Tìm hiểu khả năng nuôi lợn hướng nạc ở nông hộ và hiệu quả của việc sử dụng củ và lá sắn ủ trong chăn nuôi ở tỉnh Quảng Bình

Với phương pháp phối hợp khẩu phần dựa trên nguồn thức ăn sẵn có trong nông hộ là cám gạo và bột ngô kết hợp với thức ăn đậm đặc, trong điều kiện nông hộ có quy mô chăn nuôi nhỏ ở vùng đồng bằng thuộc tỉnh Quảng Bình, tốc độ tăng trọng của lợn lai F1(L x Y) trong giai đoạn 20 – 60kg đạt 598,4 g/con/ngày và tốc độ tăng trọng của lợn lai F2 (PIE x (Y x MC)) đạt 490,5 g/con/ngày. Tiêu tốn thức ăn lần lượt là 3,23 và 3,56. Như vậy, tốc độ tăng trọng của lợn lai F1 (L x Y) nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng trọng của lợn lai F2 (PIE x (Y x MC)) (lợn lai 3/4 máu ngoại). Trong khi đó, tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng của lợn lai F1(L x Y) thấp hơn khi so với tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng của lợn lai F2 (PIE x (Y x MC)). Để phát triển rộng mô hình nuôi lợn nạc trong điều kiện nông hộ quy mô nhỏ, ngoài các giải pháp về kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, các giải pháp về nguồn giống chất lượng cao và tiêu thụ sản phẩm cần phải được tính toán kỹ. Sử dụng củ và lá sắn KM94 ủ chua với tỷ lệ 20% trong khẩu phần thức ăn nuôi lợn thịt F1 (ĐB x MC) đã không ảnh hưởng đến khả năng tăng trọng (lô ĐC là 522 g/ngày và lô TN 509 g/ngày), tiêu tốn thức ăn (lô ĐC 3,37 và lô TN 3,44 kg TĂ/kg TT) nhưng đã làm giảm chi phí thức ăn/kg tăng trọng là 8%. Kết quả này là cơ sở khoa học để các hộ gia đình ở tỉnh Quảng Bình nói riêng và các tỉnh miền Trung nói chung có thể sử dụng củ sắn và tận dụng lá sắn KM 94 khi thu hoạch để nuôi lợn đưa lại hiệu quả kinh tế và góp phần xóa đói giảm nghèo ở nông thôn.

doc11 trang | Chia sẻ: thuylinhqn23 | Ngày: 08/06/2022 | Lượt xem: 405 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu khả năng nuôi lợn hướng nạc ở nông hộ và hiệu quả của việc sử dụng củ và lá sắn ủ trong chăn nuôi ở tỉnh Quảng Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÌM HIỂU KHẢ NĂNG NUÔI LỢN HƯỚNG NẠC Ở NÔNG HỘ VÀ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG CỦ VÀ LÁ SẮN Ủ TRONG CHĂN NUÔI Ở TỈNH QUẢNG BÌNH Lê Văn An, Nguyễn Thị Lộc, Hồ Trung Thông, Đào Thị Phượng Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế TÓM TẮT Với phương pháp phối hợp khẩu phần dựa trên nguồn thức ăn sẵn có trong nông hộ là cám gạo và bột ngô kết hợp với thức ăn đậm đặc, trong điều kiện nông hộ có quy mô chăn nuôi nhỏ ở vùng đồng bằng thuộc tỉnh Quảng Bình, tốc độ tăng trọng của lợn lai F1(L x Y) trong giai đoạn 20 – 60kg đạt 598,4 g/con/ngày và tốc độ tăng trọng của lợn lai F2 (PIE x (Y x MC)) đạt 490,5 g/con/ngày. Tiêu tốn thức ăn lần lượt là 3,23 và 3,56. Như vậy, tốc độ tăng trọng của lợn lai F1 (L x Y) nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng trọng của lợn lai F2 (PIE x (Y x MC)) (lợn lai 3/4 máu ngoại). Trong khi đó, tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng của lợn lai F1(L x Y) thấp hơn khi so với tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng của lợn lai F2 (PIE x (Y x MC)). Để phát triển rộng mô hình nuôi lợn nạc trong điều kiện nông hộ quy mô nhỏ, ngoài các giải pháp về kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, các giải pháp về nguồn giống chất lượng cao và tiêu thụ sản phẩm cần phải được tính toán kỹ. Sử dụng củ và lá sắn KM94 ủ chua với tỷ lệ 20% trong khẩu phần thức ăn nuôi lợn thịt F1 (ĐB x MC) đã không ảnh hưởng đến khả năng tăng trọng (lô ĐC là 522 g/ngày và lô TN 509 g/ngày), tiêu tốn thức ăn (lô ĐC 3,37 và lô TN 3,44 kg TĂ/kg TT) nhưng đã làm giảm chi phí thức ăn/kg tăng trọng là 8%. Kết quả này là cơ sở khoa học để các hộ gia đình ở tỉnh Quảng Bình nói riêng và các tỉnh miền Trung nói chung có thể sử dụng củ sắn và tận dụng lá sắn KM 94 khi thu hoạch để nuôi lợn đưa lại hiệu quả kinh tế và góp phần xóa đói giảm nghèo ở nông thôn. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cùng với trồng trọt, chăn nuôi đã và đang đóng vai trò đáng kể trong kinh tế hộ gia đình ở Quảng Bình. Trong những năm gần đây chăn nuôi ngày được chú trọng, đặc biệt là chăn nuôi lợn. Nhằm tăng hiệu quả trong chăn nuôi lợn và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường về chất lượng thịt đòi hỏi công tác giống và thức ăn trong chăn nuôi ngày càng được coi trọng. Nhằm tăng tỷ lệ thịt nạc hiện nay, các giống lợn lai siêu nạc đã và đang được thử nghiệm và đưa vào sản xuất ở nhiều địa phương. Mặc dầu đã có những chủ trương và chính sách khuyến khích phát triển trong chăn nuôi, nhưng trong điều kiện sản xuất nông hộ ở Việt Nam nói chung và ở Quảng Bình nói riêng cần thiết phải có những nghiên cứu để hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi hợp lý cho người nông dân. Một số giống lợn siêu nạc có những ưu điểm về chất lượng thịt cao hơn các giống lợn địa phương và các giống lợn lai F1, nhưng trong điều kiện dinh dưỡng và chăm sóc nhất định, các giống lợn này có thể không phát huy được ưu điểm của giống, đặc biệt là trong điều kiện chăn nuôi nông hộ hiện nay. Gần đây, các giống lợn thuần nhập ngoại, lợn 3/4 máu ngoại đang được thử nghiệm ở nhiều địa phương và ở nhiều nơi các giống lợn này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với các giống lợn nuôi truyền thống (Phùng Thăng Long, 2004). Từ những kết quả đó, ngành nông nghiệp ở tỉnh Quảng Bình đang có kế hoạch phát triển đàn lợn lai, lợn ngoại nhằm đẩy mạnh chất lượng thịt lợn trong chăn nuôi hiện nay của địa phương. Huyện Lệ Thủy, Quảng Bình có diện tích trồng sắn 957 ha, chủ yếu giống KM 94 với năng suất củ 150 tạ/ha và năng suất lá 3-5 tấn/ha. Cây sắn không những cung cấp lương thực cho con người mà còn là nguồn thức ăn dồi dào cho chăn nuôi. Củ sắn giàu tinh bột (76,2-77,2%) nhưng nghèo protein (2,2-2,7%) đặc biệt là axit amin methionine (0,0-0,6%) (Nguyễn Nghi và ctv, 1984). Ngược lại trong lá sắn rất giàu protein (16,5-39,0%) nhưng hàm lượng độc tố HCN rất cao (Hoàng Văn Tiến, 1987). Do thời vụ thu hoạch sắn vào mùa mưa nên việc phơi khô bảo quản sắn gặp nhiều khó khăn, sắn dễ bị hư hỏng. Để khắc phục vấn đề này, phương pháp ủ chua là phương pháp bảo quản thích hợp để bảo quản thời gian dài, giúp cho người chăn nuôi chủ động thức ăn và giảm hàm lượng độc tố trong sắn. Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành đề tài: “Tìm hiểu khả năng nuôi lợn hướng nạc ở nông hộ và hiệu quả của việc sử dụng củ và lá sắn ủ trong chăn nuôi ở tỉnh Quảng Bình”. II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng thí nghiệm Thí nghiệm 1: Khảo sát tăng trọng các giống lợn lai hướng nạc. Thí nghiệm trên 20 con lợn (10 con/1 tổ hợp lai) có trọng lượng trung bình 20,83 kg/con được bố trí vào 05 hộ dân. Tất cả các hộ gia đình nuôi lợn được lựa chọn tương đối đồng đều về điều kiện chuồng trại và được bố trí 04 con lợn/hộ trong đó có 02 lợn tổ hợp lai F1(Landrace x Yorkshire) gọi tắt là F1(L x Y) và 02 lợn tổ hợp lai F2(Pietrain x (Yorkshire x Móng Cái)) gọi tắt là F2(PIE x (Y x MC)). Lợn được bố trí 02 con cùng tổ hợp lai/ô chuồng nuôi. Thí nghiệm 2: Sử dụng củ và lá sắn ủ nuôi lợn Thí nghiệm được tiến hành trên 20 lợn lai F1 (Đại Bạch x Móng Cái) gọi tắt là F1(ĐB x MC) gồm 10 đực, 10 cái có trọng lượng 18 kg được nuôi ở 5 hộ gia đình. Mỗi hộ 4 con, chia làm 2 lô: Lô đối chứng (ĐC) và lô thí nghiệm (TN). 2.2. Vật liệu nghiên cứu Củ sắn được rửa sạch, nghiền mịn và để ở bóng râm khoảng 3 giờ, sau đó đem trộn với 0,5% muối (khối lượng tươi) và nén chặt vào bao nylon, buộc kín. Lá sắn được hái khi thu hoạch củ, cắt ngắn 2-3 cm, phơi héo trong bóng râm 24 giờ. Tiếp tục trộn đều lá sắn với 5% cám và 0,5% muối (theo khối lượng tươi) và cho vào bao nylon, nén chặt, buộc kín. 2.3. Thức ăn và nuôi dưỡng Thí nghiệm 1: Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn nguyên liệu Loại thức ăn DM (%) CP (%) EE (%) Khoáng tổng số (%) Năng lượng tổng số (cal/g) Cám gạo 87,10 12,10 15,15 5,63 4432,6 Bột ngô 87,57 6,56 3,14 14,05 3333,1 Đậm đặc Cargill 1640 90,90 43,90 3,63 15,89 3888,8 Bảng 2.2: Phối hợp khẩu phần và thành phần dinh dưỡng Giai đoạn sinh trưởng Từ 20kg – 50kg Từ 50kg – xuất chuồng Phối hợp khẩu phần (%) Bột ngô 57,5 65,0 Cám gạo 20,0 25,0 Đậm đặc Cargill 22,5 10,0 Thành phần dinh dưỡng Vật chất khô (VCK, %) 88,23 87,79 Protein thô (CP, %) 16,07 11,68 Mỡ thô (EE, %) 5,65 6,19 Khoáng tổng số (Ash, %) 12,78 12,13 Năng lượng tổng số (GE, cal/g) 3678 3663 Thí nghiệm 2: Bảng 2.3: Thành phần hóa học của các loại thức ăn Loại thức ăn VCK (%) NL trao đổi (kcal/kg) Protein thô (%) Xơ thô (%) Cám 87,2 2830 11,9 14,82 Bột ngô 85,7 3714 7,6 2,65 Bột sắn 88,3 3178 2,95 3,21 T/Ă đậm đặc 87,3 3100 51,1 2,32 Củ KM 94 ủ 40,1 3270 3,3 3,55 Lá KM 94 ủ 41,2 2134 21,5 11,48 Lá khoai lang 13,4 1876 17,7 16,86 Bảng 2.4: Phối hợp khẩu phần và thành phần dinh dưỡng Khẩu phần thí nghiệm Khẩu phần đối chứng 20kg – 50kg 50kg – Xuất chuồng 20kg – 50kg 50kg – Xuất chuồng Phối hợp khẩu phần (%) Cám gạo 37,0 42,0 40,0 40,0 Bột ngô 30,0 29,0 27,0 31,0 Bột sắn - - 15,0 15,0 Củ sắn ủ 15,0 15,0 - - Lá sắn ủ 5,0 5,0 - - Rau khoai - - 5,0 5,0 TĂ Đậm đặc 13,0 9,0 13,0 9,0 Thành phần hóa học Protein thô (CP,%) 14,92 13,36 14,78 13,05 Năng lượng trao đổi (kcal/kg) 3141 3141 3108 3132 Cả hai thí nghiệm, lợn được nuôi trong điều kiện thoáng mát tự nhiên, có sử dụng vật liệu che chắn khi thời tiết thay đổi. Trong chuồng có bố trí máng ăn và máng uống nước riêng. Chuồng trại được sát trùng định kỳ 1 lần/tuần. Lượng thức ăn hàng ngày được điều chỉnh dựa trên tài liệu dự báo về lượng ăn vào và khả năng ăn vào thực tế của lợn ở ngày kế tiếp trước đó. Thức ăn thừa hàng ngày (nếu có) được kiểm tra và thu gom, cân xác định khối lượng để trừ đi khi tính lượng ăn vào. 2.4. Các chỉ tiêu theo dõi Các chỉ tiêu sinh trưởng của lợn thí nghiệm được theo dõi 2 giai đoạn sinh trưởng (20 kg - 50 kg) và kết thúc (50 kg đến khi xuất chuồng). Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu như sau: Tăng trọng trung bình (g/ngày) Kết thúc một tháng nuôi, lợn thí nghiệm được cân theo cá thể vào thời điểm sáng sớm trước lúc cho ăn Tăng trọng (g/ngày) = Khối lượng cuối kỳ (kg) - Khối lượng đầu kỳ (kg) ´ 100 Số ngày nuôi toàn kỳ Theo dõi lượng thức ăn ăn vào trung bình hàng ngày (kg VCK/ngày) Lượng ăn vào = Tổng số thức ăn toàn kỳ (kg) Số ngày nuôi toàn kỳ (kg) Tiêu tốn thức ăn (TTTĂ)/kg tăng trọng (kg VCK/kg TT) TTTĂ/kg TT = S lượng thức ăn tiêu thụ toàn kỳ (kg) S khối lượng thịt hơi tăng toàn kỳ (kg) Chi phí thức ăn (đồng/ kg TT) Chi phí thức ăn = S chi phí thức ăn tiêu thụ toàn kỳ (đồng) S khối lượng thịt hơi tăng toàn kỳ (kg) 2.5. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu trong thí nghiệm được xử lý bằng thống kê sinh vật học theo phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) qua mô hình tuyến tính (GLM) trên phần mềm Minitab version 13 (2000), chương trình Excel 9.0. So sánh sự sai khác bằng phương pháp Turkey với khoảng tin cậy 95%. 2.6. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thí nghiệm được tiến hành trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2006 tại xã Dương Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tăng trọng của lợn hướng nạc nuôi trong điều kiện nông hộ. Kết quả thí nghiệm ở bảng 3.1. cho thấy rằng lợn ở tổ hợp lai F1(L x Y) có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn so với lợn ở tổ hợp lai F2 (PIE x (Y x MC)) (598,4 g/con/ngày so với 490,5 g/con/ngày) và sự sai khác này là rất có ý nghĩa thống kê (p = 0,013). Ngoài ra, tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng của lợn ở tổ hợp lai F1(L x Y) ít hơn so với tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng của lợn ở tổ hợp lai F2(PIE x (Y x MC)) (3,23 so với 3,56). Sự sai khác này là khá lớn, tuy vậy có thể do sự biến động lớn giữa các cá thể đã dẫn đến không có ý nghĩa thống kê (p = 0,085). Từ số liệu trung bình về tốc độ sinh trưởng của lợn thí nghiệm, chúng tôi đã tách thành 2 nhóm lợn trong mỗi một nghiệm thức: nhóm lợn sinh trưởng nhanh và nhóm lợn sinh trưởng chậm. Kết quả phân tích số liệu thí nghiệm cho thấy rằng mặc dầu với điều kiện thức ăn và cách chăm sóc nuôi dưỡng giống nhau, sự khác nhau về sinh trưởng của lợn trong cùng một nghiệm thức là khá lớn [732,4 g/con/ngày so với 509,1 g/con/ngày đối với lợn ở tổ hợp lai F1(L x Y) và 578,9 g/con/ngày so với 425,5 g/con/ngày đối với lợn ở tổ hợp lai F2(PIE x (Y x MC)]. Bảng 3.1: Sinh trưởng và hệ số chuyển hóa thức ăn của lợn thí nghiệm Thông số thí nghiệm Tổ hợp lợn lai F1 (L x Y) F2 (PIE x (Y x MC) Trung bình SEM Trung bình SEM Khối lượng ban đầu (kg/con) 21,6 1,1 20,1 0,6 Khối lượng kết thúc (kg/con) 62,3a 3,7 51,4b 2,3 Tốc độ tăng trọng của lợn thí nghiệm (g/con/ngày) 598,4a 41,1 490,5b 28,6 Tốc độ tăng trọng của nhóm lợn sinh trưởng nhanh (g/con/ngày) 732,4a 41,2 578,9b 8,1 Tốc độ tăng trọng của nhóm lợn sinh trưởng chậm (g/con/ngày) 509,1a 19,7 425,5b 17,9 Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR, kg TA/ kg tăng trọng) 3,23 0,23 3,56 0,24 (Các giá trị trong cùng một hàng có các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê với P<0,05) Tốc độ tăng trọng của lợn ở tổ hợp lai F1(L x Y) trong thí nghiệm này nhanh hơn tốc độ tăng trọng của lợn lai 3/4 và 7/8 máu ngoại trong thí nghiệm của Nguyễn Khánh Quắc vcs. (2000) khi bố trí thí nghiệm trong điều kiện nông hộ thành phố Thái Nguyên (598,4 g/con/ngày so với 455,8 và 573,0 g/con/ngày, theo thứ tự tương ứng). Kết quả về tốc độ tăng trọng của lợn tổ hợp lai 3/4 máu ngoại (PIE x (Y x MC)) trong thí nghiệm này lớn hơn so với tốc độ tăng trọng của lợn lai 3/4 máu ngoại (L x (Y x MC)) trong thí nghiệm của Nguyễn Khánh Quắc vcs. (2000) (490,5 g/con/ngày so với 455,8 g/con/ngày, theo thứ tự tương ứng). Khi được nuôi theo kỹ thuật cho ăn tự do - hạn chế, lợn ngoại thuần (Landrace, Yorkshire) trong thí nghiệm của Phùng Thị Vân vcs. (2000) có tốc độ tăng trọng tương đương với tốc độ tăng trọng của lợn tổ hợp lai F1(L x Y) trong thí nghiệm này (626,9 g/con/ngày so với 598,4 g/con/ngày, theo thứ tự tương ứng). Tiêu tốn thức ăn của lợn ở tổ hợp lai F1(L x Y) trong thí nghiệm của chúng tôi tương đương với tiêu tốn thức ăn của lợn Landrace, Yorkshire, F1(L x Y) và F1(Y x L) trong thí nghiệm của Phùng Thị Vân vcs. (2000) (3,23 so với 3,29; 3,27; 3,17 và 3,32 theo thứ tự tương ứng). Kết quả về tốc độ tăng trọng của lợn ở tổ hợp F1(L x Y) trong thí nghiệm này tương đương với kết quả của Phạm Kim Dung vcs. (2004) khi nghiên cứu trên các giống lợn ngoại thuần là Landrace, Yorkshire và Duroc (598,4 g/con/ngày so với 613,1; 616,2 và 624,0 g/con/ngày, theo thứ tự tương ứng) nhưng lại thấp hơn so với các tổ hợp lợn lai F1(L x Y), F1(Y x L), F2(D x (L x Y)) và F2 (D x (Y x L)) (598,4 g/con/ngày so với 661,3; 663,0; 667,3 và 669,1 g/con/ngày theo thứ tự tương ứng). Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng của lợn tổ hợp F1(L x Y) trong thí nghiệm này đều cao hơn khi so sánh với tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng của các giống lợn và tổ hợp lợn lai vừa nêu trên. Ngoài ra, tốc độ tăng trọng của lợn tổ hợp lai F1(L x Y) trong thí nghiệm này thấp hơn đáng kể khi so với kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác như kết quả của Trương Hữu Dũng vcs. (2003) khi nghiên cứu sinh trưởng của lợn Landrace và F1(L x Y), kết quả của Trương La và Nguyễn Khắc Tích (2004) khi nghiên cứu sinh trưởng của lợn tổ hợp lai F2 (L x (L x Y)), F2 (Y x (L x Y)), F2((PIE x L) x Y), F2((PIE x L) x L) và ((PIE x L) x (L x Y)) và kết quả của Trương Hữu Dũng vcs. (2004) khi nghiên cứu sinh trưởng của lợn tổ hợp lai F2 (D x (L x Y)) và F2 (D x (Y x L)) trong điều kiện nông hộ tại Thái Nguyên khi nuôi theo chế độ tự do và tự do - hạn chế. Sự khác nhau ở trên có thể do điều kiện nuôi dưỡng khác nhau như sự khác nhau về khí hậu và điều kiện chuồng nuôi. Kết quả về tốc độ tăng trọng của lợn ở tổ hợp lai F2(PIE x (Y x MC)) trong thí nghiệm của chúng tôi thấp hơn khi so sánh với tốc độ tăng trọng của lợn ở tổ hợp lai F2((MC x Y) x PIE) và lợn tổ hợp lai F2((MC x Y) x Y) trong thí nghiệm của Phùng Thăng Long (2004) (490,5 g/con/ngày so với 661,1 và 577,8 g/con/ngày theo thứ tự). Nguyên nhân của sự sai khác này có thể do thí nghiệm này được tiến hành trong điều kiện thực tế của nông hộ trong khi đó thí nghiệm của Phùng Thăng Long (2004) được triển khai trong điều kiện của cơ sở nghiên cứu. 3.2. Kết quả sử dụng củ và lá sắn KM 94 ủ chua trong khẩu phần thức ăn lợn thịt nuôi tại nông hộ tỉnh Quảng Bình. Qua 90 ngày tiến hành thí nghiệm sử dụng lá và củ sắn KM94 ủ chua để thay thế bột sắn và khoai lang trong khẩu phần ăn của lợn thịt F1(ĐB x MC) chúng tôi đã thu được một số kết quả ở bước đầu như sau (Bảng 3.2). Bảng 3.2 cho thấy tăng trọng lợn ở các tháng thí nghiệm và tăng trọng trung bình 3 tháng có sự khác nhau giữa các hộ. Khối lượng lợn cao nhất ở hộ Tư, Xiềm và Hồng (501 - 671 g/ngày). Khối lượng lợn thấp hơn ở 2 hộ gia đình là Hới và Thơm. Sự khác nhau này có thể do ảnh hưởng của hướng chuồng trại. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Dư Thanh Hằng (1999). Lá sắn ủ chua có thể thay thế 20% rau khoai lang trong khẩu phần ăn của lợn thịt mà không làm ảnh hưởng đến tăng trọng cũng như  phẩm chất thịt. Tiêu tốn thức ăn của các lô lợn ĐC và TN ở 5 gia đình cho kết quả tốt, cao nhất là 3,71 kg TĂ/kg tăng trọng và thấp nhất là 3,07 kg TĂ/ kg tăng trọng. Bảng 3.2: Kết quả tăng trọng, tiêu tốn và chi phí thức ăn của lợn ở các nông hộ Tên hộ Lô Chỉ tiêu Tăng trọng (g/ngày) Tiêu tốn thức ăn (kg VCK/kg TT) Chi phí thức ăn/kg tăng trọng (đồng) Tư ĐC 534 3,24 12.811 TN 535 3,36 12.007 Xiềm ĐC 548 3,28 12.951 TN 571 3,07 10.985 Hới ĐC 485 3,64 14.372 TN 462 3,71 13.251 Thơm ĐC 503 3,37 13.297 TN 475 3,58 12.780 Hồng ĐC 541 3,30 13.035 TN 501 3,49 12.486 Ghi chú: Giá thức ăn trong thời gian thí nghiệm: Cám: 2.400 đ/kg; ngô: 2.300 đ/kg; bột sắn: 2.200 đ/kg; sắn củ KM94 ủ chua: 500 đ/kg; thức ăn đậm đặc: 10.000 đ/kg, lá sắn KM94 ủ chua: 300 đ/kg. Bảng 3.3. Kết quả theo dõi chi tiêu sản xuất và hiệu quả kinh tế Chỉ tiêu Lô SE P ĐC TN Số lượng lợn làm thí nghiệm Thời gian thí nghiệm, ngày Khối lượng bắt đầu làm thí nghiệm, kg Khối lượng kết thúc thí nghiệm, kg Tăng trọng (g/ con/ ngày) Lượng ăn vào (kg VCK/ngày) Tiêu tốn thức ăn (kg VCK/ kgTT) Chi phí tăn/kg TT (đồng) % so với đối chứng 10 90 18,3 65,35 522 1,76 3,37 13293 100 10 90 18,6 64,70 509 1,74 3,44 12302 92 0,185 1,021 13,06 0,068 0,073 0,300 0,325 0,471 0,883 0,464 <0,05 Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng trong thí nghiệm thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Lộc (1997) khi sử dụng 10% VCK lá sắn ủ chua trong khẩu phần thức ăn cho tiêu tốn thức ăn là 4 kg VCK/kg tăng trọng. Chi phí thức ăn của lợn thí nghiệm không có sự khác nhau nhiều giữa các hộ nhưng có sự khác nhau rất rõ giữa lô ĐC và lô TN. Chi phí thức ăn lô ĐC cao hơn lô TN. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoa Lý và ctv (2001); Nguyễn Thị Lộc (2004). Bảng 3.3 cho thấy khối lượng lợn bắt đầu thí nghiệm giữa 2 lô ĐC và TN không có sự sai khác thống kê (P = 0,300). Sau 3 tháng thí nghiệm, khối lượng lợn ở lô ĐC là 65,35 kg và lô TN là 64,70 kg, không có sự sai khác về thống kê. Các chỉ tiêu về tăng trọng lợn giữa 2 lô ĐC và TN (522 g/ngày và 509 g/ngày) và các chỉ tiêu về lượng ăn vào, tiêu tốn thức ăn (3,37 và 3,44 kg thức ăn/kg tăng trọng) không có sự sai khác thống kê (P > 0,05). Chi phí thức ăn là một chỉ tiêu rất quan trọng trong chăn nuôi. Lô ĐC chi phí thức ăn/kg tăng trọng là 13293 đồng và lô TN là 12302 đồng. Như vậy chi phí thức ăn lô TN đã giảm hơn so với lô ĐC là 8%. IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận: 1. Với phương pháp phối hợp khẩu phần dựa trên nguồn thức ăn ở nông hộ là cám gạo và bột ngô kết hợp với thức ăn đậm đặc, trong điều kiện quy mô chăn nuôi nhỏ ở xã Dương Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, tốc độ tăng trọng của lợn ở tổ hợp lai F1(L x Y) trong giai đoạn 20 – 60kg đạt 598,4 g/con/ngày và tốc độ tăng trọng của lợn ở tổ hợp lai F2 (PIE x (Y x MC)) đạt 490,5 g/con/ngày. Tiêu tốn thức ăn lần lượt là 3,23 và 3,56. Như vậy, tốc độ tăng trọng của lợn ở tổ hợp lai F1(L x Y) nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng trọng của lợn ở tổ hợp lai F2 (PIE x (Y x MC)) (lợn lai 3/4 máu ngoại). Trong khi đó, tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng của lợn ở tổ hợp lai F1(L x Y) thấp hơn khi so với tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng của lợn ở tổ hợp lai F2 (PIE x (Y x MC)). Để phát triển rộng mô hình nuôi lợn nạc trong điều kiện nông hộ quy mô nhỏ, ngoài các giải pháp về kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, các giải pháp về nguồn giống chất lượng cao và tiêu thụ sản phẩm cần phải được tính toán kỹ. 2. Sử dụng củ và lá sắn KM94 ủ chua với tỷ lệ 20% trong khẩu phần thức ăn nuôi lợn thịt F1 (ĐB x MC) đã không ảnh hưởng đến khả năng tăng trọng (lô ĐC là 522 g/ngày và lô TN 509 g/ngày), tiêu tốn thức ăn (lô ĐC 3,37 và lô TN 3,44 kg TĂ/kg TT) nhưng đã làm giảm chi phí thức ăn/kg tăng trọng là 8%. Kết quả này là cơ sở khoa học để các hộ gia đình ở tỉnh Quảng Bình nói riêng và các tỉnh miền Trung nói chung có thể sử dụng củ sắn và tận dụng lá sắn KM94 khi thu hoạch để nuôi lợn đưa lại hiệu quả kinh tế và góp phần xóa đói giảm nghèo ở nông thôn. 4.2. Kiến nghị 1. Trong xu hướng phát triển chăn nuôi lợn theo hướng nạc hiện nay, các hộ gia đình chăn nuôi có qui mô nhỏ cần xem xét kỹ các điều kiện cần thiết nhằm giúp cho việc chăn nuôi có hiệu quả. 2. Nên khuyến cáo trong sản xuất nhiều hơn kỹ thuật sử dụng củ và lá sắn làm thức ăn nuôi lợn ở những vùng khó khăn để người dân ngoài việc trồng sắn để bán còn có thể góp phần chăn nuôi lợn. Đây là kỹ thuật đơn giản, dễ làm và áp dụng tại nông hộ. TÀI LIỆU THAM KHẢO Dư Thanh Hằng. Nghiên cứu sử dụng lá sắn ủ chua trong khẩu phần của lợn thịt, Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ Nông Lâm nghiệp 1998-1999. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội (1999) 279-285. Hoàng Văn Tiến. Cách tính thức ăn cho lợn, Nxb khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, (1987) 54-58, 100. Minitab Version 13 (2000). Nguyễn Khánh Quắc, Nguyễn Văn Vượng, Phan Đình Thắm. Nuôi lợn hướng nạc tại các nông hộ thuộc tỉnh Thái Nguyên. Tạp chí Chăn nuôi số 2 (2000) 21-24. Nguyễn Nghi, Phạm Văn Lợi, Bùi Thị Gợi và Bùi Thị Oanh. Kết quả nghiên cứu xác định giá trị dinh
Tài liệu liên quan