Công ty TNHH Du lịch & Thể thao Việt Nam (Vietran Tour) được thành lập theo giấy đăng ký số 0102006126 ngày 15/08/2002 của Phòng Đăng ký kinh doanh- Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Văn phòng Công ty đặt tại số 60 Hooàng Diệu, Hà Nội. Công ty được thành lập với loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên gồm có 02 thành viên góp vốn với số vốn điều lệ là 770.000.000 đồng (Bảy trăm bảy mươi triệu đồng). Giám đốc Công ty là Bà Đinh Nguyệt Ánh- người đại diện trước pháp luật của Công ty. Công ty Du lịch và Thể thao Việt Nam có 02 chức năng chính là kinh doanh lữ hành quốc tế, nội địa và sản xuất, buôn bán, ký gửi dụng cụ thể dục, thể thao. Ngoài ra Công ty còn thực hiện một số các chức năng bổ trợ như Đại lý vé máy bay trong nước, quốc tế, cho thuê xe phương tiện vận tải đường bộ
Hiện nay, Công ty có trên 45 cán bộ công nhân viên trong đó có 20 người đã ký hợp đồng từ 1 năm trở lên, 15 nhân viên ký kết hợp đồng theo thời vụ và 10 người ký kết hợp đồng cộng tác viên. Trong thời gian gần đây, Công ty coi trọng phát triển cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật, nhà cửa, quảng cáo thương hiệu Công ty, nâng cao chất lượng phục vụ đối với khách hàng đi du lịch. Bên cạnh đó, đầu tư phát triển nguồn nhân lực cũng là một trong những chính sách quan trọng của Công ty. Công ty đã thực hiện nghiêm túc các quy chế phân phối tiền lương, khen thưởng, quy chế khoán đồng thời tiến hành công tác đào tạo phát triển ổn định nguồn nhân lực. Với rất nhiều cách thức, Công ty đã tuyển dụng được những nhân viên có năng lực và trình độ chuyên môn cao.
Song song với nó là việc củng cố đoàn kết nội bộ, mở rộng hợp tác, tạo mối quan hệ với các doanh nghiệp lữ hành trong nước và nước ngoài. Đây chính là tiền đề để công ty phát triển và mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh của mình.
18 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1568 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Giới thiệu chung về công ty TNHH du lịch và thể thao Việt Nam (vietrantour), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1
Giới thiệu chung về Công ty TNHH Du lịch và Thể thao Việt Nam (Vietrantour)
Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH Du lịch & Thể thao Việt Nam (Vietran Tour) được thành lập theo giấy đăng ký số 0102006126 ngày 15/08/2002 của Phòng Đăng ký kinh doanh- Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Văn phòng Công ty đặt tại số 60 Hooàng Diệu, Hà Nội. Công ty được thành lập với loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên gồm có 02 thành viên góp vốn với số vốn điều lệ là 770.000.000 đồng (Bảy trăm bảy mươi triệu đồng). Giám đốc Công ty là Bà Đinh Nguyệt ánh- người đại diện trước pháp luật của Công ty. Công ty Du lịch và Thể thao Việt Nam có 02 chức năng chính là kinh doanh lữ hành quốc tế, nội địa và sản xuất, buôn bán, ký gửi dụng cụ thể dục, thể thao. Ngoài ra Công ty còn thực hiện một số các chức năng bổ trợ như Đại lý vé máy bay trong nước, quốc tế, cho thuê xe phương tiện vận tải đường bộ…
Hiện nay, Công ty có trên 45 cán bộ công nhân viên trong đó có 20 người đã ký hợp đồng từ 1 năm trở lên, 15 nhân viên ký kết hợp đồng theo thời vụ và 10 người ký kết hợp đồng cộng tác viên. Trong thời gian gần đây, Công ty coi trọng phát triển cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật, nhà cửa, quảng cáo thương hiệu Công ty, nâng cao chất lượng phục vụ đối với khách hàng đi du lịch. Bên cạnh đó, đầu tư phát triển nguồn nhân lực cũng là một trong những chính sách quan trọng của Công ty. Công ty đã thực hiện nghiêm túc các quy chế phân phối tiền lương, khen thưởng, quy chế khoán đồng thời tiến hành công tác đào tạo phát triển ổn định nguồn nhân lực. Với rất nhiều cách thức, Công ty đã tuyển dụng được những nhân viên có năng lực và trình độ chuyên môn cao.
Song song với nó là việc củng cố đoàn kết nội bộ, mở rộng hợp tác, tạo mối quan hệ với các doanh nghiệp lữ hành trong nước và nước ngoài. Đây chính là tiền đề để công ty phát triển và mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh của mình.
Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Du lịch & Thể thao Việt Nam
Nhân sự làm việc tại Công ty hiện nay là 45 người trong đó 20 người đã ký kết hợp đồng lao động 1 năm, số nhân viên ký hợp đồng theo thời vụ là 15 người, và 10 người ký kết hợp đồng cộng tác viên. Cơ cấu được thể hiện theo sơ đồ trực tuyến chức năng:
Sơ đồ 1: Mô hình biểu diễn cơ cấu tổ chức của Công ty
Giám đốc Công ty
Phó Giám đốc
Phòng
Du lịch nước ngoài
Phòng
Du lịch
nội địa
Phòng đại lý vé máy bay, vé tàu
Phòng
kinh doanh dụng cụ TDTT
Phòng
tài chính tổng hợp
Nguồn: Công ty TNHH Du lịch & Thể thao Việt Nam (Vietran Tour)
Giám đốc Công ty: Là người có quyết định cao nhất trong công ty và người đại diện của Công ty trước Pháp luật. Giám đốc chịu trách nhiệm chung về quản lý mọi hoạt động kinh doanh của Công ty. Có quyền đề bạt, miễn nhiệm, tiếp nhận hoặc sa thải lao động theo quy chế của Công ty và phù hợp với Bộ Luật Lao động. Báo cáo định kỳ tình hình kinh doanh của Công ty trước toàn thể cán bộ Công nhân viên của Công ty.
Phó Giám đốc: Là người hỗ trợ cho Giám đốc trong quá trình kinh doanh của Công ty.
Phòng Du lịch nước ngoài: Phụ trách hoạt động tiếp thị, thu hút khách Việt Nam và khách nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam đi du lịch nước ngoài. Ký kết hợp đồng với các công ty nhận khách và khách hàng đi du lịch. Phòng được tổ chức dựa trên tiêu thức phân đoạn thị trường, được chia thành các nhóm theo khu vực địa lý như nhóm thị trường khách đi Thái Lan, nhóm thị trường khách đi Malaysia- Singapore, nhóm thị trường khách đi Trung Quốc, nhóm thị trường khách đi Châu Âu. Tiến hành nhiệm vụ xây dựng và tính giá các chương trình du lịch nước ngoài, điều hành đặt các dịch vụ có liên quan như đặt vé tàu, vé máy bay, khách sạn, đặt tour, đặt xe, hướng dẫn viên…Ký kết hợp đồng với các Hãng vận chuyển khách như các hãng hàng không, vận chuyển đường bộ…Và thanh quyết toán đoàn theo chức năng.
Phòng du lịch nội địa: Thực hiện 02 chức năng. Thứ nhất là chịu trách nhiệm tuyên truyền quảng cáo thu hút nguồn khách quốc tế đến với Công ty đi các tuyến điểm trong nước. Xây dựng các chương trình du lịch trong nước và tính giá cho khách quốc tế theo các mức giá áp dụng cho từng đối tượng: Khách Châu á, Châu Âu, Châu Mỹ, Trung quốc…Thứ 2 là quảng cáo tiếp thị nguồn khách trong nước đi du lịch, xây dựng và tính giá cho người Việt Nam. Ký kết hợp đồng với các nhà cung cấp hàng hoá và dịch vụ du lịch như các Hãng hàng không, vận chuyển đường bộ (tàu, xe), các khách sạn, nhà hàng, các nhà hát, cửa hàng bán đồ lưu niệm, hàng truyền thống…Theo dõi quá trình thực hiện tour, tiến hành đặt dịch vụ, kiểm tra dịch vụ, phối hợp với bộ phận kế toán thực hiện thanh quyết toán với các công ty gửi khách và các nhà cung cấp dịch vụ.
Phòng đại lý vé máy bay, vé tàu: Chịu trách nhiệm đặt giữ vé máy bay, vé tàu cho các đoàn khách trong nước và nước ngoài đi du lịch đồng thời tiến hành mua vé lẻ cho khách để hưởng hoa hồng.
Phòng kinh doanh dụng cụ thể dục thể thao: Buôn bán, ký gửi, đại lý bán buôn, bán lẻ dụng cụ thể dục thể thao.
Phòng tài chính tổng hợp: Chịu trách nhiệm thanh quyết toán tài chính, thu chi ngân quỹ, phân phối tiền lương, theo dõi và phản ánh tình hình sử dụng vốn và tài sản của Công ty. Đồng thời phụ trách quản lý hành chính, thực thi những công việc quản lý nhân sự, thực hiện các công việc văn phòng của Công ty.
Nhìn chung, việc xây dựng và kinh doanh các tour du lịch đều do các nhân viên cũng như ban lãnh đạo công ty tự đảm nhiệm. Mỗi một nhân viên phải độc lập xây dựng những tour du lịch phù hợp với yêu cầu của khách và thị hiếu của từng thị trường khách du lịch. Bên cạnh đó, công ty hướng khách hàng mua các tour đặc trưng hoặc những tour truyền thống của Công ty như : Thái Lan, Malaysia- Singapore; Trung Quốc…Tuy là đơn vị mới được thành lập và đi vào hoạt động, nhưng các nhân viên đang làm việc tại Công ty hầu hết đã có kinh nghiệm làm du lịch từ các đơn vị khác chuyển về và có trình độ chuyên môn cao.Tất cả nhân viên đều thông thạo ít nhất một ngoại ngữ. Số lượng nhân viên tốt nghiệp chuyên ngành du lịch chiếm 60%. Độ tuổi trung bình là27.
Hoạt động kinh doanh chính
Công ty TNHH Du lịch & Thể thao Việt Nam đầu tư và phát triển chủ yếu vào kinh doanh lữ hành quốc tế. Hoạt động này chiếm doanh thu tương đối cao, tiếp đó là kinh doanh các dịch vụ bổ trợ như đặt vé tàu, vé máy bay, đặt phòng khách sạn, làm các thủ tục xuất nhập cảnh như visa, hộ chiếu…và thấp nhất là doanh thu của bộ phận nội địa nhưng là bộ phận làm tour cho người Việt Nam đi du lịch trong nước.
Các sản phẩm du lịch chính cho khách hàng đi du lịch nước ngoài của Công ty hiện nay là Thái Lan (Bangkok- Pattaya) 5 ngày, 6 ngày, 7 ngày; liên tuyến Malaysia- Singapore 7 ngày; các tour đi Trung Quốc- Hồng Kông; Châu Âu 11 ngày; Ai Cập 7 ngày…đều là các chương trình du lịch thường xuyên với tần xuất các tour Châu á được tổ chức hàng tuần và các tour Châu Âu, Ai Cập…được tổ chức khoảng 2-3 tháng một chuyến. Trong Quý III và Quý IV năm 2003, Công ty Du lịch và thể thao Việt Nam đã được chọn là một trong những Công ty đạt doanh số bán bằng đường hàng không cao nhất tại Hà Nội trong dịp khuyến mại tour đi Thái Lan sau SARS (Theo đánh giá của Hãng Hàng không Thái Lan tại Hà Nội). Bên cạnh đó, Công ty cũng đã thực hiện được một số đoàn lớn đi tới những tuyến điểm xa đem lại doanh thu cao trong giai đoạn này nâng cao khả năng phục hồi sau SARS của Công ty so với các doanh nghiệp khác trong ngành.
Mặc dù doanh thu thấp nhưng là bộ phận không thể không kể tới, đó là Bộ phận du lịch nội địa. Các chương trình của Công ty hiện nay đang được rất nhiều du khách trong nước quan tâm tới như Hà Nội- Huế- Hội An 5 ngày (đi/về bằng tàu hoả); Động Phong Nha (3 ngày); Hà Nội- Trà Cổ- Đông Hưng (4 ngày); Sapa (4 ngày); Nha Trang- Vũng Tàu- Miệt vườn Mỹ Tho (13 ngày)…Công ty cũng đang tiến hành đẩy mạnh công tác tuyên truyền tiếp thị tới các công ty nước ngoài các chương trình trên bởi đây cũng sẽ mang lại nguồn lợi nhuận không nhỏ cho Công ty và ngành du lịch nước nhà. Thị trường khách lớn nhất của Công ty hiện nay là khách Thái Lan, Châu Âu, Châu Mỹ và Châu úc.
Một số các chương trình đặc trưng khác như chương trình dành riêng cho sinh viên đi tham quan nghiên cứu: Du lịch văn hoá (Thăm cố đô Huế; Sapa…); Du lịch nghiên cứu hệ sinh thái (Tham quan Rừng Quốc gia Cúc Phương, Hồ Ba bể…).
Hiện nay Công ty đang chủ yếu tập trung khai thác nguồn khách đi du lịch trong nước và nước ngoài từ các hộ gia đình tiểu thương buôn bán có thu nhập cao, hay nguồn khách từ các Công ty liên doanh tổ chức cho khách đi du lịch do họ đạt doanh số bán hay đạt chỉ tiêu đề ra (khuyến mại cho các đại lý đạt doanh số bán đề ra) và các khách mua hàng trúng các giải thưởng về du lịch...Để có được chỗ đứng trên một lĩnh vực vốn cạnh tranh rất khắc nghiệt như hiện nay, Công ty Du lịch & Thể thao Việt nam đã nỗ lực hết sức để tạo ra những sản phẩm du lịch có chất lượng cao. Đồng thời tiếp tục xây dựng nhiều chương trình du lịch mới, hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng. Công ty đang tiếp tục cố gắng đẩy mạnh kinh doanh lữ hành đặc biệt là lữ hành quốc tế, phấn đấu là một đơn vị có thế mạnh trong kinh doanh lữ hành tại thị trường phía Bắc.
1.2 điều kiện kinh doanh của công ty
1.2.1 môi trường kinh doanh
Từ Đại hội Đảng VI đã mở ra công cuộc đổi mới đất nước, trong đó có đổi mới ngành du lịch. Từ năm 1990, Chính phủ có chính sách mở cửa quan hệ với các nước và thay đổi cơ cấu nền kinh tế, chú trọng vào lĩnh vực dịch vụ du lịch. Tình hình chính trị ổn định tạo ra tâm lý an toàn cho khách du lịch. Nhà nước đã sửa đổi những chính sách nhằm phát triển ngành du lịch. Văn bản pháp quy, quy định thủ tục xuất nhập cảnh thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho việc đón tiễn khách du lịch cho các doanh nghiệp du lịch nói chung và Công ty Du lịch và thể thao Việt Nam nói riêng. Đồng thời Tổng Cục Du lịch cũng đã có những biện pháp tuyên truyền du lịch Việt Nam thông qua tổ chức các Hội chợ Du lịch quốc tế.
Du lịch Việt Nam ngày càng được chú trọng đầu tư, phát triển. Nhiều di sản văn hoá, di sản thiên nhiên được Quốc gia và Quốc tế công nhận và bảo tồn. Đây chính là một trong những nhân tố có tác động tích cực tới môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp lữ hành. Thêm vào đó, việc thu nhập bình quân đầu người của người dân trong nước và nước ngoài ngày càng cao nâng cao mức sống của người dân đã góp phần ổn định được môi trường kinh doanh và tạo tiền đề cho sự phát triển kinh doanh ngành du lịch.
1.2.2 Vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ cấu vốn kinh doanh
Vốn
Số tiền
Tỉ trọng
Tổng nguồn vốn
1.200.000.000
Vốn cố định
651.600.000
54,3%
Vốn lưu động
548.400.000
45,7%
(Nguồn: Báo cáo cơ cấu vốn kinh doanh; Công ty Du lịch & Thể thao VN)
Với tổng số vốn ban đầu là 1.2 tỉ đồng, doanh nghiệp đã có sự đầu tư thích đáng tạo thế mạnh ngay từ đầu cho công ty. Với nguồn vốn cố định chiếm 54,3% tương ứng với khoảng 651 triệu đồng chính là nguồn vốn đầu tư cho điều kiện vật chất, cơ sở hạ tầng của Công ty làm nền móng cho việc kinh doanh ổn định. Bên cạnh đó nguồn vốn lưu động chiếm tỉ trọng tương đối lớn chiếm tỉ lệ 45,7% trên tổng nguồn vốn tương đương với khoảng 548 triệu đồng. Điều này chứng tỏ Công ty đã đầu tư rất lớn vào các sản phẩm vô hình như các tour du lịch, các dịch vụ thương mại khác như kinh doanh bán buôn bán lẻ dụng cụ thể dục thể thao…Mặt khác nguồn vốn lưu động chiếm tỉ trọng như vậy cho thấy công ty tập trung vốn vào lĩnh vực kinh doanh nhiều hơn. Hiệu quả kinh doanh cao, chu kỳ quay vòng vốn nhanh và ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh của công ty giúp cho công ty nhanh chóng trưởng thành và có chỗ đứng trên thị trường, nâng khả năng cạnh tranh của Công ty đối với các doanh nghiệp khác.
Nguồn vốn của Công ty dựa trên nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn đi vay trong đó nguồn vốn chủ sở hữu chiếm khoảng 68% tương đương với 816 triệu. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp khá ổn định về cơ cấu vốn và là điều kiện thuận lợi để từng bước tạo lập và phát triển.
1.2.3 Thuận lợi và khó khăn
1.2.3.1 Thuận lợi:
Công ty Du lịch và Thể thao Việt Nam (VIETRAN TOUR) đã có một cơ sở vật chất khá tốt tạo thuận lợi cho việc kinh doanh. Công ty đã đầu tư thuê trụ sở ở địa chỉ 60 Hoàng Diệu là một trong những khu phố chính, đông dân cư thuận tiện cho giao thông. Với vị trí như vậy và văn phòng được sửa chữa khang trang với các biển hiệu quảng cáo lớn đã gây được sự tin tưởng đối với các khách hàng khi họ tới để đăng ký mua các tour du lịch của Công ty. Bên cạnh đó, Công ty cũng trang bị đầy đủ máy vi tính, bàn ghế văn phòng, tủ đựng hồ sơ…và lưu giữ có hệ thống tạo cho khách tới văn phòng hình ảnh một Công ty hoạt động chuyên nghiệp. Hiện nay Công ty đã đầu tư hệ thống máy tính nối mạng internet liên tục để các nhân viên có thể lấy thông tin và cập nhật các thông tin cần thiết nâng cao khả năng làm việc chuyên môn của mình.
Bên cạnh thế mạnh về cơ sở vật chất, Công ty còn có những lãnh đạo quản lý nhạy bén với thị trường, sắc sảo trong kinh doanh và đội ngũ nhân viên trẻ nhiệt tình, năng động, yêu nghề, trình độ học vấn cũng như trình độ chuyên môn cao, được đào tạo chuyên sâu. Đây chính là một trong những yếu tố quan trọng làm nên sự thành công của Công ty trong năm vừa qua.
Có thể nói Công ty Du lịch và Thể thao Việt Nam tuy là một đơn vị mới được thành lập nhưng đã vận dụng được mọi cơ hội kinh doanh bằng sức trẻ của mình. Thời cơ và vận hội của đất nước đang khai thác và phát triển ngành du lịch trong thiên niên kỷ mới và Công ty đã chọn đúng thời điểm để kinh doanh. Khi nói tới những thuận lợi của đơn vị, ta phải đề cập tới những yếu tố khách quan và chủ quan mang lại. Đó chính là sự biết vận dụng yếu tố bên trong của Công ty: Đội ngũ nhân viên trẻ nhiệt tình, năng động có trình độ chuyên môn cao; trang thiết bị, cơ sở vật chất tương đối ổn định và đầy đủ, công nghệ kỹ thuật tiên tiến,… và các yếu tố bên ngoài như các nhà cung cấp dịch vụ ngày càng nhiều hơn tạo thuận lợi trong việc lựa chọn các đối tác, môi trường tự nhiên và xã hội ổn định, nhà nước khuyến khích tạo điều kiện phát triển ngành du lịch…Tất cả những điều đó đã làm cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thuận lợi và đạt được hiệu quả thực sự.
1.2.3.2 Khó khăn:
Là một Công ty chỉ mới được thành lập chưa có tên tuổi trên thị trường, Công ty đã phải đương đầu cạnh tranh với rất nhiều các doanh nghiệp khác trong ngành về sản phẩm, giá cả và chất lượng. Đặc biệt trong thời kỳ cạnh tranh ban đầu, mức giá đóng vai trò hết sức quan trọng nhưng yếu tố cốt lõi để giành thắng lợi lại chính là chất lượng sản phẩm. Với khẩu hiệu “VIETRAN TOUR- Sự lựa chọn tin cậy!”, Công ty đã cố gắng hết sức vượt qua những khó khăn bước đầu để từng bước chiếm lĩnh trên thị trường. Bán tour với giá rẻ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng phục vụ và làm cho khách hàng hài lòng, hứa hẹn sẽ tiếp tục lựa chọn Công ty trong những lần du lịch tiếp theo của họ.
Khó khăn thứ hai của Công ty đó là nguồn vốn còn hạn chế. Là Công ty mới được thành lập nên vốn đầu tư của Công ty không nhiều trong khi đó khách hàng mua tour phần lớn đều không chịu thanh toán hết do Công ty mới thành lập, chưa có tên tuổi. Đứng trước tình hình này, lãnh đạo Công ty đã nhiều lần họp với Phòng kế toán để tìm ra hướng giải quyết. Đây có thể nói là một trong những khó khăn lớn nhất của Công ty và để giải quyết vấn đề này, các bộ phận chuyên trách cũng đã phải làm việc, đàm phán với các nhà cung cấp thanh quyết toán sau tour. Do số lượng các nhà cung cấp còn hạn chế về số lượng và chất lượng đồng thời do tính chất mùa vụ của ngành nên Công ty cũng gặp phải những khó khăn không nhỏ vào những thời kỳ cao điểm. Nhìn chung vào thời điểm này các doanh nghiệp lữ hành đều phải chịu sức ép về giá cả và chất lượng của các nhà cung cấp dịch vụ do cung vượt quá cầu. Vào mùa hè, hầu hết các khách sạn ở các khu nghỉ mát biển đều cháy phòng và doanh nghiệp thường rất khó khăn trong việc điều hành tour thậm chí có doanh nghiệp từ chối những đoàn khách lớn do không đảm bảo được dịch vụ sợ làm ảnh hưởng tới uy tín của Công ty. Tuy nhiên khi tham gia vào nền kinh tế thị trường, tất cả các doanh nghiệp đều không tránh khỏi những khó khăn, đó là việc phải cạnh tranh để tồn tại trong môi trường kinh doanh của cơ chế thị trường. Bản thân Công ty luôn luôn phải tìm cách đổi mới sản phẩm để tạo ra thế cạnh tranh cả về chất lượng dịch vụ, giá cả. Mặt khác khó khăn còn đến từ phía những bất lợi như thiên nhiên gây ra như lũ lụt, hạn hán hoặc các nguyên nhân khác như dịch bệnh, chiến tranh…Trong năm 2003, dịch SARS chính là một ví dụ điển hình, hầu hết các Công ty du lịch đều khuyến khích nhân viên nghỉ phép hoặc khuyến khích nghỉ không lương…
1.3Chiến lược kinh doanh của Công ty
Công ty hiện nay xây dựng chiến lược kinh doanh duy nhất của mình đó là chiến lược kinh doanh ngắn hạn (6 tháng).
Giai đoạn 1: Thâm nhập thị trường (Chủ yếu là thị trường Outbound). Có thể nói một cách chính xác hơn đó là việc khuếch trương quảng cáo mở rộng chiếm lĩnh thị trường (Thị phần). Công ty đã sử dụng chính sách giá để cạnh tranh nhằm thu hút được nhiều khách hàng đến với tour du lịch của mình. Đồng thời Công ty tiến hành công tác tuyên truyền quảng cáo thương hiệu và các tour du lịch của mình thường xuyên và bằng nhiều hình thức như quảng cáo bằng các tập gấp, tờ rơi, quảng cáo trên các báo như Báo Lao động, Báo Hà Nội mới, báo ngành là những báo có số lượng phát hành lớn và thường xuyên, quảng cáo bằng trang web, quảng cáo qua thương mại điện tử…hoặc bằng phương pháp tiếp thị trực tiếp mang thông tin tới tận tay khách hàng. Công ty cũng cho thử nghiệm mức giá cạnh tranh để kiểm tra mức độ quan tâm của khách du lịch đối với giá cả và thấy rằng đối với khách du lịch Việt Nam, giá cả là yếu tố quan trọng thậm chí có thể là yếu tố đầu tiên để khách hàng lựa chọn Công ty du lịch. Tuy vậy việc cạnh tranh bằng giá để thu hút khách hàng mới chỉ giúp khách chú ý tới sản phẩm du lịch của Công ty chứ chưa thực sự giúp cho khách hiểu biết và nắm bắt được các sản phẩm của mình. Chính vì vậy mà Công ty cần tập trung vào việc nâng cao chất lượng phục vụ để tăng doanh số khách du lịch đến với đơn vị. Đồng thời, với chiến lược cạnh tranh về giá, nguồn lợi nhuận mới chỉ bù đắp được những chi phí tối thiểu. Đây là giai đoạn Công ty dùng các khoản lợi nhuận khác đề làm chi phí cơ hội giúp cho khách hàng biết đến và sử dụng sản phẩm của mình và để giữ được khách hàng. Bên cạnh đó Công ty cũng tiến hành các hoạt động chăm sóc khách hàng như gửi thư thăm hoi chúc mừng tặng quà sinh nhật, lễ tết…
Đối với thị trường du lịch nội địa, Công ty áp dụng biện pháp quảng cáo thông qua trang web của Công ty và tập trung vào khai thác các thị trường khách mang lại lợi nhuận cao như khách Đức, khách Pháp, khách Nhật, khách Mỹ…Công ty cũng đã đạt được thành công bước đầu khi có hồi âm từ các thị trường này.
Giai đoạn II: Giai đoạn tăng trưởng
Công ty xác định khi đã có thị phần, có khách hàng thì cần luôn luôn cố gắng để giữ vững duy trì mối quan tâm ủng hộ của khách hàng quen thuộc này. Có thể nói giai đoạn này Công ty đã có thể đẩy mức giá của mình lên cao hơn để có thể bù đắp những chi phí cho hoạt động quảng cáo khuếch trương. Tuy nhiên Công ty vẫn luôn đảm bảo chất lượng dịch vụ hoàn hảo, chu đáo để không bị khách phàn nàn về vấn đề chất lượng. Đây cũng là giai đoạn Công ty tích luỹ và thu thêm lợi nhuận và tiến hành mở rộng phát triển các kênh phân phối mới qua việc thiết lập mối quan hệ với các Công ty du lịch khác để cùng ghép khách phối hợp tổ chức tour trong trường hợp không đủ khách, thiết lập hệ thống đại lý gửi khách thông qua các quán cafe, đại lý vé tàu, vé máy bay, các trung tâm du lịch…Công ty tập trung khai thác triệt để thị trường khách lớn nhất (theo khu vực địa lý, đối tượng khách…). Trong giai đoạn này, Công ty cũng đưa ra chính sách chăm sóc khách hàng như giảm giá cho những khách hàng đã từng đi tour với Công ty, khách hàng đi du lịch theo nhóm 4-5 người, các chương trình hậu mãi, tặng quà…
Giai đoạn III: Giai đoạn bão hoà
Xác định giai đoạn này khá quan trọng bởi lẽ trong giai đoạn này Công ty sẽ tích luỹ