Tiểu luận Quản lý vỉa hè tại thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 20/10/2008 Chính phủ đã ký quyết định 1519/QĐ-TTg lấy ngày 08/11 hàng năm là ngày đô thị Việt Nam, nhằm động viên và thu hút sự quan tâm của các tầng lớp nhân dân, chính quyền các đô thị, các nhà quy hoạch kiến trúc, các nhà đầu tư phát triển đô thị, các chuyên gia và các tổ chức xã hội nghề nghiệp, tích cực tham gia xây dựng và phát triển đô thị. Trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia, đô thị luôn là động lực thúc đẩy tăng trường kinh tế, phát triển xã hội. Đô thị hóa được xem là vấn đề hết sức hiện nay đối với Việt Nam.

doc14 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 5898 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quản lý vỉa hè tại thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH ˜˜&™™ TIỂU LUẬN MÔN HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÔ THỊ Đề tài : Quản lý vỉa hè tại thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2010 LỜI MỞ ĐẦU Ngày 20/10/2008 Chính phủ đã ký quyết định 1519/QĐ-TTg lấy ngày 08/11 hàng năm là ngày đô thị Việt Nam, nhằm động viên và thu hút sự quan tâm của các tầng lớp nhân dân, chính quyền các đô thị, các nhà quy hoạch kiến trúc, các nhà đầu tư phát triển đô thị, các chuyên gia và các tổ chức xã hội nghề nghiệp, tích cực tham gia xây dựng và phát triển đô thị. Trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia, đô thị luôn là động lực thúc đẩy tăng trường kinh tế, phát triển xã hội. Đô thị hóa được xem là vấn đề hết sức hiện nay đối với Việt Nam. Trong hơn 20 năm tiến hành công cuộc đồi mới, quá trình đô thị hóa diễn ra hết sức nhanh chóng nhất là trong 10 năm trở lại đây. Đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng 0,6% diện tích và khoảng 6,6% dân số cả nước, là một đô thị nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, là trung tâm kinh tế - văn hóa – xã hội lớn nhất cả nước. Cũng giống như những đô thị khác trong cả nước quá trình đô thị hóa tại thành phố Hồ Chí Minh diễn ra hết sức mạnh mẽ. Bên cạnh những thành công đạt được, cũng giống như những đô thị khác Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay cũng phải đối mặt với rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết do hạn chế trong hoạt động quản lý đô thị của chính quyền đô thị như vấn đề về quy hoạch, nhà ở, cấp thoát nước, giao thông đô thị, môi trường đô thị… Với những kiền thức và hiểu biết của mình trong phạm vi của môn học Quản lý nhà nước về đô thị, người viết xin chọn đề tài “Quản lý vỉa hè tại thành phố Hồ Chí Minh” để làm tiểu luận kết thúc môn học. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để vấn đề được giải quyết một cách sâu sắc và hiệu quả hơn. CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VỈA HÈ VÀ QUẢN LÝ VỈA HÈ 1.1. Khái niệm vỉa hè. Hiện nay, chưa có một định nghĩa nào chính thức về vỉa hè, tuy nhiên trong phạm vi vấn đề này chúng ta có thể khái quát vỉa hè là phần đường dành cho người đi bộ, chạy dọc theo hai bên lòng đường. Lòng đường và vỉa hè là hai yếu tố cơ bản nhất của một con đường, trong đó lòng đường dành cho các phương tiện tham gia giao thông và vỉa hè dành riêng cho người đi bộ. Như vậy, chúng ta có thể hiểu vỉa hè là một thành phần bên trong không gian công cộng của đô thị, là khoảng không gian công cộng dành cho người đi bộ và tô điểm vẻ đẹp đô thị. 1.2. Quản lý nhà nước về vỉa hè. Quản lý nhà nước về vỉa hè là một nội dung trong hoạt động quản lý nhà nước về đô thị. Có thể hiểu đó là sự điều chỉnh tác động của nhà nước đối với vỉa hè đảm bảo phù hợp với định hướng phát triển chung của đô thị. Bao gồm các hoạt động quy hoạch, thiết kế, đầu tư xây dựng, sử dụng và quản lý... Trong đô thị nước ta đang tồn tại nền kinh tế không chính thức, cung cấp việc làm cho đông đảo người nghèo. Địa bàn hoạt động của kinh tế không chính thức là vỉa hè và nhiều không gian công cộng. Chính quyền đô thị tuy không muốn chấp nhận tình trạng này nhưng trước mắt không thể dẹp bỏ, vì vậy chỉ có cách thu xếp nó vào một số địa điểm phù hợp hay cho hoạt động vào những giờ nhất định. Khi nền kinh tế chính thức hùng mạnh lên thì kinh tế không chính thức sẽ dần thu hẹp lại rồi biến mất. Nên xuất phát từ thực tế đó mà xem xét vấn đề thiết kế, sử dụng và quản lý vỉa hè đô thị hiện nay. 1.3. Nguyên tác xây dựng vỉa hè. Việc xây dựng vỉa hè theo hướng ưu tiên cho người đi bộ và tạo mảng xanh, cây xanh với diện tích hợp lý, tiết kiệm : - Dành mặt cắt ngang từ 1,0m đến 2,5m cho người đi bộ (tùy theo bề rộng của mỗi vỉa hè). - Phần diện tích còn lại tăng cường mảng xanh và cây xanh đường phố. - Tăng thêm diện tích thoát nước và thấm nước tự nhiên và bố trí chỗ để xe 2 bánh hợp lý. 1.4. Tham khảo một số nước trên thế giới. - Vỉa hè thường được gắn liền với kiến trúc cảnh quan 2 bên nhằm tạo các nét đặc trưng cho mỗi tuyến phố, mỗi con đường. - Các nước vẫn sử dụng chủ yếu là gạch tự chèn, gạch lát nền tại các tuyến phố, những công trình có kiến trúc hiện đại nhưng được chú trọng chất lượng trong công tác thi công và phối màu gạch, một số công trình kiến trúc cổ lại sử dụng vật liệu là lát đá xẻ, số khác sử dụng kết hợp giữa nhiều loại vật liệu với nhau. Vỉa hè của Úc sử dụng gạch tự chèn Phố đi bộ ở Hàn Quốc sử dụng gạch tự chèn Vỉa hè của Mỹ sử dụng gạch tự chèn CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỈA HÈ VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỈA HÈ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Thực trạng vỉa hè tại thành phố Hồ Chí Minh. - Nhiều tuyến đường trên địa bàn thành phố hiện nay chưa có vỉa hè, hoặc có tuy nhiên vỉa hè rất hẹp. - Đa số vỉa hè tại thành phố Hồ Chi Minh bị người dân lấn chiếm để kinh doanh buôn bán, để hoa kiểng, để vật liệu để xây dựng sửa chữa nhà...,phần đường dành cho người đi bộ rất hẹp. - Tình trạng vỉa hè tại thành phố bị đào lên lắp xuống diễn ra thường xuyên hàng ngày, gây khó khăn cho người dân trong sinh hoạt, kinh doanh, buôn bán cũng như gây mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến trật tự lòng lề đường. - Tình trạng xuống cấp của vỉa hè do không được duy tu thường xuyên, việc kinh doanh, buôn bán mất trật tự vẫn còn tồn tại trên rất nhiều tuyến phố. - Việc sử dụng đơn điệu một loại vật liệu lát mặt vỉa hè (như gạch terrazzo), thời gian thi công kéo dài và thiết kế bó vỉa thẳng đứng, công tác thi công chưa tuân thủ các quy định, đã làm ảnh hưởng đến điều kiện sinh hoạt của người dân, gây mất mỹ quan cũng như là việc thấm nước mưa tự nhiên. - Việc bố trí các cây xanh, hoa, kiểng trồng trên vỉa hè, dãy phân cách, các dây leo trên tường, thành cầu...cũng thiếu, thậm chí có nơi không có và chưa được quan tâm đúng mức. Dưới đây là một số hình ảnh minh họa về thực trạng vỉa hè tại thành phố Hồ Chí Minh: 2.2. Thực trạng công tác quản lý vỉa hè tại thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua. Quyết định số 74 ngày 23-10-2008 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về quản lý và sử dụng lòng đường, vỉa hè được xem là giải pháp phù hợp để lập lại trật tự vỉa hè trên các tuyến đường tại TPHCM. Tuy nhiên, tại Hội nghị chuyên đề “Quản lý và sử dụng lòng đường, vỉa hè trên địa bàn TPHCM” do Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân TPHCM tổ chức, báo cáo của sở ngành chức năng, quận - huyện cho thấy kết quả sau gần 2 năm thực hiện là rất… khiêm tốn. - Toàn thành phố có 112 tuyến đường cho phép kinh doanh dịch vụ, buôn bán hàng hóa trên vỉa hè có thu phí, chủ yếu tập trung tại quận 5, 8, Tân Phú và Thủ Đức, tuy nhiên người dân phản ánh việc thu phí vỉa hè dùng để kinh doanh buôn bán quá cao, mức phí tính theo mét vuông nhưng nhiều hộ chỉ sử dụng buôn bán vài tiếng đồng hộ trong ngày. Do vậy, việc thu phí sử dụng buôn bán cả ngày và các thời điểm trong ngày như nhau là không công bằng. - Trên địa bàn các quận: 1, 3, 4, 5, 6, 10, 11, 12, Thủ Đức và các huyện: Hóc Môn, Cần Giờ, Bình Chánh đã có 160 tuyến đường được cấp phép sử dụng tạm thời một phần vỉa hè làm bãi giữ xe công cộng có thu phí. Tuy nhiên, ngoài một số tuyến đường gần khu vực chợ, siêu thị, trường học, bệnh viện, sân vận động, bãi giữ xe hiện hữu... sử dụng đúng chức năng, còn lại vẫn chưa thể thực hiện do các điểm buôn bán vỉa hè vẫn “cố thủ”. Và do vậy, tình trạng sử dụng vỉa hè không phép, đậu xe dưới lòng đường không đúng quy định vẫn diễn ra thường xuyên… - Toàn quận 1 có 121 tuyến đường có vỉa hè với bề rộng trung bình 3m. Trong đó có 63 tuyến đường được sử dụng tạm vỉa hè làm bãi giữ xe công cộng. Tuy nhiên, là quận trung tâm, vấn đề bức xúc nhất là chỗ để xe nên quận ưu tiên quy hoạch vỉa hè để giữ xe mà không cấp phép tạm cho việc kinh doanh, buôn bán. Thế nhưng, trên địa bàn vẫn tồn tại một số bãi giữ xe trái phép do nhu cầu chỗ để xe quá cao... - Phạm vi trong sử dụng vỉa hè, lòng đường, giờ như căn bệnh lờn thuốc, phạt bao nhiêu lần cũng không chấm dứt. Mặc dù quy định, quy chế không thiếu nhưng do áp lực xe cộ quá lớn nên vỉa hè, lòng đường luôn bị chiếm đóng. - Từ đầu năm đến nay, chỉ riêng địa bàn quận 1, 3, 5, 10 và 11 các cơ quan chức năng đã xử phạt hơn 60.000 trường hợp vi phạm trật tự lòng lề đường vỉa hè (quận 3 phạt 4.200 vụ, quận 10 phạt 13.000 vụ, quận 1 phạt 40.000 vụ...). Tuy nhiên tình hình cũng không mấy chuyển biến. Không ít vỉa hè các tuyến đường mẫu cấp thành phố cũng bị xẻ thịt. Theo sở giao thông vận tải, 11 trong tổng số 15 tuyến đường mẫu này thường xuyên bị lấn chiếm để buôn bán, đậu xe mất trật tự như đường Nguyễn Thị Minh Khai, Điện Biên Phủ, Trường Sơn, Khánh Hội...Mặc dù, đã rất nhiều lần giải quyết nhưng tình hình vẫn không chuyển biến. - Theo quy định, việc sử dụng vỉa hè cho việc cưới, tang lễ không cần cấp phép, cơ quan chức năng chỉ cần quản lý làm sao không ảnh hưởng tới người đi bộ. Tuy nhiên, trên thực tế vỉa hè tại một số trung tâm có tổ chức tiệc cưới bị hạn chế do lượng xe và người ra vào thường xuyên, đông đúc, đặc biệt là giờ cao điểm. - Một thực tế nữa là hiện nay thành phố Hồ Chí Minh có mật độ xây dựng dày đặc nên việc sử dụng một phần vỉa hè để phục vụ thi công xây dựng, sửa chữa công trình là hoạt động khá thường xuyên, phổ biến. Tại khu vực trung tâm, việc cấp phép sử dụng tạm thời vỉa hè cho các hoạt động này thường áp dụng cho các trường hợp để vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, theo quan sát tại các tuyến đường này việc để vật liệu tùy tiện, cẩu thả, ảnh hưởng đến người đi bộ và gây ô nhiễm môi trường, gây mất mỹ quan đô thị xuất hiện khắp nơi. - Đối với việc sử dụng vỉa hè cho các hoạt động xã hội bao gồm các hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội trên đường phố nhằm phục vụ cộng đồng, chào mừng các sự kiện lớn, trên thực tế sở giao thông vận tải không thực hiện cấp phép hoạt động này mà chỉ hướng dẫn theo sự chỉ đạo của UBND thành phố. Do vậy, không tránh khỏi tình trạng nhiều người sử dụng không ai quản lý, gây không ít phiền toái cho người dân. - Riêng hoạt động để xe tự quản trước cửa nhà, hiện nay phần lớn chưa có danh mục các tuyến đường cho phép để xe tự quản. Thực tế, việc để xe trước cửa nhà xuất hiện ở hầu hết các tuyến đường. Ngoài ra, tại các tuyến đường như Hoàng Văn Thụ, Phan Đăng Lưu các cửa hàng buôn bán xe gắn máy còn để xe lấn ra các vỉa hè gây nhếch nhác và mất mỹ quan đô thị. Việc quản lý còn nhiều kẻ hở, giải quyết dứt điểm là vô cùng khó Đào lên lấp xuống như cơm bữa 2.3. Nguyên nhân. - Do điều kiện kinh tế của nước ta chưa phát triển, tập quán buôn bán nhỏ lẻ trên vỉa hè vẫn còn tồn tại ăn sâu trong tập quán kinh doanh của đa số cư dân nước ta. Đây vẫn là đất sống của một bộ phận đông đảo nhân dân lao động, đặc biệt là dân nghèo thành thị. - Phương tiện giao thông cá nhân ở thành phố Hồ Chí Minh đang phát triển với mức chóng mặt, với khoảng 400.000 xe ô tô, hơn 4 triệu xe máy, trung bình 2 người dân thành phố có một xe máy. - Ý thức của người dân còn thấp. - Cơ sở hạ tầng chưa phát triển đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu cơ bản hàng ngày của nhân dân thành thị, đồng thời cũng chưa theo kịp tốc độ phát triển về kinh tế - xã hội của thành phố Hồ Chí Minh. - Việc quản lý của nhà nước chưa phù hợp, thiếu đồng bộ và thiếu sự phối hợp và hợp tác của các ngành, các cấp cũng như là giữa các địa phương với nhau. CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VỈA HÈ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trong phạm vi của vấn đề xem xét, người viết xin đưa ra 2 nhóm giải pháp chính đó là nhóm giải pháp để phát triển vỉa hè tại thành phố Hồ Chí Minh theo hướng thân thiện với môi trường và nhóm giải pháp quản lý việc sử dụng vỉa hè. 3.1. Giải pháp quản lý việc sử dụng vỉa hè. - Việc sử dụng vỉa hè có đóng góp quan trọng tạo việc làm, nguồn thu nhập cho một bộ phận người dân. Do vậy phải chấp nhận tình trạng “sống chung với hoạt động kinh tế trên vỉa hè”, nhưng làm thế nào để không gây mất trật tự, ô nhiễm, kẹt xe… Bên cạnh việc xây dựng nhanh những tuyến đường dành riêng cho giao thông công cộng, thì quy hoạch, xây dựng các tuyến phố chuyên kinh doanh. Giải pháp tập trung thực hiện trong thời gian tới là sắp xếp kinh doanh trên vỉa hè trật tự nhưng linh hoạt, tiến tới có quy hoạch. Việc sử dụng vỉa hè - không gian công cộng - để kinh doanh thì phải chịu thuế “một cục”, thật cao, chứ không cần phải thu quá nhiều phí, thuế như hiện nay. - Hiện TPHCM có đến 4 triệu xe máy nên nhu cầu về chỗ đậu xe cho người dân rất lớn. Việc sử dụng vỉa hè để tổ chức giữ xe chỉ là giải pháp tạm thời. Giải quyết cái gốc của vấn đề là xây dựng các bãi đậu xe ngầm, cao tầng.   - Việc cho thuê vỉa hè, lề đường là chủ trương được nhiều người dân đồng tình ủng hộ. Song, vấn đề là làm sao vừa đảm bảo được mỹ quan đô thị, trật tự giao thông vừa tạo điều kiện thuận lợi cho người dân. Bởi, sau biện pháp thu phí sử dụng tạm vỉa hè, lòng đường được áp dụng thì nhiều địa phương đã buông lỏng công tác quản lý. Do đó, nhiều người dân được cấp phép sử dụng tạm vỉa hè, lòng đường đã lạm dụng tính hợp pháp đã lấn chiếm thêm phần diện tích ngoài phạm vi cấp phép để kinh doanh, buôn bán, giữ xe, không còn cho mục đích giao thông. - Phối hợp với các sở ngành chức năng nghiên cứu đề ra các quy tắc điều chỉnh hành vi cá nhân để loại bỏ dần những hành vi không phù hợp với một đô thị văn minh và thực hiện theo lộ trình. - Phát huy và tạo mọi điều kiện tốt hơn cho lực lượng thanh tra xây dựng các quận huyện hoạt động. Từng bước nghiên cứu, đề xuất và tiến tới thành lập lực lượng cảnh sát đô thị để quản lý trật tự lòng lề đường. - Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền để nâng cao ý thức của người dân trong việc thực hiện trật tự lòng lề đường và nếp sống văn minh đô thị. - Thực hiện việc phối hợp đồng bộ giữa các ngành chức năng và các địa phương trong thực hiện giải quyết trật tự lòng lề đường. 3.2. Giải pháp phát triển vỉa hè tại thành phố Hồ Chí Minh. Tăng thêm mảng xanh là rất cần thiết cho một đô thị như thành phố Hồ Chí Minh với khoảng 7,2 triệu dân, nhưng tỷ lệ cây xanh bình quân trên đầu người chưa tới 1m2/người (Qui hoạch 6-7m2/người). Thành phố đang khan hiếm quỹ đất nên việc phát triển mảng xanh trên vỉa hè, thành cầu, trụ cầu…là một giải pháp phù hợp, được đánh giá là tích cực. Để làm được điều này, như giải pháp về quản lý sử dụng vỉa hè trên đã đưa ra là chúng ta phải giải quyết tình trạng lấn chiếm vỉa hè, đồng thời thu phí sử dụng vỉa hè để tạo nguồn thu cho việc chỉnh trang và phát triển vỉa hè. Cụ thể: - Quy hoạch và cải tạo hệ thống cây xanh trên các tuyến đường của thành phố. - Trồng cây xanh, hoa kiểng trên các dãy phân cách và vỉa hè : trồng dây leo bám trực tiếp hoặc buông xõa xuống bờ tường, thành cầu, trụ cầu… - Nhà chờ xe buýt bố trí cây xanh thân thiện với môi trường KẾT LUẬN. Ngày nay, vỉa hè giữ một vai trò quan trọng trong đời sống cư dân đô thị, đó là một không gian dành riêng cho người đi bộ, đó cũng là một nơi tô điểm thêm vẻ đẹp đô thị và là nơi hít thở không gian trong lành của cư dân đô thị. Tuy nhiên, tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và tại một số đô thị trên cả nước nói chung, vỉa hè đô thị đang bị xà xẻo và mất đi công năng vốn có của nó, trở thành nơi để kinh doanh, buôn bán, nơi để xe, nơi để cây kiểng, vật liệu xây dựng…của đại bộ phận cư dân đô thị. Thực tế này đòi hỏi chính quyền các cấp phải có những giải pháp hết sức hữu hiệu để quản lý việc sử dụng vỉa hè cũng như phát triển triển vỉa hè thành một không gian công cộng thân thiện với môi trường và thân thiện với tất cả cư dân đô thị. Để làm được điều này, chúng ta phải thực hiện đồng bộ từ khâu thiết kế, xây dựng, quản lý và phát triển vỉa hè.
Tài liệu liên quan