Hiện nay trong quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế, từng quốc gia đang nỗ lực tiến tới hội nhập với nền kinh tế thế giới. Các nước trong một lãnh thổ, khu vực luôn có xu hướng lien kết hợp tác với nhau với mục đích tương trợ lẫn nhau phát triển đồng đều và bền vững. Mặt khác tiền tệ luôn là huyết mạch của lưu thong hàng hóa trong nền kinh tế thị trường hiện đại. Mọi hoạt động đều được tiền tệ hóa, vì vậy xu hướng xuất hiện đồng tiền chung ở các khu vực là điều tất yếu trong quá trình hội nhập các nền kinh tế.
Có rất nhiều ý tưởng về việc hợp nhất tiền tệ ở châu Á cho rằng tăng trưởng về hợp nhất thương mại chính là tiền đề quan trọng cho quá trình hội nhập tài chính ở khu vực này trong tương lai.
Đề tài về một đồng tiền chung ở châu Á đang là đề tài được giới tài chính quan tâm có nhiều vấn đê bàn cãi.
Vì vậy nhóm chúng tôi chọn đề tài :
“ Điều kiện, cơ sở hình thành, thuận lợi khó khăn của sự ra đời đồng ACU”
Hi vọng rằng những kiến thức mà chúng tôi đã tích lũy được qua quá trình học phần nào làm rõ được đề tài này tuy còn nhiều sai sót.
17 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1670 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Điều kiện, cơ sở hình thành, thuận lợi khó khăn của sự ra đời đồng ACU, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 1
LỚP:ĐHTN6TH
GV HƯỚNG DẪN: PHAN THỊ CÚC
GV TRỢ GIẢNG: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay trong quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế, từng quốc gia đang nỗ lực tiến tới hội nhập với nền kinh tế thế giới. Các nước trong một lãnh thổ, khu vực luôn có xu hướng lien kết hợp tác với nhau với mục đích tương trợ lẫn nhau phát triển đồng đều và bền vững. Mặt khác tiền tệ luôn là huyết mạch của lưu thong hàng hóa trong nền kinh tế thị trường hiện đại. Mọi hoạt động đều được tiền tệ hóa, vì vậy xu hướng xuất hiện đồng tiền chung ở các khu vực là điều tất yếu trong quá trình hội nhập các nền kinh tế.
Có rất nhiều ý tưởng về việc hợp nhất tiền tệ ở châu Á cho rằng tăng trưởng về hợp nhất thương mại chính là tiền đề quan trọng cho quá trình hội nhập tài chính ở khu vực này trong tương lai.
Đề tài về một đồng tiền chung ở châu Á đang là đề tài được giới tài chính quan tâm có nhiều vấn đê bàn cãi.
Vì vậy nhóm chúng tôi chọn đề tài :
“ Điều kiện, cơ sở hình thành, thuận lợi khó khăn của sự ra đời đồng ACU”
Hi vọng rằng những kiến thức mà chúng tôi đã tích lũy được qua quá trình học phần nào làm rõ được đề tài này tuy còn nhiều sai sót.
PHẦN 1: ĐIỀU KIỆN, CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỒNG ACU
SỰ TÁC ĐỘNG KHÁCH QUAN BÊN NGOÀI TỚI VIỆC HÌNH THÀNH ĐỒNG TIỀN CHUNG CHẤU Á
SỰ TÁC ĐỘNG CỦA ĐỒNG TIỀN CHUNG CHÂU ÂU ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH CỦA ĐỒNG ACU
Trước khi nói về điều kiện cơ sở hình thành đồng tiền chung châu Á(ACU) chúng tôi xin nói sơ lược về sự đánh giá của một số nhà kinh tế học về quá trình phát triển của EURO:
Khi đưa đồng Euro vào lưu hành người ta hi vọng thương mại và cộng tác kinh tế giữa các thành viên trong vùng Euro sẽ vững mạnh thêm về các rủi ro về tỉ giá hối đoái và kèm theo đó là việc bảo hộ tiền tệ của các doanh nghiệp châu Âu sẽ không còn tồn tại nữa.
Châu Âu được biết đến là nơi có điều kiện sống hàng đầu thế giới với cuộc sống vật chất và tinh thần rất cao, chế độ chính trị và xã hội khá ổn định, đồng tiền chung của 16 quốc gia ngaỳ càng khẳng định được vị thế, tạo sự tin cậy, từng bước thay thế vị trí độc tôn về thanh toán và dữ trữ quốc tế … Tỷ trọng của Euro trong quỹ dự trữ dự cuac các Ngân hàng trung ương Thế giới vào cuối năm 2009 đã tới 30%, so với mức 17,9% từ khi ra đời. Nhưng khi một số nước châu Âu rơi váo cuộc khủng hoảng nợ, các món nợ khổng lồ và chồng chéo nhau được lộ rõ, thì sức mua của Euro suy giảm mạnh.
Nhận định về xu hướng này, chúng tôi cho rằng các nước trong khu vực không dễ dàng để Euro chết yểu, Euro vẫn tồn tại, nhưng sẽ bị giảm giá trong trung hạn. Nhận định này xuất phát từ ba lí do sau:
Một là, cuộc khủng nợ công ở các nước eurozone cùng với các kế hoạch cắt giảm chi tiêu, cứu trợ kinh tế tiếp tục là mối đe dọa nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế của euzone. Việc cứu trợ hy Lạp có thể sẽ phải kéo dài, thậm trí có thể sẽ phải cơ cấu lại nợ. Kế hoạch cứu trợ của các nước tiếp theo như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha sẽ tác động xấu tới việc tăng trưởng kinh tế của khu vực euro.
Hai là, sự suy giảm niềm tin của giới đầu tư và người tiêu dùng sẽ tiếp tục đặt áp lực giảm giá euro. Niềm tin đối với triển vọng kinh tế của các quốc gia khu vực sử dụng euro đã sụt giảm trong quý 2 và quý 3 năm 2010. Theo số liệu của IMF, chỉ số niềm tin của giới chủ doanh nghiệp và người tiêu dùng tại eurozone đã giảm từ mức 100,6 điểm trong tháng 4 xuống 94,5 điềm trong tháng 6. Trong đó tại Hy Lạp giảm từ mức 69,1 điểm xuống còn 51,9 điểm. Xu hướng giảm giá euro càng thể hiện rõ khi Liên minh châu Âu và IMF phải đưa ra quyết định về việc thành lập Quỹ cứu trợ khẩn cấp trị giá 1.000 tỷ USD, nhằm ngăn ngừa sự sụt giảm lien tục của euro trong hiện tại và tương lai.
Ba là, khi các gói cứu trợ nhằm giúp các nước trong eurozone thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ, phục hồi tăng trưởng kinh tế, thì việc Euro suy yếu cũng tạo cơ hội để khu vực này phát triển. Bởi khi euro mất giá, hàng hóa nhập khẩu, cải thiện sức mạnh cạnh tranh vốn đang rất yếu của các nước trong Eurozone, từ đó thúc đẩy tiến trình phục hồi kinh tế của khu vực .
Như vậy, chính sự suy yếu của Euro có thể sẽ là một sự hỗ trợ quan trọng không chỉ với một vài nền kinh tế khu vực đang nỗ lực để thoát khỏi suy thoái, mà còn đối với các quốc gia thành viên eurozone đang gặp khó khăn trong việc thúc đẩy những chương trình cắt giảm thâm hụt ngân sách. Đây cũng có thể là điều mà các nước trong eurozone mong muốn. nhiều ý kiến cho rằng: Euro sẽ giảm giá trong những năm tới, nhưng khả năng của nó phục hồi nhanh hay chậm, điều này phụ thuộc vào việc cải cách mạnh mẽ hệ thống tài chính từng quốc gia, việc thực thi chính sách tài khóa và kỉ luật tài chính nghiêm ngặt,cũng như việc điều hành chính sách của ECB ngay trong năm 2011,2012.
Nghiên cứu quá trình phát triển của Euro, có thể rút ra một số bài học cho khu vực châu Á:
Thứ nhất, liên minh kinh tế và tiền tệ ra đời là một phát triển tất yếu của quá trình nhất thể hóa khu vực.
Kinh nghiệm khu vực châu Âu cho thấy, sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nền kinh tế đã đẩy nhanh quá trình liên kết và hòa nhập kinh tế của các nước EU. Kết quả của những nỗ lực thống nhất châu Âu là đã kí hiệp ước Masstricht tháng 2/1992, trong đó đề ra mục tiêu quan trọng nhất là thành lập lien minh tiền tệ châu Âu, nhằm xóa bỏ hàng rào cuối cùng ngăn cản quá trình nhất thể hóa kinh tế. Vì thế, sự ra đời Euro là kết quả của một quá trình phát triển và hòa nhập về kinh tế lẫn chính trị, có tác động sâu sắc không chỉ với các nước thành viên mà với cả châu Âu và các nước có quan hệ thương mại với eurozone.
Thứ hai, tính minh bạch trong hệ thống tài chính, đặc biệt là minh bạch trong chi tiêu ngân sách là một yếu tố quan trọng quyết định sự bền vững của lien minh khu vực cũng như triển vọng của đồng tiền khu vực.
Với những tiêu chí và tiêu chuẩn chặt chẽ của eurozone, Euro đã tạo được sự tin cậy khá cao. Những nguyên nhân gây bất ổn, thậm chí gây nguy cơ khủng hoảng Eurozone cũng chính ở khía cạnh này
Do việc nhất thể hóa chính trị không theo kịp nhất thể hóa tiền tệ, mà quan trọng hơn là sự chậm trễ trong nhất thể hóa kinh tế, nhất là nguyên tắc phối hợp giữa chính sách tiền tệ với chính sách tài hóa, trong khi giao quyền về chính sách tiền tệ cho ECB, nhưng mỗi thành viên vẫn hoạch định chính sách tài khóa riêng. Vì thế, khi thâm hụt ngân sách, chính phủ các nước thành viên không thể phát hành thêm tiền để bù đắp thiếu hụt, mà buộc phải tăng vay nợ và tìm mọi cách che giấu.
Hy lạp rơi vào cuộc khủng hoảng nợ, thì nhiều nghi vấn được đặt ra, bởi các số liệu công bố khác xa với thực tế. Do đó một bài học có giá trị đối với khu vực châu Á chính là việc minh bạch tài chính nói chung, minh bạch về chi tiêu công nói riêng nếu muốn hướng tới hội nhập khu vực. Trong khi, các vấn đề về minh bạch tài chính, minh bạch nợ công và hiệu quả của chi tiêu công và kỉ luật tài khóa ở châu Á còn hạn chế nhiều so với châu Âu. Vì vậy vấn đề tạo sự cân bằng giữa tích lũy và tiêu dùng, giữa lợi ích ngắn hạn với paths triển bền vững trong dài hạn cùng các cơ chế điều hành chính sách tài khóa- tiền tệ hợp lí là rất cấp thiết cho châu Á cũng như các khu vực khác trên thế giới.
Thứ ba, vấn đề quản lí các dòng vốn vào ra của khu vực.
Euro được coi là một đồng tiền mạnh, nhưng sự luân chuyển toàn cầu của Euro lại bi chi phối bởi các trung tâm tài chính lớn trên thế giới. Vì vậy, khi gặp khó khăn về tài chính, một số thành viên phải trông chờ vào sự giúp đỡ từ bên ngoài. Mặt khác cũng do nhất chưa nhất thể hóa trong việc quản lí dòng vốn vào- ra( vốn FDI, FII và ODA). Đặc biệt là hoạt động vay mượn của Chính Phủ và doanh nghiệp, nên khi có bất ổn nảy sinh, thì mối đe dọa về khủng hoảng tài chính, khủng hoảng kinh tế là khó tránh khỏi. Đây cũng là bài học cho khu vực châu Á. Khi thực hiện tự do hóa tài khoản vốn, nhưng vấn thiếu các chế tài giám sát chặt chẽ dòng vốn vào-ra trên thị trường.
Thứ tư, về mức độ phát triển ở các nước eurozone là khá đồng đều, đây là một thuận lợi cho quá trình hội nhập khu vực. Tuy nhiên sau một số năm ra nhập, khoảng cách về sự chênh lệch về phát triển kinh tế và xã hội, của khu vực này không những không thu hẹp mà còn nới rộng hơn. Trong khi các nước Nam Âu phát triển chậm thi Đức lại nhanh chóng trở thành “đầu tàu kinh tế” của Châu Âu. Thực tế này này đòi hỏi ECB phải đưa ra chính sách tiền tệ phù hợp cho các nền kinh tế trong khu vực. Đối với châu Á, tính đa dạng và không đồng nhất về thể chế tài chính,văn hóa xã hội& kinh tế giữa các nền kinh tế (thu nhập bình quân đầu người , mức độ phát triển của thị trường tài chính, quy mô và phạm vi kiểm soát về vốn, thể chế chính trị và các điều kiện xã hội khác) sẽ là một trở ngại lớn trong phối hợp chính sách khu vực.
Khó khăn mà đồng Euro đang đối diện chính là tín hiệu cảnh báo cho quá tình cải cách tài chính ở châu Á. Tuy nhiên không phải bài học nào cũng tiêu cực mà trái lại vẫn có nhiều hi vọng cho châu Á.
1.1.2. CÁC TÁC ĐỘNG TỪ KHU VỰC BÊN NGOÀI ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH ĐỒNG TIỀN CHUNG CHÂU Á.
Trước hết, ta phải nói đến vị thế của “ông trùm tài chính” trên nền kinh tế thế giới hiện nay đó là đồng USD. IMF ước tính trong tổng số dự tữ ngoại tệ tương đương 6900 tỷ USD, đồng USD chiếm 2/3. Mặc dù đồng USD đang trong quá trình khủng hoảng và tột dốc trầm trọng so với Euro và các ngoại tệ khác nhưng nó vẫn chiếm vị trí hàng đầu trong quỹ dự trĩ thế giới. Trên phạm vi toàn cầu, ACU sẽ là yếu tố giúp bảo vệ châu á trước chính sách tài chính mới của Mỹ. chủ yếu nhằm giảm tỷ giá của đồng USD. Một thực trạng gây thiệt hại đầu tiên đến các nền kinh tế châu Á. Không phải tình cờ, tuyên bố về kế hoạch xây dựng về đồng tiền chung châu Á gần như được đưa ra cùng với tiết lộ của phái Trung Quốc, theo đó ngân hàng Trung Ương nước này cho đến năm 2005 đã tích lũy một lượng dự trữ USD lên tới một ngàn tỉ USD. Tại Nhật tỉ số cũng rất ấn tượng với mốc gần 850 tỉ USD. Nếu đồng tiền của Mỹ tiếp tục đà sụt giảm giá trị, không chỉ các quốc gia lớn mà mà cả những quốc gia Đông Nam Á cũng phải đau đầu với bài toán giảm bớt thiệt hại lien quan tới chiều hướng này. Tuy việc hình thành ACU không được coi là mối đe dọa tiềm tàng đối với nền kinh tế thế giới, nhưng các ông trùm tư bản Mỹ sẽ phải tính toán tới mộ trung tâm tài chính mới ở châu Á. Khủng hoảng tài chính khiến người ta phải hoài nghi về địa vị vĩnh cửu của đồng USD. Nó buộc mọi người có suy nghĩ mới về tính tích hợp của một đồng tiền đơn nhất. USD dường như đã có ảnh hưởng quá mức đối với hệ thống tiền tệ toàn cầu. Để duy trì trật tự của các hoạt động kinh tế, cần pahir nghiên cứu lại thể chế kinh tế khu vực.
NHỮNG NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN TỚI VIỆC HÌNH THÀNH ĐỒNG TIỀN CHUNG CHÂU Á.
1.2.1. TIỀM LỰC NỀN TÀI CHÍNH CHÂU Á:
“Con rồng châu Á” đang từng bước vươn mình trên trường quốc tế. Phải tự hào rằng trong thời gian gần đây tốc độ tăng trưởng kinh tế của châu Á đứng đầu so với các khu vực khác. Các nước châu Á cũng đang có một số thuận lợi lớn cho sự nhất tài chính trong khu vực. Đó là đa số các nền kinh tế đang lên khu vực này đều tăng trưởng tốt và dự kiến đạt mức bình quân 7% trong năm nay. Nguồn dự trữ ngoại hối cũng vững mạnh và đangc có chiều hướng tăng lên.(hiện nay đã lên đến 2000 tỉ USD). Mua bán giữa các nước Hàn Quốc,Nhận Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ hiện chiếm hơn 1/3 tổng kim ngạch của từng nước này.
Vào thập kỉ trước, sự khác biệt về thu nhập giữa các nướcbắt đầu thu hẹp lại. sự chũng lại của Nhật Bản, cùng với đà đi lên của Trung Quốc,Ấn Độ và các nước vùng vịnh và một số nước Đông Nam Á , các quốc gia châu Á đang ngày càng một đồng đều hơn. Nếu như 10 năm trước, Nhật là quốc gia tiên tiến duy nhất ở châu Á thì ngày nay, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ là thành viên của G20, 7/15 tổng số trung tâm tài chính lớn nhất của thế giới nằm ở châu Á- Thái Bình Dương.
Cán cân quyền lực giữa thị trường và ngân hàng trung ương trong việc điều tiết tính ổn định của tiền tệ đang nghiêng trở về lại phía ngân hàng trung ương. Các quốc gia ở châu Âu đều tăng cường kiểm soát hoạt động đầu cơ. Đức đơn phương cấm hình thức bán không, còn IMF cho biết quản lí vĩ mô quan trọng. Tuy nhiên, không tín hiệu tích cực nào nói trên mà có vai trò quan trọng hơn tinh thần hợp tác trong khu vực đối với quá trình hợp nhất tiền tệ ở châu Á. Tại hội nghị G20 tổ chức ở Toronto vừa qua, Hàn Quốc cho rằng họ sẵn sàng đưa những vấn đề liên quan tới tiền tệ vào chương trình nghị sự. Tuy nhiên quá tình này lại phụ thuộc vào động thái của Trung Quốc trong thời gian tới.Thượng Hải từ lâu đã trở thành môt trung tâm tài chính toàn cầu. Trong khi đồng nhân dân tệ đang trở thành đồng tiền giao dịch quan trọng, nhất là các quốc gia láng giềng. Với ngân sách tiết kiệm vượt trội nhờ thặng dư thương mại, các trung tâm tài chính châu Á nhiều ảnh hưởng hơn trong việc phục hồi các quỹ toàn cầu.
Cùng với những thành tựu đạt được trong quá trình 30 năm cải cách và mở cửa, Trung Quốc đã vươn lên vị trí một cường quốc kinh tế trên bản đồ kinh thế giới, nhất là sau khi cơn bão tài chính tràn qua khu vực Đông Á. Mấy năm gần đây, Trung Quốc tích cực quốc tế hóa đồng nhân dân tệ nhằm biến đồng nội tệ của họ thành đồng tiền mạnh trên thế giới, trong tương lai có thể cùng với đồng USD, đồng Euro tạo nên thế chân vạc. Vì vậy sẽ rất khó khăn khi muốn Trung Quốc từ bỏ ý định biến đồng nhân dân tệ trở thành đồng tiền mạnh của châu Á để tiếp nhận đồng tiền chung châu Á. Tháng 1/2010 việ hiệp định thương mại tự do Trung Quốc ASEAN chính thức có hiệu lực đã giúp đồng nhân dân tệ được sử dụng ở phạm vi rộng hơn và dược ưa chuộng hơn. Khu vực mậu dịch tự do thành lập,này sẽ giúp trao đổi thương mại của Trung Quốc của khu vực sẽ trở nên náo nhiệt hơn, từ đó thúc đẩy sử dụng đồng nhân dân tệ. Hiện nay, tuy nhân dân tệ chưa được tự do quy đổi nhưng ở một số nước như Lào, Campuchia người ta bắt đầu sử dụng đồng nhân dân tệ làm công cụ trao đổi và xu thế tích trữ đồng nhân dân tệ cũng bắt đầu xuất hiện, dù chưa phải là dòng chủ lưu nhưng với lợi ích của các nước Châu Á có được khi đồng nhân dân tệ tăng giá, đồng nhân tệ vô hình chung đã đi vào lòng người dân các nước trong khu vực. Trong cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua, khi các nước Âu Mỹ chịu tác động nghiêm trọng thì Trung Quốc lại thoát khỏi đại nạn. Nền kinh tế Trung Quốc ngày càng mạnh lên, đồng nhân dân tệ được dự đoán là ngày càng tăng giá và xu thế tích trữ rộng rãi đồng tiền này sẽ là xu thế tất yếu. Nhưng đồng nhân dân tệ có thể trở thành đồng yieenf chung của châu Á hay không chưa có một nhà kinh tế học nào có thể dám chắc được.
1.2.2. NHỮNG Ý TƯỞNG BAN ĐẦU TRONG QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐỒNG ACU:
Cùng với việc hợp nhất thể hóa kinh tế lợi ích kinh tế châu Á, sang kiến đồng tiền chung Châu Á, có thể trở thành hiện thực. Có nhà phân tích cho rằng sự ra đời của đồng tiền chung châu Á phải có những điều kiện cơ bản như giữa các nền kinh tế của châu Á phải hạn chế những hạn chế của việc lưu thông vốn. Khi đó, việc thành lập quỹ dự trữ ngoại tệ đang là bước tiến quan trong trong việc hợp tác tiền tệ trong khu vực châu Á.
“Giỏ” tiền tệ ban đầu được làm cơ sở xem xét việc hình thành chỉ số ACU bao gồm 15 đồng tiền của 15 nền kinh tế châu Á( Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Công và 10 nước thành viên hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á). Sau đó có thể nâng lên 40 đồng nội tệ trong đó có tiền của Ấn Độ, Autraylia, Niu Dilan. Cuối năm 2009, ba quốc gia gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đã cùng với hiệp hội các nước Đông Nam Á(ASEAN) ký thỏa thuận xây dựng quỹ khẩn cấp với số vốn 120 tỷ USD, theo đó các nước tham gia thỏa thuận có thể sử dụng quỹ này khi tình hình ngoại hối căng thẳng.
Trung Quốc và Nhật Bản mỗi nước sẽ đóng góp 32%, tương đương 38,4 tỷ USD, Hàn Quốc góp 16%, 10 nước khối ASEAN góp 20%. Đây là cơ chế hợp tác chế độ hóa tài chính đầu tiên của châu Á và các bên tham gia hiệp định có quyền quy đổi đồng nội tệ với USD của quỹ. Trong trường hợp nổ ra khủng hoảng tài chính quỹ này sẽ giúp đảm bảo tình lưu động của đồng USD.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, dự trữ bằng đồng USD dần bị phân tán, trong khi đồng Euro và Yen Nhật đã trở thành một trong những đồng tiền đáng tin cậy cho các nguồn vốn dự trữ. Tuy nhiên do sức cạnh tranh của kinh tế châu Âu và Nhật Bản bị suy giảm nên USD vẫn là đồng tiền mạnh nhất.
Bộ trưởng kinh tế và tài chính Nhật Heizo Takenaka đã đánh giá về triển vọng đồng ACU như sau: “ chúng tôi coi đây là một quyết định tuyệt vời giúp mở ra một thời kì mới trong lịch sử hiện đại của nền kinh tế châu Á.”
Các chuyên gia tài chính châu Á đã lựa chọn xây dựng đồng ACU tương tự như kiểu mẫu của châu Âu ngay cả tên gọi của nó cũng gần giống như tên nguyên bản của của đồng tiền chung châu Âu ECU(European currency unit)
Cũng như ở châu Âu, ban đầu đơn vị mới này sẽ chỉ đóng vai trò của một đơn vị tính toán. ECU từng được sử dụng để tính mức đọ quan hệ giữa các nước châu Âu với nhau, nhưng không phải là phương tiện tri trả. Thủ tục này cũng sẽ được xem xét áp dụng cho dồng tiền chung châu Á ACU. ACU cũng sẽ được chuyển thành một đơn vị tiền tệ có khả năng chi trả như đồng euro.
Trong khi mức độ tích hợp và phối hợp giữa các quốc gia thành viên là các yếu tố đảm bảo hàng đầu. cũng như tại châu Âu việc xây dựng đồng tiền chung là một nhu cầu thiết yếu đối với khu vực này. Sự ra đời của ACU sẽ giúp thay đổi tỷ giá tiền tệ của các quốc gia với nhau. Trong một nền kinh tế toàn cầu hóa như hiện nay, việc kiểm soát mức độ dao động tiền tệ là rất cần thiết. Rõ ràng là quá trình hình thành đồng tiền chung châu Á với đầy đủ ý nghĩa không thể vấn đề hoàn tất trong một thập kỉ. Ngân hàng Phát triển châu Á dự định sẽ giới thiệu đơn vị tiền tệ ACU, đây là lần đầu tiên một cơ quan tài chính quốc tế như ADB tạo ra một đơn vị chuẩn cho vấn đề tiền tệ cho khu vực châu Á theo hình mẫu của đơn vị tiền tệ châu Âu.
Các nhà phân tích cho rằng nếu chỉ số ACU được các thị trường trong khu vực sử dụng rộng rãi thì nó sẽ là bước đi đầu tiên hướng tới việc ban hành một đồng tiền chung ở châu Á. Ý tưởng xây dựng kho dữ trữ ngoại hối ở châu Á được đưa trên cơ sở hiệp định trao đổi tiền tệ. kể từ năm 1997, các châu Á liên tục hợp tác chặt chẽ, về nền kinh tế tài chính hòa nhập và đến năm 2000 đã tiến tới hiệp định trao đổi tiền tệ giữa các nhóm 10+3. Cơ chế này là quy định rõ các bên sẽ cung cấp nguồn vốn ngắn hạn để giả quyết những rủi ro mang tính lưu động, qua đó bảo vẹ các nguồn tiền trong khu vực và lập ra một hệ thống báo động sớm để giám sát các nguồn vốn ngắn hạn. Năm 2003, cha đẻ của đồng Euro cũng đưa ra một số kiến nghị xây dựng một đồng tiền chung châu Á, cùng sử dụng song song với đồng tiền hiện tại của các nước trong khu vực.
PHẦN 2: THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA SỰ HÌNH THÀNH ĐỒNG TIỀN CHUNG CHÂU Á.
Có rất nhiều ý kiến đối lập nhau về vấn đề đồng tiền chung châu Á. Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 dự trữ của đồng USD dần dần bị phân tán, trong đồng tiền đáng tin cậy cho những nguồn vốn dự trữ. Tuy nhiên do sức mạn cạnh tranh kinh tế của các nước châu Âu và Nhật Bản bị suy giảm nên USD vẫn là đồng tiền mạnh nhất. Lúc này vấn đề hình thành đồng tiền chung châu Á lại được các nước trong khu vực đặc biệt quan tâm. Câu hỏi này được đặt ra là liệu đồng tiền chung châu Á có thể trở thành một loại tiền tệ thực sự và lúc nào với có thể ra đời. Tuy nhiên những câu hỏi này còn phải được suy ngẫm lại, bởi sau cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu, đồng euro cũng không thể thách thức địa vị của đồng USD và cuộc khủng hoảng này cũng buộc mọi người có suy ngĩ mới về tính thích hợp của một đồng tiền đơn nhất. Sự hình thành của một đồng tiền chung có những thuận lợi nhất định nhưng còn vấp phải nhiều khó khăn, trở ngại to lớn. Sau đây, chúng tôi xin trình bày một số thuận lợi và khó khăn của sự ra đời đồng ACU.
2.1THUẬN LỢI
Những người ủng hộ việc ra đời đồng tiền chung châu Á chỉ ra rằng việc tăng trưởng trong hợp nhất thương mại chính là điều kiện tiên quyết cho việc hợp nhất tài chính. Quả thực châu Á đáng được coi là khu vực làm cả thế giới kinh ngạc. Chỉ trong vòng vài chục năm trở lại đây, châu Á đạt đươc một tốc độ tăng trưởng kin