Thông qua việc khảo sát và nghiên cứu thực tế đặc điểm địa lí tự nhiên khu Đông Nam Bộ giúp nhưng ngươi trực tiếp giảng dạy củng cố kiến thức, cập nhật thêm nhiều thông tin bổ sung vào nội dung bài giảng và vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.
- Nghiên cứu đặc điểm địa lí tự nhiên Đông Nam Bộ giúp cho giáo viên tăng thêm vốn hiểu biết, hiểu sâu hơn về tự nhiên vùng Đông Nam Bộ nói chung và tỉnh Tây Ninh nói riêng trong quá trình giảng dạy chương trình địa lí trung học cơ sở .
- Nghiên cứu vùng tự nhiên Đông Nam Bộ còn có ý nghĩa hơn khi chúng ta vận dụng kết quả nghiên cứu là tài liệu để giáo viên biên soạn bài giảng truyền tải đến cho các em một cách sinh động, giúp các em hiểu biết vững chắc về điều kiện tự nhiên của vùng, hiểu biết môi trường thiên nhiên xung quanh, có khả năng nhận biết mối quan hệ giữa khai thác tài nguyên với việc bảo vệ môi trường, từ đó các em biết ứng dụng những kiến thức cơ bản đó vào công việc lao động sản xuất tại địa phương. Tiến xa hơn nữa giáo dục các em có ý thức và việc làm tích cực góp sức mình vào quá trình xây dựng quê hương đất nước.
35 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3364 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và kinh tế -Xã hội của Đông Nam Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I. VẤN ĐỀ CHUNG
1 MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA VIỆC NGHIÊN CỨU
- Thông qua việc khảo sát và nghiên cứu thực tế đặc điểm địa lí tự nhiên khu Đông Nam Bộ giúp nhưng ngươi trực tiếp giảng dạy củng cố kiến thức, cập nhật thêm nhiều thông tin bổ sung vào nội dung bài giảng và vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.
- Nghiên cứu đặc điểm địa lí tự nhiên Đông Nam Bộ giúp cho giáo viên tăng thêm vốn hiểu biết, hiểu sâu hơn về tự nhiên vùng Đông Nam Bộ nói chung và tỉnh Tây Ninh nói riêng trong quá trình giảng dạy chương trình địa lí trung học cơ sở .
- Nghiên cứu vùng tự nhiên Đông Nam Bộ còn có ý nghĩa hơn khi chúng ta vận dụng kết quả nghiên cứu là tài liệu để giáo viên biên soạn bài giảng truyền tải đến cho các em một cách sinh động, giúp các em hiểu biết vững chắc về điều kiện tự nhiên của vùng, hiểu biết môi trường thiên nhiên xung quanh, có khả năng nhận biết mối quan hệ giữa khai thác tài nguyên với việc bảo vệ môi trường, từ đó các em biết ứng dụng những kiến thức cơ bản đó vào công việc lao động sản xuất tại địa phương. Tiến xa hơn nữa giáo dục các em có ý thức và việc làm tích cực góp sức mình vào quá trình xây dựng quê hương đất nước.
2 GIỚI HẠN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Tìm hiểu địa lí tự nhiên khu địa lí tự nhiên Đông Nam Bộ và liên hệ thực tế tỉnh Tây Ninh
1. Vị trí địa lí, giới hạn của khu địa lí Đông Nam Bộ
2. Đặc điểm chung của khu địa lí Đông Nam Bộ
3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
4. Liên hệ thực tế của tỉnh Tây Ninh.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Phương pháp thu thập, xử lí, phân tích – tổng hợp nguồn tài liệu.: Phương pháp này sử dụng kết quả của việc thu thập tài liệu, quan sát thực địa, tiến hành thực nghiệm, xử lí thông tin qua hệ thống phân tích – tổng hợp.
PHẦN II. NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH
1. Vị trí giới hạn của khu địa lí Đông Nam Bộ
Đông Nam Bộ là một trong hai phần của Nam Bộ Việt Nam, có tên gọi khác ngắn gọn được người dân miền Nam Việt Nam thường gọi là Miền Đông.
- Vùng Đông Nam Bộ gồm thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu có diện tích vào loại nhỏ so với các vùng khác ( 23.5 km2 ), chỉ chiếm 7.15 % diện tích cả nước.
Cực Bắc là 12017 B tại xã Bù Gia Mập, huyện Phước Long, tỉnh Bình phước.
Điểm cực Nam( trên đất liền) là 10019 B ở phường 1, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.
Điểm cực Tây là 105048 Đ ở xã Tân Bình, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.
Điểm cực Đông là 107035Đ ở xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
- Đông Nam Bộ có huyện đảo Côn Đảo ( tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ) ở tọa độ khoảng 8042 B, 106037Đ là huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
- Đông Nam Bộ có vị trí rất thuận lợi để mở rộng giáo lưu trong nước và quốc tế, phát triển nền kinh tế mở, nhất là khi cớ sở hạ tầng giao thông vận tải được nâng cấp, hiện đại hóa.
Phía tây và tây bắc giáp Cam-pu-chia, giao lưu thuận lợi bằng các tuyến quốc lộ 22 ( qua cửa khẩu Mộc Bài), quốc lộ 13 ( qua cửa khẩu Hoa Lư).
Phía đông bắc giáp Tây Nguyên, giao lưu không gặp trở ngại trên các tuyến đường 14, đường 20.
Phía đông giáp và Đông Nam giáp với Nam Trung Bộ và vùng Nam biển Đông. Mặc dù chỉ có khoảng 180 km bờ biển nhưng với vùng biển và thềm lục địa giàu tài nguyên, kinh tế biển có vai trò cực kì quan trọng trong nền kinh tế Đông Nam Bộ.
Phía Tây Nam giáp đồng bằng sông Cửu Long một vùng kinh tế động lực của nước ta hiện nay.Việc giao lưu với đồng bằng sông Cửu Long thuận lợi bằng các tuyến đường sông và đường quốc lộ 1A.
( Từ cơ sở VTĐL trên, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở chế biến của vùng được bảo đảm nguồn nguyên liệu tốt. Cụm cảng Sài Gòn và Vũng Tàu là cửa ngỏ cho vùng giao lưu với nước ngoài.
( Đông Nam Bộ nằm giữa Đông Nam Á chỉ đi bằng máy bay trong khoảng 2 – 3 giờ có thể tới tất cả các thủ đô trong Đông Nam Á. Trong t ương lai khi xây dựng các tuyến đường bộ và đường sắt xuyên Á, Đông Nam Bộ sẽ là cửa ngỏ thông ra biển của các nước láng giềng.
2. Đặc điểm chung của khu địa lí Đông Nam Bộ.
2.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên:
2.1.1. Địa chất - địa hình
Đông Nam Bộ nằm trên vùng đồng bằng và bình nguyên rộng, chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến đồng bằng sông Cửu Long với những vùng đất đồi gò, lượn sóng. Phía Nam của vùng có độ cao trung bình từ 20 – 200 m, độ dốc phổ biến không quá 15o, rải rác một số ngọn núi trẻ, độ cao địa hình thay đổi từ 200 - 600 m.
Cấu trúc địa chất cơ bản của khu gồm 3 tầng
+ Trên cùng là trầng đá bagian trẻ ( Q1 – 4 ) dày khoảng 100m, mặt bị phong háo tạo thành lớp đất đỏ bagian dày
+ Lớp phù sa cổ , bị đá ong hóa mạnh
+ Dưới cùng là đá gốc cát kết, đá phiến, tuổi Cổ sinh và Trung sinh.
Các núi đá xâm nhập Granit xuất hiện trên mặt bán bình nguyên đất xám, đất đỏ dưới dạng các núi đơn độc vươn cao trên đồng bằng như:
Núi chứa Chan cao 839m (Đống Nai)
Núi Bà Rá cao 736m (Bình Phước)
Núi Bà Đen cao 986m (Tây Ninh)
Nhìn từ xa bán bình nguyên đất đỏ bagian làm thành dãy đất cao và dài chồng lên bề mặt đất xám phù sa cổ.
2.1.2. Khí hậu:
- Nằm trong miền khí hậu phía Nam, Đông Nam Bộ có đặc điểm của một vùng khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt độ cao và hầu như không thay đổi trong năm. Những diễn biến thất thường từ năm này qua năm khác rất nhỏ, ít có thiên tai, không gặp thời tiết quá lạnh, ảnh hưởng của bão hạn chế.
- Trên vùng đất cao bán bình nguyên có lượng mưa trên 2000mm. Mùa mưa từ tháng 5 – 10. Mùa khô 6 tháng, đã xuất hiện tháng hạn có lượng mưa nhỏ hơn số đo nhiệt độ (P<t)
- Trên vùng đất thấp mưa dưới 2000mm. Từ vùng Bà Rịa Vũng Tàu đến cửa sông Đồng Nai lượng mưa dưới 1500mm, mùa khô kéo dài 5 đến 6 tháng.
2.1.3. Sông ngòi:
Gồm các hệ thống sông như: Sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Thị Vải…
- Hệ thống sông Đồng Nai là hệ thống sông lớn thứ ba Việt Nam.
- Mật độ sông ngòi tương đối thưc dưới 0.5 km / km2
- Lượng mưa trung bình 1.500 mm/năm, tương ứng khoảng 183 tỷ m3
-Trong vùng có hai hồ chứa lớn là Dầu Tiếng và Trị An dung tích khoảng 3,6 tỷ m3. Ngoài ra còn có một số hồ nhỏ ở phía Đông. Như vậy, tổng lượng nước mặt dự trữ hiện tại hàng năm lên đến gần 4 tỷ m3.
- Nguồn nước ngầm có trữ lượng khá lớn, có tiềm năng thủy điện Nước ngầm ở độ sâu 10m đến 150 m, khai thác tốt là 40m – 70 m.
2.1.4. Thủy sản:
Đông Nam Bộ có tiềm năng thủy sản khá lớn gồm các nguồn lợi hải sản, thủy sản nước lợ và nước ngọt. Thủy sản nuôi trồng và khai thác từ sông hồ.
2.1.5. Thổ nhưỡng:
- Tổng quỹ đất tự nhiên của Đông Nam Bộ được chia thành 12 nhóm. Quan trọng nhất là ba nhóm đất có diện tích lớn và chất lượng tốt (đất nâu đỏ trên nền bazan, đất nâu vàng trên nền bazan và đất xám trên nền phù sa cổ). Trong quỹ đất này, về cơ bản đã được đưa vào sử dụng, chỉ còn không đến 0,5 % đất chưa sử dụng.
- Loại đất chiếm diện tích lớn nhất trong khu Đông Nam Bộ là đất xám bạc màu, sau đến đất đỏ Feralit màu nâu trên đá bagian. Còn tỉ lệ nhỏ là loại đất đen, đất Feralit đỏ vàng trên các đá trầm tich, đất phù sa mới dọc theo bãi sông, đất mặn và đất cát biển.
- Đất đỏ Bagian có độ dày lớn, đất sét pha, tỉ tệ sét cao 80%, nhưng vẫn không bí nước vì cấu trúc tốt thoáng khí thông nước.
( Nhìn chung các loại đất phân bố tập trung thành những vùng lớn trên những vùng đồi thấp lượn sóng ở Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai thích hợp phát triển các cây công nghiệp dài ngày ( cao su, cà phê, điều..), cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày ( đậu tương, lạc, mía, thuốc lá..) trên quy mô lớn. Dọc theo thung lũng sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông La Ngà có đất phù sa sông trồng cây lương thực , cây hoa màu…
2.1.6. Rừng
- Rừng tự nhiên phân bố không đồng đều giữa các tỉnh, chủ yếu tập trung ở Bình Dương và Bình Phước (272 nghìn ha), là nguồn cung cấp gỗ dân dụng và gỗ củi cho thành phố Hồ Chí Minh và đồng bằng sông Cửu Long, nguồn nguyên liệu cho Liên hiệp giấy Đồng Nai. Các tỉnh khác chỉ có dưới 100 nghìn ha, ít nhất là thành phố Hồ Chí Minh (6.700 ha).
- Khu vườn quốc gia Cát Tiên có giá trị du lịch và nghiên cứu lâm sinh học.
- Ven biển có rừng ngập mặn
2.1.7. Khoáng sản:
Ở Đông Nam Bộ có 243 mỏ với quy mô từ nhỏ đến lớn. Tài nguyên khoáng sản có ý nghĩa nhất là dầu khí với trữ lượng dự báo khoảng 4 - 5 tỉ tấn dầu và 485 - 500 tỉ tấn m3 khí, đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của ngành công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí. Nguồn bôxít ở trong vùng cũng tương đối lớn. Ngoài ra còn có đá quý, zircon, nguyên liệu làm vật liệu xây dựng như sét cao lanh, đá xây dựng, đá ốp lát, đá ong, cát thủy tinh...
2.1.8. Tài nguyên du lịch:
- Thiên nhiên đã ưu đãi cho Đông Nam Bộ bãi biển Vũng Tàu, Long Hải, Phước Hải, nơi nghỉ mát cuối tuần lý tưởng của nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận. Ngoài ra, Vũng Tàu còn là trung tâm lớn về lưu trú và dịch vụ du lịch.
- Vấn đề cần quan tâm là giải quyết sự ô nhiễm môi trường biển do các sản phẩm dầu mỏ gây ra trong quá trình khai thác và sử dụng.
2.2 Về kinh tế - xã hội:
Theo kết quả điều tra dân số ngày 1/4/2010, dân số vùng Đông Nam Bộ là là 14566.5 nghìn người, chiếm 16,34% dân số Việt Nam , là vùng có tốc độ tăng dân số cao nhất nước, do thu hút nhiều dân nhập cư từ các vùng khác đến sinh sống.
- Trong đó, Bình Phước có 894.3 nghìn người, Tây Ninh có 1075.3 nghìn người, Bình Dương có 1619.9 nghìn người, Đồng Nai có 2569.4 nghìn người, Bà Rịa-Vũng Tàu có 1012.0 nghìn người và Thành Phố Hồ Chí Minh có 7396.5 nghìn người.
- Dân số Đông Nam Bộ có cơ cấu trẻ
- Tỉ lệ nữ là 51.41%, cao hơn mức
trung bình của toàn quốc ( 50.8%)
- Tỉ lệ biết chữ của dân số Đông Nam Bộ là 98%
- Mật độ dân số của Đông Nam Bộ là 617 người / km2, song dân cư phân bố không đều giữa các tỉnh và thành phố. Có thể thấy rằng dân số tập tung chủ yếu ở thành phố lớn, các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm ở phía Nam.
(Nguồn dân lực dồi dào có truyền thống và kinh nghiệm sản xuất. Có lực lực lượng lao động chuyên môn cao, công nhân tay nghề cao.
- Đông Nam Bộ là vùng có mức độ đô thị hóa cao. Dân thành thị là 25% ( năm 2002) trong khi các vùng khác con số này dao động ở mức trên dưới 20 %.
- Tài nguyên văn hóa, lịch sử với các di tích ở Đông nam Bộ khá tập trung và có mật độ cao nhất so với các vùng phía Nam.
- Là nơi có nền kinh tế hàng hóa phat triển sớm nên người dân năng động và thích ứng nhanh với sự đổi mới kinh tế, đồng thời đây cũng là thị trường tiêu thụ lớn của cả nước.
- Đây là vùng có cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng phát triển mạnh kết hợp với sự phát triển của mạng lưới đô thị ( đã hình thành nhiều khu công nghiệp và khu chế xuất lớn.
- Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp, đầu mối giao thông và hoạt động dịch vụ phát triển mạnh nhất cả nước. Cảng sài Gòn là cửa khẩu xuất khẩu tốt trong khu vực.
- Tỷ suật nhập cư cả khu vực Đông Nam Bộ là 10.3% tính vào năm 2005 và tăng đều đến năm 2010 đạt 24.8% cao nhất cả nước.
Bảng 1 :Thể hiện tỷ suất nhập cư vào năm 2005 và năm 2010(số liệu từ tổng cục thống kê)
Tỷ suất Nhập cư
Năm 2005
Năm 2010
Bình Phước
4,6
10.3
Tây Ninh
2,6
3.3
Bình Dương
27,2
89.6
Đồng Nai
3,0
27.2
Bà Rịa - Vũng Tàu
8.7
13.3
TP, Hồ Chí Minh
19.1
26.2
Ty suất nhập cư tăng mạnh ở các tỉnh Bình Dương , Đồng Nai.Cho thấy Đông Nam Bộ ngày càng phát triển về cơ sở hạ tầng và kinh tế thu hút người dân cả nước đầu tư và sinh sống.
+Tỷ suất xuất cư cả khu vực Đông Nam Bộ là 3.1% tính vào năm 2005 và tăng đều đến năm 2010 là 4.9% chỉ hơn mỗi khu vực Đồng Bằng Sông Hồng.
Do có tỷ xuất nhập cư cao nên khu vực Đông Nam Bộ có nguồn lao động dồi dào và năng động
Lực lượng lao động trên 15 tuổi chiếm 55.29% tổng dân số toàn khu vực
Tạo nguồn lao động trẻ đầy năng lực thích hợp để phát triển nền kinh tế khu vực và cả nước.
Tuy nhiên tỷ lệ lao động trên 15 tuổi có việc làm chỉ chiếm 53.2% trên tổng số dân khu vực
Nguồn nhân lực dồi dào, nhưng lực lượng lao động tại chỗ chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển kinh tế của cả vùng về lượng và về chất. Do dó sẽ có sự di chuyển lao động trong nội bộ vùng và từ ngoài vào; mặt khác do sự chênh lệch thu nhập dẫn đến buồng di dân tới các đô thị trong vùng mà nảy sinh nhiều vấn đề cấp bách cần giải quyết như:
Di dân quá nhanh vào các đô thị hiện có như thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu làm quá tải so với khả năng đáp ứng về các điều kiện kết cấu hạ tầng đô thị (điện, nước, giao thông, y tế, giáo dục,v.v...), gây hậu quả nghiêm trọng về môi trường.
Nhiều điểm dân cư tập trung đang có xu hướng trở thành đô thị, song chưa có đủ điều kiện về kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Nhiều khu công nghiệp tập trung đang trong quá trình hình thành và phát triển cũng có nhu cầu tạo lập thêm các điểm dân cư đô thị mới
Còn hạn chế trong việc xử lí chất thải các khu công nghiệp trong địa bàn thành phố và các tỉnh lân cận.
3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với phát triển kinh tế xã hội.
3.1Vùng có nhiều điều kiện để phát triển công nghiệp :
Đông Nam Bộ là vùng dẫn đầu cả nước về GDP, giá trị sản lượng công nghiệp và giá trị hàng xuất khẩu.
- Vị trí địa lí thuận lợi:
+ Vùng nằm ở vị trí địa kinh tế độc đáo, trung tâm giao lưu, mang ý nghĩa cả nước và cả khu vực Đông Nam Á; nằm trên các trục giao thông quan trọng của cả nước, quốc tế và khu vực, có nhiều cửa ngõ vào - ra thuận lợi, cả về đường sông, đường sắt, đường biển, đường hàng không; có thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm lớn nhất cả nước về kinh tế, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khoa học - kỹ thuật, đầu mối giao thông và giao lưu quốc tế lớn của cả nước; có Vũng Tàu là thành phố cảng và dịch vụ công nghiệp nằm ở "Mặt tiền Duyên hải" ở phía Nam, là cầu nối và "cửa ngõ" lớn giao lưu kinh tế với thế giới; Bình Dương, Biên Hoà và khu vực dọc theo đường 51 có điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp.
+ Vùng có lợi thế so sánh hơn nhiều vùng khác trong cả nước, lại sớm nhận được chủ trương của Chính phủ phát triển khu công nghiệp và kết cấu hạ tầng, do đó vùng có điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật, điều kiện kinh tế - xã hội phát triển hơn hẳn các vùng khác.
+ Vùng có hệ thống kết cấu hạ tầng khá đồng bộ, tập trung các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, trung tâm y tế, nguồn nhân lực dồi dào và có kỹ năng khá nhất, do đó là địa điểm có môi trường đầu tư hấp dẫn nổi trội. thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
+ Các vùng lân cận cung cấp nguồn nguyên liệu và là thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp.
+ Có nguồn tài nguyên khoáng sản dầu khí ở thềm lục địa, đất sét, cao lanh, tài nguyên rừng, tài nguyên nông sản dùng làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến tạo điều kiện cho vùng có khả năng phát triển chuyên môn hoá cao, đồng bộ, có sức cạnh tranh trong điều kiện hội nhập.
+ Có tiềm năng thủy điện lớn trên sông Đồng Nai, Sông Bé.
+ Cư dân có kinh nghiệm về sản xuất hàng hóa, lực lượng lao động có kĩ thuật cao.
- Một thế mạnh khác về sản xuất công nghiệp của vùng là năng lực sản xuất thép, sản xuất phân bón và hoá chất, cơ khí lắp ráp và đặc biệt là năng lực sản xuất các sản phẩm tiêu dùng như: Chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất đồ uống, sản xuất thuốc lá và công nghiệp dệt, may, da và giả da. Trong những năm gần đây, công nghiệp lắp ráp ô tô, lắp ráp xe máy, lắp ráp tivi và các ngành điện tử tin học khác ở hầu hết các đại phương trong vùng đang phát triển khá mạnh mẽ, sản phẩm không chỉ phục vụ tiêu dùng trong nước mà còn đủ chất lượng vươn ra xuất khẩu trên thị trường một số nước trong khu vực. Để thúc đẩy công nghiệp tiếp tục phát triển với tốc độ nhanh và hiệu quả, các địa phương trong vùng đã và đang thu hút xây dựng hàng loạt khu công nghiệp và khu chế xuất, đồng thời có nhiều chính sách thu hút vốn đầu tư trong nước cũng như nước ngoài.
( Bên cạnh những thuận lợi cơ bản đó việc phát triển công nghiệp vùng cũng còn những hạn chế :
+ Tình trạng cấp nước cho dân sinh, cho công nghiệp còn hạn chế khi mùa khô kéo dài. Nhất là trong khu vực thành phố lớn thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô vẫn còn xảy ra.
+ Cơ sở năng lượng phát triển nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của công nghiệp.
+ Vấn đề về môi trường ở các khu công nghiệp tập trung vẫn đáng quan tâm.
(Hiện trạng phát triển:
- Là một vùng công nghiệp trọng yếu lớn nhất của cả nước, đã hình thành và liên kết mạng lưới các khu công nghiệp tập trung và phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn và cơ bản như: khai thác và chế biến dầu khí, luyện cán thép, năng lượng điện, công nghệ tin học, hoá chất cơ bản, phân bón và vật liệu... làm nền tảng công nghiệp hoá của vùng kinh tế phía Nam và của cả nước và là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Vùng đã mở rộng, phát triển thêm các khu công nghiệp, khu đô thị mới, nhất là sau khi có quyết định bổ sung thêm 3 tỉnh, tạo điều kiện giải toả mật độ tập trung cao tại khu vực hạt nhân, đồng thời phát huy tác động đô thị hoá và công nghiệp hoá của hạt nhân sang các tỉnh lân cận.
- Phát triển các ngành công nghiệp sạch, kỹ thuật cao tại thành phố Hồ Chí Minh; hình thành các khu công nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương qua Biên Hòa, chạy dọc đường 51 tới Bà Rịa - Vũng Tàu, liên kết thành mạng lưới các khu công nghiệp. Thực hiện song song với việc phát triển các ngành công nghiệp cơ bản và mũi nhọn (như khai thác và chế biến dầu khí, năng lượng điện, cơ khí chế tạo, luyện cán thép, công nghệ thông tin, hóa chất cơ bản và vật liệu... để làm nền tảng công nghiệp hóa các ngành kinh tế quốc dân) với phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
3.2Vùng có nhiều điều kiện để phát triển nông – lâm nghiệp
- Với khí hậu nhiệt đới mang tính chất cận xích đạo, nền nhiệt độ cao quanh năm, ẩm và nguồn ánh sáng dồi dào, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây công nghiệp ngắn và dài ngày.
(Vùng đất liền: Địa hình thoải, nhiều tiềm năng tự nhiên như đất badan, đất xám, khí hậu cận xích đạo nóng ẩm thích hợp với cây cao su, cây ăn quả, thuốc lá, đậu tương, mía đường, khoai mì. Đây là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước, cũng là thế mạnh của vùng. Ngoài ra ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm được chú trọng theo hướng áp dụng phương pháp chăn nuôi công nghiệp
Một số cây công nghiệp lâu năm của vùng Đông Nam Bộ, năm 2002
Cây công nghiệp
Diện tích ( nghìn ha)
Địa bàn phân bố chủ yếu
Cao su
281.3
Bình Dương, Đồng Nai
Cà phê
53.6
Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu
Hồ tiêu
27.8
Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai
Điều
158.2
Bình Dương, Đồng Nai
Vùng đã xây dựng nhiều chương trình thủy lợi kết hợp chương trình thủy điện ( Sông Đồng Nai, sông La Ngà) để phục vụ nước tưới đặc biệt trong mùa khô. Đặc biệt hồ Dầu Tiếng là công trình thủy lợi lớn nhất nước ta hiện nay rộng 270 km2, chứa 1.tỉ m3 nước, đảm bảo tưới tiêu cho trên 170.000 ha đất thường xuyên thiếu nước về mùa khô. Nhờ đó, diện tích đất trồng trọt tăng lên, hệ số sử dụng đất trồng cây hàng năm cũng tăng và khả năng bảo đảm lương thực, thực phẩm của vùng cũng khá hơn.
( Vùng biển: Vùng biển và bờ biển Đông Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển. Biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, gần đường hàng hải quốc tế. Thềm lục địa nông, rộng, giàu tiềm năng dầu khí…là thế mạnh kinh tế cho các ngành khai thác dầu khí ở thềm lục địa, đánh bắt hải sản, giao thông, dịch vụ, du lịch biển.Trong năm những năm vừa qua Bộ Thuỷ sản xây dựng và trình Chính phủ dự án xây dựng các trung tâm giống, trung tâm chế biến thuỷ sản; hiện đại hoá các cơ sở chế biến thuỷ sản tại thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu và Đồng Nai, chú trọng phát triển khai thác, chế biến các dịch vụ nghề cá, tập trung đầu tư vào các phương tiện đánh bắt ngoài khơi theo hướng hiện đại...
( Đối với lâm nghiệp :
- Bảo vệ tốt rừng đầu nguồn và rừng ngập mặn ven biển
- Diện tích rừng 532.600 ha, có ý nghĩa l