Tiểu luận Xử lý ô nhiễm và thoái hóa đất

Ô nhiễm môi trường là kẻ thù chung của nhân loại. Nhiệm vụ chủ yếu của những người làm công tác bảo vệ môi trường là lảm sao để giải quyết ô nhiểm, làm cho môi trường trở nên trong sạch. Muốn làm được điều đó thì nhà môi trường phải tìm hiểu, nắm vững nó, để có thể đưa ra biện pháp hiệu quả nhất. Với sự phát triễn ồ ạt của cơ sở chăn nuôi, các khu công nghiệp, cơ sở chế biến thực phẩm chưa có hệ thống thu gom và xử lý rác thải, nước thải. Chất thải ở khu vực này trực tiếp đổ ra kênh mương, cống rãnh lâu ngày tích tụ lại thành bùn cống rãnh với mùi hôi thối nồng nặc kèm theo đó là hàm lượng độc chất cần phải được xử lý. Ở thành phố lớn vấn đề xử lý bùn cống rãnh là một khó khăn không nhỏ, đã và đang là vấn đề mà các nhà môi trường đau đầu trong việc tìm kiếm các giải pháp tối ưu nhất. Ô nhiễm từ bùn cống rãnh : mùi hôi và bệnh tật đang là vấn đề nhức nhối, ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm môi trường nước, và môi trường đất. Vậy chúng ta phải làm gì để môi trường sống hằng ngày của người dân đặc biệt là những người dân sống trong các khu công nghiệp, các thành phố phát triễn hằng ngày thải ra hàng nghìn tấn bùn thải mà chưa có một công nghệ xử lý nào mang lại hiệu quả. Chính vì thế mà em chọn đề tài “ xử lý mùi hôi kết hợp tái chế bùn cống rãnh” để tìm hiểu và làm tiểu luận.

doc34 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2096 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Xử lý ô nhiễm và thoái hóa đất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN KHCN & QL MÔI TRƯỜNG ***** BỘ MÔN XỬ LÝ Ô NHIỄM VÀ THOÁI HÓA ĐẤT TIỂU LUẬN: GVHD: GS – TSKH LÊ HUY BÁ SVTH: LÊ THỊ HUYỀN TRANG MSSV: 07703451 LỚP: ĐH MÔI TRƯỜNG 3A Tp Hồ Chí Minh, ngày 01, tháng05, năm 2010 MỤC LỤC Tiêu đề Trang Phần mở đầu 1 Phần Nội dung 2 1. Tổng quan về bùn cống rãnh 2 2. Thành phần bùn cống rãnh 3 3. Mục đích của việc xử lý mùi hôi từ bùn cống rãnh 7 4. Phương pháp xử lý mùi hôi kết hợp tái chế bùn cống rãnh 8 4.1 Ngyên tắc xử lý mùi hôi bùn cống 12 4.2 Công nghệ THS - xử lý mùi hôi và hóa rắn bùn cống 13 4.3 Sử dụng chế phẩm sinh học trong xử lý mùi hôi bùn cống 15 4.3.1 Chế phẩm sinh học EM 16 4.3.2 EMC 19 4.3.3 GEM - K 19 4.3.4 GEM – P1 20 4.4 Phương pháp xử lý bùn nhờ chất chitosan 24 4.5 Phương pháp xử lý mùi hôi kết hợp tái chế bùn cống rãnh bằng sân phơi bùn 24 Một số công trình sân phơi bùn trong thực tế 29 Kêt luận 30 Tài liệu tham khảo 31 PHẦN MỞ ĐẦU Ô nhiễm môi trường là kẻ thù chung của nhân loại. Nhiệm vụ chủ yếu của những người làm công tác bảo vệ môi trường là lảm sao để giải quyết ô nhiểm, làm cho môi trường trở nên trong sạch. Muốn làm được điều đó thì nhà môi trường phải tìm hiểu, nắm vững nó, để có thể đưa ra biện pháp hiệu quả nhất. Với sự phát triễn ồ ạt của cơ sở chăn nuôi, các khu công nghiệp, cơ sở chế biến thực phẩm chưa có hệ thống thu gom và xử lý rác thải, nước thải. Chất thải ở khu vực này trực tiếp đổ ra kênh mương, cống rãnh lâu ngày tích tụ lại thành bùn cống rãnh với mùi hôi thối nồng nặc kèm theo đó là hàm lượng độc chất cần phải được xử lý. Ở thành phố lớn vấn đề xử lý bùn cống rãnh là một khó khăn không nhỏ, đã và đang là vấn đề mà các nhà môi trường đau đầu trong việc tìm kiếm các giải pháp tối ưu nhất. Ô nhiễm từ bùn cống rãnh : mùi hôi và bệnh tật đang là vấn đề nhức nhối, ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm môi trường nước, và môi trường đất. Vậy chúng ta phải làm gì để môi trường sống hằng ngày của người dân đặc biệt là những người dân sống trong các khu công nghiệp, các thành phố phát triễn hằng ngày thải ra hàng nghìn tấn bùn thải mà chưa có một công nghệ xử lý nào mang lại hiệu quả. Chính vì thế mà em chọn đề tài “ xử lý mùi hôi kết hợp tái chế bùn cống rãnh” để tìm hiểu và làm tiểu luận. PHẦN NỘI DUNG Tổng quan về bùn cống rãnh: Xử lý nước thải ở các khu công nghiệp, các làng nghề, các bãi rác, các trại chăn nuôi… hết sức khó khăn và tốn kém! Song “xử lý mùi hôi từ bùn cống rãnh, bùn thải cũng như tìm ra công nghệ tái chế lại bùn cống rãnh ” sau khi đã xử lý nước thải (được gọi là chất bùn thải nguy hại) còn khó khăn, phức tạp bội phần bởi hầu hết bùn cống rãnh chứa nhiều chất thải nguy hại, tạp chất, kim loại nặng lắng đọng kèm theo đó là sự phân hủy các chất hữu cơ tạo nên khí H2S, NH3 … bốc mùi hôi thối nồng nặc gây nhiều dịch bệnh, bệnh tật ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe người dân sống ven kênh rạch, cống rãnh bị ô nhiễm, làm mất mỹ quan đô thị… Theo khảo sát về chất thải toàn cầu của Tổ chức Hàng hải quốc tế: Cứ tạo ra sản phẩm quốc nội (GDP) 1 tỷ đô la thì sẽ làm phát sinh 4.500 tấn chất thải công nghiệp, trong đó 20% là chất thải nguy hại. Ở TP. Hồ Chí Minh phát sinh khoảng 1,2 triệu tấn bùn thải/tháng. Dự báo đến năm 2015 số lượng bùn thải, bùn cống rãnh sẽ tăng lên khoảng 3 triệu tấn/tháng, năm 2020 sẽ không dưới 4 triệu tấn/tháng. Trong đó, bùn cống rãnh, bùn thải nguy hại hiện nay có khoảng từ 250 – 300 tấn/ngày, chưa kể đến bùn thải, bùn cống rãnh từ các tỉnh lân cận đưa về thành phố để xử lý từ 150 – 200 tấn/ ngày. Trước tiên, các cơ quan quản lý môi trường cần đề ra tiêu chuẩn để phân loại các loại bùn thải, bùn cống rãnh sơ bộ có thể chia thành các loại như sau: Bùn thải, bùn cống rãnh sinh học: Có mùi hôi thối song không độc hại. Có thể dùng để sản xuất phân hữu cơ bằng cách cho thêm vôi bột để khử chua; than bùn; cấy vi sinh, dùng chế phẩm EM… để khử mùi hôi sau dó tái chế sẽ thành phân hữu cơ tổng hợp. Trong đó, bùn thải chiếm 70%. Giá thành rẻ, chất lượng không thua kém các loại phân hữu cơ bán trên thị trường. Bùn thải, bùn cống rãnh công nghiệp không độc hại: Không cần xử lý, có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Bùn thải, bùn cống rãnh công nghiệp nguy hại: Có chứa các kim loại nặng như: Cu, Mn, Zn, Ni, Cd, Pb, Hg, Se, Al, As… nhất thiết phải được xử lý trước khi thải ra môi trường, nếu không sẽ gây nên hiểm họa cho nhiều thế hệ mai sau. Thành phần bùn cống rãnh: Ở thành phố lớn vấn đề xử lý bùn cống rãnh là một khó khăn không nhỏ, đã và đang là vấn đề mà các nhà môi trường đau đầu trong việc tìm kiếm các giải pháp tối ưu nhất. Ô nhiễm từ bùn cống rãnh : mùi hôi và bệnh tật đang là vấn đề nhức nhối, ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm môi trường nước, và môi trường đất. Ở đây ta chỉ đề cập về ô nhiễm bùn cống rãnh gây ra cho môi trường đất: Mùi hôi thối gây ra cho không khí đất ngột ngạt ảnh hưởng đến động vật trong đất. Các chất độc sinh ra vả trong quá trình lên men khuếch tán và thấm vào đất, nằm lại trong đó. Nước rỉ ra từ bùn cống rãnh làm ô nhiễm trầm trọng về mặt sinh học. Các chất thải kim loại nặng từ bùn cống rãnh thấm vào đất. Qua khảo sát nước và bùn cống rãnh ở thành phố như sông Tô Lịch ( Hà Nội ), Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Tân Hóa, Lò Gốm – Bến Nghé ( TP. HCM ). Trong đó, hỗn hợp gồm rác sinh hoạt và chất thải công nghiệp thành phố, mà thành phần hữu cơ, vô cơ, kim loại vừa tạo nên một hỗn hợp vừa tạo thành các phức chất hoặc đơn chất vừa có mùn vừa có bùn, cát, vừa có hơi khí, vừa nước, vừa có vi sinh vật, vừa có động và thực vật. Bùn cống rãnh chứa nhiều N nhất, rồi P, K, Ca, Mg nhưng các dạng này đều ở thể phức và khó tiêu. Số trung bình lượng dinh dưỡng trong bùn cồng rãnh thành phố ở Mỹ và Anh (% ) Các loại bùn cống rãnh N P K Ca Mg Cống rãnh ( Mỹ ) 3,0 1,8 0,2 1,5 0,2 Nhà máy dệt ( Mỹ ) 4,1 1,1 0,2 0,5 0,2 Rượu bia ( Mỹ ) 4,1 0,4 0,1 4,5 0,1 Nhà máy gỗ (Mỹ ) 0,8 0,1 1,9 3,3 0,2 Nhà máy bánh kẹo (Anh) 1,2 0,6 0,3 0,0 0,0 Kim loại nặng trong bùn cống rãnh thành phố: Kim loại nặng gồm các nguyên tố: Al, As, Cd, Co, Cr, Cu, Fe, Hg, Mn, Ni, Pb, và Zn. Hầu hết các kim loại này trừ Fe các động thực vật và con người cần rất ít hoặc không cần đến chúng. Nhưng nó lại có khả năng tích lũy trong hệ thống sinh hóa cơ thể sinh vật và gây hại cho thực vật, động vật và người khi ăn thức ăn quá nhiều kim loại nặng. Phân tích các mẫu bùn cống rãnh người ta thu được kết quả hàm lượng kim loại như sau: Trị số trung bình kim loại nặng trong bùn cống rãnh thành phố ( ppm ) Bùn cống rãnh Al Fe Mn Cu Zn Pb Ni Cd Cr Hg Bùn cống rãnh thành phố 7280 2370 150 565 2220 520 100 28 1040 5 Bùn nhà máy dệt - - - 394 864 129 63 4 2490 - Bùn nhà máy rượu - - - 81 255 29 18 2 117 - Bùn nhà máy gỗ - - - 53 122 42 119 2 81 - Bùn cống rãnh ờ Anh - - - 800 3000 700 80 - 250 - Hàm lượng kim loại nặng trong bùn cống rãnh thành phố biến đổi nhiều và phụ thuộc vào chất thải công nghiệp. Nói chung, hàm lượng Al, Fe, Zn, Cr, và Cu cao hơn các kim loại khác. Với Al tuy không phải là chất dinh dưỡng của thực vật, nhưng trong thực tế Al vẫn được hấp thụ từ môi trường đất vào thực vật và xuất hiện nhiều đốm tế bào chết khi cây sống trong môi trường nhiều Al. Độc chất Cd có nhiều trong phân lân và trong môi trường đất, thường có nhiều trong bùn cống rãnh thành phố nhưng ít hơn so với Al, Fe. Al là kim loại nặng có hàm lượng cao nhất trong bùn cát cống rãnh song rạch. Nó cũng là độc chất chi động vật, thực vật và con người vì nó phá hoại tế bào não của con người. Hg là nguyên tố ô nhiễm thứ 3, làm ô nhiễm môi trường từ bùn sông rạch thành phố. Sự tích lũy của Hg trong đất cũng qua nhiều giai đoạn từ các kênh rạch bùn cống rãnh với thời gian dài. Qua khảo sát thành phần bùn cống rãnh ở hai thành phố lớn nước ta thu được kết quả: Bảng1. Thành phần chất dinh dưỡng và kim loại nặng trong bùn cống rãnh TT Chỉ tiêu TP.Hồ Chí Minh (1) TP. Hà Nội (2) TCCP (3) 1 Tổng Nitơ, mg/kg 1901 2380 2 Tổng Phospho, mg/kg 2841 1950 3 As, mg/kg 0,078 4,72 12 4 Hg, mg/kg 0,021 1,58 5 Pb, mg/kg 0,10 28,5 70 Ghi chú: (1). Bùn cặn cống thoát nước phố Phân Đăng Lưu, quận Bình Thạnh ( theo: Chu Quốc Huy, 2007, Quản lý bùn thải ở TP. HCM – Hiện trạng và chiến lược phát triển. Kỷ yếu Hội thảo Quản lý bùn cặn TP.HCM, tháng 4/2007); Bùn kênh TE (2) trên sông Tô Lịch ( theo báo cáo dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn II do Nippon Koei lập, 2005);(3). Tiêu chuẩn đối với đất nông nghiệp theoQCVN03:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất. Lượng bùn cặn cống rãnh tập trung trong cống thoát nước phụ thuộc vào một loạt các yếu tố đô thị: tình trạng vệ sinh và đặc điểm bề mặt phủ, độ dốc địa hình, mức độ ô nhiễm môi trường không khí khu vực, cường độ mưa, thời gian mưa, khoảng thời gian không mưa.... Lượng bùn cặn cống rảnh tích tụ lại trong mạng lưới thoát nước tính cho một hecta đô thị được xác định theo biểu thức sau đây: M = Mmax(1 – e – KzT ), kg/ha Trong đó: Mmax – lượng chất bẩn có thể tích tụ lớn nhất sau thời gian không có mưa T, ngày; Kz – hệ số động học tích luỹ chất bẩn, phụ thuộc vào cấp đô thị, có thể chọn từ 0,2 đến 0,5 ngày -1 (giá trị lớn khi đô thị cao và ngược lại). Giá trị Mmax phụ thuộc vào cấp đô thị và được lấy như sau: - Đối với vùng đô thị có điều kiện sinh hoạt cao, mật độ giao thông thấp, Mmax = 10 – 20 kg/ha - Đối với vùng trung tâm hành chính, thương mại, Mmax = 100 – 140 kg/ha - Đối với khu công nghiệp và khu vực mật độ giao thông lớn, Mmax = 200 – 250 kg/ha Ước tính mỗi ngày các thành phố lớn ở Việt Nam thải ra hơn 600 tấn bùn, trong đó có bùn cống rãnh, kênh rạch, nhà máy xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp, nhà máy nước, nhà máy luyện kim... Lượng bùn thải ra quá nhiều song không có biện pháp xử lý thích hợp, chủ yếu là chôn lấp, vừa tốn tiền lại vừa bỏ phí những thành phần hữu ích trong đó, đồng thời sự phân hủy không hoàn toàn các hợp chất hữu cơ trong bùn cống rãnh tạo ra một lượng lớn khí độc hại gây mùi hôi thối ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người cũng như làm mất mỹ quan đô thị, tác động mạnh mẽ đến sự phát triễn kinh tế, du lịch…Chính vì thế, vấn đề đặt ra hiện nay là cần có một phương pháp, công nghệ xử lý mùi hôi cũng như kết hợp xử lý bùn cống rãnh hợp lý, góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực của nó. Mục đích của việc xử lý mùi hôi và tái chế bùn cống rãnh: Ồn định bùn cống rãnh, bùn cặn, khử các chất hữu cơ dễ gây thối rữa Khử mùi hôi từ bùn để đảm bảo sức khỏe con người, không gây ô nhiễm môi trường, giữ mỹ quan đô thị. Làm khô bùn đễ dễ vận chuyển và sử dụng Khử độc bùn hoặc thu hồi chất quý trong đó, chẳng hạn từ bùn cống rãnh mà người ta tìm được một nguồn thuốc bổ quý giá. Bùn cống rãnh là tập hợp nhiều thành phần từ chổ chứa nhiều kim loại nặng, đến hàm lượng chất dinh dưỡng, chất hữu cơ dễ và khó phân hủy cao, kết hợp với các khí gây mùi hôi thối nồng nặc. Chính vì thế, việc xử lý bùn cống rãnh rất phức tạp, để mà tìm được phương pháp, công nghệ xử lý triệt để mọi vấn đề nảy sinh từ bùn cống rất khó khăn, hiện nay ở nước ta thì có thể nói rằng vấn đề này vẫn đang làm các nhà môi trường đau đầu, là một dấu chấm hỏi. Và mùi hôi từ bùn cống rãnh hiện nay đang là mối quan tâm, bức xúc của người dân cần được giải quyết. 4. Phương pháp xử lý mùi hôi kết hợp xử lý, tái chế bùn cống rãnh: Bùn cống rãnh, bùn cặn hệ thống thoát nước có độ ẩm lớn, thành phần hữu cơ cao, nhiều vi khuẩn gây bệnh, trứng giun sán và có mùi hôi khó chịu. Độ ẩm của bùn cống rãnh, bùn cặn cống thoát nước và sông mương khoảng 75 – 92%. Khi nạo vét để vận chuyển, độ ẩm còn lại khoảng 50 – 80%. Các số liệu bùn cặn cống rãnh và kênh mương thoát nước một số đô thị được trình bày trong Bảng 1 ở trên. Các loại bùn cống rãnh này dễ gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là bốc mùi hôi thối khó chịu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề bảo đảm sức khỏe người dân vùng quanh cống rãnh, làm giảm sút oxy và mất cân bằng sinh thái trong nguồn nước mặt. Với số lượng lắng đọng lớn, bùn cặn, bùn cống rãnh trên mạng lưới thoát nước gây cản trở dòng chảy, hạn chế điều kiện tiêu thoát nước, đặc biệt là thời gian đầu mùa mưa. Chính vì những đặc tính trên mà hiện nay vấn đề xử lý bùn cống rãnh đặc biệt ưu tiên xử lý mùi hôi thoát ra từ bùn. Có thể nói rằng, vấn đề xử lý mùi hôi là một việc làm không dễ dàng thực hiện, bởi vì bùn cống rãnh chiếm một khối lượng khổng lồ không thể dùng những biện pháp đơn giản mà có thể xử lý được. Quy trình xử lý nó hết sức phức tạp, mà hiện nay theo được biết thì ở Việt Nam chưa có một quy trình công nghệ nào có thể xử lý triệt để vấn đề mùi hôi từ bùn, mà chỉ là sử dụng các chế phẩm sinh học như EM, vi sinh vật, các phương pháp sinh học để khử mùi hôi từ đó tái chế bùn cống rãnh thành các sản phẩm có thể sử dụng phục vụ sản xuất, sinh hoạt của con người… Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và Định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 256/2003/QĐ - TTg ngày 02/12/2003 và Nghị định số 88/2007/NĐ - CP ngày 28/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp đã nêu lên những yêu cầu cấp bách và các nội dung phải thực hiện để giải quyết các vấn đề thoát nước đô thị, trong đó có thu gom nạo vét và xử lý bùn cặn, bùn cống rãnh. Nạo vét bùn cặn, bùn cống rãnh trên các tuyến cống, kênh, mương thoát nước và hồ điều hoà theo đúng định kỳ vừa hạn chế được ô nhiễm môi trường do thiếu hụt oxy trong nước kênh hồ nơi có bùn cặn tích tụ, vừa đảm bảo được chế độ dòng chảy để tiêu thoát nước mùa mưa. Nạo vét bùn cặn, bùn cống rãnh cũng góp phần hạn chế mùi và màu trong nước thải cống rãnh kênh mương. Bùn cống rãnh, bùn cặn nạo vét có độ ẩm lớn cần phải được tách nước sơ bộ ngay tại nơi nạo vét. Bằng các biện pháp như quay ly tâm, tạo xung… hiệu quả tách nước sơ bộ rất cao, làm giảm được từ 20 – 50% lượng nước ban đầu trong bùn cống rãnh, bùn cặn. Tách nước sơ bộ tại điểm tập kết bùn cặn sẽ giảm đáng kể khối lượng vận chuyển cũng như hạn chế được lượng nước chảy dọc đường trên tuyến vận chuyển. Bùn cống rãnh, bùn cặn mạng lưới thoát nước và kênh mương sau khi được nạo vét theo định kỳ, được đưa đến các công trình xử lý bùn cặn tập trung của thành phố hoặc ở các bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Bùn cống rãnh, bùn cặn nước thải sau khi xử lý mùi hôi bằng các chế phẩm sinh học cũng có thể sử dụng làm phân bón hoặc làm đất nông nghiệp để trồng cây trên cơ sở phải loại bỏ được các yếu tố kim loại nặng hoặc vi sinh vật gây bệnh đến mức độ yêu cầu. Bùn cống rãnh, bùn cặn hệ thống thoát nước có thể chia thành 3 loại (Hình 1) với nguyên tắc xử lý như sau: Giảm khối lượng của hỗn hợp bùn cống rãnh, bùn cặn bằng cách tách một phần lượng nước có trong hỗn hợp bùn cống rãnh, bùn cặn để giảm thể tích bùn cống rãnh, bùn cặn đi vào công trình xử lý tiếp theo qua đó giảm được quy mô của công trình xử lý hoặc thể tích bùn cống rãnh, bùn cặn vận chuyển đến nơi tiếp nhận. Ngăn cản hoặc phân huỷ các chất hữu cơ dễ bị thối giữa chuyển hoá chúng thành các chất hữu cơ ổn định hoặc là chất vô cơ để giảm khối lượng, dễ tách nước và không gây tác động xấu đến môi trường nơi tiếp nhận như tránh sự bốc mùi hôi thối bằng các chế phẩm sinh học như EM, GEM – K, EMC, GEM – P… Loại bùn cống rãnh, bùn cặn thứ nhất: Chủ yếu là bùn cặn, bùn cống rãnh nước thải từ hệ thống thoát nước và công trình xử lý nước thải, được kiềm hoá hoặc xử lý hoá học, hoá lý tương ứng, lắng và sau đó làm khô bằng sân phơi bùn hoặc quay ly tâm trước khi đưa đi chôn lấp tại khu chôn lấp chất thải công nghiệp. Phương pháp này được ứng dụng tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long và một số khu công nghiệp khác. Loại bùn cống rãnh, bùn cặn thứ hai chủ yếu là cát, xà bần… là các phần tử vô cơ, tỷ trọng lớn, theo nước mưa tích tụ đầu mạng lưới thoát nước. Loại bùn cống rãnh, bùn cặn này sau khi tách nước sơ bộ tại điểm thu gom, nạo vét được đưa về phơi tại bãi chôn lấp bùn cặn nước thải. Loại bùn cống rãnh, bùn cặn thứ ba hình thành ở phần hạ lưu tuyến cống thoát nước cấp hai, trong kênh, sông, hồ hoặc trong trạm xử lý nước thải đô thị. Thành phần loại bùn cặn, bùn cống rãnh này chủ yếu là các chất hữu cơ nên sau khi tách nước sơ bộ tại điểm thu gom, được đưa về bể phân huỷ kỵ khí (bể metan). Biogas tạo thành được thu hồi sử dụng. Bùn nước thải sau khi lên men, có thành phần hữu cơ và chất dinh dưỡng N, P phù hợp với cây trồng được sử dụng làm phân bón. Trứng giun sán và vi khuẩn gây bệnh đã bị tiêu diệt trong quá trình lên men. Hàm lượng kim loại nặng trong bùn cống rãnh, bùn cặn ở mức cho phép đối với đất nông nghiệp. Phương pháp phân huỷ kỵ khí bùn cống rãnh, bùn cặn nước thải được sử dụng nhiều ở Nhật Bản, Úc, Đức, Nga, Pháp và các nước công nghiệp khác. Phương pháp ủ (chôn lấp) kỵ khí thành đống sau đó trồng cây hoặc sử dụng làm phân bón triển khai tại bãi xử lý bùn Tràng Cát cũng được thực hiện theo nguyên tắc này. Theo cách tiếp cận quản lý bền vững, bùn cống rãnh, bùn cặn được xử lý và sử dụng trong nông nghiệp. Hệ thống thoát nước được duy trì tốt, đảm bảo được chế độ thuỷ lực để tiếp nhận nước mưa, góp phần giải quyết úng ngập đồng thời giảm thiểu được ô nhiễm môi trường sông hồ đô thị. Nạo vét, thu gom và tách nước sơ bộ Vận chuyển và chôn lấp riêng biệt hoặc đốt Phân loại Làm khô Làm khô Phân huỷ kỵ khí Sử dụng làm phân bón Loại1:Bùn cặn các cụm công nghiệp Vận chuyển và san nền Làm khô Thu hồi sử dụng Biogas Loại2: Bùn cặn đầu mạng lưới thoát nước Loại3: Bùn cặn cuối mạng lưới thoát nước, kênh, hồ… (Phần lớn là hữu cơ) Nguyên tắc xử lý bùn cống rãnh sau khi khử mùi hôi bằng phương pháp sinh học (Hình 1) 4.2 Công nghệ THS – khử mùi hôi và hóa rắn bùn cống rãnh Thực tế xử lý chất bùn thải, bùn cống rãnh nguy hại tại Việt Nam đang dùng giải pháp phổ biến là đốt thành tro và sau đó còn tồn tại khoảng 20 – 30% rồi đem chôn lấp.Nhóm nghiên cứu & phát triển công nghệ mới (thuộc Hội Khoa học & Kỹ thuật Xây dựng TP. Hồ Chí Minh) đã đưa ra giải pháp ổn định – hóa rắn bùn thải nguy hại, gọi là công nghệ THS để giải quyết triệt để chất bùn thải nguy hại này. Công nghệ THS sử dụng bùn cống rãnh, bùn thải nguy hại làm phối liệu cho vữa bê tông xi măng xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Đầu tiên, công nghệ THS sử dụng phụ gia BOF1 và BOF2 để khử mùi hôi thối của bùn cống rãnh, bùn thải. Sau đó, hỗn hợp bùn cống rãnh, bùn thải, đá, xi măng được trộn đều với nước đã pha phụ gia HSOB để tạo thành vữa bê tông, các hợp chất trong phụ gia HSOB tạo ra phản ứng oxy hóa - khử, chuyển chất độc hại thành không độc hại hoặc ít độc hại hơn và tạo thành chất trơ không tan trong nước. Vữa bê tông này có tính chất hoàn toàn giống vữa bê tông truyền thống, được dùng để đổ bê tông làm công trình hạ tầng hoặc chế tạo các sản phẩm tấm đan, cột tiêu… Phụ gia BOF và HSOB do TS. Nguyễn Hồng Bỉnh nghiên cứu và chế tạo từ các nguyên liệu có sẵn trên thị trường. Bùn cống rãnh, bùn thải nguy hại Khử mùi hôi bằng cách trộn với BOF1, BOF2 Khử các chất độc hai bằng phụ gia HSOB Hỗn hợp vữa bê tông rắn chắc từ bùn cống rãnh, bùn thải… Sơ đồ công nghệ: Tại phòng thí nghiệm, các khối bê tông được đúc từ nhiều loại bùn cống rãnh, bùn thải nguy hại đã đạt được các yêu cầu về môi trường và chỉ số kỹ thuật về cường độ bê tông. Các chất nguy hại trong bùn cống rãnh, bùn thải sau khi xử lý bằng công nghệ THS đã triệt tiêu hoặc giảm xuống dưới ngưỡng cho phép và điều đặc biệt và được quan tâm chú ý đến là không những xử lý được mùi hôi thối nồng nặc từ bùn cống rãnh mà còn có thể tái sử dụng lại bùn cống rãnh cho nhiều mục đích khác như trong xây dựng…. Kết quả phân tích sắc ký cho thấy thành phần và tỉ lệ các kim loại nặng không còn hoặc không vượt ngưỡng cho phép của tiêu chuẩn an toàn môi trường TCVN 7629-2007. 4.3 Sử dụng chế phẩm EM khử mùi hôi từ bùn cống rãnh và công nghệ tái chế bùn cống rãnh Ước tính mỗi ngày các thành phố lớn ở Việt Nam thải ra hơn 600 tấn bùn từ cống rãnh, kênh rạch, nhà máy xử lý nước thải tập trung của các khu công nghiệp
Tài liệu liên quan