Tiểu luận Nghệ thuật miêu tả chiến tranh qua chiến dịch xích bích trong “Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung

Tam Quốc Diễn Nghĩa không phải thành sách bởi một người, một lúc mà là sự sáng tác tập thể của quần chúng nhân dân. Đó là một kho tàng binh lược, đúc kết, chứa đựng những tinh hoa trí tuệ của dân tộc Trung Hoa. Nó phản ánh cả một thời kì lịch sử đầy biến động, cát cứ phân tranh, cá lớn nuốt cá bé của các tập đoàn phong kiến. Trong đó còn tái hiện lại tình hình phức tạp của các cuộc đấu tranh quân sự, chính trị trong ngót một thế kỉ, nó động chạm đến các lĩnh vực xã hội, phản ánh các loại mâu thuẫn hết sức gay gắt và phức tạp trong xã hội. Thời kì đó đã nhào nặn lên những nhân vật lịch sử sinh động như đang còn sống, tái hiện lại vô số các cuộc chiến đấu cổ đại kinh hồn, bạt vía, những cuộc đấu trí, so tài căng thẳng đến nghẹt thở. Với tài năng am hiểu tường tận binh pháp Tôn Tử và nghệ thuật dùng binh, La Quán Trung không chỉ chấp nhận những gì có sẵn. Ông đã sáng tạo, tổ chức kết cấu tác phẩm, xây dựng hình tượng nhân vật dưới ánh sáng thẩm mỹ riêng, biên soạn cuốn tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa với quy mô đồ sộ, dài bảy lăm vạn chữ và luôn được dịch in trong mấy trăm năm nay. La Quán Trung đã có được nhãn quan tích cực giúp Ông nhìn thấu được hiện thực lịch sử cách ông hơn mười thế kỉ. Ông đã nói lên nguyện vọng tha thiết của quần chúng nhân dân lao động, muốn được sống một cuộc đời hạnh phúc thanh bình trong một quốc gia bình yên, thống nhất. Bên cạnh đó tác giả cũng vạch trần tội ác của bọn quan phong kiến, đã gây ra các cuộc chiến tranh đẫm máu kéo dài, coi tính mạng nhân dân như cỏ rác. Lòng tham và danh vọng quyền thế đã len lỏi và ngự trị mọi mối quan hệ.

doc15 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1902 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Nghệ thuật miêu tả chiến tranh qua chiến dịch xích bích trong “Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA VĂN HỌC ---------------  TIỂU LUẬN GIỮA KỲ MÔN: VĂN HỌC TRUNG QUỐC NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ CHIẾN TRANH QUA CHIẾN DỊCH XÍCH BÍCH TRONG “ TAM QUỐC DIỄN NGHĨA” CỦA LA QUÁN TRUNG Giảng viên : Ngô Hoàng Mai Sinh viên thực hiện : Đặng Thị Chung Lớp : K50-Văn học Hà Nội, 04-2008 Tam Quốc Diễn Nghĩa không phải thành sách bởi một người, một lúc mà là sự sáng tác tập thể của quần chúng nhân dân. Đó là một kho tàng binh lược, đúc kết, chứa đựng những tinh hoa trí tuệ của dân tộc Trung Hoa. Nó phản ánh cả một thời kì lịch sử đầy biến động, cát cứ phân tranh, cá lớn nuốt cá bé của các tập đoàn phong kiến. Trong đó còn tái hiện lại tình hình phức tạp của các cuộc đấu tranh quân sự, chính trị trong ngót một thế kỉ, nó động chạm đến các lĩnh vực xã hội, phản ánh các loại mâu thuẫn hết sức gay gắt và phức tạp trong xã hội. Thời kì đó đã nhào nặn lên những nhân vật lịch sử sinh động như đang còn sống, tái hiện lại vô số các cuộc chiến đấu cổ đại kinh hồn, bạt vía, những cuộc đấu trí, so tài căng thẳng đến nghẹt thở. Với tài năng am hiểu tường tận binh pháp Tôn Tử và nghệ thuật dùng binh, La Quán Trung không chỉ chấp nhận những gì có sẵn. Ông đã sáng tạo, tổ chức kết cấu tác phẩm, xây dựng hình tượng nhân vật dưới ánh sáng thẩm mỹ riêng, biên soạn cuốn tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa với quy mô đồ sộ, dài bảy lăm vạn chữ và luôn được dịch in trong mấy trăm năm nay. La Quán Trung đã có được nhãn quan tích cực giúp Ông nhìn thấu được hiện thực lịch sử cách ông hơn mười thế kỉ. Ông đã nói lên nguyện vọng tha thiết của quần chúng nhân dân lao động, muốn được sống một cuộc đời hạnh phúc thanh bình trong một quốc gia bình yên, thống nhất. Bên cạnh đó tác giả cũng vạch trần tội ác của bọn quan phong kiến, đã gây ra các cuộc chiến tranh đẫm máu kéo dài, coi tính mạng nhân dân như cỏ rác. Lòng tham và danh vọng quyền thế đã len lỏi và ngự trị mọi mối quan hệ. Tam Quốc Diễn Nghĩa kể lại quá trình hình thành, phát triển và diệt vong của ba tập đoàn phong kiến cát cứ thời Tam Quốc là Ngụy, Thục, Ngô trong thời gian 97 năm, từ 184 sau công nguyên đến 280 khi họ Tư Mã thống nhất Trung Quốc lập lên nhà Tấn. Trong suốt một thế kỉ đó, người đọc chứng kiến biết bao cuộc loạn li điên đảo. Ba tập đoàn tranh giành quyền lực, muốn thôn tính lẫn nhau đã điển hình cho sự kiện hợp tan bất tân trong trời đất. Với nghệ thuật miêu tả chiến tranh bậc thầy của mình, La Quán Trung đã dàn dựng các cuộc chiến hết sức sinh động hình thức đấu tranh cũng hết sức đa dạng và phong phú. Tác phẩm viết về cuộc đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị, nên tác giả đã thể hiện câu từ hoành tráng của mình qua miêu tả chiến tranh. Từ đầu đến cuối tác phẩm có thể thống kê được hàng trăm cuộc chiến tranh lớn nhỏ với quy mô và cách thức tổ chức khác nhau, mở ra hết cảnh này đến cảnh khác. Dưới ngòi bút của tác giả các cuộc chiến tranh này thiên biến vạn hóa, không trùng lặp, không cứng nhắc, đều có tính độc đáo riêng nói lên tính đa dạng và phức tạp của chiến tranh. Trước một trận đánh lớn tác giả luôn dành thời gian giới thiệu tường tận cách chủ tướng, người cầm quân, dàn binh khiển tướng, tương quan lực lượng hai bên, sự thay đổi vị trí và sự vận dụng chiến thuật, chiến lược trước khi đi đến một trận chiến quyết định. Có thể dễ dàng nhận thấy chiến tranh trong Tam Quốc là chiến tranh Trung Cổ với vũ khí thô sơ (đao, gươm, cung, tên…). Hình thức chiến tranh được quy định theo khuôn mẫu của binh pháp Tôn Tử và nó được ước lệ hóa trên bàn cờ tướng Trung Quốc vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Chiến tranh là chuyện trọng đại. Kết quả của nó tùy thuộc việc đó có phải là một cuộc chiến tranh chính nghĩa hay không và giới lãnh đạo quân sự có khôn ngoan hay không. Nó cũng tùy thuộc vào khí hậu địa lý và khí hậu, quy mô và khoảng cách của chiến trường. Sự tổ chức hậu cần và thông tin liên lạc cũng có phần không nhỏ. Trong đó vị tướng có vai trò hết sức quan trọng. Viên tướng giỏi là khi nào biết đánh và khi nào không, biết nắm lấy cơ hội, được tùy tướng lẫn ba quân răm rắp tuân lời, và là người có tài không bị sự chi phối của nhà vua. Vận dụng những điều này của binh pháp, La Quán Trung đã xây dựng những hình tượng chủ tướng không những có tài mà còn mưu trí hơn người, toàn những bậc anh dũng kì tài trong thiên hạ. Họ có vai trò quyết định trong trận chiến. Nói đến chiến tranh là nói đến đau thương, những giờ phút căng thẳng và nguy hiểm, nhưng trong Tam Quốc nó không thê thảm, mà đượm vẻ hiên ngang của chất sử thi anh hùng, đôi khi có vẻ ung dung khoan khoái. Ngòi bút của tác giả rất linh hoạt, thiên biến vạn hóa, tạo ra sự hấp dẫn lôi cuốn. Trong Tam Quốc có mười lần mở đại chiến dịch, hơn 100 trận quan trọng. Mỗi trận mỗi khác, tạo hứng thú riêng, quy mô, tình tiết, cục diện chiến tranh cũng rất khác. Và tài năng nghệ thuật miêu tả chiến tranh của La Quán Trung biểu hiện nổi bật nhất trong việc miêu tả trận Xích Bích diễn ra vào đầu thế kỉ thứ ba, một trong những trận đánh cực kì nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Chính trận Xích Bích đã dẫn đến sự cân bằng quyền lực giữa ba nước Ngụy, Thục, Ngô, những nước đã nổi lên từ đống tro tàn của thời Hán. Chính trong trận Xích Bích này, Ngụy Vương Tào Tháo đã thân dẫn một hạm đội gồm 83 vạn đại binh xuôi dòng Dương Tử với giấc mộng đế vương, để rồi trở về chỉ còn lại 28 người sau trận đại bại nhục nhã trước liên quân Ngô_ Thục. Cũng trong trận Xích Bích đó con người nho sĩ bậc nhất trong lịch sử Trung Quốc, Gia Cát Lượng đã làm tên tuổi rạng rỡ ngàn đời. Đây cũng là một trận đánh lịch sử, nó quy tụ được lực lượng của ba nước, mở màn cho thế chân vạc, chia ba thiên hạ của ba tập đoàn phong kiến Ngụy, Thục, Ngô. Trận Xích Bích là một chiến dịch tổng hợp vừa thủy chiến, vừa hỏa công, là chiến tranh ngoại giao, gián điệp, tâm lý. Đó không chỉ là chiến tranh giữa hai phe Tào Ngụy và Đông Ngô mà là còn chiến tranh cân não giữa Đông Ngô và Tây Thục, giữa Châu Du và Gia Cát Lượng. Chiến dịch được sắp xếp trong bẩy hồi , có những lớp lan, sự kiện chằng chịt, nhiều mưu mô được bày đặt. Trong trận đánh vừa có sức trời, vừa có sức người. Trong quá trình miêu tả, La Quán Trung đã dành 6 hồi dài để nói về quá trình chuận bị của trận đánh mà chỉ để mấy dòng nói về trận đánh. Tác giả đã thấy được tầm quan trọng của việc trù tính trước chiến dịch. Trù tính cẩn thận là điều kiện tiên quyết để thắng. Chiến Thắng được đảm bảo trước khi lâm trận. Kế hoạch càng cẩn thận bao nhiêu người ta càng dễ chiến thắng bấy nhiêu. Một hành động trù tính, thiếu thận trọng sẽ làm giảm đi cơ hội chiến thắng. Không biết tính trước tức là mời gọi chiến bại. Người ta có thể nói trước kết quả của một cuộc chiến từ chỗ cuộc chiến đó được trự tính cận thận ra sao. Vì lẽ đó tác giả cho hầu như tất cả các nhân vật quan trọng của cuốn tiểu thuyết xuất hiện trong trận này, nhiều mưu kế trong binh pháp được sử dụng. Điều này chứng tỏ La Quán Trung đã nghiên cứu tường tận lịch sử, am hiểu sâu sắc binh pháp và nhiều kiến thức khác. Những mâu thuẫn chủ yếu và tương quan lực lượng của ba bên: Lưu Bị, Tôn Quyền, Tào Tháo trước trận Xích Bích. Vào cuối thời nhà Hán, triều đại trị vì lâu nhất trong lịch sử Trung Quốc, ba nước Ngụy, Thục và Ngô đã chiến tranh lẫn nhau để giành quyền bá chủ. Tào Tháo quân chủ của nước Ngụy, nước mạnh nhất trong số ba nước, hùng cứ ở phương Bắc. Ông từng là tể tướng dưới thời Hán, lập nhiều công trạng, nhưng rồi chiếm đoạt hết quyền hành của vua Hán còn nhỏ tuổi. Lấy danh nghĩa nhà vua ban lệnh và tấn công những ai không nghe lệnh. Tào Tháo có ý định tiêu diệt Thục và Ngô để mở rộng quyền lực lên toàn cõi. Là một người linh hoạt, cơ chí Tào Tháo không chỉ giỏi việc quân mà còn là người rất có tài văn chương. Nhưng ông lại độc ác, gian xảo và đa nghi. Châm ngôn nổi tiếng của Tào Tháo là: “Thà ta phụ người còn hơn để người phụ ta”. Trước trận Xích Bích Tào Tháo đã diệt được Lã Bố, tiêu trừ Viên Thiệu, Viên Thuật, bình định Liêu Bông, đánh bại Lưu Bị, giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, uy thế ngày càng lừng lẫy. So với Lưu Bị, Tôn Quyền thì lực lượng của tập đoàn Ngụy chiếm ưu thế tuyệt đối, gồm 83 vạn thuộc bộ binh, thủy binh, kị binh. Trên ngựa, dưới thuyền đi song song, kéo tới cửa ngõ Đông Ngô dàn đóng. Còn lực lượng của Lưu Bị lúc này rất yếu. Lưu Bị tuy có Quan Công, Trương Phi, Triệu Tử long, lại có thêm quân sư Gia Cát Lượng vừa đến giúp sức, nhưng lực lượng của Bị vẫn còn mỏng, căn cứ địa chưa vững chắc, quân đội chưa được phát triển. Nên không thể đương đầu với một lực lượng tương đối hùng mạnh như của Tào. Về phía Tôn Quyền có nhiều binh hùng, tướng mạnh, có địa bàn thuận lợi. Tôn Quyền làm chủ sáu quận, tám mốt châu, có vị trí thiên nhiên hiểm trở là sông Trường Giang. Tuy nhiên thế lực vẫn chưa địch nổi được với Tào Tháo. Thế chân vạc đã hình thành, nhưng mâu thuẫn chủ yếu vẫn là mâu thuẫn giữa Ngụy và Thục Ngô, mâu thuẫn thứ yếu là Tôn Quyền với Lưu Bị. Việc xét các mâu thuẫn trong xã hội và sự tương quan lực lượng, sẽ quyết định chính sách về quân sự, chính trị và ngoại giao của ba tập đoàn, quyết đinh chính sách “liên Ngô kháng Tào” của Thục. Chiến lược, sách lược của ba tập đoàn trong trận Xích Bích. . Muốn lấy được thiên hạ việc mấu chốt là phải chế định một sách lược đúng đắn. Đo sức trên vũ đài chính trị cần phải có tầm nhìn chính trị, mới phân tích một cách chính xác, đề ra sách lược phù hợp với thực tế khách quan. Theo Binh Pháp Tôn Tử để đánh thắng trong một cuộc chiến là đánh bại chiến lược toàn cục của quân thù. Cách hay kế tiếp là đánh bại họ trên mặt trận ngoại giao và chính trị, kế tiếp nữa mới là đo một trận sống còn với địch. Chính vì vậy La Quán Trung đã rất dụng công mô tả lực lượng và sách lược của từng tập đoàn. Từ sách lược này có thể đoán biết được ý đồ mưu trí và tầm nhìn của những người đứng đầu và mưu sĩ của từng tập đoàn. Về phía Tào Tháo: sau khi thống nhất được phương Bắc Tào tháo liền bắt tay chinh phục phía Nam, kế hoạch chiến lược là: Trước hết chiến Kinh Châu, thuận đà xuôi xuống phía Đông, đánh vào sườn của quân Đông Ngô, rồi lại sang phía Tây đoạt lấy vùng Ích Châu giàu có, để thống nhất thiên hạ. Tào Tháo định lợi dụng tài nguyên giàu có của Kinh Châu, để quân dân nghỉ ngơi, củng cố những vùng chiếm đóng, như thế chẳng cần cất quân mà ép Đông Ngô đầu hàng. Về mặt ngoại giao: Do dễ dàng lấy được Kinh Châu, đội quân hùng mạnh 85 vạn của Tào bỗng nảy sinh tư tưởng khinh địch, quyết định thừa thắng tiến quân đến Giang Đông, gửi một bài hịch cho Tôn Quyền: “Nay ta nắm cả triệu hùng binh, hàng ngàn tướng giỏi, muốn đọ sức với tướng quân ở Giang Hạ”. Tào cũng tỏ ý mời Tôn Quyền qua Giang Lăng hội họp để cùng đánh bắt Lưu Bị, hứa chia đất Kinh Châu, kết liên minh mãi mãi, nhằm đe dọa, ép Tôn Quyền chưa đánh đã hàng. Tôn Quyền lúc bấy giờ đóng quân ở Sai Tang, nghe được tin liền họp các binh sĩ bàn cách giữ bờ cõi. Mưu sĩ Lỗ Túc đưa ý kiến là sang Lưu Bị thuyết cuộc liên minh đầu tiên giữa hai nhà Ngô và Lưu Tôn Quyền dồng ý. Lưu Bị lúc ấy ở tình thế yếu, nên chờ dịp Ngô mở cuộc liên minh, nay dịp đã đến. Bắt tay liên minh với Ngô trong giai đoạn này, Khổng Minh nhằm mục đích khiến cho quân Nam (Tôn Quyền) và Bắc (Tào Tháo) cắn nuốt lẫn nhau. Nếu Nam thắng Lưu Bị sẽ hợp sức với Tôn Quyền cùng diệt Tào chiếm lấy Kinh Châu. Trái lại nếu Bắc thắng thì Lưu Bị thừa cơ chiếm lấy Giang Nam. Điều nào cũng có lợi. Vì cả đôi bên cùng đồng ý, nên liên minh không có gì trở ngại. Nhưng trước thanh thế lớn mạnh của Tào, trong nội bộ Đông Ngô xảy ra bất đồng ý kiến nên chia làm hai phe: chủ hòa và chủ chiến. Chủ hòa có Trương Chiêu, chủ chiến có Lỗ Túc. Người quyết định hàng hay không là Tôn Quyền. Phái chủ hàng thuyết phục: “Tào Tháo thống lĩnh quân trăm vạn, mượn tiếng thiên tứ, đánh dẹp 4 phương, mình cự lại là nghịch. Vả lại chỗ dựa của chúa công để chống với Tào là sông Trường Giang nay Tháo đã lấy được Kinh Châu, ta không còn độc chiếm cái thế hiểm trở của sông đó, thật khó lòng địch được. Vậy cứ ý tôi, đầu hàng là kế vẹn toàn”. Bọn này chỉ nhằm tư tưởng cầu an bảo mạng. Tôn Quyền nghe xong chỉ “ngồi ngần ngừ không đáp, cúi đầu lặng thinh”. Ngược lại phe chủ chiến gồm các võ tướng như Hoàng Cái, Trình phổ, Châu Du và đứng đầu là Lỗ Túc thì chủ trương khoáng chiến, đề xướng liên minh với họ Lưu. Phe này lập luận rằng: “Nếu hàng Tào thì Tôn Quyền ngựa chẳng qua được một con, quân hầu nhiều lắm chỉ được dăm bảy tên. Như thế phỏng còn quay về hướng Nam mà xưng “cô” xưng “quả” được không?”. Lập luận này được Tôn Quyền tán thành nhưng còn ngại vì thế của Tào rất mạnh, lo sức mình không địch nổi. Khi Lỗ Túc sang Giang Hạ, thuyết kế liên minh, Khổng Minh lại theo Lỗ Túc sang Ngô làm sứ giả và sau khi Khổng Minh “thiệt chiến quần nho” dùng lý luận đánh bại bọn hủ nho đã thuyết phục được Tôn Quyền quyết định đánh Tào. Thêm vào đó, Châu Du đã phân tích và chỉ ra cho Tôn Quyền thấy năm điều kị của nhà binh mà Tào Tháo đã phạm: “Miền Bắc chữa yên, Mã Đằng, Hàn Toại đang rình cơ hội đánh úp Hoa đô mà Tháo quên mối lo ấy, kéo đi Nam chinh lâu ngày. Đó là một điều kị. Quân lính miền Bắc không quen thủy chiến, mà Tháo bỏ yên ngựa xuống ngồi thuyền tranh giành với Đông Ngô. Đó là hai điều kị. Nay mùa đông trời lạnh, ngựa thiếu cỏ ăn. Đó là ba điều kỵ. Đem quân ở lục địa tiến sâu vào chỗ sông hồ, không quen thủy thổ nhiều người đau ốm là bốn điều kị. Quân Tào đã mắc phải bốn điều kỵ đó thì đông mấy cũng phải thua”. Được sự gợi ý của Khổng Minh, Châu Du đã nhằm đúng tâm lý nghi ngờ lo sợ trước việc Tào Tháo tự xưng có hàng triệu quân của Tôn Quyền và chỉ ra rằng: “Chúng đưa quân từ miền Trung, chẳng qua chỉ 15, 16 vạn, mà lại đã mệt mỏi, số được của Viên Thiệu cũng bảy tán vạn, cũng còn hồ nghi chưa thuyết phục hắn. Với số quân đông nhưng lại ốm yếu và hồ nghi như thế, số lượng cho rằng có nhiều cũng chẳng đáng sợ. Du cần 5 vạn quân cũng đủ sức phá được”. Quyết sách chiến lược và sự phân tích chính xác tình hình địch của đã củng cố thêm tâm huyết của Tôn Quyền. Châu Du có tầm nhìn xa, trông rộng, biết địch biết ta tất trăm trận trăm thắng. Như vậy, những chiến lược của các tập đoàn đã được lần lượt đưa ra. Các mặt trận đấu tranh (chính trị, ngoại giao) đã cơ bản mang lại kết quả. Việc “Lưu Tôn liên hợp chống Tào” hoàn toàn phù hợp với lợi ích hai bên và nó là yêu sách hết sức đúng đắn của Ngô, Thục. Không gian diễn ra chiến dịch Xích Bích. Thế trận Xích Bích đã cơ bản hình thành. Nó có không gian hết sức rộng lớn hai dải đất dài ven sông Trường Giang là miền kinh châu trù phú. Trận đánh này cũng diễn ra ở địa thế hiểm trở. Đòi hỏi kĩ năng tác chiến cao. Nó có thể kết hợp được cả thủy chiến, bộ chiến và kế mai phục bốn phía, bày trận quay lưng ra sông… Chính vì vậy tác giả đã dành rất nhiều giấy mực để miêu tả chiến dịch. Khung cảnh rộng lớn, như một bức tranh bao la mở ra trước mắt ta. Chiến dịch sẽ rất cần có tài thao binh bố trận hợp lý, lợi dụng địa hình giành chiến thắng. Diễn biến: Chiến dịch Xích Bích có thể chia ra thành năm giai đoạn: Giai đoạn 1: Đánh dấu từ hồi 43 - khi Gia Cát Lượng đại diện cho bên Lưu Bị ra làm thuyết khách, nhen nhóm tinh thần quyết chiến cho phe Đông Ngô. Trong truyện “Thiệt chiến quần nho”, tác giả đã để Khổng Minh dùng lời lẽ áp đảo bọn hủ nho của Tôn Quyền, nhằm khẳng định tài hùng biện và cơ trí tuyệt vời của bậc kì tài Gia Cát Lượng. Mỗi lời của Khổng Minh là một câu tát đích đáng vào mặt hủ nho khoác lác, hám hư danh bịp bợm “ngồi một xó mà lý thuyết suông thì không ai bằng, đến lúc đáng để cho thiên hạ cười”. Bị Gia Cát Lượng thuyết một hồi bọn Trương Chiêu, Ngu Phiên, Bộ Trắc… ngồi im thin thít, không dám hé môi. Với tài hùng biện, hiểu biết tâm lý kiến thức thiên văn… Khổng Minh đã xóa bỏ tâm lý sợ Tào ở Đông Ngô, Khổng Minh còn dùng mẹo khích bác Tôn Quyền so sánh Tôn Quyền với Lưu Dự Châu - làm cho Tôn Quyền nảy ra ý định phản Tảo. Khổng Minh cũng dùng kế khích Châu Du, nói Tào Tháo xây đài Đồng tước, muốn lấy hai nàng Kiều (1 người là vợ của Châu Du) đem về đó để vui tuổi già khiến Châu Du tức giận thề sống chết với giặc Tào một phen. Như vậy Gia Cát Lượng đã đặt nền móng liên minh giữa Thục và Ngô. Với tài trí hơn người Gia Cát Lượng đã tỏ rõ vai trò quan trọng của mình trong chiến dịch. Giai đoạn 2: Châu Du dùng kế trá hàng và khổ nhục kế - Tào Tháo nhiều lần mắc mưu. Ở giai đoạn này, đấu tranh trên lĩnh vực quân sự bắt đầu căng thẳng dần… Mở màn trận Xích Bích, Ngụy đã thất bại ở Giang khẩu. Quân của Tào Tháo đông hơn quân của Liên minh Ngô Thục nhiều lần. Họ đóng ở bờ bắc sông Dương Tử. Nhưng trong trận này, hầu hết quân Tào đều không thể đứng vững trên con thuyền chòng chành bởi họ là người miền Bắc, hầu như không có chút kinh nghiệm nào về thủy chiến. Do đó Tào Tháo lệnh cho hai viên tướng thủy quân mới thu dụng là Trương Doãn và Thái Mạo, nguyên là thủy quân của Ngô và nay sang hàng Tào, là việc huấn luyện quân binh. Các trại thủy quân được dựng lên, việc tập luyện diễn ra ngày đêm, đèn đuốc thắp sáng trưng. Còn phía quân Ngô thắng được trận đầu, nhuệ khí ngày càng hăng lên. Nhưng từ bờ Nam nhìn sang, thấy quang cảnh sáng rực cả một góc trời, Châu Du trong lòng không yên. Qua đi dò thám ở doanh trại Tào, thấy cách bài trận không ai bằng. Một rừng thuyền kết lại san sát chia làm hai tư cửa thủy trại. Các thuyền lớn dàn bên ngoài làm thành quách. Các thuyền nhỏ bên trong có đường đi lối lại thông suốt. Châu Du bất giác giật mình. Phát hiện tướng của Đông Ngô sang thám thính Tào Tháo cũng thấy lo. Lúc đó, Tưởng Cán hiện giữ chức Mạc tân, tình nguyện xin Tháo cho qua Giang Đông thuyết Châu Du đầu hàng. Vì Cán vốn bạn đèn sách với Châu Du một thời. Tào Tháo bằng lòng. Nắm lấy cơ hội này, Châu Du dàn cảnh khéo léo, mở tiệc đón tiếp và giả vờ uống say mời Tưởng Càn ngủ cùng lán. Nhân đó, Châu Du giả ngủ say để Cán tự dò la, lục văn thủ. Cán bỗng gặp bức thư của hai quan chánh, phó Đô đốc thủy quân Ngụy là Thái Mạo và Trương Doãn hẹn ước với Châu Du sẽ sang hàng Ngô… Cán đã bỏ bức thư vào túi vội vàng tẩu thoát. Vì có sẵn tính nghi kỵ tướng mới và đề phòng binh biến, nên khi xem thư của Cán đưa ra, Tào Tháo lập tức ra lệnh chém đầu hai tướng. Nhưng khi đầu của hai viên đô đốc vửa rơi Tào mới hốt tỉnh, biết mình lầm kế ly gián của đối phương. Để trả đũa lại, Tào Tháo sai anh em của Thái Mạo là Thái Trung và thái Hòa sang Ngô trá hàng, lấy cớ oán hận Tào Tháo đã giết oan anh của họ. Châu Du biết ngay, nhưng vẫn thu dụng hai tên gián điệp, để mượn tay họ báo cáo tin tức sai cho Ngụy. La quán Trung đã miêu tả hết sức chi tiết và tài tình cuộc đấu trí giữa hai phe Ngô - Ngụy. Trong trận đầu Ngụy đã thua, nhưng Tào Tháo là tay chính trị già dặn, thông minh nên trong trận đấu trí thứ 2 khi Châu Du áp dụng khổ nhục kế của Hoàng Cái “trá hàng thư” thì Tào không mấy tin. Tào Tháo đọc đi đọc lại mười lần, rồi đập tay xuống bàn tức giận, ra lệnh lôi Hám Trạch ra chém, nhưng mặt Hám Trạch vẫn tươi như hoa rồi ngửa cổ lên trời cười. Cử chỉ ngạo mạn này làm cho chúa Ngụy đa nghi sợ giết lầm người. Với tài biện bác của mình, Hám Trạch đã không những thoát chết mà còn làm chúa Ngụy tin, kế “khổ nhục” của Hoàng cái có kết quả tốt đẹp. Vậy trong cuộc đấu trí lần thứ hai Tào Tháo lại thất bại. Rồi tiếp thêm một việc trá hàng nữa. Nguyên Cam Ninh bị Châu Du đánh đuổi và sỉ mắng thậm tệ trong việc bênh vực Hoàng Cái, nên tỏ lời than oán cùng Hám Trạch, cố ý để cho 2 tên gián điệp Thái Hòa và Thái Trung nghe. Hai tên gián điệp tưởng thực liền viết thư cho Tào Tháo báo cáo có Cam Ninh xin hàng, sẵn lòng làm nội ứng. La Quán Trung đã rất khéo léo, biết chọn cái cần thiết và lược đi cái không cần thiết kể lại cuộc đấu trí giữa hai pha, tác giả muốn nhấn mạnh đến tác dụng của mưu trí ở trong chiến dịch. Người cầm quân phải có đủ năm điều kiện: “trí, tín, nhân, dũng, nghiêm” có như vậy mới đảm bảo đưa đến thắng lợi.Trong chiến dịch Xích Bích các mưu sĩ đã tỏ rõ tài trí của mình rất nhiều mưu kế được sử dụng nhằm đánh lừa đối phương và làm tiền đề cho một cuộc đấu tranh quân sự. Giai đoạn 3: Có được sách lược chính xác, biện pháp thực hiện chiến thuật chính xác dùng hết mọi