Đặt vấn đề - Mục tiêu nghiên cứu: Bài thuốc Bổ dương hoàn ngũ thang (BDHNT) được sử dụng trong điều trị phục hồi liệt vận động sau đột quị dưới dạng thuốc sắc. Để việc sử dụng thuốc được tiện lợi hơn, bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Bình phước đã bào chế dưới dạng viên nang. Đề tài này được tiến hành để khảo sát các thông số lý hóa, xác định sự hiện diện của các dược liệu, định lượng saponin, protein toàn phần trong cao chiết và thành phẩm để làm cơ sở cho các thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng tiếp theo. Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Cao chiết và viên nang BDHNT được cung cấp bởi Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Bình phước. Áp dụng phương pháp sắc ký lớp mỏng để xác định sự hiện diện của các nguyên liệu trong chế phẩm. Áp dụng phương pháp cân để định lượng saponin, protein toàn phần trong cao chiết và chế phẩm. Kết quả: Cao chiết và viên nang BDHNT đạt các yêu cầu về độ ẩm, độ tro, pH, giới hạn kim loại nặng, giới hạn nhiễm khuẩn, độ rã, độ đồng đều khối lượng quy định trong Dược điển Việt Nam IV. Trên hình ảnh sắc ký đồ của chế phẩm cho thấy có sự hiện diện của 6 loại dược liệu. Hàm lượng saponin toàn phần trong cao chiết và viên nang BDHNT lần lượt là 80mg/1 g và 40 mg/viên. Hàm lượng protein toàn phần trong cao chiết và viên nang BDHNT lần lượt là 180mg/1 g và 90 mg/viên.
6 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 295 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiêu chuẩn hóa cao chiết và viên nang bổ dương hoàn ngũ thang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 207
TIÊU CHUẨN HÓA CAO CHIẾT VÀ VIÊN NANG BỔ DƯƠNG HOÀN
NGŨ THANG
Trương Hữu Nhàn*, Trần Thị Bạch Tuyết*, Phan Quan Chí Hiếu**, Nguyễn Phương Dung**,
Bùi Mỹ Linh**, Phạm Thị Mỹ Nhung***, Trần Phúc Vinh***
TÓM TẮT
Đặt vấn đề - Mục tiêu nghiên cứu: Bài thuốc Bổ dương hoàn ngũ thang (BDHNT) được sử dụng trong
điều trị phục hồi liệt vận động sau đột quị dưới dạng thuốc sắc. Để việc sử dụng thuốc được tiện lợi hơn, bệnh
viện Y học cổ truyền tỉnh Bình phước đã bào chế dưới dạng viên nang. Đề tài này được tiến hành để khảo sát các
thông số lý hóa, xác định sự hiện diện của các dược liệu, định lượng saponin, protein toàn phần trong cao chiết
và thành phẩm để làm cơ sở cho các thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng tiếp theo.
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Cao chiết và viên nang BDHNT được cung cấp bởi Bệnh viện Y
học cổ truyền tỉnh Bình phước. Áp dụng phương pháp sắc ký lớp mỏng để xác định sự hiện diện của các nguyên
liệu trong chế phẩm. Áp dụng phương pháp cân để định lượng saponin, protein toàn phần trong cao chiết và chế
phẩm.
Kết quả: Cao chiết và viên nang BDHNT đạt các yêu cầu về độ ẩm, độ tro, pH, giới hạn kim loại nặng, giới
hạn nhiễm khuẩn, độ rã, độ đồng đều khối lượng quy định trong Dược điển Việt Nam IV. Trên hình ảnh sắc ký
đồ của chế phẩm cho thấy có sự hiện diện của 6 loại dược liệu. Hàm lượng saponin toàn phần trong cao chiết và
viên nang BDHNT lần lượt là 80mg/1 g và 40 mg/viên. Hàm lượng protein toàn phần trong cao chiết và viên
nang BDHNT lần lượt là 180mg/1 g và 90 mg/viên.
Kết luận: Đã áp dụng kỹ thuật sắc ký lớp mỏng và phương pháp cân trong tiêu chuẩn hóa và kiểm
nghiệm chất lượng viên nang BDHNT.
Từ khóa: Bổ Dương Hoàn Ngũ Thang, phương pháp sắc ký lớp mỏng, saponin toàn phần, phương
pháp cân.
ABSTRACT
STANDARDIZATION OF BO DUONG HOAN NGU THANG EXTRACT AND CAPSULE
Truong Huu Nhan, Tran Thi Bach Tuyet, Phan Quan Chi Hieu, Nguyen Phuong Dung, Bui My Linh,
Pham Thi My Nhung, Tran Phuc Vinh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 – 2012 : 207 –212
Background – Objectives: Bo Duong Hoan Ngu Thang (BDHNT) is a traditional remedy that have
been used in the rehabilitation of motor deficit after stroke. To increase user-friendly, Traditional Medicine
Hospital in Binh Phuoc province have changed this remedy into capsule. This study was conducted for
determining technical standards and analysing main chemical components from Bo Duong Hoan Ngu Thang
extract and capsule.
Materials & Methods: BDHNT extract and capsules were supplied by Traditional Medicine Hospital in Binh
Phuoc provice. Thin layer chromatography method was used to dertermine the presence of herbal medicines in
BDHNT extract and capsules.
Results: BDHNT extract and capsules are fit to standards of humidity, ashes, pH, heavy metal residues,
* Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Bình Phước ** Khoa Y học cổ truyền - Đại học Y Dược Tp. HCM
*** Công ty Cổ phần Dược phẩm Khang Minh
Tác giả liên lạc: BS Trương Hữu Nhàn, ĐT: 0913109196 Email: truonghuunhan63@yahoo.com.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 208
bacterial contamination mentioned in VietNam Pharmacopea IV. All 6 medicinal herbals in BDHNT remedy
were shown on thin layer chromatography plaques. The total saponins of extract and capsules were 80 mg/1 g and
40 mg/capsule. The total protein of extract and capsule were 180 mg/1 g and 90 mg/capsule.
Conclusion: Used thin layer chromatography and balanced methods to standardise and evaluate quality of
BDHNT extract and capsule.
Keywords: Bo Duong Hoan Ngu Thang, thin layer chromatography method, balanced method, total
saponin.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đột quị là một nhóm bệnh gây tử vong cao
và tàn tật nặng nề khá phổ biến. Ngày nay, với
sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật có
thể làm giảm tỉ lệ tử vong trên số BN đột quị,
song song đó thì sự sống sót tàn phế tăng(7).
Bệnh nhân sau đột quị thuộc loại đa tàn tật. Tùy
theo tình trạng khiếm khuyết thần kinh, những
nội dung phục hồi chức năng sau đột quị
thường là phục hồi nhận thức, phục hồi trí nhớ,
phục hồi vận động. Nội dung phục hồi chức
năng vận động thường phổ biến và được quan
tâm nhiều vì có liên quan chặt chẽ đến hoạt
động sống và lao động hàng ngày của các bệnh
nhân(6).
Bài thuốc BDHNT (gồm các dược liệu
Hoàng kỳ, Đương quy vĩ, Xích thược, Đào nhân,
Xuyên khung, Hồng hoa, Địa long) có xuất xứ
từ bộ sách Y lâm cải thác, chuyên chữa chứng
bệnh bán thân bất toại, khẩu nhãn oa tà, trở ngại
ngôn ngữ,... sau trúng phong của YHCT (di
chứng liệt nửa người, miệng méo, mắt xếch, nói
ngọng... do đột quị – theo quan niệm tây y)(10),...
Tại Việt Nam, một số tài liệu khoa học có đưa ra
việc sử dụng bài thuốc BDHNT để phối hợp với
các phương pháp khác nhằm điều trị phục hồi
liệt vận động trên bệnh nhân sau đột quị(2,6,9,5,8).
Dạng bào chế cổ truyền của bài thuốc BDHNT là
thuốc sắc nên có một số bất lợi, như: mùi, vị
thuốc khó uống; bảo quản, dự trữ các dược liệu
thường khó khăn, dễ bị ẩm mốc; mất nhiều thời
gian và ngày càng không phù hợp với nhịp
sống công nghiệp. Một chế phẩm sử dụng an
toàn, có hiệu quả, tiện lợi trong phục hồi chức
năng vận động trên bệnh nhân sau đột quị là
cần thiết. Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Bình
Phước đã chuyển dạng bài thuốc này thành viên
nang. Nghiên cứu này được thực hiện để tiêu
chuẩn hóa chất lượng cao chiết và viên nang
BDHNT, là một tiền đề cần thiết cho những thử
nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng tiếp theo.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nguyên vật liệu
Các dược liệu (Hoàng kỳ, Đương quy vĩ,
Xích thược, Xuyên khung, Đào nhân, Địa long,
Hồng hoa) đạt các tiêu chuẩn theo DĐVN IV(3),
riêng chỉ tiêu soi bột dược liệu Hoàng kỳ đạt
yêu cầu theo Dược điển Trung Quốc (2005)(4).
Cao khô BDHNT dưới dạng cao khô: bột
mịn, đồng nhất, màu nâu, mùi thơm dược liệu.
Mỗi 1 g bán thành phẩm chứa: Hoàng kỳ 3463
mg, Đương quy vĩ 577 mg, Xuyên khung 288
mg, Xích thược (rễ) 433mg, Đào (hạt) 288 mg,
Hồng hoa 288 mg, Địa long (Giun đất) 288 mg,
magnesi stearat vừa đủ.
Viên nang BDHNT (lô sản xuất 020211NC,
ngày sản xuất 15/02/2011). Thành phần dược
liệu cho 1 viên nang số 0 gồm: Hoàng kỳ 2000
mg, Đương quy vĩ 333mg, Xuyên khung 166,6
mg, Xích thược (rễ) 250 mg, Đào (hạt) 166,6 mg,
Hồng hoa 166,6 mg, Địa long (Giun đất) 166,6
mg, magnesi stearat vừa đủ.
Trang thiết bị, dụng cụ
Tủ sấy Memmert, lò nung Carbolite CSF
1200 (Anh) FLF 11/14, bếp cách thuỷ Memmert
ULM-500, kính hiển vi Olympus CH-20, cân
phân tích Statorius, máy đo độ ẩm Shimadzu EB
340 MOC (Nhật), máy quang phổ UV – 1700
Shimadzu, cân Mettler AE 200, đèn tử ngoại
Camag, lò nung Heraeus, tủ sấy JSON 20, máy
chụp hình Panasonic, bộ dụng cụ sắc ký lớp
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 209
mỏng, bản mỏng silica gel GF254, bộ dụng cụ
phá mẫu và chưng cất đạm.
Phương pháp nghiên cứu
Xác định độ mất khối lượng do làm khô
(DĐVN IV, Phụ lục 9.6): dùng 2 g chế phẩm đi
thử nghiệm, nhiệt độ 105oC trong 30 phút.
Xác định cắn không tan trong nước: thực
hiện với 1 g chế phẩm, pha và lọc trong bình
nón 200 ml, rửa cắn trên giấy lọc cho đến khi
giấy lọc không màu. Làm khô giấy lọc ở nhiệt
độ 105oC trong 4 giờ.
Xác định độ tro toàn phần, tro không tan
trong acid, tro sulfat, tro tan trong nước (DĐVN
IV, phụ lục 9.8, 9.7, 9.9, 9.10): dùng 1g chế phẩm.
Xác định độ pH (DĐVN IV, phụ lục 6.2):
dùng dung dịch 10% chế phẩm.
Xác định kim loại nặng (DĐVN IV, phương
pháp 3, phụ lục 9.4.8).
Xác định giới hạn nhiễm khuẩn (DĐVN IV,
phụ lục 13.6, trang PL-258): phương pháp đĩa
thạch(3).
Xác định độ rã (DĐVN IV, phụ lục 11.6):
thực hiện phép thử độ rã của viên nén và viên
nang.
Xác định độ đồng đều về khối lượng
(DĐVN IV, phụ lục 9.6): phương pháp 2.
Định tính bằng phương pháp SKLM (DĐVN
IV, Phụ lục 5.4): xác định sự hiện diện của
Hoàng kỳ, Xích thược, Đương quy vĩ, Xuyên
khung, Hồng hoa, Địa long.
Định lượng
Định lượng saponin toàn phần (1)
Cân chính xác khoảng 5g chế phẩm cho vào
bình nón nút mài 250 ml, thêm 50 ml methanol
(TT), đun sôi hồi lưu cách thủy 30 phút. Để
nguội, lọc lấy dịch methanol. Chiết tiếp bã 2 lần
nữa, mỗi lần với 30 ml methanol trong 15 phút.
Gộp các dịch chiết methanol đem bốc hơi cách
thủy đến cắn. Hòa tan cắn với 20 ml nước cho
vào bình chiết, tráng cốc với 10 ml nước. Lắc kỹ
bình chiết với n - butanol đã bão hòa nước 3 lần,
mỗi lần 20 ml. Gộp các dịch n-butanol cho vào 1
cốc đã cân bì, đem bốc hơi cách thủy đến cắn.
Sấy cắn ở 100 – 105 oC trong 4 giờ. Lấy ra để
nguội trong bình hút ẩm và cân nhanh. Tính tỷ
lệ cắn (hàm lượng saponin toàn phần) trong 1
gam theo công thức:
m
a
gmgX )/(
Trong đó: X : Hàm lượng saponin toàn phần trong 1 g; a :
Khối lượng cắn thu được sau khi sấy (mg); m : Khối lượng
mẫu đem chiết đã trừ độ ẩm (mg).
Định lượng protein (tiến hành theo phương
pháp 1, phụ lục 10.9, DĐVN IV):
Cân chính xác khoảng 0,5 g chế phẩm cho
vào bình Kjeldahl, tiến hành vô cơ hóa và chưng
cất.
Dùng dung dịch acid sulfuric 0,1N (CĐ) và
dung dịch natri hydroxyd 0,1N (CĐ).
Công thức tính: X (mg/g) = (b-a) x 1,4 x
6,25/P
Trong đó: a, b : Thể tích dung dịch natri hydroxyd 0,1N
(CĐ) đã dùng cho mẫu thử và mẫu trắng (ml); P : Khối
lượng bột đem đi thử nghiệm đã trừ độ ẩm (mg).
KẾT QUẢ
Tiêu chuẩn hóa các chỉ tiêu lý hóa của cao
chiết và viên nang BDHNT
Bảng 1. Độ ẩm của cao và viên nang BDHNT
Chế phẩm
Số lần lặp lại thí
nghiệm
Độ ẩm trung
bình (%)
Tiêu
chuẩn
Cao BDHNT 2 4,3 ≤ 5
Viên nang
BDHNT
2 4,2 ≤ 5
Độ ẩm của cao và viên nang BDHNT đạt
yêu cầu quy định trong Dược điển Việt Nam
dành cho cao khô và viên nang.
Bảng 2. Độ tro, cắn không tan trong nước, pH, giới
hạn kim loại nặng của cao BDHNT
Chỉ tiêu Cao BDHNT Tiêu chuẩn
Tro toàn phần (%) 8,55 ≤ 10
Tro không tan trong acid (%) 5,0 ≤ 6
Tro sulfat (%) 4,8 ≤ 6
Tro tan trong nước (%) 1,9 ≤ 4
Cắn không tan trong nước (%) 24,85 ≤ 26
pH của dung dịch 10% 4,35 4,0 – 5,5
Giới hạn kim loại nặng (ppm) < 20 ≤ 20
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 210
Độ tro, cắn không tan trong nước, pH của
dung dịch 10%, giới hạn kim loại nặng của cao
BDHNT đạt yêu cầu Dược điển Việt Nam.
Bảng 3. Độ rã, độ đồng đều khối lượng của viên nang BDHNT
Chỉ tiêu Số lần lặp lại thí nghiệm Trung bình Tiêu chuẩn
Thời gian rã (phút) 6 19,67 ± 0,52 ≤ 30
Khối lượng bột thuốc trong nang (g) 20 0,5773 ± 0,0179
% so với khối lượng trung bình 20 99,62 ± 3,09 ±7,5%
Thời gian rã và độ đồng đều khối lượng của
viên nang BDHNT đạt yêu cầu Dược điển Việt
Nam IV.
Định tính cao và chế phẩm bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng
Bảng 4. Sắc ký đồ của cao và viên nang BDHNT so với nguyên liệu đối chiếu
Nguyên liệu Hệ dung môi khai triển Phát hiện
Số vết của
nguyên liệu
đối chiếu
Số
vết của
cao và viên
nang
Số vết trùng
giữa nguyên
liệu với cao
và viên nang
Hoàng kỳ
CH3Cl-MeOH-H2O
(65:35:10 lớp dưới)
Phun acid sulfuric 10%, sấy 100
0
C.
Quan sát ở ánh sáng thường và
đèn UV =366nm
6 8 6
Địa long
n-BuOH-CH3COOH-
H2O (40:10:10)
Phun ninhydric 0,1% / 90%,
sấy105
0
C
7 8 7
Xuyên khung
CH3Cl -MeOH-NH4OH
(9:1:1 giọt)
Phun dung dịch Dragendorff, phun
tiếp acid sulfuric hoặc soi UV
=366nm
1 1 1
Hồng hoa
n-BuOH-CH3COOH-
H2O (4:1:5)
Ánh sáng thường 2 2 1
Đương quy Toluen-EtOAc (9:1) soi UV =366nm 3 3 3
Xích thược
CH3Cl-EtOAc-MeOH-
HCOOH (40:5:10:0,2)
Dung dịch vanillin 1%/acid sulfuric
10%
7 8 6
Trên sắc ký đồ của chế phẩm cho thấy sự
hiện diện của Hoàng kỳ, Đương quy, Xích
thược, Xuyên khung, Hồng hoa, Địa long trong
cao và viên nang BDHNT. Chứng tỏ phương
pháp chiết xuất và bào chế mới giữ được các
thành phần chủ yếu của công thức cổ truyền.
Định lượng saponin và protein toàn phần
trong cao và viên nang BDHNT
Bảng 5. Hàm lượng saponin toàn phần, protein toàn
phần trong cao và viên nang BDHNT
Chỉ tiêu Cao
BDHNT
(mg/1g)
Tiêu
chuẩn
(mg/1g)
Viên nang
BDHNT
(mg/viên)
Tiêu chuẩn
(mg/viên)
Saponin
toàn phần
126,1 ≤ 80 62,0 ≤ 40
Protein toàn
phần
190,5 ≤ 180 98,8 ≤ 90
Mỗi gam cao khô chứa ít nhất 80 mg
saponin và 180 mg protein toàn phần.
Mỗi viên nang chứa ít nhất 40 mg saponin
và 90 mg protein toàn phần.
Giới hạn nhiễm khuẩn của cao và viên
nang BDHNT
Bảng 6. Giới hạn nhiễm khuẩn của cao và viên nang
BDHNT
Chỉ tiêu
Cao
BDHNT
Viên nang
BDHNT
So với tiêu
chuẩn
DĐVN IV
Tổng số vi khuẩn hiếu
khí sống lại được
(CFU/g)
≤ 10
4
≤ 10
4
Đạt
Tổng số nấm mốc, nấm
men sống lại được
(CFU/g)
≤ 10
2
≤ 10
2
Đạt
Tổng số Enterobacteria ≤ 500 ≤ 500 Đạt
Salmonella, Escherichia
coli, Staphylococcus
aureus,
Pseudomonas
aeruginosa
0 0 Đạt
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 211
Giới hạn nhiễm khuẩn của cao và viên nang
BDHNT đạt mức 4 theo quy định của Dược điển
Việt Nam.
BÀN LUẬN
Chế phẩm BDHNT đạt các tiêu chuẩn cần
thiết của dạng bào chế viên nang theo các quy
định hiện hành, là một trong những tiền đề cơ
bản để tiến hành các thử nghiệm tiền lâm sàng
và lâm sàng trong đánh giá tính an toàn và hiệu
quả của thuốc một cách chính xác và khách
quan. Dựa vào cơ sở liều dùng của thuốc sắc
BDHNT của tác giả Hoàng Bảo Châu(6), có thể
dự kiến liều dùng cho mỗi bệnh nhân là 18
viên/ngày (người cân nặng trung bình 50 kg).
Liều này tương đương với thang thuốc 58,5 g,
gồm có: Hoàng kỳ 36 g, Đương quy vĩ 6 g,
Xuyên khung 3 g, Xích thược 4,5 g, Đào (hạt) 3
g, Hồng hoa 3 g, Địa long 3 g. Như vậy, so với
dạng cổ truyền, dạng bào chế mới tiện dụng
hơn, giảm được 117 lần khối lượng thuốc sử
dụng hàng ngày cho người bệnh.Từ những kết
quả thực nghiệm trên, chúng tôi đề nghị một số
tiêu chuẩn chất lượng cho viên nang Bổ Dương
Hoàn Ngũ Thang (bảng 7) như sau:
Bảng 7. Đề xuất tiêu chuẩn chất lượng viên nang Bổ
dương hoàn ngũ thang
Chỉ tiêu Yêu cầu chất lượng
Tính chất Viên nang số 0, bột thuốc trong
nang màu nâu,
mùi thơm dược liệu
Độ rã Không được quá 30 phút
Độ đồng đều khối
lượng
± 7,5% KLTB bột thuốc có trong
nang
Mất khối lượng do làm
khô
Không được quá 9,0% (kl/kl)
Định tính Hoàng kỳ
Địa long
Xuyên khung
Hồng hoa
Đương qui vĩ
Xích thược
Định lượng
saponin toàn phần
protein
Mỗi viên không được ít hơn:
40,0 mg
90,0 mg
Giới hạn nhiễm khuẩn Phải đạt yêu cầu qui định theo
DĐVN IV
KẾT LUẬN
Từ những kết quả thu được từ thực nghiệm,
chúng tôi có một số kết luận sau:- Cao chiết Bổ
Dương Hoàn Ngũ Thang đạt các yêu cầu cao
khô về độ ẩm, độ tro, độ pH, giới hạn kim loại
nặng, giới hạn nhiễm khuẩn theo các yêu cầu
quy định trong Dược điển Việt Nam IV.- Viên
nang Bổ Dương Hoàn Ngũ Thang đạt các yêu
cầu về độ ẩm, độ rã, độ đồng đều khối lượn,
giới hạn nhiễm khuẩn theo quy định của Dược
điển Việt Nam IV.- Trong cao chiết và viên nang
Bổ Dương Hoàn Ngũ Thang có sự hiện diện của
6 dược liệu Hoàng kỳ, Hồng hoa, Đương qui,
Địa long, Xích thược, Xuyên khung. - Hàm
lượng saponin toàn phần không được ít hơn 80
mg/1g cao khô và không được ít hơn 40 mg/1
viên BDHNT.- Hàm lượng protein toàn phần
không được ít hơn 180 mg/1g cao khô và không
được ít hơn 90 mg/1 viên BDHNT.Những kết
quả này là một trong minh chứng cho thấy viên
nang Bổ Dương Hoàn Ngũ Thang sau chuyển
dạng vẫn giữ được các thành phần tương tự như
dạng bào chế cổ truyền.Những kết quả thu được
từ nghiên cứu này góp phần cho việc tiêu chuẩn
hóa và kiểm nghiệm tiêu chuẩn chất lượng viên
nang Bổ Dương Hoàn Ngũ Thang, phục vụ cho
các nghiên cứu triển khai tiếp theo và có triển
vọng đóng góp với cộng đồng một lựa chọn
mới trong điều trị phục hồi vận động sau đột
quị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ môn Dược liệu, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh và Bộ môn
Dược liệu, Trường Đại học Dược Hà Nội (1998), Bài giảng dược
liệu, Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Dược Hà Nội,
tr.141.
2. Bộ Y tế (2007), Bệnh học và điều trị nội khoa (kết hợp đông – tây y),
Nxb Y học Hà Nội, tr. 411.
3. Bộ Y tế (2009), Dược điển Việt Nam (lần xuất bản thứ 4), Nxb Y
học Hà Nội, tr. 182-183, 756, 762-763, 767-768, 782-783, 788, 933-
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 212
935, PL 129-131, 144, 176-177, 182-183, 189-190, 221, 226-227,
258.
4. Chinese Pharmacopoeia Commission (2005), Pharmacopoeia of
The People’s Republic of China. People’s Medical Publishing
House, pp. 194-195.
5. Đỗ Tất Lợi (2006), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Y
học Hà Nội, tr. 67, 656, 706, 977-978.
6. Lê Đức Hinh và nhóm chuyên gia (2008), Tai biến mạch máu não -
Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí, Nxb Y học Hà Nội, tr. 596-598.
7. Nguyễn Văn Đăng (2006), Tai biến mạch máu não, Nxb Y học Hà
Nội, tr.9.
8. Thường Hỷ Lê Niên (2008), 410 phương thang đông y thực dụng,
Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, tr. 43.
9. Trần Văn Kỳ (2008), 205 bài thuốc đông y cổ truyền chọn lọc, Nxb
Thanh Niên.
10. Vương Thanh Nhậm, Nguyễn Văn Nghĩa (2004), Y lâm cải thác,
Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, tr. 7, 9, 95-97.