Tìm hiểu them về Hành trình Khai hoang Việt Nam

Người Pháp cố ý ém nhẹm những rắc rối xảy ra trong việc phân phối đất đai. Thuở ấy, người dân thấp cổ bé miệng chỉ có thể kêu nài và nếu đem phân xử thì người dân không rành luật lệ luôn luôn bị thất kiện. Hội đồng phái viên đi xét đất gồm toàn là viên chức, thân hào của tỉnh, quận, tổng và làng. Lề lối làm việc của Hội đồng này tuy nói là quan sát tại chỗ, ghi vào biên bản rành mạch nhưng họ chỉ ngồi tại công sở làng, với lính mã tà bảo vệ. Làng mạc ở Hậu giang quá rộng, dầu đủ thiện chí các viên chức cũng khó lội bùn sình, phơi nắng dầm mưa hằng đôi ba cây số dưới ruộng để xem đâu là ranh giới từng sở đất. Trên nguyên tắc, nhà nước Pháp tự hào là dành nhiều dễ dãi cho dân, phát triển chế độ tiểu điền chủ hơn là chế độ đài điền chủ nhưng trong thực tế lại khác. Dư luận của mọi giới kể cả dư luận của những tay thực dân Pháp đã xúc động khi ở Hậu giang xảy ra hai biến cố quan trọng về quyền sở hữu đất ruộng : —Vụ Ninh Thạnh Lợi, năm 1927 ở Rạch Giá. —Vụ Nọc Nạn, năm 1928 ở Bạc Liêu. Lúc bấy giờ từ những tờ báo thân chánh quyền, ủng hộ thực dân đến báo có xu hướng ôn hòa đều lên tiếng vì những lý do sau đây : —Nạn nhân là những người chí thú làm ăn, tuyệt nhiên không có những người làm chánh trị xúi dục. Họ chỉ muốn bảo vệ phần đất ruộng mà họ đã khai thác từ lâu.

pdf5 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1380 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu them về Hành trình Khai hoang Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tìm hiểu them về Hành trình Khai hoang Việt Nam 1 Người Pháp cố ý ém nhẹm những rắc rối xảy ra trong việc phân phối đất đai. Thuở ấy, người dân thấp cổ bé miệng chỉ có thể kêu nài và nếu đem phân xử thì người dân không rành luật lệ luôn luôn bị thất kiện. Hội đồng phái viên đi xét đất gồm toàn là viên chức, thân hào của tỉnh, quận, tổng và làng. Lề lối làm việc của Hội đồng này tuy nói là quan sát tại chỗ, ghi vào biên bản rành mạch nhưng họ chỉ ngồi tại công sở làng, với lính mã tà bảo vệ. Làng mạc ở Hậu giang quá rộng, dầu đủ thiện chí các viên chức cũng khó lội bùn sình, phơi nắng dầm mưa hằng đôi ba cây số dưới ruộng để xem đâu là ranh giới từng sở đất. Trên nguyên tắc, nhà nước Pháp tự hào là dành nhiều dễ dãi cho dân, phát triển chế độ tiểu điền chủ hơn là chế độ đài điền chủ nhưng trong thực tế lại khác. Dư luận của mọi giới kể cả dư luận của những tay thực dân Pháp đã xúc động khi ở Hậu giang xảy ra hai biến cố quan trọng về quyền sở hữu đất ruộng : — Vụ Ninh Thạnh Lợi, năm 1927 ở Rạch Giá. — Vụ Nọc Nạn, năm 1928 ở Bạc Liêu. Lúc bấy giờ từ những tờ báo thân chánh quyền, ủng hộ thực dân đến báo có xu hướng ôn hòa đều lên tiếng vì những lý do sau đây : — Nạn nhân là những người chí thú làm ăn, tuyệt nhiên không có những người làm chánh trị xúi dục. Họ chỉ muốn bảo vệ phần đất ruộng mà họ đã khai thác từ lâu. — Những người phạm tội đã tìm đủ mọi cách để kêu nài trong mức cố gắng tối đa của họ. — Thành phần xã hội của những bị can là điền chủ lớn hoặc nhỏ, chớ không phải là tá điền hoặc bần cố nông. — Họ không bao giờ nêu khẩu hiệu chống chế độ thực dân Pháp hoặc đưa yêu sách giùm cho người khác, nhằm mục đích khuấy động thành một phong trào lan rộng. — Bộ máy đàn áp của thực dân Pháp đã quá sốt sắng, trừng phạt quá đáng thay vì dùng biện pháp ít tốn xương máu hơn. Luật lệ mà thực dân bấy lâu đưa ra về vấn đề khẩn đất chỉ là những cạm bẫy để cho kẻ lương thiện sụp xuống dễ dàng. Thực dân đành thú nhận sự thiếu sót về mặt nghiên cứu tâm lý dân Việt, cũng như tâm lý người Miên. Hai vụ Nọc Nạn và Ninh Thạnh Lợi vi phạm đến những nguyên lý thấp nhứt về lòng nhân đạo : Có thể nói là chẳng một ai dám binh vực thái độ của thực dân, mặc dầu đã tán thành ngấm ngầm chế độ ấy trong một mức nào đó. Nhờ báo chí tường thuật và quảng bá tin tức, dư luận xúc động mạnh, các chiến sĩ quốc gia dùng dịp này mà chỉ trích chánh sách của thực dân; ôn hòa như ông Bùi Quang Chiêu mà cũng phải lên tiếng. Các tài liệu hoặc sách nghiên cứu của người Pháp sau này không dám bỏ quên hai biến cố nói trên nhưng họ chỉ đề cập vắn tắt trong vài hàng, hoặc cố ý giảm thiểu tầm quan trọng. Nhiều giai thoại được phổ biến truyền khẩu nên hai vụ án trên lần hồi trở thành chuyện truyền kỳ, người thuật lại có thể vô tình hay cố ý thêm thắt chi tiết hoặc sửa đổi nội dung. Chúng tôi thử ghi lại những nét chánh. Vụ án Ninh Thạnh Lợi Tài liệu căn cản mà chúng tôi sử dụng là bản phúc trình của Thống đốc Nam kỳ Blanchard de la Brosse gởi lên Toàn quyền Đông Dương, đề ngày 28/5/1927. Làng Ninh Thạnh Lợi (quận Phước Long, tỉnh Rạch Giá) trước kia là vùng đất thấp và phèn, cỏ mọc hoang vu, trên mấy giồng cao ráo thì người Miên đã làm ăn lâu đời. Từ khi đào kinh Quan Lộ — Phụng Hiệp nối Cà Mau đến Ngã Bảy (Cần Thơ), dân tới khai khẩn hai bên bờ ngày càng đông đúc, lập ra quận Phước Long (khi trước làng này thuộc về quận Long Mỹ). Thời đàng cựu tuy là dùng chánh sách đồng hóa nhưng vua chúa nhà Nguyễn dành cho người Miên ở Nam kỳ nhiều quyền tự trị : đất đai của họ thì họ gìn giữ, thủy lợi (huê lợi cá tôm dưới sông rạch) thuộc về họ hưởng. Người Pháp lúc mới xâm chiếm đã gặp nhiều sốc Miên khá đông đúc nên vội kết luận là người Việt không có tài “thực dân”, vì những vùng chung quanh xóm Miên hãy còn nguyên vẹn, hoang vu. Theo luật thông dụng của người Cao Miên từ xưa thì người dân được quyền tự do canh tác nơi nào họ muốn; họ cứ đến cày cấy nơi vùng đất hoang. Nếu có người canh tác từ trước thì phải đợi khi nào đất bỏ hoang trong 3 năm liên tiếp, kẻ khác mới được chiếm hữu. Luật lệ phiền phức về khẩn đất mà người Pháp ban hành đã làm đảo lộn tình thế. Vài cường hào thừa cơ hội lập bộ mới để chiếm đoạt, lấn đất người Miên nhưng người Việt Nam vẫn thua người Pháp về phương diện này. Năm 1922, một người Pháp là Beauville—Eynaud dùng thủ đoạn hợp pháp nhưng bịp bợm, cho tay em đứng tên xin khẩn đất trong làng Ninh Thạnh Lợi rồi hắn mua lại những biên lai xin khẩn ấy. Kết quả là hắn trở thành người chủ điền lớn, chiếm đến 9/10 diện tích của làng. Nhưng trước lời thánh oán của dân Miên, tên Eynaud phải trả đất lại, dân làng lúc bấy giờ đã kêu nài tận quan Thống đốc Nam kỳ và Hội đồng quản hạt. Nhưng một người xã trưởng (Huê kiều lai) vẫn giữ nhiều thế lực trong làng. Ông ta vốn là tay sai thân tín của tên Beauville—Eynaud chiếm đất dạo nọ. Ngoài ra, xã trưởng này cũng là người thân tín của cai tổng Tr. Kế hoạch chiếm 9/10 đất đai của làng Ninh Thạnh Lợi đã thất bại. Nhưng lần sau, tiếp tục kế hoạch này là cai tổng Tr. Viên cai tổng này làm việc chậm rãi và thâm hiểm hơn, cho tay em là xã trưởng làm giấy tờ để trưng khẩn từng sở đất nhỏ, do đó mà một phần đất của ông chủ Chọt bị sứt mẻ. Ông chủ Chọt bèn kiện viên xã trưởng và thắng kiện. Ông chủ Chọt, người cầm đầu cuộc khởi loạn là điền chủ gốc Tàu lai Miên. Trong làng có tất cả chừng 900 dân đinh, đại đa số là người Miên. Chủ Chọt đứng bộ 300 mẫu đất ruộng, góp địa tô và cho vay ăn lời, mỗi năm thâu ước 15.000 giạ lúa. Vào đầu tháng 5/1927, chủ Chọ (người Pháp phiên âm là Chok) bắt đầu ra tay. Hương chức làng lân cận và lính mã tà ở quận lỵ Phước Long cùng chủ điền Pháp đều chú ý đến những cuộc hội họp bất thường, trong đó có chủ Chọt, Mốc (em rể của ông ta) và một người thày bùa tên là Cồ Cui mà nhiều người cho rằng em của chủ Chọt. Họ tụ họp chừng 40 người, làm lễ cúng, phát bùa, khoe rằng hễ đeo vào người là súng bắn không lủng. Bọn tay em mặc quần áo trắng, mấy người lãnh tụ thì mang cờ xí nhiều màu. Họ cử hành liên tiếp nhiều cuộc lễ khác, thay đổi địa điểm trong làng hoặc ở làng giáp ranh, phải chăng với mục đích củng cố tinh thần bọn tay em và thâu nạp thêm người mới ? Mọi việc diễn ra êm thắm, không xúc phạm đến tài sản hay tánh mạng ai cả. Một biến cố nhỏ lại xảy ra. Khi chủ Chọt và bọn tay em làm lễ trên phần đất đai của đồn điền Mézin (tên thực dân nổi danh về khai thác rừng tràm, gần như độc quyền) thì tên cai điền của Mézin bèn thị oai, cầm súng đưa lên như hăm dọa bắt buộc chủ Chọt phải giải tán (cai điền của Pháp được quyền giữ súng). Bọn chủ Chọt và tay em liền phản ứng ngay, bắt sống bốn người tá điền trên phần đất của Mézin rồi đem về “lãnh thổ” của mình. Tên cai điền hoảng hốt bèn đánh điện cho chủ tỉnh Rạch Giá mà báo nguy (đây là làng gần quận lỵ). Trong khi đó, chủ Chọt và đồng bọn trở về sào huyệt. Đó là căn nhà lớn của ông ta, hai bên là lẫm lúa và nhà cho bọn làm công ở, ngoài ra còn tích trữ sẵn nào dao mác, nào phãng phát cỏ kéo cổ thẳng trở thành loại gươm bén ! Một cuộc lễ khác diễn ra. Cồ Cui làm phép, cầu khẩn với thần linh. Bấy giờ đạo Cao Đài bắtn đầu phát triển đến Hậu giang, hương chức mấy làng lân cận suy luận qua sắc phục trắng của bọn tay em, cho là hình thức giống như đạo Cao Đài. Có lẽ chủ Chọt và đồng bọn muốn lập một tôn giáo mới, thế thôi.
Tài liệu liên quan