Tiểu luận Vấn đề độc quyền trong kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam

Xăng dầu là nguồn năng lượng thiết yếu và rất quan trọng đối với mỗi quốc gia. Tuy nhiên, đây là nguồn năng lượng không thể tái tạo. Vì vậy, chúng ta phải sử dụng nguồn năng lượng này như thế nào để mang lại lợi nhuận tối đa trong kinh doanh? Việc chuyển từ Nhà nước độc quyền kinh doanh xăng dầu sang cho doanh nghiệp sẽ có tác động như thế nào đến nhà sản xuất và người tiêu dùng? Vấn đề điều chỉnh giá do doanh nghiệp quyết định có sự quản lý của Nhà nước có vận hành theo đúng cơ chế không?

doc23 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3493 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Vấn đề độc quyền trong kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TIỂU LUẬN KINH TẾ VI MÔ Đề tài: VẤN ĐỀ ĐỘC QUYỀN TRONG KINH DOANH XĂNG DẦU TẠI VIỆT NAM Giảng viên Học viên thực hiện TS. Lê Khương Ninh Nguyễn Ngọc Hiền MSHV: 130908 Lớp Cao học KTNN.K16 Tháng 10 năm 2009 Chương 1: GIỚI THIỆU 1.1. Đặt vấn đề: Xăng dầu là nguồn năng lượng thiết yếu và rất quan trọng đối với mỗi quốc gia. Tuy nhiên, đây là nguồn năng lượng không thể tái tạo. Vì vậy, chúng ta phải sử dụng nguồn năng lượng này như thế nào để mang lại lợi nhuận tối đa trong kinh doanh? Việc chuyển từ Nhà nước độc quyền kinh doanh xăng dầu sang cho doanh nghiệp sẽ có tác động như thế nào đến nhà sản xuất và người tiêu dùng? Vấn đề điều chỉnh giá do doanh nghiệp quyết định có sự quản lý của Nhà nước có vận hành theo đúng cơ chế không? Bên cạnh đó, kinh doanh như thế nào là đảm bảo hài hoà các lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng? Để được hiểu rõ hơn về những vấn đề đặt ra ở trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Vấn đề độc quyền trong kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam” làm đề tài tiểu luận cho môn học kinh tế vi mô. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu vấn đề độc quyền trong kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam, chính sách định giá xăng dầu tác động đến nhà sản xuất và người tiêu dùng trong nước. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (1). Phân tích thực trạng tình hình kinh doanh xăng dầu sau khi áp dụng cơ chế điều chỉnh giá do doanh nghiệp quyết định có sự quản lý của nhà nước. (2). Tác động của việc tăng và giảm giá xăng dầu ảnh hưởng đến nhà sản xuất và người tiêu dùng. (3). Đề xuất giải pháp trong việc điều chỉnh giá xăng dầu. 1.3. Phương pháp nghiên cứu Mục tiêu (1) sử dụng hệ số co giãn để xác định thị trường cạnh tranh độc quyền. Mục tiêu (2) sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp nói lên sự độc quyền của ngành kinh doanh xăng dầu. Mục tiêu (3) sử dụng phương pháp phân tích để tổng kết và đề xuất giải pháp. 1.4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu vấn đề độc quyền của lĩnh vực kinh doanh xăng dầu trong nước và sự tác động này đến nhà sản xuất và người tiêu dùng qua việc tăng giá của doanh nghiệp. Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Mô hình độc quyền Đối lập với thị trường canh tranh hoàn hảo là thị trường độc quyền. Thị trường độc quyền đối với một loại hàng hóa nào đó là thị trường mà trong đó chỉ có một nhà cung ứng hàng hóa đó. Nhà cung ứng duy nhất này được gọi là nhà độc quyền. Do là người duy nhất cung ứng hàng hóa ra thị trường nên đường cung của nhà độc quyền chính là đường cung của ngành và đường cầu của thị trường chính là đường cầu đối với sản phẩm của nhà độc quyền. Một ngành được xem là độc quyền hoàn toàn khi hội đủ hai điều kiện sau: - Đối thủ cạnh trạnh không thể gia nhập ngành: Do doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn không có đối thủ cạnh trạnh nên có thể ấn định sản lượng hay giá bán tùy ý mà không lo ngại thu hút những doanh nghiệp khác gia nhập ngành vì sự gia nhập ngành của các doanh nghiệp mới sẽ khó khăn vì các rào cản, chi phí sản xuất. - Không có những sản phẩm thay thế tương tự. Nếu không có sản phẩm thay thế thì nhà độc quyền không lo ngại về tác động của chính sách giá của mình đến phản ứng của các doanh nghiệp khác. 2.2. Xu hướng dẫn đến độc quyền 2.2.1. Chi phí sản xuất Nhà độc quyền xuất hiện trong những trường hợp ngành có tính kinh tế nhờ quy mô. Đối với những ngành này, chi phí trung bình dài hạn (LAC) giảm dần khi sản lượng tăng lên. Do đó, những doanh nghiệp có quy mô lớn thường là những doanh nghiệp sản xuất với chi phí thấp hơn và có thể loại bỏ các doanh nghiệp khác bằng cách giảm giá bán sản phẩm mà vẫn có thể thu được lợi nhuận. Một khi vị thế độc quyền được thiết lập, sự gia nhập ngành của các doanh nghiệp khác sẽ rất khó khăn; vì những doanh nghiệp mới sản xuất ở mức sản lượng thấp, như vậy phải chịu chi phí cao. Những doanh nghiệp này sẽ dễ dàng bị nhà độc quyền loại khỏi thị trường bằng cách giảm giá bán sản phẩm. Sự độc quyền hình thành từ con đường cạnh tranh bằng chi phí như vậy được gọi là độc quyền tự nhiên. 2.2.2. Độc quyền từ nguyên nhân pháp lý Độc quyền có thể được tạo ra từ nguyên nhân pháp lý, Pháp luật có thể tạo ra độc quyền thông qua hai hình thức phổ biến sau: - Bảo hộ bằng phát minh, sáng chế. - Bảo hộ những ngành quan trọng đối với an ninh quốc gia, bằng Pháp luật và chính sách về giá. 2.2.3. Độc quyền từ xu hướng sáp nhập của các công ty lớn Trên thế giới hiện nay đang diễn ra xu thế sáp nhập của các công ty lớn. Xu thế này diễn ra do những nguyên nhân sau: - Áp lực của việc tìm kiếm khách hàng. Việc sáp nhập của các công ty sẽ mở rộng được thị trường cho từng công ty thành viên, giúp cho các công ty gia tăng thị phần và đi đến chiếm lĩnh thị trường, nhằm tận dụng lợi thế kinh tế theo quy mô. Do đó, việc sáp nhập có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thâu tóm thị trường và hình thành vị thế độc quyền. - Giảm chi phí sản xuất – kinh doanh. 2.3. Yếu tố xác định loại hàng hóa Hệ số co giãn: Lượng hóa sự thay đổi của số cung và số cầu theo sự thay đổi của giá hàng hóa. - Công thức: eQD,P = [ΔQD/QD(%)]/[ΔP/P(%)] = (ΔQD/ΔP)x(P/QD) = (dQD/dP)x(P/Q) = f’(P)x(P/QD) = f’(P)x(P/f(P)’) với QD = f(P)  - Ý nghĩa: Số phần trăm thay đổi của cầu do 1% thay đổi của giá. + Nếu eQD,P < -1 là cầu co giãn nhiều, vì số phần trăm thay đổi của cầu lớn hơn số phần trăm thay đổi của giá. + Nếu eQD,P = - 1 là cầu co giãn đơn vị. Khi đó, số phần trăm thay đổi của lượng cầu bằng đúng với tỷ lệ thay đổi của giá. + Nếu eQD,P > - 1 là số cầu co giãn ít. Khi đó, số phần trăm thay đổi của lượng cầu nhỏ hơn số phần trăm thay đổi của tăng giá. P -a/b Vùng co giản PA A: Điểm co giản đơn vị Vùng không co giản 0 Q QA a Hình 1: Hệ số co giãn điểm Các yếu tố ảnh hưởng đến e - Khả năng thay thế của hàng hóa, dịch vụ: độc quyền; - Mức độ thiết yếu của hàng hóa, dịch vụ: thiết yếu và xa xỉ; - Mức chi tiêu cho hàng hóa, dịch vụ trong tổng chi tiêu; - Hệ số co giãn điểm; - Độ dài thời gian. 2.4. Nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận của nhà độc quyền Đường cầu của một công ty độc quyền là đường cầu thị trường (do công ty là duy nhất trên thị trường). Do đường cầu thị trường là đường cong có độ dốc xuống dưới, doanh thu cận biên sẽ ít hơn giá của hàng hoá. Như đã lưu ý trước đó, doanh thu cận biên là: dương khi cầu co giãn, bằng 0 khi cầu là đơn vị co giãn, và âm khi cầu không co giãn. Như chúng ta đã biết, bất kỳ công ty nào tối đa hoá lợi nhuận bằng việc sản xuất tại mức sản lượng mà tại đó doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên (chừng nào P > AC). Với công ty độc quyền được mô tả trong biểu đồ trên đây, MR = MC tại mức sản lượng Q0. Giá do công ty tính là P0 (giá mà công ty có thể tính tại mỗi mức sản lượng với đường cầu cho trước). Do giá P0 vượt quá tổng chi phí trung bình (AC0) tại mức sản lượng này, công ty sẽ thu được lợi nhuận. Mặc dù vậy, lợi nhuận độc quyền này khác với lợi nhuận mà các công ty cạnh tranh hoàn hảo nhận được do những lợi nhuận độc quyền này sẽ được duy trì về dài hạn (do các rào cản với việc gia nhập là đặc trưng của một thị trường độc quyền) P MC AC p0 B AC0 A D MR q0 Q Hình 2: Nguyên tắc đối đa hóa lợi nhuận của nhà độc quyền Tất nhiên, một công ty độc quyền cũng có thể chịu lỗ. Biểu đồ dưới đây minh hoạ cho khả năng này. Trong biểu đồ này, mức lỗ mà công ty chịu chính là diện tích hình chữ nhật p0BAAC0. Mặc dù do giá lớn hơn AVC, công ty tiếp tục hoạt động trong ngắn hạn, nhưng sẽ rời bỏ thị trường về dài hạn. Lưu ý là sở hữu độc quyền không đảm bảo việc duy trì lợi nhuận kinh tế. Hoàn toàn có khả năng ít người muốn có độc quyền trong việc sản xuất một hàng hoá nào đó… P MC AC p0 B AC0 A D MR q0 Q Hình 3: Biểu hiện sự thiệt hại của nhà độc quyền Những ai không nghiên cứu kinh tế thường tin một nhà độc quyền có khả năng chọn bất kỳ mức giá nào mà họ muốn và có thể luôn nhận được lợi nhuận cao hơn bằng việc tăng giá. Dù vậy, như trong tất cả các cơ cấu thị trường khác, nhà độc quyền bị kiềm chế bởi mức cầu sản phẩm của họ. Nếu một công ty độc quyền muốn tối đa hóa lợi nhuận, công ty phải lựa chọn mức sản lượng mà tại đó MR=MC. Điều này quyết định mức giá duy nhất được tính trong ngành kinh doanh. Một sự tăng giá lớn hơn mức giá này sẽ làm giảm lợi nhuận của công ty. 2.5. Chính sách phân biệt giá Chính sách phân biệt giá hoàn toàn: là chính sách mà nhà độc quyền ấn định cho mỗi (nhóm) khách hàng một mức giá tối đa mà người đó có thể trả. Chính sách phân biệt giá đối với hai thị trường: Các công ty hoạt động trong các thị trường không phải thị trường cạnh tranh hoàn hảo có thể tăng mức lợi nhuận bằng việc phân biệt giá cả dựa vào hệ số co giản của cầu, một thực tế trong đó mức giá cao hơn được tính với những khách hàng có cầu không co giãn nhất với sản phẩm. Điều kiện cần thiết cho việc phân biệt giá cả gồm: Công ty không thể là người làm giá, Công ty phải có thể phân loại khách hàng theo độ co giãn của cầu của họ, Việc bán lại sản phẩm phải là việc không khả thi. Mức giá đó gọi là giá sãn lòng trả hay giá đặt trước của người tiêu dùng. P Cầu ít co giản p0 MC MR D Q P Cầu co giản nhiều p0 MC MR D Q Hình 4: Chính sách phân biệt giá đối với hai thị trường Chương 3: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ĐỘC QUYỀN TRONG KINH DOANH XĂNG DẦU TẠI VIỆT NAM 3.1. Thực trạng vấn đề kinh doanh xăng dầu: Xăng dầu là một trong những nguồn nhiên liệu thiết yếu trong đời sống thường nhật của con người; nó phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng; là yếu tố đầu vào khá quan trọng của các quá trình sản xuất. Do đó việc quy định điều kiện kinh doanh mặt hàng này là một vấn đề hết sức nhạy cảm đối với mỗi người dân chúng ta. Chính vì vậy mà chính phủ đã ban hành rất nhiều văn bản nhằm điều chỉnh những hoạt động trong lĩnh vực này. Theo Nghị định số 55/2007/NĐ-CP ngày 06/04/2007 của Chính phủ quy định về kinh doanh xăng dầu và điều kiện kinh doanh xăng dầu tại thị trường Việt Nam thì giá bán xăng dầu sẽ được áp dụng theo cơ chế thị trường nghĩa là thương nhân kinh doanh xuất, nhập khẩu xăng dầu hoặc thương nhân sản xuất, chế biến xăng dầu tự quyết định sau khi nộp các loại thuế, phí theo quy định của pháp luật hiện hành. Theo thống kê hiện nay thì có khoảng 11 doanh nghiệp Nhà nước được kinh doanh nhập khẩu xăng dầu bán tại thị trường nội địa với khoảng 12.000 trạm bán lẻ xăng dầu (cây xăng). Trong đó 6.000 cây xăng là của Petrolimex (khoảng hơn 1.800 cây xăng có 100% vốn của tổng công ty, hơn 4000 cây liên kết treo biển tổng công ty và lấy xăng của tổng công ty). Tại điều 11 Luật cạnh tranh hiện hành đã định nghĩa rõ: “doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan…”; tại Điều 9 cũng quy định “Cấm các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, và 5 Điều 8 của Luật này khi các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên.” Với tỷ lệ thị phần lên tới 60% của Petrolimex hiện nay, rõ ràng là một con số đảm bảo an toàn cho vị thế của Petrolimex trên thị trường xăng dầu trong nước. Hơn nữa nếu đơn vị chiếm 60% thị phần cung cấp nguồn nhiên liệu này đã kiềm giá thì cũng chẳng có đơn vị nào tăng giá. Bởi lẽ, nếu giá thế giới mà tăng cao, doanh nghiệp khác bán bằng giá của Petrolimex cũng đã là khó khăn. Có thể nói, xăng dầu là mặt hàng chiến lược, khá nhạy cảm và chủ trương tăng quyền tự chủ cho doanh nghiệp để thị trường xăng dầu vận hành theo cơ chế thị trường, đảm bảo quyền lợi của các bên ngay lập tức nhận được sự đồng tình, ủng hộ của nhiều người. Tuy nhiên, một số ý kiến khác vẫn băn khoăn về việc liệu quyền lợi của người tiêu dùng có được đảm bảo khi doanh nghiệp được tự quyết định giá theo ý mình, cũng như cần làm gì để tránh tình trạng chuyển từ độc quyền Nhà nước sang độc quyền doanh nghiệp. Nguyên nhân chính của những tranh cãi trên là do Petrolimex đang chiếm với khoảng 60% thị phần chi phối thị trường. Vì các sản phẩm xăng dầu gần như đồng nhất và dịch vụ tương đối đơn giản nên các nhà phân phối xăng dầu khác đều chạy theo giá bán của Petrolimex, vì nếu họ bán với giá cao hơn sẽ mất khách, còn bán thấp hơn thì bị giảm lợi nhuận. Đối với Petrolimex, một khi có khả năng chi phối thị trường thì công ty này có thể “nâng giá nhanh, hạ giá chậm” và đương nhiên là các đơn vị khác sẽ được “ăn theo”. Kết quả là sức mạnh độc quyền (hay tựa-độc-quyền) của Petrolimex đã triệt tiêu cơ chế thị trường cạnh tranh và làm giảm phúc lợi của người tiêu dùng. Khi kỷ luật của cạnh tranh không phát huy tác dụng thì Nhà nước có cơ sở để can thiệp thông qua các biện pháp điều tiết nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế và bảo vệ phúc lợi của người tiêu dùng. Cụ thể, Nhà nước có thể điều tiết về mức giá, về chất lượng dịch vụ và về quy định gia nhập - rút lui khỏi hoạt động kinh doanh xăng dầu. Bản chất của việc điều tiết mức giá là điều chỉnh mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Có lẽ Nhà nước không muốn quy định một mức giá quá cao vì như vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí của khu vực hộ gia đình và kinh doanh (và tất nhiên là cả CPI nữa). Nhà nước cũng không thể quy định một mức giá quá thấp vì điều này tuy làm lợi cho người tiêu dùng nhưng lại gây khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và ảnh hưởng tới ngân sách Nhà nước. Một quy tắc phổ biến của điều tiết giá là quy định một mức giá sao cho doanh nghiệp bị điều tiết có thể thu hồi chi phí và có một mức lợi nhuận hợp lý. Tuy nhiên, việc áp dụng quy tắc này trong thực tế không hề dễ dàng. Khó khăn thứ nhất là làm thế nào để xác định được các chi phí hợp lý của doanh nghiệp. Chi phí này bao gồm giá nhập xăng dầu (fob), phí bảo hiểm, cước vận chuyển về đến Việt Nam, các loại thuế và phí, chi phí kinh doanh (vốn, lao động, khấu hao...), trích quỹ bình ổn và các khoản trích nộp khác theo luật định. Nhìn vào cơ cấu chi phí này, có thể thấy ngay là có những chi phí cơ quan điều tiết có thể quan sát và tính toán được một cách tương đối dễ dàng (như giá xăng dầu thế giới, các loại thuế và phí). Tuy nhiên cũng có những chi phí rất khó quan sát và xác minh tính hợp lý, chẳng hạn như chi phí đầu tư, quỹ lương, khấu hao... Rõ ràng là cơ quan điều tiết không muốn bù đắp cho những chi phí không hợp lý do đầu tư kém hiệu quả, do quỹ lương quá cao vì dư thừa lao động hay tiền thưởng quá đáng. Để giải quyết khó khăn này, cơ quan điều tiết cần yêu cầu các công ty kinh doanh xăng dầu công khai cơ cấu chi phí của mình. Bên cạnh đó, cơ quan điều tiết cũng có thể so sánh cơ cấu chi phí này với cơ cấu chi phí của các doanh nghiệp cạnh tranh trong và ngoài nước. Trong trường hợp của Việt Nam, vì Petrolimex có vai trò chi phối thị trường nên để tiết kiệm chi phí, cơ quan điều tiết trước tiên chỉ cần thực hiện hai nghiệp vụ trên với doanh nghiệp này. Khó khăn thứ hai của việc điều tiết giá là làm thế nào để xác định mức lợi nhuận hợp lý vì các doanh nghiệp xăng dầu có thể lập luận rằng ngành kinh doanh này tiềm ẩn nhiều rủi ro nên phải được bù đắp bằng một mức lợi nhuận trên trung bình. Một lần nữa, việc xác định mức lợi nhuận trung bình của ngành kinh doanh, đồng thời so sánh với các công ty cạnh tranh trong và ngoài nước có thể giúp cơ quan điều tiết khắc phục phần nào khó khăn này. Bên cạnh hai khó khăn trên, cơ quan điều tiết cũng phải quan tâm đến một số vấn đề kỹ thuật quan trọng như xác định giá cơ sở và khi nào thay đổi giá cơ sở. Như đã thảo luận ở trên, trong cơ cấu chi phí của các doanh nghiệp xăng dầu có một số khoản mục có tính chủ quan, không quan sát được, vì vậy không nên đưa các khoản mục chi phí này vào trong giá cơ sở. Tốt nhất là dùng ngay giá xăng dầu thế giới - là mức giá hoàn toàn khách quan và minh bạch làm giá cơ sở. Về tần suất thay đổi giá cơ sở, nếu Nhà nước muốn bình ổn giá thì chỉ nên điều chỉnh giá hay thuế suất khi giá cơ sở biến động đủ lớn (trên 5% chẳng hạn). Ngoài giá bán còn có hai công cụ điều tiết khác, đó là điều tiết chất lượng dịch vụ và quy định việc gia nhập - rút lui khỏi ngành kinh doanh. Về chất lượng dịch vụ, quan trọng nhất là các tiêu chuẩn bảo đảm an toàn và bán đúng bán đủ cho khách hàng. Về quy định gia nhập - rút lui khỏi ngành kinh doanh, Nhà nước cần tăng cường tính cạnh tranh cho thị trường bằng cách cho phép sự tham gia của nhiều đầu mối nhập khẩu, đồng thời cần giảm bớt tính độc quyền trong hoạt động phân phối xăng dầu. Không nên hi vọng rằng cơ chế thị trường trong điều kiện tồn tại độc quyền sẽ nâng cao phúc lợi cho người tiêu dùng và cải thiện hiệu quả cho nền kinh tế. Nói cách khác, một khi còn độc quyền và thiếu cạnh tranh thì cơ chế thị trường sẽ không thể vận hành hiệu quả. Khi ấy, cần đến hoạt động điều tiết một cách công bình và có hiệu lực của Nhà nước, mà điều này lại phụ thuộc khả năng tách bạch mục tiêu kinh doanh ra khỏi các mục tiêu chính trị - xã hội và khả năng minh bạch hóa cơ cấu chi phí của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, nhất là những doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường. 3.2. Vấn đề định giá của các doanh nghiệp: Các doanh nghiệp sẽ định giá như sau: Giá cơ sở sẽ được xác lập để hình thành nên “giá bán lẻ xăng dầu”. Giá cơ sở là tổng của các khoản như sau: Giá CIF (tức giá xăng dầu thế giới theo công bố trên tờ Plalt’s Singapore được tính bình quân của số ngày dự trữ lưu thông theo quy định cùng với chi phí phát sinh để đưa sản phẩm về đến cảng) cộng với thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, tỷ giá ngoại tệ, thuế VAT, phí xăng dầu, mức trích quỹ bình ổn giá, các loại thuế, các khoản trích nộp khác theo luật định, chi phí kinh doanh và lợi nhuận định mức… Mọi biến động của mức giá này sẽ được coi là căn cứ để doanh nghiệp tăng hay giảm giá bán lẻ xăng dầu trên thị trường. Như vậy, khi “giá cơ sở” giảm từ trên 3 đến 12%, Doanh nghiệp phải giảm giá bán lẻ với mức không thấp hơn 50% của mức giảm giá cơ sở. Ngược lại, nếu giá cơ sở tăng từ trên 3 đến 12%, Doanh nghiệp cũng được đề xuất tăng giá bán lẻ với điều kiện không vượt quá 50% của mức tăng giá cơ sở.     Lâu nay, dư luận luôn đặt nghi vấn về sự minh bạch của cơ chế tính giá bán lẻ xăng dầu. Dù có đến 11 doanh nghiệp tham gia nhập khẩu nhưng trên thực tế, cả nước vẫn chỉ áp một loại giá cho xăng dầu bán lẻ. Đây là điều thậm vô lý, chứng tỏ, ngành kinh doanh xăng dầu chưa thực sự được điều hành theo cơ chế thị trường như định hướng của Chính phủ. Người tiêu dùng (NTD) vẫn chưa có quyền được lựa chọn và luôn luôn bức xúc, mỗi khi giá dầu thế giới tăng, doanh nghiệp vội vàng tăng ngay giá bán lẻ. Mặc dù, lúc buộc phải giảm giá, doanh nghiệp lại giảm nhỏ giọt, từ từ. Số liệu thống kê cho thấy 06 tháng đầu năm 2009, tiêu thụ xăng dầu giảm 6% so với năm 2008. Có nhiều lý giải cho con số này, cơ bản nhất là lý do sản xuất suy giảm nên giảm tiêu dùng nhiên liệu. Nhưng trong thực tế, sản xuất công nghiệp và nhiều lĩnh vực khác vẫn tăng nên tiêu thụ xăng dầu không thể giảm. Vấn đề này có thể lý giải sau: Do thị trường xăng dầu Việt Nam không có cạnh tranh. Tuy có hơn 11 doanh nghiệp nhưng đều thống nhất chung một giá bán. Thị trường do Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) áp đảo. Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn cạnh tranh về giá đều không có khả năng thắng. Cơ chế điều hành giá xăng dầu hiện nay căn cứ vào lỗ, lãi từng lít của Doanh nghiệp là chưa phù hợp. Thứ nhất, doanh nghiệp có quá trình nhập khẩu, dự trữ dài, hạch toán sau một thời gian. Thứ hai, doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau; lỗ, lãi của các mặt hàng bù chéo cho nhau. Do đó, mức lỗ, lãi của mỗi doanh nghiệp phải tính trên tổng thể, không phải căn cứ lỗ, lãi từng lít để cho tăng hoặc giảm giá bán. Mức lỗ, lãi được tính từ giá bán đến chi phí đầu vào. Gần đây, sự thiếu ổn định về thuế nhập khẩu, trả nợ ngân sách... làm vênh giữa chi phí đầu vào của doanh nghiệp trong những thời điểm khác nhau. Nếu lách được lỗ hổng này, doanh nghiệp có thể thu lợi nhuận lớn. Liên quan đến chi phí của doanh nghiệp như định mức hao hụt, chi phí đại lý..., lâu nay chúng ta không rà soát chặt chẽ, kể cả khi có kết quả kiểm toán để làm rõ lỗ, lãi là do giá bán lẻ chậm điều chỉnh hay chi phí bất
Tài liệu liên quan