Ghép thận tự thân điều trị tăng huyết áp do hẹp động mạch thận

Đặt vấn đề và mục tiêu: Trong bệnh hẹp động mạch thận gây tăng huyết áp, nếu không thể can thiệp bằng đường nội mạch (nong, stent) thì phải can thiệp ngoại khoa. Những phương pháp bắt cầu tại chỗ có thể gặp khó khăn khi đoạn hẹp dài đến chỗ phân chia động mạch thận hoặc bản thân động mạch chủ và các mạch máu lân cận cũng có vấn đề (bệnh Takayashu). Ghép thận tự thân là một giải pháp cho các trung tâm quen với việc ghép thận. Cắt thận để ghép trên những trường hợp này cũng đặc biệt và cần một số kỹ năng riêng biệt. Sau những báo cáo đầu tiên tại bệnh viện Chợ Rẫy, năm nay chúng tôi muốn báo cáo thêm một số kinh nghiệm liên quan đến kỹ năng cắt thận nội soi cho các trường hợp này. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: hang loạt ca. Bệnh nhân là các trường hợp (TH) người lớn và trẻ em bị hẹp động mạch thận với sự từ chối đặt stent của khoa tim mạch can thiệp, hoặc đặt stent thất bại, bn không đồng ý hoặc không đủ điều kiện đặt stent, nhập viện từ tháng 4/2004 đến tháng 04/2013 tại bệnh viện Chợ Rẫy và bệnh viện Nhi Đồng I. Phương pháp cắt thận nội soi qua ngả bụng được tiến hành, lấy thận ra tại đường mổ ở hốc chậu phải, rửa và xử trí mạch máu ở 4 độ Celsius ngoài cơ thể, sau đó thận được ghép thận tự thân ngoài phúc mạc tại đường mổ hốc chậu phải. Kiểm tra sau mổ bằng thận đồ đồng vị phóng xạ và UIV.

pdf6 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 193 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ghép thận tự thân điều trị tăng huyết áp do hẹp động mạch thận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận ‐ Niệu  69 GHÉP THẬN TỰ THÂN ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP   DO HẸP ĐỘNG MẠCH THẬN  Dương Thị Kim Cúc*, Dương Quang Vũ*, Thái Minh Sâm*, Châu Quý Thuận*, Dư Thị Ngọc Thu*,   Trần Trọng Trí*, Hoàng Khắc Chuẩn*, Nguyễn Thị Thái Hà*, Trần Ngọc Sinh*  TÓM TẮT  Đặt vấn đề và mục tiêu: Trong bệnh hẹp động mạch thận gây tăng huyết áp, nếu không thể can thiệp  bằng đường nội mạch (nong, stent) thì phải can thiệp ngoại khoa. Những phương pháp bắt cầu tại chỗ có thể  gặp khó khăn khi đoạn hẹp dài đến chỗ phân chia động mạch thận hoặc bản thân động mạch chủ và các mạch  máu lân cận cũng có vấn đề (bệnh Takayashu). Ghép thận tự thân là một giải pháp cho các trung tâm quen  với việc ghép thận. Cắt thận để ghép  trên những trường hợp này cũng đặc biệt và cần một số kỹ năng riêng  biệt. Sau những báo cáo đầu tiên tại bệnh viện Chợ Rẫy, năm nay chúng tôi muốn báo cáo thêm một số kinh  nghiệm liên quan đến kỹ năng cắt thận nội soi cho các trường hợp này.   Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: hang loạt ca. Bệnh nhân là các trường hợp (TH) người lớn  và trẻ em bị hẹp động mạch thận với sự từ chối đặt stent của khoa tim mạch can thiệp, hoặc đặt stent thất  bại, bn không đồng ý hoặc không đủ điều kiện đặt stent, nhập viện từ tháng 4/2004 đến tháng 04/2013 tại  bệnh viện Chợ Rẫy và bệnh viện Nhi Đồng I.  Phương pháp cắt thận nội soi qua ngả bụng được tiến hành,  lấy thận ra tại đường mổ ở hốc chậu phải, rửa và xử trí mạch máu ở 4 độ Celsius ngoài cơ thể, sau đó thận  được ghép thận tự thân ngoài phúc mạc tại đường mổ hốc chậu phải. Kiểm tra sau mổ bằng thận đồ đồng vị  phóng xạ và UIV.   Kết quả: Trong 9 năm chúng tôi đã thực hiện ghép thận tự thân cho 22TH đã đặt stent thất bại, hoặc  từ chối đặt stent, có 2TH hẹp ĐM thận kèm rò ĐM – TM thận và 1TH hẹp ĐM thận kèm phình bóc tách  ĐM chủ ngực  bụng . Cắt lấy thận bằng kỹ thuật nội soi qua  ổ bụng, tuổi trung bình 19 ± 0,8 tuổi, có 10  em bé, 12 người lớn. Tuổi nhỏ nhất 5 tuổi, tuổi lớn nhất là 55 tuổi. Thời gian mổ trung bình 310 ± 85 giây.  Thời gian thiếu máu nóng trung bình 233 ± 195 giây (4 – 10 phút). Biến chứng sau mổ: dò nước tiểu sau  mổ có 1TH (4,5%), hoại tử thận ghép sau mổ 4 tuần  1TH (4,5%). Thời gian năm viện 40 ngày. Sau ghép  19/22TH  (86,4%) huyết áp  đã  trở về bình  thường,  trên  siêu âm Doppler  thận ghép 21TH  (95,5%), UIV  thận ghép hoạt động tốt 15TH (68,2%), CT‐ Scan 19TH (86,4%),  tử vong 1TH (4,5%). Thời gian theo dõi  dài nhất là 7 năm, ngắn nhất là 2 tháng.  Kết  luận: Các  trường hơp  tang huyết áp do hẹp ĐM  thận nếu không  thể can  thiệp bằng  đường nội  mạch  (nong,  stent), hoặc không  có  điều kiện  để  đặt  stent  thì  sẽ  được  can  thiệp ngoại khoa  (ghép  thận  tự  thân).Nội soi ổ bụng cắt thận bị hẹp động mạch có  lợi điểm  là vào có thể đi  thẳng vào gốc của động  tĩnh  mạch thận trước tiên, các nhánh động mạch nối tắt, nhánh động mạch xuyên nuôi thận được bảo tồn vào  giai đoạn đầu cuộc mổ, do vậy thời gian thực thiếu máu nóng của thận giảm rất nhiều, thận dễ phục hồi hơn  sau khi ghép.  Cuộc mổ, ngoài 3 trocars, chỉ có thêm một  đường mổ 10 cm vùng hốc chậu vừa lấy thận ra  vừa ghép vào. Kết quả cho thấy các cuộc mổ thành công với chức năng thận tốt, bệnh nhân không phải dùng  hoặc ngưng hẳn thuốc hạ áp, và không bị đe dọa tính  mạng do tăng huyết áp, nhất là các em bé, 1 TH tử  vong.    Từ khóa: hẹp động mạch thận, ghép thận tự thân  * Khoa Ngoại Tiết Niệu Bệnh viện Chợ Rẫy      Tác giả liên lạc: BS CK2 Dương Thị Kim Cúc  ĐT: 091385345  Email: cucduong63@yahoo.com  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Chuyên Đề Thận ‐ Niệu  70 ABSTRACT  AUTOTRANSPLANTATION FOR THE TREATMENT OF RENAL ARTERY STENOSIS  Duong Thi Kim Cuc, Duong Quang Vu, Thai Minh Sam, Chau Quy Thuan, Du Thi Ngoc Thu,   Tran Trong Tri, Hoang Khac Chuan, Nguyen Thi Thai Ha, Tran Ngoc Sinh  * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 2 ‐ 2013:  Background and odjective:  The renal arterial stenosis (RSA), is evidence in children and also aldults,  causes are numerous. Nowadays, the treatments of RSA is minimally invasive by endo‐arterial dilatation or  endo‐arterial stents. But there were cases failed with this non‐invasive measure. We prefer to auto‐transplant  if the endo‐arterial intervention was failed.  Patients and Methods: The patients were all age with RSA, failed after endo‐arterial intervention in  Cho  Ray  Hospital  (CRH),  Pediatric  N1  hospital  from  April  2004  to  April  2013.  The  laparoscopic  nephrectomy was performed; the kidney was removed by an incision on right iliac fossa (RIF), washing and  reservation by Euro‐Collins’ Solution at 4 Celsius degree. Then the auto‐transplantation was realized, on the  same RIF  incision  but  extra  peritoneal  (the  peritoneum was  sutured  by  3.0  vicryl,  and  a  retroperitoneal  dissection on the RIF) .  Results: The laparoscopic nephrectomy in order to renal auto transplantation was performed in 22cases  (of due to of renal artery stenosis), the average of age is 19 ± 0.8 years old (yo), the youngest was 5 yo, the  oldest was 55 yo, and there were 10 children. The operative time is 310 ± 85 second, the warm ischemic time  is 233 ± 195 second (range 4 – 10mns). The postoperative results were satisfactory in: 19/22 cases (86.4%)  with good graft  function controlled by  isotopic renal scan; 19/22 cases  (86.4%)  the normal blood pressure  were recovered and the patients stopped all of the hypertensions, only another patient still maintained 5mg  Amlordipine daily. Postoperative complication: urinary leaking (1 case) during 4 weeks (4.5%), death  in 1  case (4.5%). The hospital stay average was 40 days. After transplantation, 19/22TH (86.4%) blood pressure  has returned to normal, Doppler sonographic renal transplant 21TH (95.5%), renal graft function properly  UIV 15TH (68.2%), CT‐Scan 19TH (86.4%), 1TH deaths (4.5%). The longest follow‐up period of 7 years,  the shortest is 2 months.  Conclusion: The LAPN assisted and autotransplantion is less invasive but it is still a major operation,  the  mean  surgical  time  is  about  5  hours  and  at  risk  for  severe  complication.  We  indicate  the  autotransplantation only when other interventions are unavailable. The results of autotransplantation were  miraculous  in  almost  all  of  cases. The  patient  can  decrease  or  cancel  the  anti  hypertensive  drugs.  If  the  patients are children, it is important.  Keywords: Renal artery stenosis, autotransplatation   ĐẶT VẤN ĐỀ  Ghép  thận  tự  thân  là phương pháp điều  trị  được áp dụng trong một số bệnh lý đặc biệt của  hẹp ĐM thận không thể sửa chữa tại chỗ được,  phải  lấy  thận ra ngoài cơ  thể,  rửa và bảo quản  như  ghép  thận  đồng  loài,  tiến  hành  các  phẫu  thuật cần thiết ngoài cơ thể (exsitu surgery) như  nong  ĐM  thận  bị  hẹp  hoặc  vá  rò  ĐM  –  TM  thận.  Trong  bệnh  hẹp  động mạch  thận  gây  tăng  huyết  áp,  nếu  không  thể  can  thiệp  bằng  đường nội mạch (nong, stent), bn không đồng ý  hoặc không có điều kiện  đặt  stent  thì phải can  thiệp ngoại khoa. Những phương pháp bắt cầu  tại  chỗ  có  thể gặp khó khăn khi  đoạn hẹp dài  đến  chỗ  phân  chia  động mạch  thận  hoặc  bản  thân động mạch chủ và các mạch máu  lân cận  cũng  có  vấn  đề  (bệnh  Takayashu)  hoặc  phình  bóc  tách  động mạch chủ đến  đoạn  động mạch  thận. Ghép thận tự thân là một giải pháp cho các  trung tâm quen với việc ghép thận. Cắt thận để  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận ‐ Niệu  71 ghép trên những hợp này cũng đặc biệt và cần  một  số kỹ năng  riêng biệt. Sau những bào  cáo  đầu tiên tại bệnh viện Chợ Rẫy(Error! Reference source not  found.,12), năm nay chúng  tôi muốn báo cáo  thêm  một số kinh nghiệm  liên quan đến kỹ năng cắt  thận nội soi cho các trường hợp này  ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Nghiên cứu hàng  loạt các trường hợp được  ghép thận tự thân, lấy thận ghép bằng kỹ thuật  nội soi ổ bụng tại bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viên  Nhi Đồng I từ tháng 04/2004 đến tháng 04/2013.  KẾT QUẢ   22 trường hợp được thực hiện phương pháp  mổ  cắt  thận bằng kỹ  thuật nội  soi qua  ổ bụng  gồm: 10 bệnh nhi, 12 người lớn.   ‐ Nam: 10, nữ: 12.  ‐ Tuổi  trung bình: 19 ± 0,8, nhỏ nhất: 5  tuổi  lớn nhất: 55 tuổi.  ‐  Ngề  nghiệp:  Học  sinh:  13TH,  CNV:  8TH,  Không: 1      ‐ Tất cả bệnh nhân vào viện vì cao huyết áp:  dao động từ 130/80mmHg đến 200/100mmHg.  Cận lâm sàng  22  TH  được  làm:  siêu  âm  doppler:  21TH  (95,5%),  UIV:  17TH  (77,3%),  xạ  hình:  20TH  (90,1%), DSA: 22 TH (100%).  Bảng 1. Cận lâm sàng  Siêu âm doppler UIV Xạ hình DSA Thận P 12TH Tắc hoàn toàn tại gốc 10 Tắc hoàn toàn tại gốc + dò ĐM – TM: 1 Tắc hoàn toàn tại gốc +Phình ĐMC bụng: 1 7 11 Tắc hoàn toàn : 10 Tắc hoàn toàn + Rò ĐM - TM : 1 Tắc hoàn toàn + Phình ĐM-TM: 1 Thận T 5TH Hẹp hoàn toàn: 4 Hẹp 1 đoạn + dò ĐM – TM: 1 5 5 Tắc hoàn toàn: 3 Hẹp: 2 Thận P+T 5TH Hẹp 2 bên: 3 Takayashu: 2 5 4 Tắc hoàn toàn P, hẹp T 90%: 3 Tắc hoàn toàn T, hẹp P 90%: 1 Tắc nhiều chỗ: 2 Tổng cộng 22 17 20 21  A   B  C  Hình 1: NGUYỄN NGỌC TR. 13t (A): UIV trước mổ; (B): Hình CT multislice; (C): UIV sau mổ 3 tuần  Bảng 2. Chẩn đoán  Đặt stent Không đặt stent Không khả năng Đặt thất bại Hẹp ĐM thận P (12TH) 5 Hẹp ĐM thận T (5TH) 4 1 Hẹp 2 bên (5TH) 4 (ĐM thậnT) 1 ĐM thận P : 2 ĐM thận T : 2 Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Chuyên Đề Thận ‐ Niệu  72 Hẹp  động mạch  thận  P:  12TH  (54,5%),  có  2TH hẹp ĐM thận – Rò ĐM‐TM: 2TH (9,1%).  Hẹp động mạch  thận T: 5 TH  (22.7%), có 1  TH hẹp 1 đoạn + Rò ĐM – TM (4,5%)  Hẹp động mạch thận P + T: 5 TH (22,7%), có  2 TH hẹp nhiều chỗ (Takayasu).  Thời gian thiếu máu nóng   Thời gian  thiếu máu nóng  trung bình 233 ±  195 giây, nhanh nhất  là  4 phút,  lâu nhất  là  10  phút).   Vị trí lấy thận ghép ra khỏi cơ thể  Tất cả các trường hợp lấy thận ra tại đường  mổ ở hốc chậu phải, rửa và xử trí mạch máu ở 4  độ Celsius ngoài cơ thể, sau đó thận được ghép  thận tự thân ngoài phúc mạc tại đường mổ hốc  chậu phải. Có 2 TH đã mổ 2 bên và 2 lần mổ sau  ghép vào hốc chậu trái.  Lấy thận  17 TH thận P (77.3%), 7 TH thận T (31.8%).   Vị trí ghép   21TH  (95.5%)  ghép  vào HCP,  1  TH  (4.5%)  ghép vào HCT. (có 2 TH(9,1%) mổ  lần sau đều  ghép vào hốc chậu trái).  Hình 2. Vị trí lấy thận và ghép vào HCP  Phương pháp cắm niệu quản   Tất  cả  các  trường  hợp  cắm  niệu  quản  vào  bàng quang bằng phương pháp Lich Gregroi.  Thời gian mổ   Thời gian mổ trung bình 310 ± 85 giây   Thời gian nằm viện  Trung bình 40 ngày, ngắn nhất là 19 ngày và  nằm lâu nhất là 72 ngày.  Biến chứng sau mổ    Dò nước tiểu sau mổ 1 TH (4.5%).  Hoại tử thận ghép 1TH (4,5%).  Sau  ghép  trong  22TH  có  19/22TH  (86,4%)  huyết áp đã  trở về bình  thường,  trên UIV  thận  ghép hoạt động tốt, 2 trường hợp huyết áp tay T  trở về bình thường, huyết áp tay P còn cao (dao  động từ 150/90mmHg ‐ 190/100mmHg), tử vong  1 TH.  BÀN LUẬN   Việc  ghép  thận  tự  thân  được Hardy  thực  hiện  đầu  tiên vào năm  1963  cho bệnh nhân bị  tổn  thương  niệu  quản  gần  thận  nặng. Về  sau,  Belzer đã tiến hành đưa thận ra ngoài cơ thể sửa  chữa mạch máu và là người đầu tiên ứng dụng  phương pháp truyền dung dịch  lạnh để bảo vệ  thận. Kỹ thuật cắt thận qua nội soi ổ bụng được  Clayman và cs thực hiện lần đầu tiên tại Đại học  Washington năm 1990.   Tại Việt Nam,  ghép  thận  tự  thân  đã  được  thực  hiện  tại một  số  bệnh  viện  như Chợ Rẫy,  Bình Dân, Nhân Dân Gia  Định(11,16)Tại  bệnh  viện Chợ Rẫy từ tháng 4/2004 đến tháng 12/2006  chúng  tôi  đã  thực hiện ghép  thận  tự  thân,  lấy  thận ghép bằng kỹ thuật nội soi ổ bụng và thành  công cho 4 trường hợp(Error! Reference source not found.,12,14).  Ghép thận tự thân  là phương pháp điều trị được  áp dụng cho một số bệnh  lý nặng của  thận như:  hẹp động mạch thận, viêm xơ hóa thận, viêm cầu  thận,  thận  đa nang,  tổn  thương mạch máu  thận  nặng hay một  số bệnh  lý khác như: phình  động  mạch chủ bụng đoạn ngang thận, tổn thương niệu  quản trên một đoạn dài, bướu thận.    Thận được lấy ra ngoài sữa chữa những bất  thường, tạo hình rồi ghép trở lại cho người bệnh  bằng đường lấy thận.   Về chỉ định ghép thận tự thân: Với sự tiến bộ  của khoa học và của ngành Tim mạch học can  thiệp,  chỉ  định ghép  thận  tự  thân ngày nay  có  phần bị thu hẹp. Tuy vậy ghép thận tự thân vẫn  được  áp  dụng  trong  một  số  trường  hợp  tổn  thương không thể sửa chữa được hoặc sửa chữa  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận ‐ Niệu  73 được nhưng không triệt để như:   ‐ Hẹp  động mạch  thận hoàn  toàn hay hẹp  trên 1 đoạn dài, hẹp đến chỗ phân nhánh động  mạch Nguyên nhân của hẹp động mạch thận  có thể do xơ vữa, do loạn sản cơ sợi thành mạch  hay do viêm mạch máu Takayasu.  ‐ Hẹp động mạch thận ở trẻ em, thuyên tắc  động mạch thận.  ‐ Chấn  thương  hay  vết  thương mạch máu  thận.  ‐  Túi  phình  động  mạch  thận  hay  phình  nhánh động mạch thận.  ‐  Phình  động mạch  chủ  bụng  đoạn  ngang  thận cần phải cắt bỏ tạo hình.  ‐ Tổn  thương niệu quản  trên một đoạn dài:  chấn thương niêu quản hay cắt đoạn niệu quản  do bướu niệu quản.  ‐ Bướu thận, một số tác giả cắt thận và bướu  sau đó đưa ra ngoài phẫu tích lấy bướu sau đó  ghép thận trở lại cho bệnh nhân.  ‐ Những bệnh nhân  tuổi nhỏ phần  lớn suy  thận mạn thường do bệnh lý bẩm sinh chiếm tỷ  lệ # 45% (MC. Enry 1992) (2) như: Bướu Wilm’s.   Trong  vấn  đề  chỉ  định  cần  chú  ý  là  chức  năng hoạt  động  của quả  thận  được ghép phải  còn khá  tốt. Việc  thành công của ghép  thận  tự  thân  có ý nghĩa  rất quan  trọng,  đặc biệt  trong  trường hợp thận độc nhất hay thận còn lại hoạt  động kém.  Hiệu quả của kỹ thuật: Nếu chỉ định đúng  phương pháp đạt hiệu quả cao hơn hẳn so với  các phương pháp khác như nong đặt stent chỉ  hiệu quả  đối với những  trường hợp hẹp vừa  phải và hẹp trên 1 đoạn ngắn. Còn so sánh với  kỹ thuật mổ bắc cầu mạch máu (by‐pass), theo  Dubernard  (1985) và Bleacher  (1997)(1) kết quả  giảm huyết áp sau mổ cũng như sự hồi phục  chức  năng  thận  trong  ghép  thận  tự  thân  cao  hơn hẳn so với kỹ thuật mổ bắc cầu mạch máu  (97%  so  với  80%). Nghiên  cứu  của  chúng  tôi  cũng cho thấy 4 bệnh nhân bị cao huyết áp do  hẹp động mạch  thận, sau mổ huyết áp đã  trở  về bình thường.   Vấn  đề  lấy  thận  trong  ghép  thận  tự  thân:  trước đây thường áp dụng kỹ thuật mổ mở lấy  thận, ngày nay với sự tiến bộ của y học, lấy thận  bằng phẫu  thuật nội soi đã đem  lại kết quả  tốt  cho người bệnh, Chúng tôi cũng đã áp dụng 22  trường hợp  lấy  thận nội soi ổ bụng và kết quả  đều  tốt  86,4%. Nội  soi  ổ  bụng  cắt  thận  bị hẹp  động mạch  có  lợi  điểm  là vào  có  thể  đi  thẳng  vào gốc của động tĩnh mạch thận trước tiên, các  nhánh  động mạch  nối  tắt,  nhánh  động mạch  xuyên nuôi thận được bảo tồn vào giai đoạn đầu  cuộc mổ, do vậy thời gian thực thiếu máu nóng  của thận giảm rất nhiều, thận dễ phục hồi hơn.  Cuộc  mổ,  ngoài  3  trocars,  chỉ  có  thêm  một  đường mổ 10 cm vùng hốc chậu vừa lấy thận ra  vừa ghép vào. vấn đề thẩm mỹ cao, đau sau mổ  giảm và  thời gian nằm viện  được  rút ngắn  lại.  Tuy nhiên vì  là kỹ thuật mới nên giá thành các  trang thiết bị còn cao và đòi hỏi phẫu thuật viên  phải  có kinh nghiệm  trong vấn  đề phẫu  thuật  nội soi.  Về kỹ  thuật ghép: Có 2 vị  trí ghép  thường  dùng  là  ghép  vào  hốc  chậu,  ngoài  phúc mạc  hoặc  ghép  vào  vị  trị  cũ  của  thận  vùng  hông  lưng.  Vấn  đề  chuẩn bị  trước ghép  đóng một vai  trò rất quan trọng, quyết định cho sư thành công  của cuộc mổ. Các khâu chuẩn bị bao gồm: ekíp  mổ, dung dịch rửa và bảo quản thận thời gian  thiếu máu  thận  ghép  càng  ngắn  càng  tốt,  đặc  biệt là thời gian thiếu máu nóng để làm giảm tổn  thương  cho  thận  ghép  và  thận  ghép  hồi  phục  tốt.  Vấn đề xử lý mạch máu thận trong qúa trình  mổ đóng một vai  trị rất quan  trọng như cắt bỏ  đoạn mạch máu hẹp, tái tạo lại động mạch thận,  nối  động  mạch  thận  với  1  mạch  máu  mới  Những vấn đề nầy cần phải hết sức cẩn thận vì  đây  là  thao  tác  quyết  định  cho  hệ  thống máu  nuôi thận tốt hay không sau khi ghép.  Khâu nối niệu quản vào bàng quang: có rất  nhiều kỹ  thuật, áp dụng kỹ  thuật nào  tuỳ  thói  quen  của  từng phẫu  thuật viên, vấn  đề  là  làm  thế nào  để không bị xì dò nước  tiểu, không bị  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Chuyên Đề Thận ‐ Niệu  74 hẹp miệng nối và không bị trào ngược nước tiểu  có thể gây nhiễm trùng tiểu ngược dòng về sau.  Chúng  tôi  áp dụng  kỹ  thuật Lich Gregoire  và  nhận thấy kết quả khá tốt.  KẾT LUẬN  Ghép  thận  tự  thân  là một kỹ  thuật  điều  trị  hiệu quả trong một số bệnh lý mạch máu phức  tạp  của  thận,  niệu  quản  hay  động mạch  chủ  bụng Đây là một phẫu thuật lớn, đòi hỏi có sự  chuẩn bị tốt để đảm bảo cho sự thành công của  phẫu thuật.   Để  đạt  được  thành  công  của  cuộc mổ,  đòi  hỏi  phải  tuân  thủ  theo  đúng  những  bước  cần  thiết của quy  trình ghép một cơ quan  đó  là về  khâu  chuẩn bị, kỹ  thuật mổ  cũng như điều  trị  nội và theo dõi sau phẫu thuật. Theo chúng tôi  vấn  đề  quan  trọng  là  chỉ  định  đúng  và  xử  trí  thương tổn tốt. Trong đó vai trò nội soi ổ bụng  trong  thì  lấy  thận cũng quan  trọng không kém  và góp phần thành công trong cuộc mổ.  Nội soi ổ bụng cắt  thận bị hẹp động mạch,  chỉ định khi có chống chỉ định hoặc thất bại với  các phương pháp stent, nong, hay bị  từ chối vì  không  được  chi  trả  tiền mua  stent. Nội  soi  ổ  bụng cắt thận để ghép tự thân có lợi điểm là vào  có thể đi thẳng vào gốc của động tĩnh mạch thận  trước  tiên, bảo  tồn được các nhánh động mạch  nối tắt, nhánh động mạch xuyên nuôi thận, vào  giai  đoạn  đầu  cuộc mổ. Do vậy  thời gian  thực  thiếu máu nóng thực của thận giảm đi rất nhiều,  thận dễ phục hồi hơn. Cuộc mổ, ngoài 3 trocars,  chỉ có thêm một đường mổ 10 cm vùng hốc chậu  vừa lấy thận ra vừa ghép vào. Kết quả cuộc mổ  qua  loạt này cho  thấy các cuộc mổ  thành công  với  chức  năng  thận  phục  hồi  tốt,  bệnh  nhân  không còn phải dùng hoặc ngưng hẳn thuốc hạ  áp, và không còn bị đe dọa  tai biến mạch máu  do tăng huyết áp, nhất là các em bé, có 1 TH tử  vong nghĩ do thuyên tắt phổi, 1TH hoại tử thận  ghép, 1TH dò nước tiểu sau mổ.   TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Bleacher  J,  Turner ME,  Quivers  E,  Schwarts  (1997).  Renal  autotransplantation for renovascular hypertension caused by  midaortic  syndrome.  J  Pediatr  Surg  Feb;  32(2):  248‐50;  discussion 250‐1.  2. Chiche L, Kieffer E, Sabatier J, Colau A, Koskas F, Bahnini A  (2003).  Renal Autotransplantation  for  vascular  disease:  late  outcome according to etiology. J Vasc Surg Feb; 37(2):353‐61.  3. Desai D, Nicholls G, Duffy  PG  (1999).  Bench  surgery with  autotransplantation  for Bilateral synchronous Wilmsʹ  tumor:  a report of three cases. J Pediatr Surg Apr; 34(4):632‐4.  4. Duberna JM, Martin X, Mongin D, Gelet A, Canton F (1985).  Extracorporeal  replacement  of  the  renal  artery:  techniques,  indications and long‐term results. J Urol. Jan; 133(1):13‐6.  5. Duberna JM, Martin X, Gelet A, Mongin D, Canton F, Tabib A  (1985):  Renal  autotransplantation  versus  bypass  techniques  for renovascular hypertension. Surgery May; 97(5):529‐34.  6. Gill IS, Uzzo RG, Hobart MG, Streem SB, Goldfarb DA, Noble  MJ  (2000).  Laparoscopic  retroperitoneal  live  donor  right  nephrectomy  for  purposes  of  allotransplantation  and  autotransplantation. J Urol Nov; 164(5):1500.  7. Hardy  JD  (1963).  High 
Tài liệu liên quan