Tiểu luận Đồng tiền chung châu âu, chức năng vị trí quốc tế của đồng euro, những tác động của nó đến nền kinh tế thế giới và Việt Nam

Từ giữa thập kỷ 80 đến nay, xu hướng hình thành các khối kinh tế khu vực ngày càng phát triển, tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế thế giới, trong đó nổi bật nhất là Liên minh Châu Âu (EU). EU là quá trình hợp nhất về kinh tế giữa các quốc gia độc lập về chính trị ở Châu Âu, lớn nhất trong khối các nước tư bản chủ nghĩa. EU được thành lập năm 1957, đến nay bao gồm 15 nước thành viên: Đức, Pháp, Anh, Italia, Hà Lan, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Bỉ, Hy Lạp, Luychxambua, Ailen, Áo, Phần Lan và Thuỵ Điển. Trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI, Liên minh kinh tế và tiền tệ Châu Âu đang trở thành một "cực" rất mạnh của nền kinh tế thế giới, thúc đẩy việc thống nhất tiền tệ để thành lập và hoàn thiện thị trường chung Châu Âu. Một Liên Minh tiền tệ đã và đang diễn ra ở Châu Âu. Mặc dù là sự kiện riêng của Châu Âu, song nó có tác động đến toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Do vậy, việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thống nhất tiền tệ Châu Âu có ý nghĩa rất quan trọng. Nó không những cho phép chúng ta nhìn nhận một cách khách quan về sự thích ứng của nền kinh tế các nước trên thế giới trong điều kiện mới của tái sản xuất xã hội và trong bối cảnh kinh tế quốc tế đang biến đổi, mà còn cung cấp những căn cứ, hình thức cụ thể của loại hình liên kết này như là cơ sở chủ yếu của quan hệ kinh tế mà các nước Châu Âu đã và đang thực hiện.

doc49 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 2311 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Đồng tiền chung châu âu, chức năng vị trí quốc tế của đồng euro, những tác động của nó đến nền kinh tế thế giới và Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục Lục Lời mở đầu 2 Phần I: Tổng quan liên minh tiền tệ châu Âu và đồng Euro 3 Chương I: Tổng quan về liên minh châu âu 4 I. Các Thành Viên Liên Minh Châu Âu 6 II. Cơ Cấu Tổ Chức 7 Chương II : Liên minh tiền tệ Châu Âu 12 I. Quá trình hình thành của Liên minh tiền tệ Châu Âu 13 II. Các tiêu thức gia nhập khối EURO 15 III. Chính sách tiền tệ của liên minh châu Âu 16 Phần II: Đồng Tiền Chung Châu Âu, Chức năng vị trí quốc tế của đồng Euro 22 Chương I: Lịch sử ra đời của đồng Euro 23 I. Dự án chính trị 23 II. Đồng Euro hình thành 24 III. Ký hiệu tiền tệ tiền đồng, tiền giấy 26 IV. Đặc điểm chống giả mạo của tiền giấy 28 Chương II: Tác động kinh tế của đồng tiền chung châu âu 30 I. Tác động kinh tế 30 II. Tác động đến quan hệ kinh tế - quốc tế của EU 33 Chương III: Vị trí quốc tế và lợi ích của đồng Euro 38 I. Vị trí quốc tế của đồng tiền euro đối với các nước thành viên 38 II. Đối với hoạt động đầu tư & du lịch quốc tế 41 III. Đối với kinh tế thế giới 42 IV. Đối với các nước ngoài khối 45 V. Đối với việt nam 46 Kết Luận 48 LỜI NÓI ĐẦU Từ giữa thập kỷ 80 đến nay, xu hướng hình thành các khối kinh tế khu vực ngày càng phát triển, tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế thế giới, trong đó nổi bật nhất là Liên minh Châu Âu (EU). EU là quá trình hợp nhất về kinh tế giữa các quốc gia độc lập về chính trị ở Châu Âu, lớn nhất trong khối các nước tư bản chủ nghĩa. EU được thành lập năm 1957, đến nay bao gồm 15 nước thành viên: Đức, Pháp, Anh, Italia, Hà Lan, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Bỉ, Hy Lạp, Luychxambua, Ailen, Áo, Phần Lan và Thuỵ Điển. Trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI, Liên minh kinh tế và tiền tệ Châu Âu đang trở thành một "cực" rất mạnh của nền kinh tế thế giới, thúc đẩy việc thống nhất tiền tệ để thành lập và hoàn thiện thị trường chung Châu Âu. Một Liên Minh tiền tệ đã và đang diễn ra ở Châu Âu. Mặc dù là sự kiện riêng của Châu Âu, song nó có tác động đến toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Do vậy, việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thống nhất tiền tệ Châu Âu có ý nghĩa rất quan trọng. Nó không những cho phép chúng ta nhìn nhận một cách khách quan về sự thích ứng của nền kinh tế các nước trên thế giới trong điều kiện mới của tái sản xuất xã hội và trong bối cảnh kinh tế quốc tế đang biến đổi, mà còn cung cấp những căn cứ, hình thức cụ thể của loại hình liên kết này như là cơ sở chủ yếu của quan hệ kinh tế mà các nước Châu Âu đã và đang thực hiện. Do hiểu biết còn hạn chế, cho nên trong bài Tiểu Luận này Nhóm chúng tôi chỉ tổng hợp được những thông tin về quá trình hình thành, ra đời của đồng EURO của Liên minh kinh tế và tiền tệ Châu Âu, và phân tích những tác động của nó đến nền kinh tế thế giới và Việt Nam. Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ Thầy bộ môn cũng như các bạn trong lớp, chung tôi xin cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Thầy Ngô Văn Phong. Phần I: Tổng Quan Về Sự Ra Đời Liên Minh Tiền Tệ Châu Âu Và Đồng Euro Chương I : TỔNG QUAN VỀ LIÊN MINH CHÂU ÂU Liên minh Châu Âu hay Liên hiệp Châu Âu (tiếng Anh: European Union), viết tắt là EU, là một liên minh kinh tế chính trị bao gồm 27 quốc gia thành viên thuộc Châu Âu. Liên minh châu Âu được thành lập bởi Hiệp ước Maastricht vào ngày 1 tháng 11 năm 1993 dựa trên Cộng đồng Châu Âu (EC). Với hơn 500 triệu dân, Liên minh Châu Âu chiếm 30% (18,4 tỉ đô la Mỹ năm 2008) GDP danh nghĩa và khoảng 22% (15,2 tỉ đô la Mỹ năm 2008) GDP sức mua tương đương của thế giới. Liên minh Châu Âu đã phát triển một thị trường chung thông qua hệ thống luật pháp tiêu chuẩn áp dụng cho tất cả các nước thành viên nhằm đảm bảo sự lưu thông tự do của con người, hàng hóa, dịch vụ và vốn. EU duy trì các chính sách chung về thương mại, nông nghiệp, ngư nghiệp và phát triển địa phương. 16 nước thành viên đã chấp nhận đồng tiền chung, đồng Euro, tạo nên khu vực đồng Euro. Liên minh Châu Âu đã phát triển một vai trò nhất định trong chính sách đối ngoại, có đại diện trong Tổ chức Thương mại Thế giới, G8, G-20 nền kinh tế lớn và Liên hiệp quốc. Liên minh Châu Âu đã thông qua việc bãi bỏ kiểm tra hộ chiếu bằng Hiệp ước Schengen giữa 22 quốc gia thành viên và 3 quốc gia không phải là thành viên Liên minh Châu Âu. Là một tổ chức quốc tế, Liên minh Châu Âu hoạt động thông qua một hệ thống chính trị siêu quốc gia và liên chính phủ hỗn hợp. Những thể chế chính trị quan trọng của Liên minh Châu Âu bao gồm Ủy ban châu Âu, Hội đồng Liên minh Châu Âu, Hội đồng Châu Âu, Tòa án Công lý Liên minh Châu Âu và Ngân hàng Trung ương Châu Âu. Liên minh Châu Âu có nguồn gốc từ Cộng đồng Than Thép Châu Âu từ 6 quốc gia thành viên ban đầu vào năm 1951. Từ đó cho đến nay, Liên minh Châu Âu đã lớn mạnh hơn về số lượng cũng như chất lượng thông qua việc tăng cường thẩm quyền của Liên minh Châu Âu. Hình Ảnh một số thành phố thuộc liên minh Châu âu London ( Anh Quốc ) Paris ( Pháp ) Rome ( Nước Ý ) Madrid ( Tây Ban Nha ) I. Thành Viên Trong Liên Minh Châu Âu Lịch sử của Liên Minh Châu Âu bắt đầu từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2. Có thể nói rằng nguyện vọng ngăn ngừa chiến tranh tàn phá tái diễn đã đẩy mạnh sự hội nhập châu Âu. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Robert Schuman là người đã nêu ra ý tưởng và đề xuất lần đầu tiên trong một bài phát biểu nổi tiếng ngày 9 tháng 5 năm 1950. Cũng chính ngày này là ngày mà hiện nay được coi là ngày sinh nhật của Liên minh châu Âu và được kỉ niệm hàng năm là "Ngày Châu Âu". Ban đầu, Liên minh châu Âu bao gồm 6 quốc gia thành viên: Bỉ, Đức, Ý, Luxembourg, Pháp, Hà Lan. Năm 1973, tăng lên thành gồm 9 quốc gia thành viên. Năm 1981, tăng lên thành 10. Năm 1986, tăng lên thành 12. Năm 1995, tăng lên thành 15. Năm 2004, tăng lên thành 25. Năm 2007 tăng lên thành 27. Quá trình gia nhập của các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu Sau đây là danh sách 27 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu xếp theo năm gia nhập. 1951: Bỉ, Đức, Ý, Luxembourg, Pháp, Hà Lan 1973: Đan Mạch, Ireland, Anh 1981: Hy Lạp 1986: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha 1995: Áo, Phần Lan, Thụy Điển Ngày 1/5/2004: Séc, Hungary, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia, Estonia, Malta, Síp Ngày 1/1/2007: Romania, Bungary Hiện nay, Liên minh châu Âu có diện tích là 4.422.773 km² với dân số là 492,9 triệu người (2006) ; với tổng GDP là 11.6 nghìn tỉ euro (xấp xỉ 15.7 nghìn tỉ USD) trong năm 2007. Hầu hết các quốc gia châu Âu đều đang là thành viên của Liên minh châu Âu. Tính đến cuối năm 2010, có 5 quốc gia được đánh giá là ứng viên chính thức để kết nạp thành viên Liên minh Châu Âu đó là: Croatia, Iceland, Macedonia, Montenegro và Thổ Nhĩ Kỳ. Albania, Bosnia và Herzegovina và Serbia là những ứng viên tiềm năng. Kosovo cũng được xếp vào danh sách những ứng viên tiềm năng gia nhập vào Liên minh Châu Âu nhưng Ủy ban Châu Âu và tất cả các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu khác không thừa nhận Kosovo như một quốc gia độc lập, tách biệt khỏi Serbia. Bốn quốc gia Tây Âu không phải là thành viên Liên minh Châu Âu nhưng đã có những thỏa thuận hợp tác nhất định kinh tế và pháp luật của Liên minh Châu Âu đó là: Iceland (ứng viên gia nhập Liên minh Châu Âu), Liechtenstein và Na Uy, thành viên thị trường duy nhất thông qua Khu vực kinh tế Châu Âu, và Thụy Sĩ, tương tự như trường hợp của Na Uy nhưng thông qua hiệp định song phương giữa nước này và Liên minh Châu Âu. Ngoài ra, đồng tiền chung EURO và các lĩnh vực hợp tác khác cũng được áp dụng đối với các quốc gia thành viên nhỏ như Andorra, Monaco, San Marino và Vatican. II. Cơ Cấu Tổ Chức Liên minh Châu Âu có 7 thể chế chính trị chính đó là: Nghị viện Châu Âu, Hội đồng bộ trưởng, Ủy ban châu Âu, Hội đồng Châu Âu, Ngân hàng Trung ương Châu Âu, Tòa án Công lý Liên minh Châu Âu và Tòa án Kiểm toán Châu Âu. Thẩm quyền xem xét và sửa đổi hệ thống luật pháp của Liên minh Châu Âu - quyền lập pháp - thuộc về Nghị viện Châu Âu và Hội đồng Bộ trưởng. Quyền hành pháp được giao cho Ủy ban châu Âu và một bộ phẩn nhỏ thuộc về Hội đồng Châu Âu (trong tiếng Anh, cần tránh nhầm lẫn giữa "Council of the European Union" bản chất thuộc về các quốc gia thành viên và "European Council" bản chất thuộc về Liên minh Châu Âu). Chính sách tiền tệ của khu vực đồng tiền chung Châu Âu (tiếng Anh, "Eurozone") được quyết định bởi Ngân hàng Trung ương Châu Âu. Việc giải thích và áp dụng luật của Liên minh Châu Âu và các điều ước quốc tế có liên quan - quyền tư pháp - được thực thi bởi Tòa án Công lý Liên minh Châu Âu. Ngoài ra còn có một số cơ quan nhỏ khác phụ trách tư vấn cho Liên minh Châu Âu hoặc hoạt động riêng biệt trong các lĩnh vực đặc thù. 1. Hội đồng Châu Âu Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy Hội đồng Châu Âu phụ trách điều hành Liên minh Châu Âu và có nhiệm vụ nhóm họp ít nhất 4 lần trong năm. Hội đồng Châu Âu bao gồm Chủ tịch Hội đồng Châu Âu, Chủ tịch của Ủy ban Châu Âu và một đại diện của mỗi quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu, có thể là người đứng đầu nhà nước hoặc chính phủ của quốc gia thành viên đó. Hội đồng Châu Âu được xem là cơ quan lãnh đạo tối cao của Liên minh Châu Âu. Hội đồng Châu Âu chủ động xem xét những thay đổi trong các hiệp ước điều chỉnh hoạt động Liên minh châu Âu cũng như xác định chương trình nghị sự và chiến lược cho Liên minh châu Âu. Hội đồng châu Âu sử dụng vai trò lãnh đạo của mình để dàn xếp các tranh chấp giữa các quốc gia thành viên và các thể chế chính trị của Liên minh châu Âu cũng như giải quyết các cuộc khủng hoảng chính trị và bất đồng trong những vấn đề và chính sách gây nhiều tranh cãi. Về đối ngoại, hoạt động của Hội đồng châu Âu có thể ví với một nguyên thủ của tập thể các nguyên thủ quốc gia để kí kết, phê chuẩn các thỏa thuận và điều ước quốc tế quan trọng giữa Liên minh châu Âu và các quốc gia khác trên thế giới. Ngày 19 tháng 1 năm 2009, ngài Herman Van Rompuy đã được chỉ định làm chủ tịch thường trực của Hội đồng châu Âu. Ngày 1 tháng 12 năm 2009 khi Hiệp ước Lisbon bắt đầu có hiệu lực, ngài Herman Van Rompuy chính thức nhận công tác tại nhiệm sở. Chủ tịch Hội đồng châu Âu chịu trách nhiệm đại diện đối ngoại cho Liên minh châu Âu, giải quyết mâu thuẫn nảy sinh giữa các quốc gia thành viên để hướng tới sự đồng thuận trong các hội nghị của Hội đồng châu Âu cũng như trong các giai đoạn chuyển tiếp giữa các hội nghị đó. Cần tránh nhầm lẫn Hội đồng châu Âu của Liên minh châu Âu với một tổ chức quốc tế độc lập khác của có tên gọi là Hội đồng châu Âu (tiếng Anh, "Council of Europe"). 2. Hội đồng bộ trưởng Hội đồng Liên minh Châu Âu hay Hội đồng Bộ trưởng là cơ quan ra quyền quyết định trong Liên minh châu Âu (EU). Trong các cơ quan quan trọng của Liên minh châu Âu thì đây là một trong hai cơ quan lập pháp quyền lực nhất, cơ quan còn lại là Nghị viện châu Âu.Hội đồng bao gồm 27 bộ trưởng các quốc gia (mỗi quốc gia một bộ trưởng). Tuy nhiên, số lượng thành viên chính xác còn phụ thuộc vào các vấn đề được bàn thảo. Bộ luật của Liên minh châu Âu hạt chế trong một vài vùng chính sách đặc biệt, tuy nhiên nó có thẩm quyền cao hơn luật quốc gia. Khi Hội đồng hoạt động trên bình diện siêu quốc gia và đa chính phủ, trong một vài vấn đề Hội đồng có quyền cao hơn Nghị viện châu Âu và chỉ cần ý kiến phê chuẩn của cơ quan Nghị viện. Trong một vài vấn đề, Hội đồng sử dụng thủ tục đồng quyết, trong đó hai cơ quan ngang hàng nhau về quyền lực.Hội đồng Liên minh châu Âu không có chủ tịch duy nhất mà vị trí chủ tịch được thay luân phiên giữa thành viên các nước 6 tháng một lần và bộ trưởng được bầu phải lên chương trình nghị sự cho Hội đồng. Một vị trí quan trọng nữa trong Hội đồng Liên minh châu Âu là tổng thư ký, người đại diện cho cho chính sách ngoại giao của Liên minh châu Âu.Hội đồng Bộ trưởng đưa ra quyết định dựa trên sự đồng ý của ít nhất 55% quốc gia thành viên, chiếm 65% tổng dân số của EU. Tuy nhiên, những vấn đề liên quan đến đối ngoại vẫn áp dụng phương pháp đồng thuận 3. Nghị viện Châu Âu Nghị viện châu Âu (Europarl hay EP) là một nghị viện với các nghị sĩ được bầu cử trực tiếp của Liên minh châu Âu (EU). Cùng với Hội đồng Liên minh châu Âu (the Council), nó tạo thành lưỡng viện cơ quan lập pháp của các thể chế của Liên minh và được mô tả là một trong những cơ quan lập pháp quyền lực nhất thế giới. Nghị viện và Hội đồng tạo thành cơ quan lập pháp cao nhất của Liên minh. Tuy nhiên, các quyền như thế bị giới hạn bởi quyền hạn mà các các quốc gia thành viên giao cho Cộng đồng châu Âu. Do đó, định chế này có ít quyền kiểm soát đối với các lãnh vực chính sách do các quộc gia và bên trong hai trong ba trụ cột của Liên minh châu Âu. Nghị viện châu Âu bao gồm 750 nghị sỹ (Nghị sỹ Nghị viện châu Âu)(Ireland có 12 nghị sĩ) cấu thành khu bầu cử dân chủ lớn thứ hai thế giới (sau Ấn Độ) và là khu bầu cử dân chủ xuyên quốc gia lớn nhất trên thế giới (492 triệu người). Nghị viện được bầu cử trực tiếp mỗi năm năm một lần theo thể thức phổ thông đầu phiếu kể từ năm 1979. Dù Nghị viện châu Âu có quyền lập pháp mà các cơ quan nói trên không có, cơ quan này lại không có quyền chủ động lập pháp như phần lớn các nghị viện quốc gia. Trong khi nó là "thể chế đầu tiên" của Liên minh châu Âu (được nêu đầu tiên ở trong các hiệp ước, có quyền lực lễ nghi ở trên các cơ quan khác cấp châu Âu), Hội đồng lại có quyền về lập pháp cao hơn Nghị viện nếu thủ tục cùng quyết định (quyền bình đẳng về sửa đổi và bác bỏ) không áp dụng. Tuy nhiên, Nghị viện lại có quyền kiểm soát ngân sách Liên minh châu Âu kể từ thập niên 1970 và có quyền phủ quyết đối với việc bổ nhiệm Ủy ban châu Âu. Nghị viện châu Âu có hai địa diểm họp, đó là Immeuble Louise Weiss ở Strasbourg, Pháp, dành cho các phiên họp toàn thể và là trụ sở chính thức của Nghị viện và tổ hợp Espace Léopold/Leopoldwijk ở Brussel, Bỉ, là tòa nhà nhỏ hơn, phục vụ cho các cuộc họp trù bị và bổ sung, không toàn thể. Chi phí đi lại của các nghị sỹ Nghị viện châu Âu là một điều quan tâm. Ban thư ký Nghị viện châu Âu, cơ quan hành chính của Nghị viện, đóng ở Luxembourg. Chủ tịch Nghị viện châu Âu Hans-Gert Pöttering (EPP), được bầu tháng 1 năm 2007. Ông chủ tọa một phòng nhiều đảng pháp, hai nhóm lớn nhất là Những người dân chủ châu Âu-Đảng Nhân dân châu Âu (EPP-ED) và Đảng Xã hội châu Âu (PES). Cuộc bầu cử trên toàn Liên minh mới nhất là bầu cử Nghị viện châu Âu năm 2009. 4. Ủy Ban châu Âu Ủy ban châu Âu (tên chính thức Ủy ban các cộng đồng châu Âu) là cơ quan cao nhất ngành hành pháp của Liên minh châu Âu. Ủy ban này chịu trách nhiệm về đề nghị lập pháp, thi hành các quyết định, duy trì các hiệp ước Liên minh châu Âu và điều hành công việc chung hàng ngày của Liên minh. Chủ tịch Ủy ban châu Âu José Manuel Barroso Ủy ban hoạt động theo phương pháp một nội các chính phủ, với 27 ủy viên châu Âu(từ 2014 là 18 ủy viên). Mỗi nước thành viên trong Liên minh có một ủy viên, tuy nhiên các ủy viên này buộc phải đại diện cho các quyền lợi của toàn Liên minh, hơn là quyền lợi của nước mình. Một trong số 27 uỷ viên làm chủ tịch Ủy ban châu Âu (hiện nay José Manuel Durão Barroso) được bổ nhiệm bởi Hội đồng châu Âu với sự đồng ý của Nghị viện châu Âu. Chủ tịch Ủy ban Barroso nhận chức từ cuối năm 2004 trong nhiệm kỳ 5 năm. Từ "Ủy ban" có thể có nghĩa là Đoàn ủy viên như nói trên, hoặc nghĩa rộng hơn là cơ quan thể chế của Liên minh, gồm cả cơ quan hành chính quản trị khoảng 25.000 người thuộc ban gọi là Nha Tổng Giám đốc. Ủy ban có trụ sở chính ở tòa nhà Berlaymont tại thành phố Bruxelles và ngôn ngữ làm việc trong nội bộ cơ quan là tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Đức. 5. Tòa án Công lý Liên minh châu Âu Tòa án Công lý Liên minh châu Âu (tiếng Anh, Court of Justice of the European Union) là một trong 7 thể chế chính trị chính của Liên minh châu Âu (EU) có thẩm quyền tư pháp đối với các vấn đề liên quan đến luật pháp của Liên minh châu Âu. Tòa án Công lý Liên minh châu Âu đặt trụ sở tại Luxembourg, gồm 3 cấp theo thứ tự giảm dần đó là "Tòa án Công lý Châu Âu", "Tòa sơ thẩm châu Âu" và "Tòa án dịch vụ dân sự Liên minh châu Âu" . Tòa án Công lý Liên minh châu Âu được thành lập vào năm 1952 với tên gọi "Tòa án Công lý Cộng đồng Than Thép châu Âu" (sau đó đổi tên thành "Tòa án Công lý Cộng đồng châu Âu"). Khi Hiệp ước Lisbon có hiệu lực vào năm 2009, thể chế chính trị này có tên như hiện nay. Nhiệm vụ của Toa án Công lý Liên minh châu Âu đó là đảm bảo luật pháp được theo dõi sát sao khi giải thích và áp dụng các hiệp ước đã kí kết giữa các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu. Tòa có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp của các văn bản quy phạm pháp luật của các thể chế khác của Liên minh châu Âu và đảm bảo rằng các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu phải tuân thủ các nghĩa vụ theo đúng quy định của các hiệp ước có hiệu lực. Khi các tòa án của quốc gia thành viên yêu cầu, Tòa có trách nhiệm giải thích các vấn đề liên quan đến luật pháp Liên minh châu Âu. Chương II: LIÊN MINH TIỀN TỆ CHÂU ÂU Khu vực đồng tiền chung euro (eurozone) bao gồm 16 quốc gia thành viên sử dụng đồng euro như đồng tiền chính thức.Ngân hàng Trung ương châu Âu ở Frankfurt chịu trách nhiệm quản lý chính sách tiền tệ.Đồng tiền chung Euro được sử dụng từ năm 2002.Việc tạo ra một đơn vị tiền tệ duy nhất đã trở thành mục tiêu chính thức của Cộng đồng Kinh tế châu Âu từ năm 1969. Tuy nhiên, chỉ cho đến khi Hiệp ước Maastricht có những cải tiến vào năm 1993 thì các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu mới thực sự bị ràng buộc về mặt pháp lý bởi liên minh tiền tệ kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1999. Kể từ thời điểm phát hành đồng tiền chung euro, từ 11 nước ban đầu hiện nay đã có 16 quốc gia sử dụng đồng tiền này. Mới đây nhất là Slovakia từ ngày 1 tháng 1 năm 2009. Tất cả các nước thành viên của Liên minh châu Âu, trừ Đan Mạch và Vương quốc Anh, đều bị ràng buộc trên cơ sở pháp lý về việc sử dụng đồng euro như đơn vị tiền tệ chính thức. khi đã đáp ứng đủ các tiêu chuẩn kinh tế đặt ra. Tuy nhiên, chỉ có một vài quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu lên thời gian biểu cụ thể cho việc gia nhập hệ thống tiền tệ này. Ví dụ như Thụy Điển đã cố tình không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn thành viên của Liên minh châu Âu để lẩn tránh việc sử dụng đồng euro. Đồng tiền chung euro được tạo ra nhằm mục đích xây dựng một thị trường duy nhất. Ý nghĩa của hành động này bao gồm việc thúc đẩy các quyền tự do di chuyển, xóa bỏ vấn đề trao đổi ngoại tệ, cải thiện sự minh bạch về giá cả hàng hóa và dịch vụ, thiết lập một thị trường tài chính thống nhất, ổn định giá cả và lãi suất thấp và nhất là hạn chế những tác động tiêu cực do khối lượng giao dịch thương mại nội đại khổng lồ trong phạm vi Liên minh châu Âu. Đồng tiền chung euro cũng chính là biểu tượng chính trị cho sự hòa hợp và phát triển kinh tế liên tục. Since its launch the euro has become the second reserve currency in the world with a quarter of foreign exchanges reserves being in euro.[ Ngân hàng Trung ương châu Âu, căn cứ trên các hiệp ước của Liên minh châu Âu, chịu trách quản lý chính sách tiền tệ của đồng euro nói chung và Liên minh châu Âu nói riêng I. Quá trình hình thành của Liên minh tiền tệ Châu Âu Liên minh kinh tế tiền tệ châu Âu (EMU) là sản phẩm trực tiếp của hiệp ước Maastrich ký ngày 7-2-1992, giai đoạn mới của tiến trình liên kết châu Âu.Thực ra tiến trình xây dựng EMU đã được đề cập từ rất sớm, với những bước thăng trầm nhất định. Ngay từ hiệp ước Rome một số điều khoản đã được đề cập đến có liên quan tới hợp tác các chính sách tiền tệ và các chính sách hối đoái. Ngay lúc đó, người ta đã tranh luận về vấn đề: Một thị trường chung không biên giới phải được củng cố bằng một đồng tiền chung. Nhưng trên thực tế, chỉ đến sau năm 1971 các nước châu Âu mới thực sự quan tâm vì trước đó tiền tệ của các nước này vẫn được cố định với đồng USD trong hệ thống Bretton Woods. Năm 1971 hệ thống Bretton Woods hoàn toàn sụp đổ các đồng tiền châu Âu được thả nổi hoàn toàn. Thay đổi tự do theo cung cầu trên thị trường không làm cho tỷ giá của các nước này ổn định hơn, mà trái lại càng thêm trao đảo mạnh (do đầu cơ tiền tệ ngày càng ra tăng và sự chu chuyển về vốn mạnh mẽ giữa các nước xuất phát từ sự khác biệt về lãi suất) thêm vào đó là sự giảm giá của đồng USD làm các nước châu Âu co cụm lại gần nhau trong vấn đề tiền tệ. Khi đồng USD
Tài liệu liên quan