Tiếp cận tài chính toàn diện tại các tỉnh đồng bằng Sông Hồng

Tiếp cận tài chính toàn diện đang là vấn đề thu hút được sự quan tâm của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Bài nghiên cứu tập trung đánh giá thực trạng tiếp cận tài chính toàn diện tại các tỉnh đồng bằng Sông Hồng trong giai đoạn 2013-2017. Dựa trên bộ chỉ tiêu Global Findex, nghiên cứu cho thấy tiếp cận tài chính đã được cải thiện đáng kể tại các tỉnh đồng bằng Sông Hồng. Mặc dù vậy, mức độ tiếp cận tài chính vẫn có khoảng cách giữa các địa phương. Phần thứ hai, nghiên cứu đánh giá thực trạng tiếp cận tài chính toàn diện về những kết quả đạt được và một số hạn chế còn tồn tại. Trên cơ sở đó, phần thứ ba, bài viết đưa ra một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy tiếp cận tài chính tại các tỉnh đồng bằng Sông Hồng.

pdf11 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 519 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiếp cận tài chính toàn diện tại các tỉnh đồng bằng Sông Hồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
18 © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 202- Tháng 3. 2019 Tiếp cận tài chính toàn diện tại các tỉnh đồng bằng Sông Hồng CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH- TIỀN TỆ Phạm Thị Hoàng Anh Trần Thị Thắng Ngày nhận: 12/02/2019 Ngày nhận bản sửa: 02/03/2019 Ngày duyệt đăng: 25/03/2019 Tiếp cận tài chính toàn diện đang là vấn đề thu hút được sự quan tâm của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Bài nghiên cứu tập trung đánh giá thực trạng tiếp cận tài chính toàn diện tại các tỉnh đồng bằng Sông Hồng trong giai đoạn 2013-2017. Dựa trên bộ chỉ tiêu Global Findex, nghiên cứu cho thấy tiếp cận tài chính đã được cải thiện đáng kể tại các tỉnh đồng bằng Sông Hồng. Mặc dù vậy, mức độ tiếp cận tài chính vẫn có khoảng cách giữa các địa phương. Phần thứ hai, nghiên cứu đánh giá thực trạng tiếp cận tài chính toàn diện về những kết quả đạt được và một số hạn chế còn tồn tại. Trên cơ sở đó, phần thứ ba, bài viết đưa ra một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy tiếp cận tài chính tại các tỉnh đồng bằng Sông Hồng. Từ khóa: Tiếp cận tài chính toàn diện, ngân hàng, đồng bằng Sông Hồng 1. Mở đầu ài chính toàn diện, tiếp cận tài chính hay tiếp cận tài chính toàn diện (TCTC) đều là cách dịch khác nhau của thuật ngữ Financial Inclusion. TCTC là việc mọi người dân và doanh nghiệp được tiếp cận và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tài chính một cách thuận tiện, phù hợp nhu cầu với chi phí hợp lý do các tổ chức tài chính cung cấp một cách có trách nhiệm và bền vững, trong đó chú trọng đến nhóm người nghèo, người thu nhập thấp, người yếu thế, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ (SMEs). Trong những năm gần đây, quá trình triển khai tài chính toàn diện trên thế giới đã thu được những kết quả tích cực, giúp người dân và doanh nghiệp được tiếp cận với dịch vụ tài chính tốt hơn, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, đầu tư và mở rộng cơ sở hạ tầng tài chính, cải thiện các chỉ số về tăng trưởng, phát triển và giảm nghèo, sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội. Tuy nhiên, tính đến năm 2017 trên thế giới vẫn còn khoảng hơn 1,7 tỷ người trưởng thành chưa có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ tài chính chính thức (CGAP, 2018), trong đó các CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 19Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 202- Tháng 3. 2019 nhóm bị loại trừ chủ yếu là phụ nữ, người nghèo ở nông thôn và các cộng đồng ở xa hoặc khó tiếp cận, cũng như các doanh nghiệp nhỏ và phi chính thức bị ảnh hưởng nhiều nhất. Việt Nam là nước có nền kinh tế đang phát triển, việc đẩy mạnh tiếp cận tài chính toàn diện là yêu cầu cấp bách cần thực hiện để đảm bảo phát triển một cách công bằng và bền vững. Nhất là đối với người nghèo, người có thu nhập thấp, họ là những nhóm đối tượng khó có thể tiếp cận tài chính, nhưng lại là nhóm khách hàng tiềm năng, là cơ hội mở rộng lĩnh vực tài chính. Với dân số hơn 90 triệu người nhưng có đến 42,2% người trưởng thành của Việt Nam không có tài khoản tại một tổ chức tài chính chính thức vào năm 2016 (NHNN, 2018) và 60% SMEs chưa tiếp cận được vốn vay ngân hàng (Chung Thủy, 2018). Tuy nhiên, rõ ràng, việc tiếp cận dịch vụ tài chính ngân hàng hiện vẫn còn một số hạn chế ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Đồng bằng Sông Hồng bao gồm 11 tỉnh, được coi là một trong những vùng kinh tế trọng điểm, có trình độ phát triển nhanh nhất cả nước nhưng trong vùng vẫn còn nhiều người chưa được tiếp cận với sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đa phần trong số đó là người dân sống ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, phụ nữ nghèo, người có thu nhập thấp. Do đó, bài viết nghiên cứu thực trạng tiếp cận tài chính tại các tỉnh đồng bằng Sông Hồng để tìm hiểu những kết quả đã đạt được, những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của hạn chế, trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy tiếp cận tài chính toàn diện các tỉnh đồng bằng Sông Hồng. 2. Thực trạng tiếp cận tài chính toàn diện tại các tỉnh đồng bằng Sông Hồng TCTC là một khái niệm đa chiều, không thể tự mình nắm bắt chính xác bằng các chỉ số duy nhất mà được xác định bởi một bộ chỉ số. Chỉ số TCTC là thước đo tính tiếp cận ngành tài chính của một quốc gia, được xây dựng như một chỉ số đa chiều, nắm bắt thông tin về các khía cạnh khác nhau của sự TCTC, như thâm nhập ngân hàng, sự sẵn có của các dịch vụ ngân hàng và sử dụng hệ thống ngân hàng. Nếu như nghiên cứu của Honohan (2008), Sarma (2012) sử dụng dữ liệu tổng hợp từ phía cung để đo lường TCTC thì bộ chỉ của Global Findex năm 2012 sử dụng dữ liệu về nhu cầu từ góc độ cá nhân liên quan đến việc sử dụng các dịch vụ tài chính để đo lường; hoặc bộ chỉ số của Sarma (2015) là một thước đo thể hiện tất cả các khía cạnh khác nhau của hệ thống tài chính một quốc gia- sự thuận tiện và mức độ sử dụng. Tuy nhiên mỗi bộ chỉ số có nội dung, ưu, nhược điểm riêng và phạm vi áp dụng không giống nhau. Bộ chỉ số do Global Findex xây dựng được coi là khá phù hợp khi các chỉ số cốt lõi của Global Findex tập trung vào năm nội dung cơ bản của việc sử dụng dịch vụ tài chính ở cấp độ cá nhân: Tài khoản, tiết kiệm, vay vốn, thanh toán và bảo hiểm. Chính vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi sẽ sử dụng các chỉ tiêu được đề xuất trong bộ Global Findex để đánh giá mức độ TCTC của các tỉnh đồng bằng Sông Hồng (trừ các chỉ tiêu về bảo hiểm). 2.1. Thực trạng sử dụng tài khoản ngân hàng 2.1.1. Số lượng chi nhánh ngân hàng tại vùng đồng bằng Sông Hồng Theo Ravikumar (2012), số lượng các ngân hàng có tác động tới lượng người có thể tiếp cận và được sử dụng các dịch vụ ngân hàng chính thức. Lượng ngân hàng càng nhiều thì mức độ bao phủ của hệ thống ngân hàng càng lớn. Tuy nhiên, để có thể đánh giá chính xác hơn về mức độ bao phủ của ngân hàng, các chỉ tiêu thường được sử dụng là mức độ bao phủ của chi nhánh ngân hàng và máy ATM theo dân số và địa lý. Việc TCTC của người dân các tỉnh đồng bằng Sông Hồng được đánh giá bởi sự gia tăng nhanh về số lượng chi nhánh ngân hàng trong suốt thời gian từ 2013 đến năm 2017 theo 2 tiêu chí như sau: Về mức độ bao phủ của chi nhánh về mặt dân số phản ánh số lượng chi nhánh trên 100.000 người dân trưởng CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 20 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 202- Tháng 3. 2019 thành: Bảng 1 cho thấy số lượng các chi nhánh ngân hàng (NHTM) trên địa bàn các tỉnh đồng bằng Sông Hồng tăng trưởng đều trong giai đoạn 2013- 2017, qua đó góp phần tăng khả năng tiếp cận tài chính của người dân đối với các dịch vụ tài chính. Nếu trong năm 2013 có 5,7 chi nhánh trên 100.000 người dân trưởng thành thì con số này đã lên đến 6,6 chi nhánh vào năm 2017. Trong giai đoạn 2013- 2017, người dân nói chung và người trưởng thành nói riêng tại các tỉnh đồng bằng Sông Hồng đã dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với các chi nhánh ngân hàng, làm cho việc tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng cũng dễ dàng và thuận tiện hơn. Cụ thể số chi nhánh trên 100.000 người trưởng thành của các tỉnh đồng bằng Sông Hồng cao hơn so với mức trung bình của cả nước (Bảng 1). Tuy nhiên, các chi nhánh, phòng giao dịch của NHTM mới chỉ tập trung tại các thành phố, chưa phát triển ở khu vực nông thôn. Ở các địa bàn vùng núi, vùng sâu, vùng xa, người dân còn rất khó khăn tiếp cận dịch vụ ngân hàng. Số xã có đặt điểm giao dịch của các NHTM mới chỉ chiếm một tỷ lệ thấp (Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh các tỉnh). Về mức độ bao phủ của chi nhánh về mặt địa lý phản ánh số lượng chi nhánh NHTM trên mỗi 1.000 km2: Nếu trong năm 2013 bình quân trong vùng có 3,1 chi nhánh ngân hàng trên 1.000 km2 thì con số này đã lên đến 3,6 chi nhánh ngân hàng vào năm 2017, với mức tăng 1,17 lần so với năm 2013. Nhưng nếu so với cả nước thì số chi nhánh trên 1.000 km2 thì con số trung bình của vùng thấp hơn (Bảng 1), do trong vùng có một số tỉnh có diện tích rộng và mật độ dân cư thưa thớt. Nhìn chung, việc tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng đã trở lên sâu rộng hơn ở tất cả các tỉnh trong vùng do sự phân bố chi nhánh ngân hàng đã tăng lên, song mật độ chi nhánh giữa các tỉnh trong vùng vẫn chưa có sự đồng đều. Bảng 1. Phân bổ số lượng chi nhánh ngân hàng tại các tỉnh đồng bằng Sông Hồng giai đoạn 2013- 2017 TT Năm Địa Phương 2013 2014 2015 2016 2017 Số CN/ 1.000 km2 Số CN/ 100.000 người trưởng thành Số CN/ 1.000 km2 Số CN/ 100.000 người trưởng thành Số CN/ 1.000 km2 Số CN/ 100.000 người trưởng thành Số CN/ 1.000 km2 Số CN/ 100.000 người trưởng thành Số CN/ 1.000 km2 Số CN/ 100.000 người trưởng thành 1. Bắc Ninh 3,9 5,0 4,1 5,2 4,1 5,1 4,1 5,1 4,4 5,4 2. Hà Nội 8,8 7,7 8,9 7,7 9,9 8,6 19,1 8,8 10,2 9,0 3. Hưng Yên 2,9 3,8 3,0 4,0 3,0 4,0 3,2 4,3 3,2 4,3 4. Hải Dương 1,6 2,5 1,7 2,7 1,7 2,7 1,7 2,7 1,8 2,9 5. Quảng Ninh 0,9 7,9 1,0 8,3 1,0 8,8 1,0 9,0 1,0 9,2 6. Hải Phòng 6,4 8,7 6,7 9,1 6,8 9,2 6,9 9,5 6,9 9,5 7. Vĩnh Phúc 1,9 3,8 1,9 3,8 2,0 4,0 2,2 4,3 2,3 4,6 8. Hà Nam 4,5 8,2 5,2 9,5 5,2 9,5 5,3 9,7 5,3 9,7 9. Nam Định 1,6 2,4 1,8 2,5 1,9 2,8 2,0 3,0 2,3 3,3 10. Thái Bình 1,7 2,4 1,9 2,7 1,9 2,7 2,0 2,8 2,0 2,9 11. TB ĐBSH 3,1 5,7 3,2 5,9 3,4 6,3 3,5 6,5 3,6 6,6 12. TB cả nước 7,3 3,7 8,2 3,9 8,1 3,8 8,3 3,9 8,9 4,9 Nguồn: NHNN các tỉnh và tính toán của tác giả, World Bank/ IMF CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 21Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 202- Tháng 3. 2019 2.1.2. Số lượng máy ATM và thẻ ATM tại các tỉnh đồng bằng Sông Hồng Để người dân có thể tiếp cận được dịch vụ tài chính thuận lợi, trước tiên là họ phải có tài khoản ở ngân hàng, bởi đây là cửa sổ để tiếp cận các dịch vụ tài chính khác, như tiết kiệm, tín dụng, thanh toán và bảo hiểm. Trong giai đoạn 2013- 2017, số lượng thẻ ngân hàng trong vùng có sự gia tăng đáng kể, trong đó thẻ ATM luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng lượng thẻ phát hành. Nếu như năm 2013 số lượng thẻ ATM là 6.828.803 thẻ, chiếm tỷ trọng 73,2% tổng thẻ phát hành thì con số này lên đến 12.075.445 thẻ năm 2017, với mức tăng là 5.876.642 thẻ và tốc độ tăng 86% so với năm 2013 (Bảng 2). Theo Bảng 2, số lượng máy ATM và thẻ ATM được phát hành đều có sự tăng dần và tương tự nhau ở các tỉnh đồng bằng Sông Hồng qua các năm từ 2013 đến 2017. Tuy nhiên, số lượng máy ATM mới chỉ được đặt chủ yếu ở các địa điểm có sự phát triển về kinh tế, có dân số tập trung đông, các khu công nghiệp nơi nhiều nhà máy, công ty sản xuất kinh doanh. Kéo theo đó, số lượng thẻ ATM ở các địa điểm này cũng tăng, nhất là các tỉnh có sự phát triển về kinh tế như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh Lý do chủ yếu làm cho lượng thẻ ATM tăng nhanh trong giai đoạn 2013- 2017 là do hầu hết các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp trong khu công nghiệp đều trả lương qua tài khoản làm cho số lượng người trưởng thành có thẻ ATM tăng lên. Ngược lại, ở vùng nông thôn, do nhu cầu sử dụng tài khoản và mật độ dân số thưa nên số lượng máy ATM, thẻ ATM ít hơn so với thành thị. Bên cạnh việc sử dụng chỉ tiêu số chi nhánh ngân hàng phân bổ theo dân số và địa lý để đánh giá mức độ TCTC của người dân, chúng tôi còn quan tâm đến mức độ bao phủ của máy ATM. Đó là số lượng máy ATM trên 100.000 người dân và số lượng máy ATM trên 1.000 km2 và trong giai đoạn từ năm 2013 đến 2017, cả hai chỉ tiêu trên đều có sự tăng trưởng nhẹ. Cụ thể về mặt địa lý, nếu năm 2013 có 20,9 máy ATM trên 1.000 km2 thì con số này đã lên đến 25 máy vào năm 2017 (Biểu đồ 1), tương đương với mức độ tăng là 1,19 lần. Về mặt dân số, nếu như năm 2013 cứ Bảng 2. Số lượng máy ATM và thẻ ATM tại các tỉnh đồng bằng Sông Hồng giai đoạn 2013- 2017 TT Năm Địa phương 2013 2014 2015 2016 2017 SL máy ATM SL thẻ ATM SL máy ATM SL thẻ ATM SL máy ATM SL thẻ ATM SL máy ATM SL thẻ ATM SL máy ATM SL thẻ ATM 1. Bắc Ninh 185 285.845 198 384.185 222 454.095 230 549.334 245 694.697 2. Hà Nội 2.872 3.820.405 3.055 4.338.547 3.070 5.088.731 3.098 6.154.883 3.113 6.401.078 3. Hưng Yên 111 205.022 129 239.701 145 343.576 160 441.139 177 583.322 4. Hải Dương 235 552.153 244 676.343 254 773.029 272 923.844 305 1.060.729 5. Quảng Ninh 326 428.916 375 473.952 392 521.347 400 581.302 405 649.315 6. Hải Phòng 351 413.268 380 450.304 422 815.051 448 945.459 465 1.030.550 7. Vĩnh Phúc 140 207.198 150 230.819 169 257.132 172 286.445 192 319.100 8. Hà Nam 52 179.221 65 193.961 81 242.788 95 275.748 103 294.943 9. Nam Định 122 305.030 132 359.020 151 445.202 162 511.358 182 526.479 10. Thái Bình 113 431.745 128 495.225 131 556.782 135 653.954 146 756.350 Tổng 4.507 6.828.803 4.856 7.842.057 5.037 9.497.733 5.172 11.323.466 5.333 12.316.563 Nguồn: NHNN các tỉnh và tính toán của tác giả CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 22 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 202- Tháng 3. 2019 100.000 người trưởng thành có 36,8 máy ATM thì con số này lên đến 44,3 máy vào năm 2017 (Biểu đồ 1). Mặc dù mật độ máy ATM tăng lên nhưng sự phân bố chưa đồng đều, nhất là ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. 2.2. Thực trạng tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng Trong giai đoạn 2013- 2017, mức độ huy động tiết kiệm từ nền kinh tế trong vùng có sự tăng lên đáng kể, nhưng mức độ tiền gửi của dân cư, tổ chức kinh tế và nguồn khác là không đồng đều. Nếu như năm 2013, tổng tiền gửi tại hệ thống ngân hàng trong vùng đạt 1.406.005 tỷ đồng thì đến con số này đã lên đến 3.343.688 tỷ đồng vào năm 2017, với tốc độ tăng đạt 37%. Trong tất cả các nguồn huy động thì tiền gửi của dân cư chiếm tỷ trọng chủ yếu, năm 2013 tổng tiền gửi của người dân ở mức 687.384 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 48,8% thì đến năm 2017 tiền gửi của dân cư đã lên đến 1.525.724 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 45,6% (Báo cáo NHNN chi nhánh các tỉnh). Biểu đồ 2 cho thấy giá trị tiền gửi của dân cư có sự tăng lên nhưng tốc độ tăng không đều giữa các năm, có năm tăng xấp xỉ 30%, nhưng có năm chỉ dừng lại ở mức gần 16%. Điều này cho thấy, do thu nhập của người dân các tỉnh đồng bằng Sông Hồng chưa cao, chủ yếu mới chỉ đáp ứng được nhu cầu chi tiêu cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, do thói quen tâm lý của người dân thích giữ tiền mặt trong nhà hay đầu tư vào tài sản khác và một phần do hiểu biết của người dân về các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng còn 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Số lượng máy ATM trên 100,000 người trưởng thành Số lượng máy ATM trên 1,000 km2 Biểu đồ 1. Số lượng máy ATM tại các tỉnh đồng bằng Sông Hồng giai đoạn 2013- 2017 Nguồn: NHNN các tỉnh và tính toán của tác giả Biểu đồ 2. Diễn biến tiền gửi ngân hàng của dân cư các tỉnh đồng bằng Sông Hồng giai đoạn 2013- 2017 Nguồn: NHNN các tỉnh và tính toán của tác giả CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 23Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 202- Tháng 3. 2019 hạn chế, nhất là người sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. 2.3. Thực trạng vay vốn tại ngân hàng Đối với hoạt động cung cấp vốn vay, các ngân hàng trong vùng chia ra thành ba lĩnh vực chính là cho vay khu vực nông nghiệp và nông thôn, cho vay đối với SMEs và cho vay đối tượng khác. Biểu đồ 3 cho thấy giai đoạn 2013- 2017, vốn vay dành cho khu vực nông nghiệp, nông thôn có tăng về mặt quy mô nhưng vẫn thấp hơn các lĩnh vực khác, tỷ trọng vốn dành cho nông nghiệp nông thôn chỉ chiếm tỷ trọng từ 15% đến 16% qua các năm. Nếu như năm 2013 vốn vay của nông thôn ở mức 203.889 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 16% thì đến năm 2017 số vốn dành cho nông nghiệp nông thôn lên đến 328.888 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng 15%. Mặc dù vùng nông thôn đã nhận được sự quan tâm của các TCTD song tỷ lệ người sống ở nông thôn chiếm 69% (số người sống ở nông thôn là 14.140 người so với tổng dân số cả vùng là 20.439 người) thì số vốn vay này vẫn thấp hơn so với nhu cầu của người dân. Các TCTD trên địa bàn không chỉ dành nguồn vốn cho người dân vùng nông nghiệp nông thôn mà còn quan tâm đến việc cung cấp tín dụng cho các SMEs trong vùng. Theo Biểu đồ 3, số vốn mà các TCTD cho vay đối với SMEs cao hơn vốn dành cho vùng nông thôn và chiếm tỷ trọng từ 29%- 30% trong các năm từ 2013 đến 2017. Nếu như năm 2013, SMEs có giá trị khoản vay là 370.126 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 29,5% tổng dư nợ của TCTD thì đến năm 2017, con số này đã lên đến 659.666 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 30,6% và tăng với tốc độ là 78%. Mặc dù giá trị khoản vay của SMEs tăng lên qua các năm nhưng tỷ trọng hầu như không thay đổi, điều đó chứng tỏ SMEs vẫn gặp khó khăn trong tiếp cận tín dụng ngân hàng, lý do chủ yếu là các doanh nghiệp không đáp ứng được yêu cầu về tài sản đảm bảo và hồ sơ vay vốn. Nhìn chung, nguồn vốn mà các TCTD dành cho khu vực nông nghiệp và nông thôn, SMEs còn giữ ở mức khiêm tốn so với các đối tượng khác. Năm 2013, tổng cho vay nông nghiệp, nông thôn và SMEs là 574.006 tỷ đồng, thấp hơn vốn vay của các đối tượng khác là 685.652 tỷ đồng. Đến năm 2017 cũng tương tự như vậy, vốn vay dành cho SMEs và vùng nông thôn là 988.554 tỷ đồng trong khi các đối tượng khác được vay lên đến 1.182.486 tỷ đồng. Do đó, thị trường tín dụng nông thôn và SMEs vẫn còn rộng mở cho các TCTD trong vùng. 2.4. Thực trạng sử dụng dịch vụ thanh toán Biểu đồ 3. Tình hình vay vốn tại các tỉnh Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2013- 2017 Nguồn: NHNN các tỉnh và tính toán của tác giả CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 24 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 202- Tháng 3. 2019 2.4.1. Thẻ thanh toán Trong thời gian gần đây dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt ở trong vùng ngày càng phát triển, theo đó việc sử dụng thẻ các loại như thẻ ATM, thẻ tín dụng, thẻ visa, thẻ ghi nợ để thanh toán cũng tăng lên đáng kể. Nếu như năm 2013 số lượng thẻ trong vùng là 9.326.499 thẻ thì con số này đã lên đến 17.402.048 thẻ vào năm 2017, với mức tăng 8.075.550 thẻ và tốc độ tăng là xấp xỉ 53% và trung bình mỗi năm tăng nhẹ trong khoảng từ 12% đến 17% (Biểu đồ 4). Mặc dù trung bình một người có thể sở hữu từ 4 đến 5 thẻ ngân hàng (TTXVN/TTTL, 2016) nhưng số lượng thẻ có giao dịch chỉ chiếm hơn một nửa số thẻ phát hành. Tuy vậy các ngân hàng vẫn chạy theo số lượng làm cho tỷ lệ thẻ chết của các NHTM trong vùng tương đối cao và gây ra gánh nặng chi phí cho các tổ chức phát hành. Bên cạnh đó phần lớn lượng thẻ phát hành tập trung ở các thành phố lớn, nơi người dân có nhu cầu và có thể chi trả các khoản phí khi sử dụng thẻ. 2.4.2. Điểm thanh toán POS Năm 2017, các tỉnh đồng bằng Sông Hồng có 96.532 POS, tăng 74.854 máy so với năm 2013, chứng tỏ rằng các ngân hàng mở rộng đầu tư vào lĩnh vực này và thu hút được sự quan tâm của khách hàng (Biểu đồ 5). Điều đó được thể hiện thông qua giá trị giao dịch qua POS trong giai đoạn này có sự thay đổi tích cực. Nếu như năm 2013 giá trị giao dịch POS là 425.463 tỷ đồng thì con số này đã tăng lên 1.977.073 tỷ đồng vào năm 2017, với mức tăng là 1.551.610 tỷ đồng và tốc độ tăng là 364,6% (Biểu đồ 5). Thực trạng này cho thấy, mức độ sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng được người dân biết đến và sử dụng nhiều hơn, trong đó có thanh toán qua POS. 2.5. Các kênh phân phối Bên cạnh kênh cung ứng dịch vụ truyền thống, các TCTD trong vùng đã ứng dụng công nghệ thông tin để cung cấp sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện
Tài liệu liên quan