Tiểu vùng du lịch Đông Bắc Việt Nam

Tiểu vùng du lịch Đông Bắc Việt Nam bao gồm 6 tỉnh: Thái Nguyên, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắn Kạn, Cao Bằng mang những nét đặc trưng sâu sắc không chỉ về thiên nhiên kỳ thú mà còn bởi nơi đây ẩn chứa những nét văn hoá phong phú, phong tục tập quán đa dạng của những người dân bản địa. Với những tiềm năng tự thân to lớn, nếu vùng được khai thác hợp lý sẽ là một cụm điểm quan trọng để phát triển du lịch hiện nay và tương lai. Vùng đất giàu tiềm năng này chiếm diện tích lớn của cả nước (36982 km2) với địa hình đa dạng chủ yếu là núi đồi và cao nguyên. Đặc biệt, vùng còn có những dãy núi hùng vĩ như đỉnh Tây Côn Lĩnh cao ngất trời, hay những thung lũng nên thơ, huyền ảo. Nơi đây cũng là vùng đất tập trung nhiều sông suối khá dày đặc; tuy một số bị chia cắt nhiều, phức tạp song cũng không làm mất đi vai trò to lớn của nó trong khung cảnh nơi đây, trong việc phát triển kinh tế tiểu vùng Đông Bắc nói chung và giao thông đường thuỷ nói riêng.

doc48 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 8668 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu vùng du lịch Đông Bắc Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tiểu luận Môn: Địa lý du lịch  Khái quát chung: Tự nhiên: Tiểu vùng du lịch Đông Bắc Việt Nam bao gồm 6 tỉnh: Thái Nguyên, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắn Kạn, Cao Bằng mang những nét đặc trưng sâu sắc không chỉ về thiên nhiên kỳ thú mà còn bởi nơi đây ẩn chứa những nét văn hoá phong phú, phong tục tập quán đa dạng của những người dân bản địa. Với những tiềm năng tự thân to lớn, nếu vùng được khai thác hợp lý sẽ là một cụm điểm quan trọng để phát triển du lịch hiện nay và tương lai. Vùng đất giàu tiềm năng này chiếm diện tích lớn của cả nước (36982 km2) với địa hình đa dạng chủ yếu là núi đồi và cao nguyên. Đặc biệt, vùng còn có những dãy núi hùng vĩ như đỉnh Tây Côn Lĩnh cao ngất trời, hay những thung lũng nên thơ, huyền ảo. Nơi đây cũng là vùng đất tập trung nhiều sông suối khá dày đặc; tuy một số bị chia cắt nhiều, phức tạp song cũng không làm mất đi vai trò to lớn của nó trong khung cảnh nơi đây, trong việc phát triển kinh tế tiểu vùng Đông Bắc nói chung và giao thông đường thuỷ nói riêng. Do địa hình phức tạp nên nhìn chung khí hậu nơi đây phân mùa rõ rệt và nhiệt độ giữa các vùng không đồng đều. Hầu hết các tỉnh đều có khí hậu tương đối thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp. Song mỗi vùng lại có những nét riêng biệt: nếu như Cao Bằng là ôn đới với bốn mùa xuân, hạ, thu, đông rõ rệt thì Thái Nguyên lại chia ra hai mùa: mùa mưa và mùa khô. Hà Giang mang khí hậu ôn đới, còn Tuyên Quang lại mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ khá mát mẻ nhưng có sự chênh lệnh giữa các vùng. Đặc biệt mùa đông có thể có tuyết rơi. Khí hậu nhiệt đới đem lại cho một số tỉnh của vùng khả năng phát triển các loại cây trồng nhiệt đới hay ôn đới. Đặc biệt ở Thái Nguyên có khả năng phát triển các loại cây ăn quả và cây lâu năm. Diện tích rừng bao phủ của vùng khá lớn: có nơi lên tới hơn 50%. Đây là điều kiện để phát triển ngành chế biến lâm sản nhưng cần có kế hoạch theo đúng quy tắc để bù đắp lại lượng đã mất, đồng thời phải nghiêm cấm tình trạng chặt phá rừng bừa bãi… Nhìn chung, các khu vực thuộc tiểu vùng Đông Bắc có nguồn tài nguyên phong phú nhưng vẫn đang ở dạng tiềm năng. Tài nguyên khoáng sản có trữ lượng và chất lượng khá có thể giúp phát triển ngành khai khoáng và vật liệu xây dựng. Tự nhiên của vùng với địa hình đồi núi, cao nguyên, thung lũng tạo nên những cảnh quan đẹp rất thích hợp cho việc phát triển loại hình du lịch mạo hiểm khám phá, hay du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng... Nếu biết phát huy hết những thuận lợi thì ngành du lịch sẽ đem lại cho ngành nói riêng và cho nền kinh tế nói chung nguồn lợi nhuận đáng kể. Dân cư xã hội: Tổng số dân cả vùng 3 962 400 người(2003). Mật độ dân số thấp, khoảng 107,14 người/ km2, phân bố không đồng đều giữa các tỉnh. Nơi có mật độ dân số cao nhất là Thái Nguyên: 1260 người/km2, nơi thấp nhất là Bắc Kạn: 61 người/ km2 Thành phần dân cư đa dạng chủ yếu là dân tộc Kinh, các dân tộc khác như Tày, Dao, Sán Dìu, H’Mông… có nhiều sắc thái văn hoá đặc thù trong tâm linh, tổ tiên, lễ hội. Vì địa thế toàn núi rừng nên kinh tế chưa phát triển, mức sống của dân địa phương thấp, các công trình phúc lợi xã hội còn lạc hậu như các cơ sở phục vụ cho giáo dục: trường học, thiết bị học tập còn thiếu thốn…. sinh hoạt gặp nhiều khó khăn, nhiều trẻ em không được đến trường phải bỏ học, trình độ dân trí chưa cao, trang thiết bị thiếu thốn, dịch vụ khám chữa bệnh còn lạc hậu, còn có nhiều dịch bệnh lan truyền… Do trình độ nhận thức còn yếu kém nên người dân chưa ý thức được vấn đề bảo vệ môi trường: chặt phá rừng, đốt nương làm rẫy…nhiều tệ nạn xã hội: buôn bán người qua biên giới, nghiện hút, HIV… Những năm gần đây nhờ chính sách hỗ phát triển kinh tế cũng như chính sách xã hội, sự quan tâm của Đảng và Nhà Nước mà người dân đã có mức sống cao hơn trước, nhận thức được hành vi của mình. Mỗi vùng có những đặc trưng cụ thể như: Cao Bằng:  Cao Bằng là tỉnh miền núi có diện tích lớn thứ 2 của tiểu vùng Đông Bắc với diện tích là 6724,6 km2 sau tỉnh Hà Giang. Dân số đứng thứ 4 sau Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hà Giang. Thống kê dân số năm 2006 là 518,9 nghìn người. Phía Bắc và phía Đông của tỉnh giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Tuyên Quang và Hà Giang, phía Nam giáp Bắc Kạn và Lạng Sơn. Địa hình tương đối phức tạp vì thế mà giao thông giữa các huyện trong tỉnh bị hạn chế. Cao Bằng có đường biên giới với Trung Quốc dài 331 km. Toạ độ của tỉnh: theo chiều bắc nam là 80km, từ 23o7’12( xã Trọng Con, huyện Thạch An) đến 22o21’21 vĩ bắc( xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm). Theo chiều Đông Tây là 170 km, từ 105o16’10( xã Quảng Lâm, huyện Bảo Lâm) đến 106o50’26 kinh đông( xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang). Cao Bằng có khí hậu ôn đới, một năm có 4 mùa: xuân, hạ, thu , đông. Nhiệt độ trung bình mùa hè 25 -28oC, mùa đông 16-18oC. Một số vùng núi cao như Trùng Khánh, Trà Lĩnh về mùa đông có tuyết rơi. Nhìn chung khí hậu mát mẻ, phong cảnh thiên nhiên hữu tình thích hợp cho nghỉ ngơi và du lịch. Cao Bằng gồm 1 thị xã và 12 huyện: thị xã Cao Bằng, huyện Bảo Lạc, huyện Bảo Lâm, huyện Hạ Lang, huyện Hà Quảng, huyện Hoà An, huyện Nguyên Bình, huyện Phục Hoa, huyện Quảng Uyên, huyện Thạch An, huyện Thông Nông, huyện Trà Lĩnh, huyện Trùng Khánh ( hai huyện Quảng Uyên và Phục Hoa được chia tách từ Quảng Hoà ngày 13/12/2001). 2.Bắc Kạn  Phía bắc giáp Việt Bắc, phía Đông giáp Lạng Sơn, Phía Nam giáp Thái Nguyên, Phía Tây giáp Tuyên Quang. Với diện tích gần như nhỏ nhất trong khu vực 4857,3 km2, dân số Bắc Kạn thuộc loại nhỏ: 292 200 người, mật độ dân số thưa: 61 người/ km2. Địa hình bị chi phối bởi những dãy núi vòng cung quay lưng về phía Đông xen lẫn với những thung lũng. Bắc Kạn có thể chia thành 3 vùng như: Vùng phía Tây và Tây Bắc bao gồm những mạch núi thuộc khu vực huyện Chợ Đồn, Pác Nặm, Ba Bể chạy theo hướng vòng cung, Tây Bắc - Đông Nam định ra hướng của hệ thống dòng chảy lưu vực sông Cầu. Vùng phía Đông và Đông Bắc là hệ thống núi thuộc cánh cung Ngân Sơn chạy theo hướng Bắc Nam mở rộng thung lũng về phía Đông Bắc. Vùng trung tâm là vùng địa hình thấp, kẹp giữa một bên là dãy núi cao thuộc cánh cung Sông Gâm ở phía Tây, một bên là cánh cung Ngân Sơn ở phía Đông. Tỉnh Bắc Kạn có 1 thị xã và 7 huyện: Thị xã Bắc Kạn, huyện Ba Bể, huyện Bạch Thông, huyện Chợ Đồn, huyện Chợ Mới, huyện Na Rì (huyện lị là Yên Lạc), huyện Ngân Sơn, huyện Pác Nặm. 3.Lạng Sơn ( hay còn gọi là xứ Lạng): Vị trí: 20o27’- 22o19’ vĩ Bắc và 106o6’ đến 107o21’ kinh Đông. Phía Bắc giáp Cao Bằng với đường biên 55 km, phía Đông Bắc giáp Sùng Tả (Quảng Tây- Trung Quốc) với 253 km đường biên. Phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang với 148 km đường biên. Phía Đông Nam giáp Quảng Ninh với đường biên là 48 km. Phía Tây giáp Bắc Kạn với 73 km đường biên. Phía Nam giáp Thái Nguyên. Lạng Sơn có 2 cửa khẩu quốc tế: cửa khẩu đường sắt Đồng Đăng và cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị, có nhiều cửa khẩu quốc gia là: Chi Ma( huyện Lộc Bình) và cửa khẩu Bình Nghi( huyện Tràng Định), Tân Thanh ( huyện Văn Lãng). Cốc Nam( huyện Cao Lộc)… và có 7 cặp chợ biên giới với Trung Quốc. Vì vậy tỉnh chiếm vị trí chiến lược quan trọng của vùng Đông Bắc. Địa hình: đồi núi chiếm một tỉ lệ rất lớn: 80% diện tích cả vùng. Dạng địa hình phổ biến là núi thấp và đồi, độ cao trung bình 252 m so với mặt nước biển. Nơi thấp nhất là 20 m ở phía Nam huyện Hữu Lũng, và nơi cao nhất là núi Mẫu Sơn 1541m. Mẫu Sơn cách thành phố Lạng Sơn 30 km về phía Đông được bao bọc bởi nhiều ngon núi lớn nhỏ vào mùa đông cũng có tuyết rơi như Cao Bằng. Khí hậu: thể hiện rõ nét khí hậu miền bắc Việt Nam. Khí hậu phân mùa rõ rệt, ở các mùa khác nhau nhiệt độ phân bố không đồng đều do sự phức tạp của địa hình miền núi và sự biến tính nhanh chóng của không khí lạnh trong quá trình di chuyển vùng nộ chí tuyến đã gây lên những chênh lệnh đáng kể trong chế độ nhiệt giữa các vung. Nhiệt độ trung bình năm từ 17- 22oC. Lượng mưa trung bình hàng năm 1200- 1600mm nước. Độ ẩm tương đối trung bình năm là 80- 85%. Số giờ nắng trung bình là 1600 giờ/ năm. Mật độ sông suối của Lạng Sơn thuộc loại trung bình đến khá dày của vùng. Các sông chính là: Sông Kỳ Cùng với độ dài 243 km, diện tích lưu vực 6660 km2. Bắt nguồn từ vùng núi Bắc Xa, cao 1166m thuộc huyện Đình Lập, sông Kì Cùng thuộc lưu vực sông Tây Giang Trung Quốc. Đây là con sông duy nhất ở miền Bắc Việt Nam chảy theo hướng Đông Nam -Tây Bắc. Do vậy, mảnh đất xứ Lạng còn được gọi là “ nơi dòng sông chảy ngược”. Bên cạnh đó còn có sông Bản Thín, sông Bắc Khê, sông Thương, sông Hoá Nhân, sông Trung... Như vậy, có thể nói địa hình ở Lạng Sơn rất đa dạng giàu tiềm năng, đặc biệt là nơi đây còn là nơi cư trú của 14 dân tộc anh em, nhiều nhất là dân tộc Nùng( 42,97%), Tày(35,92%), Kinh(16,5%) còn lại là Dao, Hoa, Sán Chay, H’ Mông… Lạng Sơn Bao gồm 1 thành phố và 10 huyện: Thành phố Lạng Sơn, huyện Tràng Định, huyện Văn Lãng, huyện Văn Quan, huyện Bình Quang, huyện Bắc Sơn, huyện Hữu Lũng, huyện Chi Lăng, huyện Cao Lộc, huyện Lộc Bình, huyện Đình Lập. Thái Nguyên:  Thái Nguyên là tỉnh có diện tích nhỏ trong khu vực 3562.82km2 nhưng dân số lại đông nhất 1.046.000 người, mật độ là 1.260 người/km2. Thái Nguyên được coi là trung tâm kinh tế, xã hội của khu vực này Phía Bắc giáp với Bắc Cạn, phía Tây giáp với tỉnh Vĩng Phúc, Tuyên Quang, Phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam giáp thủ đô Hà Nội. Với vị trí là một trong những trung tâm văn hoá chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi phía Bắc nói chung, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với đồng bằng Bắc Bộ. Việc giao lưu đã được thực hiện thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình dẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu mút.Cùng với vị trí trung tâm của phía Bắc, Thái Nguyên còn là nơi hội tụ nền văn hoá giáo dục của cả vùng núi phía Bắc rộng lớn. Địa hình: Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng Bắc Nam và thấp dần xuống phía Nam. Cấu trúc vùng núi phía Bắc chủ yếu là đá phong hoá mạnh, tạo nhiều hang động và thung lũng nhỏ. Phía Tây Nam có dãy Tam Đảo với đỉnh cao nhất 1590m, các vách núi dụng đứng theo hướng Tây Bắc- Đông Nam. Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn là 3 dãy núi có thể che chắn gió mùa đông bắc. Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi nhưng địa hình lại không phức tạp như các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là một thuận lợi của Thái Nguyên cho canh tác lâm nghiệp và phát triển kinh tế xã hội nói chung. Khí hậu Thái Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa tù tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2000 đến 2500 mm, cao nhất vào tháng 8, thấp nhất vào tháng 1. Nhìn chung khí hậu tỉnh thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và lâm nghiệp. Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên gồm có: Thành phố Thái Nguyên, Thị xã Sông Công, Huyện Phổ Yên, Huyện Phú Bình, Huyện Đồng Hỷ, Huyện Võ Nhai, Huyện Định Hoá, Huyện Đại Từ, Huyện Phú Lương. Tổng số gồm 180 xã trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du Dân cư: trên địa bàn tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống trong đó có 8 dân tộc chủ yếu là: Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, H’Mông, Sán Chay, Hoa và Dao. Dân cư phân bố không đều, vùng cao và vùng núi dân cư thưa thớt, trong khi đó ở thành thị và đồng bằng dân cư lại dày đặc. Mật độ dân số thấp nhất là huyện Võ Nhai 72 người/km2, cao nhất là thành phố Thái Nguyên với mật độ 1260 người/km2. 5. Hà Giang: Phía Đông giáp Cao Bằng phía Tây giáp Yên Bái và Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang. Phía Bắc giáp châu tự trị của dân tộc Choang và Miêu Văn Sơn thuộc tỉnh Vân Nam, và địa cấp thị Bạch Sắc thuộc tỉnh Quảng Tây của cộng hoà nhân dân Trung Hoa. “Đầu trời ngất tỉnh Hà Giang”- Hà Giang là mảnh đất địa đầu cực Bắc của Việt Nam, nơi có những ngọn núi cao lưng trời và sông suối. Hà Giang là tỉnh có diên tích thuộc loại lớn nhất khu vực Đông Bắc Bộ 7884,3 km2 với dân số thấp 660 700 người. Mật độ dân cư chỉ có 83,8 người/ km2 với các dân tộc chủ yếu là Việt, Tày, H’ Mông, Dao, Sán Dìu. Địa hình của Hà Giang khá phức tạp có thể chia làm 3 vùng: vùng cao núi đá phía Bắc nằm sát chí tuyến Bắc có độ dốc khá cao, thung lũng và sông suối bị chia cắt nhiều; vùng thấp trong tỉnh gồm có vùng đồi núi, thung lũng sông Lô và thị xã Hà Giang. Hà Giang có nhiều núi non hùng vĩ, có đỉnh Tây Côn Lĩnh nổi tiếng với độ cao là 2419m. Hà Giang có cao nguyên Đồng Văn nên thơ, chợ tình Khâu Vai hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Khí hậu mang nhiều sắc thái ôn đới, chia làm 2 mùa: mùa mưa và mùa khô. Hành chính : Tỉnh Hà Giang bao gồm 1 thị xã và 10 huyện : Thị xã Hà Giang, Huyện Bắc Mê, Huyện Bắc Quang, Huyện Đồng Văn, Huyện Hoàng Su Phì, Huyện Mèo Vạc, Huyện Quản Bạ, Huyện Quang Bình, Huyện Vị Xuyên, Huyện Xín Mầu, Huyện Yên Minh. 6. Tuyên Quang: Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc với diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 586 800 ha, trong đó 70% diện tích đồi núi. Địa hình của Tuyên Quang khá phức tạp và bị chia cắt bởi các dãy núi cao và sông suối đặc biệt ở phía Bắc tỉnh. Phía Nam tỉnh địa hình thấp dần, ít bị chia cắt hơn có nhiều đồi núi và thung lũng chạy dọc theo các con sông. Có thể chia Tuyên Quang thành 3 vùng địa hình : Vùng núi phía Bắc gồm các huyện Na Hang, Chiêm Hoá, Hàm Yên và phía Bắc huyện Yên Sơn, độ cao phổ biến từ 200- 600 m và giảm dần xuống phía Nam, độ đốc trung bình là 25o. Vùng đồi núi giữa tỉnh gồm phía Nam huyện Yên Sơn, Thị xã Tuyên Quang và phía bắc huyện Sơn Dương, độ cao trung bình dưới 500m và thấp dần từ bắc xuống nam, độ dốc thấp dần dưới 25o Vùng đồi núi phía Nam tỉnh là vùng thuộc phía Nam huyện Sơn Dương, mang đặc điểm địa hình trung du. Khí hậu : Tuyên Quang mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có 2 mùa rõ rệt : mùa đông lạnh, khô hanh ; mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Đặc điểm khí hậu này thích ứng cho sự sinh trưởng phát triển của các loại cây trồng nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 22oC đến 24oC, lượng mưa trung bình từ 1500 mm- 1800mm. Độ ẩm trung bình là 85%. Hệ thống sông suối của Tuyên Quang khá dày đặc, phân phối tương đối đều giữa các vùng, có thể chia làm 3 vùng. Trong đó có sông Lô có khả năng vận tải tốt. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển giao thông đường thuỷ của tỉnh. Hành chính : Tuyên Quang có 5 huyện, 1 thị xã, 137 xã, 3 phường và 5 thị trấn. Trong đó có 51 xã và 72 thôn bản nằm trong vùng đặc biệt khó khăn. Là tỉnh nằm trong sâu trong nội địa, các xa các trung tâm kinh tế thương mại của cảc nước. Tài nguyên du lịch : A. Tài nguyên du lịch tự nhiên : Tiểu vùng du lịch Đông Bắc là một nơi giàu tiềm năng. Với địa hình đồi núi là chủ yếu, xen lẫn là các cao nguyên, thung lũng đã tạo cho vùng nhiều cảnh quan hùng vĩ : Tây Côn Lĩnh, Mẫu Sơn,... Đây còn là địa bàn sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc ít người với những bản sắc văn hoá riêng, đặc sắc hấp dẫn với du khách. Đây còn là nơi lưu giữ nhiều chứng tích lịch sử như : an toàn khu ATK, thủ đô kháng chiến, cây đa Tân Trào... có ý nghĩa lớn trong du lịch. Du khách đến với nơi đây sẽ được chiêm ngưỡng những thắng cảnh tự nhiên tráng lệ ngoạn mục với các hang động kỳ bí, thác nước cuồn cuộn, những giếng nước ngầm trong vắt mát lạnh, hay không khỏi xao xuyến trước những mặt hồ gợn sóng, những con suối uốn mình mang vẻ đẹp hữu tình... 1. Cao Bằng Thác Bản Giốc – thác nước được mệnh danh là đẹp nhất Việt Nam, nằm ở địa phận xã Đàm Thuỷ huyện Trùng Khánh, Cao Bằng. Thác cao 30m, rộng 300m với nhiều tầng thác lớn nhỏ khác nhau. Từ độ cao trên 30 m những khối nước lớn đổ xuống qua nhiều bậc đá vôi. Giữa thác có một mô đá rộng phủ đầy cây đã xẻ dòng sông thành 3 luồng nước như ba dải lụa trắng. Ngày đêm thác nước cuồn cuộn đổ xuống những tảng đá phẳng làm tung lên vô vàn hạt bụi trắng toả mờ cả một vùng rộng lớn. Dưới chân thác Bản Giốc là mặt sông rộng, phẳng như gương. Hai bên bờ là những thảm cỏ, vạt rừng xanh ngắt, lác đác điểm những chùm hoa phong lan, những đàn trâu bò ung dung gặm cỏ làm cho cảnh sắc càng thêm sinh động. Do địa hình núi non hiểm trở lại là điểm cực Bắc của Tổ Quốc nên đã hạn chế hoạt động du lịch ở nơi đây. Ðộng Ngườm Ngao ở ngay bên cạnh thác Bản Giốc, dài khoảng 3 km được đánh giá là một trong những hang động đẹp của Việt Nam. Động này tạo thành do sự phong hoá lâu đời của núi đá vôi. Bước vào cửa động ta như bước vào một thế giới khác với rất nhiều hình thù được tạo nên từ thạch nhũ như cây rừng, súc vật, con người... Cảnh đẹp của Ngườm Ngao trải khắp chiều sâu của động. Theo số liệu khảo sát của Đội khảo sát Hoàng gia Anh năm 1995 thì động có chiều dài 2.144m, gồm 3 cửa chính: Ngườm Ngao, Ngườm Lồm, Bản Thuôn. Giữa hang có 1 hồ nước trong vắt, mát lạnh được soi rõ bởi một khoảng sáng chiếu xuống từ trên đỉnh núi – đó là giếng Tiên. Hồ Thang Hen thuộc địa phận huyện Trà Lĩnh, cách thị xã Cao Bằng 25km, hồ hình thoi, chiều rộng khoảng 3000m, chiều dài hơn 1000m, gồm 36 hồ đẹp trên những đỉnh núi cao, cách mặt biển hàng nghìn mét với những hàng cây xanh vươn mình trên vách đá cheo leo, soi bóng xuống mặt nước xanh ngát, uốn vòng theo lòng thung lũng mấp mô những mỏm đá ngầm, hàng ngày vẫn có hai đợt thủy triều lên xuống. Hiện nay Hồ Thang Hen đã có nhà nghỉ, và đang được tỉnh quan tâm, đầu tư, xây dựng trở thành điểm du lịch sinh thái, nghỉ mát lý tưởng. Vào mùa nước lũ trong khi các hồ khác nước đỏ lựng thì nước hồ Thang Hen vẫn trong xanh. Bên cạnh hồ Thang Hen còn có hồ Thăng Luông, giữa hồ nhô lên một quả núi trông rất ngoạn mục. 2. Bắc Kạn Hồ Ba Bể một danh thắng thiên nhiên kỳ thú được hình thành cách đây hơn 200 triệu năm từ cuộc kiến tạo lục địa Ðông Nam Á cuối kỷ Camri. Người vùng cao coi đây như biển cả, gọi tên các hòn núi trong hồ là đảo: đảo An Mã, Bà Ngoã...  Diện tích của hồ vào khoảng 500 héc ta, với độ cao so với mặt nước biển khoảng 150m, độ sâu trung bình là 25m, sâu nhất tới 35m. Ba nhánh của hồ thông nhau được gọi tên là Pé Lầm, Pé Lù và Pé Lèng. Bên cạnh hồ Ba Bể còn có hàng chục điểm du lịch hấp dẫn như động Puông có sông Năng chảy qua núi đá vôi, thác Ðầu Ðẳng, gò An Mã, đảo Bà Ngoã ở giữa hồ, Ao tiên trên núi, động Nả Phòng. Mỗi danh thắng đều có lịch sử và truyền thuyết riêng.  Hồ Ba Bể cách Hà Nội 200 km. Đây là hồ nước thiên nhiên lớn nhất Việt Nam. Hồ Ba Bể nằm trong quần thể vườn quốc gia Ba Bể với 21 điểm du lịch kỳ thú như hang Dơi, động Puông... Vườn quốc gia Ba Bể thuộc địa phận huyện Ba Bể, gồm diện tích đất xã Tam Mẫu, một phần các xã Khang Ninh, Cao Thượng và Cao Trĩ. Đây là di sản thiên nhiên quý, có diện tích quản lý 7610 ha. Tài nguyên sinh vật ở đây có khoảng 603 loài thực vật bậc cao có mạch, trong đó 10 loài có tên trong sách đỏ, 38 loài thú đặc biệt là các loài voọc mũi hếch ;332 loài bướm ; 14 loài bò sát và lưỡng cư ; 54 loài cá nước ngọt. Vườn quốc gia Ba Bể đã xây dựng một chương trình phát triển du lịch sinh thái với 3 loại hình hấp dẫn du khách : du lịch truyền thống, du lịch văn hoá, du lịch mạo hiểm. Cùng thắng cảnh hồ Ba Bể, vườn quốc gia Ba Bể là di sản thiên nhiên đẹp của nước ta đang đựơc bảo vệ, khai thác phục vụ nhu cầu thăm quan, nghỉ dưỡng, nghiên cứu. Ngoài ra, khi đến Bắc Kạn còn có thể được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của động Nàng Tiên, thác Nà Đăng... 3. Lạng Sơn Nằm ở độ cao trung bình 800 - 1.000m so với mặt biển, có tổng diện tích hơn 10.470ha, Mẫu Sơn là một nơi có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình trong năm là 15oC, mùa đông nhiệt độ có thể xuống dưới 20oC, có lúc tuyết phủ trắng hai đỉnh núi lớn là Phìa Phò (núi Cha) và Phìa Mè (núi Mẹ). Mẫu Sơn gần như nằm trong sương mù quanh năm, tại đây vẫn còn giữ được 5.380ha rừng, trong đó có hơn 1.540 ha rừng nguyên sinh. Động Tam Thanh - Lạng Sơn : Động Tam Thanh nằm sát thị xã Lạng Sơn gồm có 3 động: Nhất Thanh, Nhị Thanh và Tam Thanh. Nổi tiếng nhất là động Tam Thanh ở phía Tây phố Kỳ Lừa, trong một dãy núi có hình đàn voi phủ phục trên mặt cỏ xanh. Hang động Tam Thanh ở lưng chừng núi. Cửa hang nhìn về phía Đông cao chừng 8 m có lối lên là 30 bậc đá đục vào sườn núi, có nhiều cây cối um tùm che khuất ánh nắng. Vách động bên phải có khắc bài thơ của Ngô Thì Sĩ( 1
Tài liệu liên quan