỏng vấn với một người lạ. Tuy
nhiên nghiên cứu này đã không giúp giải thích
tại sao tỉ lệ TCSST của chúng tôi giảm nhiều hơn
so với tỉ lệ ở phương tây bởi vì chúng tôi không
có một nhóm phụ nữ phương tây để so sánh.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 245
Một nghiên cứu xuyên quốc gia là cần thiết để
hiểu được sự khác biệt sắc tộc trong dịch tễ học
của bệnh trầm cảm và các rối loạn tâm thần khác
sau sẩy thai.
Thang điểm đánh giá trầm cảm EPDS ban
đầu được thiết kế để xác định trầm cảm sau
sanh, gồm 10 câu hỏi đơn giản rẻ tiền dễ quản
lý, vì những lý do đó nó có thể thích hợp để
sàng lọc TCSST. Tuy nhiên thang điểm EPDS có
một khuyết điểm là bỏ sót đối tượng rối loạn lo
âu.
Tỉ lệ rối loạn trầm cảm sau sẩy thai 3 tháng
đầu trong nghiên cứu của chúng tôi là 12,5%,
kết quả này cũng có thể bị ước lượng non do sai
lệch trong quá trình chọn mẫu, chúng tôi không
nhận vào những bệnh nhân không đồng ý tham
gia nghiên cứu để đảm bảo y đức, những bệnh
nhân có tiền sử rối loạn tâm thần cũng bị loại ra
khỏi nghiên cứu. Ở những bệnh nhân bị loại ra
khỏi nghiên cứu vẫn có người có khả năng bị rối
loạn tâm lý, trầm cảm, dẫn đến kết quả nghiên
cứu cao hơn so với cộng đồng nhưng vẫn thấp
hơn so với thực tế, đây cũng là điểm hạn chế
trong đề tài của chúng tôi.
Các yếu tố liên quan của TCSST
Qua phân tích hồi quy đa biến, chúng tôi
nhận thấy TCSST có mối liên quan với nơi cư
ngụ, những phụ nữ sống ở nội thành tỉ lệ TCSST
gấp 4,18 lần những phụ nữ sống ở ngoại thành
(OR = 4,18; KTC 95%: 1,83 - 9,54; p = 0,001). Việc
sinh sống ở ngoại thành là yếu tố bảo vệ người
phụ nữ khỏi bị TCSST. Có lẽ do ở ngoại thành
cuộc sống và công việc ít căng thẳng hơn.
Kết quả của chúng tôi cũng cho thấy mối
liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng
kinh tế và TCSST (OR = 0,24; KTC 95%: 0,09 -
0,67; p = 0,006), kinh tế thay đổi một bậc từ
khó khăn qua đủ ăn thì nguy cơ TCSST giảm
76%, kinh tế thay đổi từ đủ ăn qua giàu có thì
nguy cơ TCSST giảm 76%. Kết quả này tương
tự tác giả Kristen M. Swanson tuy nhiên cũng
có nhiều tác giả khác không tìm thấy mối liên
quan giữa tình trạng kinh tế và TCSST(23).
Quan hệ vợ chồng có vai trò quan trọng trong
đời sống người phụ nữ nhất là trong những
giai đoạn khó khăn. Điều này đã được chứng
minh trong nghiên cứu của chúng tôi. Kết quả
nghiên cứu cho thấy mối liên quan có ý nghĩa
thống kê giữa quan hệ vợ chồng và TCSST
(OR = 2,59; KTC 95%: 1,31 - 5,11; p = 0,006),
quan hệ vợ chồng thay đổi một bậc từ tốt
chuyển qua trung bình thì nguy cơ TCSST
tăng 2,59 lần, quan hệ vợ chồng từ trung bình
chuyển qua xấu thì nguy cơ TCSST tăng 2,59
lần. Mâu thuẫn với chồng có ảnh hưởng
nhiều đến trạng thái tâm thần sau sẩy thai.
Điều này tương tự như các nghiên cứu cho
thấy mối quan hệ hôn nhân xấu có liên quan
đáng kể với các triệu chứng tâm thần sau sẩy
thai(25,17,18). Mối quan hệ vợ chồng xấu có thể
tương tác với những đặc điểm cá nhân của
người phụ nữ hay thái độ của người phụ nữ
với thai kỳ hiện tại. Cả hai bất hòa trong hôn
nhân và tâm lý đau buồn có thể chỉ là sự phản
ánh chung của một vấn đề điều chỉnh cơ bản
cá nhân, ngoài ra những phụ nữ đã trãi qua
tâm lý đau buồn sau sẩy thai có thể ảnh
hưởng đến cảm xúc chủ quan của họ và phán
quyết mối quan hệ hôn nhân của họ. Cần có
nhiều nghiên cứu hơn để làm sáng tỏ mối
quan hệ phức tạp này.
Chúng tôi cũng tìm thấy mối liên quan
giữa điều trị vô sinh và TCSST (OR = 21,85;
KTC 95%: 7,47 - 63,89; p < 0,001), ở những phụ
nữ có điều trị vô sinh thì nguy cơ TCSST tăng
gấp 22 lần so với người không có tiền căn
điều trị vô sinh. Theo chúng tôi, tiền căn điều
trị vô sinh có thể ảnh hưởng đến tâm lý của
người mẹ khi mang thai và sau sẩy thai,
những phụ nữ gặp khó khăn trong việc thụ
thai sẽ có một phản ánh mạnh mẽ hơn về cảm
xúc hay thậm chí rối loạn tâm thần sau sẩy
thai. Condom tìm thấy nỗi đau dữ dội hơn ở
những phụ nữ có tiền sử vô sinh, tuy nhiên
mối quan hệ giữa tiền căn vô sinh và TCSST
không được thiết lập trong các nghiên cứu
khác(9,20,13). Điều này có thể lý giải bởi việc
thiếu định nghĩa chuẩn của vô sinh trong các
nghiên cứu khác nhau.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em 246
Nghiên cứu của chúng tôi có kết quả tương
tự như các tác giả khác ghi nhận rằng phản ứng
đau buồn mạnh mẽ ở những phụ nữ ít nhận
được sự hỗ trợ từ người chồng hoặc từ xã
hội(26,12,29). Điều này có thể giải thích được do gia
đình, bạn bè là những những người tốt nhất,
gần gũi nhất để tìm sự hỗ trợ, tâm sự giúp họ
vượt qua giai đoạn khó khăn này. Theo bảng 3
cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê
giữa tâm sự sau sẩy thai với TCSST (OR = 0,22;
KTC 95%: 0,09 - 0,48; p < 0,001), những phụ nữ
có tâm sự sau sẩy thai thì nguy cơ TCSST giảm
78% so với người không được tâm sự sau sẩy
thai.
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa
sang chấn tài chính với TCSST (OR = 5,77; KTC
95%: 1,09 - 30,44; p = 0,039), những phụ nữ có
sang chấn liên quan tài chính có nguy cơ TCSST
gấp 5,77 lần so với những phụ nữ không có liên
quan tài chính. Kết quả của Adrian Kwan - ho
Sham(28) không có mối liên quan giữa sang chấn
tài chính với TCSST.
KẾT LUẬN
Trong thời gian từ 9/2010 đến 4/2011 chúng
tôi đã thực hiện nghiên cứu cắt ngang trên 391
phụ nữ sẩy thai 3 tháng đầu đến khám tại bệnh
viện Từ Dũ với các kết quả như sau:
Tỉ lệ trầm cảm sau sẩy thai 3 tháng đầu
trong nhóm nghiên cứu là 12,5%.
Các yếu tố liên quan của trầm cảm sau sẩy
thai: cư ngụ ở nội thành, kinh tế khó khăn, quan
hệ vợ chồng xấu, có tiền căn điều trị vô sinh, có
sang chấn liên quan tài chính, không có người
tâm sự sau sẩy thai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
9. American Psychitric Association (1994), Diagnostic and
statistical manuel of mental disorders. 4th ed. Washington, D.C:
DSM-IV
10. Andersen ADN, et al. (2000). "Maternal age and fetal loss;
population based register linkage study". BMJ 320 (7251) p.
1708-1712.
11. Berek JS and Novak E (2007), Berek & Novak's Gynecology.
Philadelphia, USA: Lippincott Williams & Wilkins. 601-603.
12. Broen AN, et al. (2006). "Predictors of anxiety and
depression following pregnancy termination: alongitudunal
five-year follow-up study". Acta Obstet Gynecol 85 p. 317-
323.
13. Brown DR, et al. (1995). "Major depression un a community
sample of African Americans". Am J Psychiatry 152(3) p.
373-378.
14. Check JH and et al (1987). "Progesterone Therapy to
Decrease First-Trimester Spontaneous Abortions in
Previous Aborters". Int J Fertil. 32(3) p. 192-199.
15. Đặng Hoàng Hải (2002), Nghiên cứu về tình trạng rối loạn
trầm cảm tại TP. Hồ Chí Minh, in Kỷ yếu các công trình nghiên
cứu khoa học năm 2002, Bệnh viện Tâm Thần TP. Hồ Chí
Minh. p. 29-30.
16. Đặng Hoàng Hải, Tỉ lệ bệnh cảnh lâm sàng của trầm cảm trong
bệnh mạch vành, in Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học
năm 2002. 2002, Bệnh viện Tâm Thần TP. Hồ Chí Minh. p.
20-22.
17. Đinh Thị Tố Trinh (2003). "Tỉ lệ trầm cảm sau sinh và các
yếu tố liên quan". Luận án chuyên khoa cấp II; Đại học Y dược
thành phố Hồ Chí Minh.
18. Goff BS and Smith DB (2005). "Systemic traumatic stress: the
couple adaptation to traumatic stress model." J Marital Fam
Ther. 31 p. 145-157.
19. Hammerslough CR (1992). "Estimating the probability of
spontaneous abortion in the presence of induced abortion
and vice versa". Public Health Rep 107 (3) p. 269-277.
20. Klier CM, Geller PA, and Neugebauer R (2000). "Minor
depressive disorder in the contex of miscarriage ". J Affect
Disord 2000. 59(1) p. 13-21.
21. Lee DT, et al. (1997). "Psychiatric morbidity following
miscarriage; a prevalence study of Chinese women in Hong
Kong". J Affect Disord. 43(1) p. 63-68.
22. Lee DT, et al. (1997). "Screening psychiatric morbidity after
miscarriage: application of the 30-item General Health
Questionaire and the Edinburgh Postnatal Depression
Scale". Psychosom Med 59(2) p. 207-210.
23. Murray CJL and Lopez AD (1996). "The global Burden of
disease. A comprehensive assessement of mortality and
disability from disease, Injuary and risk factor in 1990 and
projected to 2020".
24. Neal AG and Groat HT (1976). "Consensus in the marital
dyad: couples' perceptions of contraception, communication,
and family life". Sociol Focus. 9 p. 317-329.
25. Ngô Tích Linh (2007), Bài giảng rối loạn trầm cảm nặng, Tâm
thần học: Nhà xuất bản y học. trang 116-122.
26. Nguyễn Mai Hạnh (2004). "Trầm cảm sau sanh". Luận án
chuyên khoa cấp II; Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.
27. Phạm Thủy Linh (2006), Bài giảng sẩy thai, in Sản Phụ Khoa,
Nhà xuất bản Y học: Hồ Chí Minh. p. 698-705.
28. Sham AH, Yiu MC, and Ho WB (2010). "Psychiatric
morbidity following miscarriage in Hong Kong". Gen Hosp
Psychiatry. 32(3) p. 284-293.
29. Thapar AK and Thapar A (1992). "Psychological sequelae of
miscarriage: a controlled study using the general health
questionnaire and the hospital anxiety and depression
scale". Br J Gen Pract 42(356) p. 94-96.