Tiểu luận Bằng lý luận và thực tiễn hãy chứng minh quan điểm của NAQ: cách mạng vô sản ở các nứoc thuộc địa có thể nổ ra và giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc

Vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin, Hồ Chí Minh đã trở thành người anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam. Mác - Angghen đã vạch ra con đường Cách mạng là giải phóng giai cấp, đi đến giải phóng nhân loại. Lênin đã bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác. Cống hiến lớn của Lênin là nghiên cứu những đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc, phát hiện quy luật không đều của chủ nghĩa tư bản, ở đây cũng phải nói thêm rằng: Lênin sinh ra và hoạt động chủ yếu ở nước Nga rộng lớn, chủ nghĩa tư bản phát triển ở mức trung bình, trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản phát triển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa,

doc14 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2819 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Bằng lý luận và thực tiễn hãy chứng minh quan điểm của NAQ: cách mạng vô sản ở các nứoc thuộc địa có thể nổ ra và giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN Bằng lý luận và thực tiễn hãy chứng minh quan điểm của NAQ: cách mạng vô sản ở các nứoc thuộc địa có thể nổ ra và giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc. Vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin, Hồ Chí Minh đã trở thành người anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam. Mác - Angghen đã vạch ra con đường Cách mạng là giải phóng giai cấp, đi đến giải phóng nhân loại. Lênin đã bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác. Cống hiến lớn của Lênin là nghiên cứu những đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc, phát hiện quy luật không đều của chủ nghĩa tư bản, ở đây cũng phải nói thêm rằng: Lênin sinh ra và hoạt động chủ yếu ở nước Nga rộng lớn, chủ nghĩa tư bản phát triển ở mức trung bình, trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản phát triển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, ngoài mâu thuẫn cơ bản giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản ở các nước tư bản, trên thế giới đã xuất hiện và phát triển càng gay gắt mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc với chủ nghĩa đế quốc thực dân. Cuối cùng Lênin đi đến một luận điểm nổi tiếng: Cách mạng có thể thắng lợi trong một số nước, thậm chí ở một nước ở đó tập trung mâu thuẫn và là chỗ yếu của dây chuyền đế quốc chủ nghĩa. Lênin đã trực tiếp lãnh đạo thành công Cách mạng Mười Nga vĩ đại, mở ra kỷ nguyên mới cho lịch sử loài người. Lênin đã vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác, tiến hành cách mạng vô sản thành công, đi từ giải phóng giai cấp đến giải phóng dân tộc, giải phóng nhân loại với khẩu hiệu: “Vô sản toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức liên hiệp lại”. Cả Lênin và Mác đều cho rằng học thuyết của các ông chỉ là “kim chỉ nam” chứ không phải là “chân lý tuyệt đối”, là “tuyệt đỉnh” V.I.Lênin là người đã sớm thấy sức mạnh to lớn của phong trào giải phóng dân tộc và là người đã viết đề cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa, trong đó nhấn mạnh tư tưởng phải kết hợp chặt chẽ phong trào cách mạng vô sản chính quốc với phong trào giải phóng dân tộc ở thuộc địa; các nước làm cách mạng vô sản thành công phải giúp đỡ cách mạng ở các nước thuộc địa, nhất là các nước kinh tế lạc hậu, còn nhiều tàn tích phong kiến... Tuy nhiên cũng như những nhà lãnh đạo Quốc tế cộng sản bấy giờ, Lênin đặt cách mạng thuộc địa phụ thuộc vào cách mạng vô sản chính quốc, là “hậu bị quân” của cách mạng vô sản chính quốc và cách mạng giải phóng dân tộc chỉ có thể thắng lợi khi cách mạng vô sản chính quốc và cách mạng giải phóng dân tộc chỉ có thể thắng lợi khi cách mạng vô sản chính quốc thắng lợi. Tuyên ngôn thành lập Quốc tế cộng sản (3-1919) viết: “Việc giải phóng các thuộc địa chỉ có thể tiến hành với việc giải phóng giai cấp công nhân ở chính quốc...” và “công nhân và nông dân không chỉ ở Angiêri, Bănggan, mà cả ở Ba Tư hay Ácmêni chỉ có thể được độc lập khi nào công nhân ở Anh và Pháp lật đổ chính phủ “Lôigioóc” và “Clêmăngxô” giành chính quyền về tay mình”. Nguyễn Ái Quốc tin theo Lênin, tin theo Quốc tế III. Nhưng vốn là người dân thuộc địa và là người cộng sản lăn lộn trong phong trào thuộc địa và nghiên cứu sâu sắc chủ nghĩa thực dân, Người đã đề ra những luận điểm về tính chủ động, tính tích cực của cách mạng giải phóng dân tộc, của nhân dân các nước thuộc địa, bổ sung vào những luận điểm chung lúc bấy giờ. Theo Nguyễn Ái Quốc, cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa không hoàn toàn phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc. Nhân dân các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc có thể “chủ động đứng lên, đem sức ta mà giải phóng cho ta”, giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc. Trong Tuyên ngôn của Hội Liên hiệp các thuộc địa (1921), Người viết: “Công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em”. Đến “Đường Cách mệnh” (1927), Người lại chỉ rõ: Muốn người ta giúp cho, thì trước mình phải tự giúp lấy mình đã” và Người dự báo: Việt Nam dân tộc cách mạng thành công thì tư bản Pháp yếu thì công nông Pháp làm giai cấp cách mạng cũng dễ. Năm 1945, Nhật đầu hàng Đồng minh, thời cơ cách mạng đã đến, Người kêu gọi: “Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta” Luận điểm sáng tạo nêu trên của Hồ Chí Minh mang tính cách mạng và khoa học đúng đắn, dựa trên những luận cứ đã được Người khảo sát chứng minh. Về chủ nghiã tư bản, Người nhận thức sâu sắc vai trò của thuộc địa đối với sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa đế quốc: chủ nghĩa tư bản đặt nền móng trên sự bóc lột hàng triệu người lao động ở các nước thuộc địa, nửa thuộc địa. Bởi vậy, theo Người, chủ nghĩa tư bản chỉ tan rã hoàn toàn và vĩnh viễn khi nào chúng ta phá bỏ được nền móng của lâu đài đế quốc chủ nghĩa. Về phía phong trào giải phóng dân tộc, Người nhận thức rõ tiềm năng cách mạng của các dân tộc bị áp bức là rất to lớn, nó sẽ bùng lên mạnh mẽ, hình thành một lực lượng khổng lồ khi được giáo dục, khi được giác ngộ, tổ chức, lãnh đạo. Ngay từ năm 1921, Người đã viết: “Người châu Á- tuy bị người phương Tây coi là lạc hậu - vẫn hiểu rõ hơn hết sự cần thiết phải cải cách toàn bộ xã hội hiện tại”. Người đưa ra luận điểm nổi tiếng: “Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô san ở các nước thuộc địa”. Từ đó Người vạch rõ chủ nghĩa thực dân không chỉ là kẻ thù của các dân tộc bị áp bức, mà đồng thời là kẻ thù của giai cấp công nhân và nhân dân lao động chính quốc. Cũng từ luận điểm nổi tiếng đó và quán triệt sâu sắc quan điểm của Lênin về mối quan hệ giữa cách mạng chính quốc và cách mạng thuộc địa, trong các Đại hội của Đảng Cộng sản Pháp và Đại hội V Quốc tế cộng sản, Người kiên quyết đấu tranh phê phán những người cộng sản chính quốc coi nhẹ vấn đề thuộc địa, không quan tâm đến cách mạng thuộc địa. Hồ Chí Minh là chiến sỹ tiên phong lên án chủ nghĩa thực dân đế quốc và cũng là người thi hành bản án chôn vùi chủ nghĩa thực dân ở Việt Nam, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên thế giới. V.I. Lênin đã sớm thấy sức mạnh to lớn của phong trào giải phóng dân tộc và là người đã viết đề cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa, trong đó nhấn mạnh tư tưởng phải kết hợp chặt chẽ phong trào cách mạng vô sản chính quốc với phong trào giải phóng dân tộc ở thuộc địa; các nước làm cách mạng vô sản thành công phải giúp đỡ cách mạng ở các nước thuộc địa, nhất là các nước kinh tế lạc hậu, còn nhiều tàn tích phong kiến...Theo Nguyễn Ái Quốc, cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa không hoàn toàn phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc, Nhân dân các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc có thể “chủ động đứng lên, đem sức ta mà giải phóng cho ta”, giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc. Trong lời kêu gọi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Người viết: “Sự áp bức và bóc lột vô nhân đạo của đế quốc Pháp đã lam cho đồng bào ta hiểu rằng có cách mạng thì sống, không có cách mạng thì chết. Chính vì vậy mà phong trào cách mạng ngày càng lớn mạnh...”. Như vậy, luận điểm về khả năng giành thắng lợi của cách mạng thuộc địa trước cách mạng chính quốc và nhân dân thuộc địa có thể đứng lên tự giải phóng cho mình là một sáng tạo có tầm quan trọng to lớn của Hồ Chí Minh, bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin. Quan điểm đó xuất phát từ tư tưởng độc lập tự chủ, tự lực, tự cường của Hồ Chí Minh, đó là nền tảng của luận điểm: Cách mạng thuộc địa có thể giành thắng lợi trước, không thụ động chờ cách mạng vô sản ở chính quốc thắng lợi để được giải phóng. Người đã từng nói: Tiếc thay, một số đông chiến sỹ vẫn còn tưởng rằng, một thuộc địa chẳng qua chỉ là một xứ mà trên là mặt trời, dưới là cát, vài cây dừa xanh với mấy người khác màu da, thế thôi. Và họ hoàn toàn không để ý gì đến”. Trong tình hình ấy, Hồ Chí Minh cảm thấy không thể chỉ trông cậy vào sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Pháp, mà phải tự lực tự cường. Tuyên ngôn của “Hội liên hiệp thuộc địa (1921) mà Hồ Chí Minh là người khởi thảo đã viết: “công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em”, đồng thời khi nói với các nhà cách mạng Việt Nam, Người khẳng định “muốn người ta giúp cho, thì trước hết mình phải tự giúp mình đã”. Vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, 9 nước tư bản đế quốc chủ nghĩa đã chia nhau thống trị toàn cầu. Chúng tha hồ làm mưa, làm gió, áp bức, bóc lột các dân tộc thuộc địa. Nhiều nhà cách mạng châu Âu tỏ ra bi quan và đưa ra luận điểm không đúng rằng “không thể có những cuộc chiến tranh dân tộc được” và luận điểm trên đã bị Lênin phê phán. Mặc dù vậy, Quốc tế Cộng sản vẫn nhận định chỉ khi nào cách mạng vô sản chính quốc thành công thì sự nghiệp giải phóng ở các nước thuộc địa mới giành thắng lợi. Thể hiện quan điểm đó, Tuyên ngôn thành lập Quốc tế Cộng sản (3-1919) có đoạn viết: “Việc giải phóng các thuộc địa chỉ có thể tiến hành với việc giải phóng giai cấp công nhân ở chính quốc”, rằng “công nhân và nông dân không chỉ ở An Nam, Angieri, Bengan mà cả ở Ba Tư và Ácmeni chỉ có thể được độc lập khi nào công nhân ở Anh và Pháp đã lật đổ chính phủ Lôigioóc và Clêmămgxô, giành chính quyền về tay mình”. Nhưng Hồ Chí Minh đã khẳng định: Cách mạng vô sản ở thuộc địa có thể giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc. Luận điểm sáng tạo đó của Hồ Chí Minh có ý nghĩa chỉ đạo thực tiễn rất quan trọng. Đó là cơ sở để Nguyễn Ái Quốc và Đảng ta tin tưởng và quyết tâm tổ chức lãnh đạo nhân Việt Nam đứng lên làm cách mạng để tự giải phóng khỏi ách đế quốc xâm lược và khỏi nghèo nàn lạc hậu. Đó cũng chính là cơ sở của tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường của nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng. Nhờ tinh thần đó mà cách mạng Việt Nam giành được thắng lợi vĩ đại. Thực tế là sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam không giải quyết ở Pari như có lãnh tụ cộng sản Pháp đã khẳng định, mà là ở Việt Nam, là do kết quả của cuộc chiến đấu lâu dài của nhân dân Việt Nam. Cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam đã thành công trước cách mạng vô sản ở Pháp, Mỹ và đã góp phần thúc đẩy phong trào giai cấp công nhân và nhân dân lao động Pháp, Mỹ và các nước khác... Người đã viết: “Việt Nam dân tộc cách mạng thành công thì tư bản Pháp yếu; tư bản Pháp yếu thì công nông Pháp làm giai cấp cách mạng càng dễ”. Năm 1945, Nhật đầu hàng đồng minh, thời cơ cách mạng đã đến. Người kêu gọi: Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy, đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”. Luận điểm sáng tạo nêu trên của Hồ Chí Minh mang tính cách mạng và khoa học, đúng đắn, dựa trên những luận điểm đã được Người khảo sát và chứng minh. Về phía chủ nghĩa tư bản, Người nhận thức sâu sắc vai trò của thuộc địa đối với sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư bản đặt nền móng trên sự bóc lột hàng ngàn người lao động ở các thuộc địa, nửa thuộc địa. Bởi chủ nghĩa tư bản chỉ tan rã hoàn toàn và vĩnh viễn khi chúng ta phá bỏ được nền móng của lâu đài đế quốc chủ nghĩa. Về phía phong trào giải phóng dân tộc, Người nhận thức rõ tiềm năng cách mạng của các dân tộc bị áp bức là rất to lớn, nó sẽ bùng lên mạnh mẽ, hình thành một “lực lượng khổng lồ” khi được giáo dục, giác ngộ, tổ chức, lãnh đạo. Ngay từ năm 1921, Người đã viết: “Người châu Á tuy bị phương Tây coi là lạc hậu - họ vẫn hiểu rõ hơn hết sự cần thiết phải cải cách toàn bộ xã hội hiện tại”. Người dự báo: “Ngày mà hàng trăm triệu nhân dân châu Á bị tàn sát và áp bức thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của vài tên thực dân lòng tham không đáy, họ sẽ hình thành một lực lượng khổng lồ và trong khi thủ tiêu một trong những điều kiện sống còn của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ anh em phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn”. Cũng từ đánh giá đó, Người đi đến khẳng định: “Vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới tùy thuộc phần lớn vào các thuộc địa là “một cái cánh cửa của cách mạng vô sản thế giới”. Về Việt Nam và Đông Dương, Người nhận định: Ngay dưới ách áp bức, bóc lột tàn khốc của chủ nghĩa thực dân, người Đông Dương không chết, người Đông Dương vẫn sống, sống mãi. Sự đầu độc của bọn thực dân không thể làm tê liệt sức sống, càng không thể làm tê liệt tư tưởng cách mạng của họ...Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi, chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi”. Trong lời kêu gọi nhân dân thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Người viết: Sự áp bức và bóc lột vô nhân đọa của đế quốc Pháp đã làm cho đồng bào ta hiểu rằng có cách mạng thì sống, không có cách mạng thì chết. Chính vì vậy mà phong trào cách mạng ngày càng lớn mạnh...”. Như vậy, luận điểm về khả năng giành thắng lợi của cách mạng thuộc địa trước cách mạng chính quốc và nhân dân thuộc địa có thể đứng lên tự giải phóng cho mình là một sáng tạo có tầm quan trọng to lớn của Hồ Chí Minh, bổ sung và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin. Nhiều nhà nghiên cứu đã đánh giá đó ngang với sáng tạo của Lênin khi Lênin đưa ra luận điểm: “Cách mạng vô sản có thể thành công trong một số nước, thậm chí trong một nước là nơi tập trung “mâu thuẫn” để thay cho luận điểm của Mác: “Cách mạng vô sản chỉ có thể thành công đồng thời ở các nước”. Luận điểm sáng tạo đó của Hồ Chí Minh có ý nghĩa chỉ đạo thực tiễn rất quan trọng. Đó là cơ sở để Nguyễn Ái Quốc và Đảng ta tin tưởng và quyết tâm tổ chức lãnh đạo nhân dân Việt Nam đứng lên làm cách mạng để tự giải phóng khỏi ách đế quốc xâm lược và khỏi nghèo nàn lạc hậu. Đó cũng là cơ sở của tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường của nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng. Nhờ tinh thần đó mà cách mạng Việt Nam giành được những thắng lợi vĩ đại. Thực tế là sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam không phải giải quyết ở Pari, (thủ đô của Pháp) như có lãnh tụ Pháp đã khẳng định, mà là ở Việt Nam, là do kết quả của cuộc chiến đấu lâu dài của nhân dân Việt Nam đã thành công trước cách mạng vô sản ở Pháp, Mỹ và đã góp phần thúc đẩy phong trào giai cấp công nhân và nhân dân lao động Pháp Mỹ và các nước khác... Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 –1954) cũng như thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975) càng chứng minh lời tổng kết hoàn toàn đúng đắn của Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ II của Đảng (tháng 2 năm 1951): “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”. Vào những thập kỷ cuối của thế kỷ này, khi phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam và ở các nước thuộc địa giành được độc lập với nhiều mức độ khác nhau, thì lịch sử loài người được ghi lại như thời kỳ sụp đổ hoàn toàn hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Hiện tượng lịch sử có tính chất thế giới ấy càng làm sáng tỏ tư tưởng độc lập tự chủ, tự cường, tự mình giải phóng cho mình và lời dự đoán hơn 50 năm về trước mà Hồ Chí Minh đã viết trong Bản án chế độ thực dân Pháp và Đường cách mệnh. Mọi ý nghĩ của Người đã trở thành hiện thực. Hồ Chí Minh đã trở thành “Một trong những người đầu tiên làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc”, đã góp phần cùng với loài người loại trừ một trở lực to lớn trên con đường tiến lên thế giới văn minh, xóa đi một vết nhơ trong lịch sử là chế độ thuộc địa. Vượt lên trên tầm nhìn của các nhà yêu nước lớp trước, Hồ Chí Minh không chỉ phát huy ý chí tự lực tự cường để hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc về mặt chính trị mà còn vận dụng truyền thống tốt đẹp đó vào sự nghiệp xây dựng đất nước để “đi tới xã hội cộng sản”. Thấm nhuần lý luận Mác – Lênin và nhận thức sâu sắc đặc điểm dân tộc Việt Nam, ở giai đoạn giải phóng dân tộc cũng như bước vào giai đoạn xây dựng đất nước. Hồ Chí Minh tin tưởng tuyệt đối vào truyền thống yêu nước của nhân dân và khả năng cách mạng của các giai cấp từ: công nhân, nông dân, lao động trí óc đến giai cấp tư sản dân tộc và các tầng lớp và cá nhân yêu nước khác. Lòng tin đó được Người thể hiện trong cuộc đấu tranh về quan điểm và lý luận trong Đảng Cộng sản Pháp sau khi được thành lập (1920). Ở châu Âu, cho mãi đến khi Quốc tế Cộng sản ra đời (3-1919), nhiều người Cộng sản vẫn không tin rằng chế độ cộng sản có thể áp dụng được ở châu Á và Đông Dương, nơi kinh tế chưa phát triển. Trong lúc đó, bằng sự phân tích lý lẽ về những đặc điểm lịch sử ở khu vực này, Người đã trình bày những nguyên nhân cơ bản và khẳng định: “Chế độ cộng sản có thể áp dụng được ở châu Á nói chung và ở Đông Dương nói riêng” dễ dàng hơn là với châu Âu. Vì vậy, trong sự nghiệp cứu nước, xuất phát từ nhận thức truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc và tinh thần quốc tế vô sản, Hồ Chí Minh không chờ giai cấp công nhân phát triển đầy đủ, mà đã kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đưa đến việc ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 - 2 - 1930; không chờ có lực lượng vũ trang cách mạng với vũ khí đầy đủ, mà đã tiến hành hai cuộc kháng chiến toàn dân với quan điểm “dân khí mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống lại nổi”. Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng cũng không chờ cho lực lượng sản xuất phát triển mới lãnh đạo nhân dân xây dựng đất nước, mà chủ trương kết hợp xây dựng với cải tạo, vừa xây dựng cái mới, vừa cải tạo cái cũ, lấy xây dựng làm nhiệm vụ trung tâm và chủ yếu trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước. Ở Hồ Chí Minh, tư tưởng độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, tự lực cánh sinh xây dựng đất nước là một nhận thức có ý nghĩa lý luận và có cơ sở thực tiễn. Đây không phải là giáo điều, không tưởng hay cô độc, mà được Hồ Chí Minh tổng kết từ quá trình lịch sử dân tộc và lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Từ những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nước ta, thấy được tính chất phức tạp chưa từng có của “cuộc chiến đấu khổng lồ”, tạo dựng một xã hội hoàn toàn mới, Hồ Chí Minh đã đề xuất việc giáo dục toàn Đảng, toàn dân phải “có tinh thần sáng tạo, tìm tòi cái mới, học tập cái mới”. Người cho rằng: với tinh thần tự chủ, sáng tạo và đổi mới thì việc gì khí chúng ta cũng làm được. Cả cuộc đời của mình, Hồ Chí Minh đã thể hiện một tấm gương sáng mẫu mực tuyệt vời về sự đổi mới và sáng tạo không ngừng. Nhận thức sâu sắc vị trí con người, mục tiêu của cách mạng là giải phóng con người Việt Nam là cốt lõi của tư tưởng độc lập tự chủ, tự cường, tự mình xây dựng đất nước, không ỷ lại, trông chờ sự giúp đỡ từ bên ngoài. Đó là sự sáng tạo và công lao to lớn của Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh là lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc, đồng thời cũng là chiến sỹ lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Do đã sống và họat động ở nhiều nước tư bản phát triển và các thuộc địa cũng như các nước xã hội chủ nghĩa, nên Người am hiểu thực chất chế độ kinh tế, chính trị, xã hội ở các nước đó. Nên luận điểm của Người về sự thắng lợi của cách mạng ở các nước thuộc địa có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc là hoàn toàn có cơ sở cả về lý luận và thực tiễn và thực tế luận điểm đó đã được chúng minh là đúng đắn ở Việt Nam, một nước vốn là thuộc địa của Pháp.
Tài liệu liên quan