Ngày nay, xã hội đang phát triển với nhiều tiến bộ vượt bậc về tăng trưởng kinh tế, về
mức sống của người dân, về tốc độ đô thị hóa và đặc biệt về khoa học - công nghệ, nhưng
vì thế cũng song hành với nhiều nỗi lo, mà lớn nhất là sự nóng lên của trái đất, sự thoái hóa
các hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường sống và tài nguyên thiên nhiên đang cạn kiệt dần.Do
đó cần một thái độ sống có trách nhiệm với môi trường, với cộng đồng, một cách sống
không tham lam, ích kỷ, sống vì hậu thếvà thiết kế sinh thái - ECO DESIGN đã xuất hiện
như một cứu cánh.
Đối tượng nghiên cứu của nhóm là ECO DESIGN
Eco design không còn là quá mới mẻ, được nhắc đến từ khá lâu trên thế giới với nhiều
giải pháp khoa học đã được giải quyết.
Songở Việt Nam hiện nay,tồn tại rất nhiều vấn đề bức xúc về sinh thái.
14 trang |
Chia sẻ: hongden | Lượt xem: 1553 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tính ECO và giải pháp trồng rau sạch trong không gian nội ngoại thất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 2011
TÍNH ECO VÀ GIẢI PHÁP TRỒNG RAU SẠCH TRONG
KHÔNG GIAN NỘI NGOẠI THẤT
Tác giả: Nguyễn Ngọc quyên – M06NT2
Phạm Thị Hương Giang - M06NT2
Châu Ngọc Thu Thu - M06NT1
Nguyễn Phương Thảo - M06NT1
GVHD: CN. Nguyễn Hữu Vinh
Đề tài đạt giải: Ba NCKH cấp trường 2010
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, xã hội đang phát triển với nhiều tiến bộ vượt bậc về tăng trưởng kinh tế, về
mức sống của người dân, về tốc độ đô thị hóa và đặc biệt về khoa học - công nghệ, nhưng
vì thế cũng song hành với nhiều nỗi lo, mà lớn nhất là sự nóng lên của trái đất, sự thoái hóa
các hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường sống và tài nguyên thiên nhiên đang cạn kiệt dần. Do
đó cần một thái độ sống có trách nhiệm với môi trường, với cộng đồng, một cách sống
không tham lam, ích kỷ, sống vì hậu thế và thiết kế sinh thái - ECO DESIGN đã xuất hiện
như một cứu cánh.
Đối tượng nghiên cứu của nhóm là ECO DESIGN
Eco design không còn là quá mới mẻ, được nhắc đến từ khá lâu trên thế giới với nhiều
giải pháp khoa học đã được giải quyết.
Song ở Việt Nam hiện nay, tồn tại rất nhiều vấn đề bức xúc về sinh thái.
Nhóm chúng tôi nghĩ đến vấn đề đưa cây xanh, mảng xanh thiên nhiên mà cụ thể là
RAU SẠCH vào trong không gian nội ngoại thất. Kết hợp với mô hình tự cung tự cấp
nguồn thực phẩm. Bởi vì tình trạng hiện nay thực phẩm rau xanh là một nhu cầu bức thiết
của con người nhưng người ta lại sẵn sàng tưới vào nguồn thực phẩm nào là nước ôi
nhiễm, nhớt phế thải, thuốc tăng trưởng không rõ nguồn gốc, và vô số những loại hóa chất
độc hại khác. Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người sử dụng .
Chính vì thế mục tiêu mà chúng tôi muốn hướng đến là nghiên cứu, tìm ra những giải
pháp thiết kế không gian nội ngoại thất, thiết kế những sản phẩm có thể kết hợp với việc
trồng rau sạch trong không gian sống vừa là thành phần trang trí nội thất mà vẫn giải quyết
được vấn đề thẫm mỹ, tiện ích, hệ sinh thái tự nhiên.
Xuất phát từ chương trình “Nông nghiệp hữu cơ nhỏ” với mục đích phục vụ cho nhu cầu
rau sạch ở đô thị và ứng dụng việc trồng rau sạch tại hộ gia đình trong các không gian nhỏ.
Chúng tôi muốn đưa ra một mô hình kết hợp vừa phục vụ nhu cầu rau sạch trong không
gian hộ gia đình ở đô thị vừa tạo ra một không gian nội thất xanh, độc đáo, linh hoạt, đem
ĐT: 0987312779 41
Email: quyennguyentc@yahoo.com
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 2011
lại niềm vui cho người dân và mang tính bền vững cho không gian nội thất ở đô thị ngày
nay.
Đề tài nghiên cứu khoa học cuả chúng tôi mong muốn đem lại hiệu quả thiết thực về
thẫm mỹ, kinh tế - xã hội, giá trị tinh thần. Sản phẩm làm ra có thể áp dụng rộng rãi, đến
được với đại đa số người tiêu dùng. Đáp ứng nhu cầu của con người về vấn đề thực thẩm
an toàn, đảm bảo sức khỏe và những không gian nội thất sạch đẹp, góp phần vào tiếng nói
chung của thiết kế sinh thái –eco design .
Phương pháp nghiên cứu
- Giai đoạn 1: Sưu tập các tài liệu về hiện trạng môi trường hiện nay, nghiên cứu về
eco design, tham khảo các giải pháp xanh sạch tiên tiến trên thế giới trong các lĩnh vực liên
quan đến thiết kế (kiến trúc, nội thất, tạo dáng, thời trang, đồ họa).
- Giai đoạn 2: Tìm hiểu về mô hình sinh thái truyền thống của Việt Nam và các vật
liệu, công nghệ xanh sạch.
- Giai đoạn 3: Tìm hiểu về mô hình “nông nghiệp hữu cơ nhỏ” hiện nay cùng với
những kiến thức về việc trồng rau sạch trong hộ gia đình. Bên cạnh đó cũng tìm hiểu về
các loại cây, hoa trồng trong nội thất và ngoại thất.
- Giai đoạn 4: Hình thành ý tưởng, phác thảo kiểu dáng sản phẩm, hoàn thiện về
chức năng, kĩ thuật của sản phẩm.
Đối tượng nghiên cứu: thiết kế sinh thái – Eco design và giải pháp trồng rau sạch
trong không gian nội – ngoại thất.
CHƯƠNG I: ECO DESIGN:
1. Định nghĩa:
Thiết kế xanh, thiết kế sinh thái nghĩa là thiết kế với ý thức làm giảm thiểu mọi tác động
của một sản phẩm trong suốt vòng đời của nó đến môi trường. Không phải chỉ trong một
giai đoạn mà cả một quá trình từ khâu nguyên liệu, sản xuất, phân phối, sử dụng và cuối
cùng là bỏ đi. Những sản phẩm được thiết kế thân thiện với môi trường phải dễ thích ứng,
bền vững, hạn chế sử dụng vật liệu và có thể tái sử dụng
2. Lịch sử hình thành và phát triển
Thiết kế sinh thái bắt đầu từ lĩnh vực kiến trúc và phát triển ra các lĩnh vực khác.
Kiến trúc sinh thái mạnh nhất từ đầu thế kỷ 20, hình thành từ cuộc cách mạng công
nghiệp sau chiến tranh thế giới thứ hai và đặc biệt phát triển từ khi xảy ra cuộc khủng
hoảng dầu lửa đầu những năm 70.
ĐT: 0987312779 42
Email: quyennguyentc@yahoo.com
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 2011
2.1. Khái quát về kiến trúc sinh thái:
Kiến trúc sinh thái (KTST) hay còn gọi là “kiến trúc xanh”, “kiến trúc bền vững”
được hiểu là kiến trúc mà trong suốt vòng đời của nó từ khi xây dựng, sử dụng cho đến khi
loại bỏ đều được tiến hành theo các nguyên tắc sinh thái:
- Cộng sinh với môi trường tự nhiên;
- Sử dụng các vật liệu tuần hoàn, tái sinh;
- Tạo môi trường bên trong lành mạnh, dễ chịu;
- Hoà nhập với môi trường nhân văn của lịch sử và khu vực;
- Ứng dụng các kỹ thuật mới tiết kiệm năng lượng (TKNL).
2.2. Sự phân nhánh của kiến trúc sinh thái:
• ECOLOGY + ARCHITECTURE = ECOTECTURE (thiết kế sinh thái,
kiến trúc sinh thái )
• ECO DESIGN
• ECO ART
2.2.1. Eco art:
Là xu hướng tạo hình nghệ thuật bằng cách sử dụng nguyên gốc các chất liệu, dữ
liệu, và nguồn tài nguyên thiên nhiên, sàng lọc qua các phong cách sáng tác, các loại hình
nghệ thụật để đưa vào không gian sống.
Eco art còn là xu hướng tạo hình, cách điệu, mô phỏng các ý tưởng, nguyên lý và sự
hình thành của tự nhiên, thiên nhiên vào trong các tác phẩm nghệ thuật. Tạo nên một xu
hướng nghệ thuật gắn liền với sinh thái với những thông điệp bảo vệ, lưu giữ và cư xử thân
thiện với môi trường.
3. Phân Loại:
3.1. Eco trong kiến trúc:
Kiến trúc bền vững là kiến trúc hài hòa với thiên nhiên và môi trường xung quanh,
giữ gìn cân bằng hệ sinh thái, kiểm soát rác thải, bảo vệ thiên nhiên, tiết kiệm năng lượng...
3.2. Eco trong nội thất:
3.2.1. Không gian:
Không gian mở tạo sự thông thoáng, hướng tầm nhìn ra ngoài thiên nhiên.
ĐT: 0987312779 43
Email: quyennguyentc@yahoo.com
2.2.2. Eco design :
Hội đủ 3 yếu tố tiện ích, thẩm mỹ và hệ sinh thái tự nhiên.
• Những hệ thống thông minh: năng lượng mặt trời, gió, nước, giảm hiệu ứng nhà kính,
ngôi nhà tự sản sinh năng lượng.
• Giải pháp xanh sạch: sử dụng cây xanh, sân vườn, vật liệu thân thiện, giảm rác thải, tái sử
dụng, zen, milimalism.
• Giải pháp sinh thái : passive house, tropical house, thông gió, cải tạo vi khí hậu.
• Tái sinh
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 2011
3.2.2. Không gian với nhiều cây xanh:
Cây xanh mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao, giảm bớt sự khô cứng cho ngôi nhà. Bên
cạnh đó, hệ thống cây xanh làm giảm bớt sự hấp thụ nhiệt, giúp bạn cảm thấy giảm cảm
giác khó chịu trong những ngày hè oi ả.
Việc tạo không gian, thoáng mát, trong lành, mang tính thân thiện không chỉ thể hiện
trong không gian sống của ngôi nhà, mà ngày nay người ta còn chú trọng trong không
gian làm việc. Tạo được không gian làm việc môi trường tốt, sẽ giúp cho nhân viên làm
việc thoải mái mang lại hiệu quả cao.
Tận dụng ánh sáng tự nhiên:
Không gian passive house:
ĐT: 0987312779 44
Email: quyennguyentc@yahoo.com
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 2011
Không gian tropical house:
Vật liệu :Sử dụng vật liệu nhiên nhiên, vật liệu tái chế, vật liệu High-tech
Tạo hình sàn, tường, trần: Dùng giấy dán tường thân thiện môi trường. Sàn rải
sỏi , ốp gỗ, sàn xi măng, đá tự nhiên
Các chi tiết trang thiết bị nội thất :
- Cửa lá sách :
Dù cửa nẻo có nhiều biến thái theo thời gian để tạo thẩm mỹ, tìm sự thích ứng với công
năng sử dụng; thế nhưng giới trong ngành vẫn cho rằng, “cửa lá sách là loại cửa thông
minh nhất”. “Bởi nó vừa đẹp, mưa không tạt, hạn chế bụi tốc vào trong, và đặc biệt là vừa
tạo được sự đối lưu không khí một cách tự nhiên. Các ứng dụng đó vừa ngăn được nhiệt
hấp thụ trực tiếp vào không gian sống bên trong; vừa đối lưu không khí tốt từ mọi hướng.
Nhất là xứ nhiệt đới, ẩm độ cao, giải pháp trên thật có ý nghĩa để kiến tạo ngôi nhà thân
thiện với môi trường.
- Quạt trần
- Ghế
- Bàn
- Đèn
- Kệ tủ
- Trang thiết bị bếp
3.3. Eco trong đồ họa:
ĐT: 0987312779 45
Email: quyennguyentc@yahoo.com
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 2011
3.4. Eco trong thời trang:
Gần đây trên thế giới xuất hiện một xu hướng thời trang mới Eco Fashion - thời trang
sinh thái. Như đúng tên gọi của nó, dòng thời trang này được phát triển theo tiêu chí có lợi
cho môi trường.
3.5. Eco trong tạo dáng:
Theo xu hướng tương lai, về một môi trường xanh sạch thân thiện, nên trong ngành
Tạo dáng công nghiệp, các nhà Thiết kế cũng chú trọng tính thân thiện trong việc cấu tạo
sản phẩm ở khía cạnh vật liệu, quy trình vận hành sản phẩm.
Đây là sản phẩm “ chiếc xe đạp số 1” được thiết kế bởi Thomas Owen. Chiếc xe
đạp là sự đổi mới về cấu tạo và cả hình thức theo hướng Eco – design.
4. Giải pháp chung:
4.1. Hệ thống thông minh.:
Tiện ích được biểu hiện qua những hệ thống thông minh: Ngôi nhà thông minh, ngôi
nhà sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió và nước; những hệ thống giảm thiểu
hiệu ứng nhà kính, cân bằng môi trường nội thất và ngoại thất; ngôi nhà tự sản sinh năng
lượng.
ĐT: 0987312779 46
Email: quyennguyentc@yahoo.com
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 2011
4.2. Giải pháp xanh sạch:
Yếu tố thẫm mỹ và sử dụng hệ sinh thái tự nhiên được biểu hiện qua những giải pháp
xanh và sạch, cụ thể như: Giải pháp thông gió, đón ánh sáng, tạo đối lưu không khí, cải
tạo vi khí hậu; sử dụng cây xanh, sân vườn, vườn mái, vườn treo; sử dụng vật liệu thân
thiện môi trường, vật liệu tái chế, vật liệu thiên nhiên, vật liệu tự hủy; giảm thiểu tạo ra
rác thải; tái sử dụng; tái chế; tái sinh các giá trị sử dụng đã cũ.
4.3. Giải pháp sinh thái:
Passive house , tropical house, thông gió , cải tạo vi khí hậu
Cộng sinh với môi trường tự nhiên
Tạo môi trường bên trong lành mạnh, dễ chịu;
Hoà nhập với môi trường nhân văn của lịch sử và khu vực;
4.4. Tái sinh: sử dụng các lọai vật:
- Các vật liệu nhẹ: xu hướng mới trong xây dựng hiện nay là ứng dụng những vật
liệu nhẹ, vật liệu nhân tạo vào các công trình nhà ở cao tầng, xưởng, văn phòng Vật liệu
nhẹ vừa mang lại hiệu quả kinh tế như giảm được chi phí nền móng, thi công nhanh, vừa
bảo vệ môi trường mà vẫn đẹp và bền vững (bê tông nhẹ, gạch siêu nhẹ chống cháy,
giấy).
- Vật liệu mới:
+ Kính hai lớp:kính 2 lớp để giảm bức xạ nhiệt, tổ chức và tận dụng sự lưu chuyển
năng lượng trong ngôi nhà; sử dụng cảm ứng để điều chỉnh ánh sáng đèn thích hợp, làm
tường 2 lớp để ổn định và cách nhiệt
+ 3form.
- Vật liệu tái sinh, tuần hoàn:
+ Xi măng làm từ chất thải rắn: một vật liệu mới được chế tạo từ chất thải rắn có
thể thay thế ximăng trong ngành công nghiệp xây dựng, với nhiều ưu điểm hơn hẳn
ximăng về giá thành, độ bền và đặc biệt là thân thiện với môi trường.
+ Gỗ tái sử dụng: từ những miếng gỗ thừa thu thập ở các nhà máy chế biến tại Đan
Mạch, chuyên gia nội thất và vẽ tranh minh họa cho tạp chí Amy Hunting đã tạo nên bộ
sưu tập những sản phẩm gia dụng độc đáo.
Ngoài ra, những kỹ thuật xây nhà bằng các vật liệu đất nện, tường trình cốt tre, sỏi
nghiền trộn mật, của các dân tộc thiểu số phía Bắc và ngay ở đồng bằng Bắc Bộ cách đây
không quá xa.
Nói một cách tổng quát thì KTST là kiến trúc hướng tới giải quyết mối quan hệ
giữa con người, kiến trúc và thiên nhiên, nó phải vừa vì con người mà sáng tạo ra một môi
trường không gian nhỏ dễ chịu vừa phải bảo vệ môi trường lớn chung quanh.
Thiết kế sinh thái luôn hội đủ 3 yếu tố: TIỆN IĆH, THẨM MỸ VÀ HỆ SINH THÁI
TỰ NHIÊN
ĐT: 0987312779 47
Email: quyennguyentc@yahoo.com
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 2011
CHƯƠNG II: KHÁI QUÁT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
1. Mô hình sinh thái truyền thống của Việt Nam trong kiến trúc và nội thất:
Có thể nói nhà cổ truyền Việt Nam là một sản phẩm sinh thái. Bởi tổ chức không gian
điển hình nhà Việt truyền thống: ngôi nhà + sân + vườn + ao, một cấu trúc sinh thái đặc
trưng. Ngôi nhà chính bao gồm ba hoặc năm gian, nhiều khi thêm hai chái. Nhà là một
không gian thống nhất, tạo điều kiện tối ưu cho không khí lưu thông, đặc biệt trong điều
kiện khí hậu nóng ẩm.
Hàng hiên và sân sạch là những nhân tố chuyển tiếp mềm, từ thiên nhiên vào nhà
và ngược lại.
2. Thực trạng sinh thái trong kiến trúc và nội thất tại đô thị Việt Nam.
Thiên nhiên trong vòng một thế kỷ qua biến đổi một cách cơ bản. Tài nguyên cạn kiệt
nhanh. Đất bị chiếm dụng tham lam và cảnh sắc thiên nhiên biến dạng. Các thông số cơ
bản của khí hậu đã thay đổi. Sự cân bằng sinh thái đang bị phá vỡ. Cơ chế những đô thị to
nhỏ và những đô thị khổng lồ chiếm lĩnh vị trí từng có của không gian ở cổ truyền, tạo ra
những hệ thống quan hệ không gian mới, những khái niệm tỷ lệ xích mới. Căn nhà ở - tổ
ấm đánh mất vị trí, trở thành hạt nhân nhỏ bé, lọt thỏm trong những cơ thể đô thị siêu
nhân - những cỗ máy mà bản thân con người không dễ bề chế ngự.
3. Giải pháp hiện nay:
3.1. Giải pháp tiên tiến của thế giới tại Việt Nam:
Không gian sống được thiết kế đảm bảo giá trị thẩm mỹ và những hệ thống thông minh
vận hành và kiểm soát ngôi nhà đã tạo cho con người một ý thức sống vì cộng đồng, vì
môi trường : Ngôi nhà thông minh, ngôi nhà sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió
và nước; những hệ thống giảm thiểu hiệu ứng nhà kính, cân bằng môi trường nội thất và
ngoại thất; ngôi nhà tự sản sinh năng lượng.
3.2. Kế thừa mô hình sinh thái của truyền thống Việt Nam:
3.2.1. Văn hóa nếp sống của người Việt :
Việt Nam là nơi có nền văn hoá lâu đời, cái nôi của nền văn minh lúa nước. Tổ chức xã
hội của người dân hình thành trên cơ sở làng, dòng tộc và gia đình, là cộng đồng dân cư
làm nông nghiệp, quần tụ gắn bó trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử. Bên cạnh đó
chính lối sống “tự cung tự cấp” và luôn gần gũi với thiện nhiên đã hình thành nên nét đặc
trưng của kiến trúc sinh thái truyền thống của người Việt.
3.2.2. Kế thừa không gian truyền thống:
Ngày nay, các ngôi nhà trong các đô thị cũng được bố trí khá giống với cách bố trí
truyền thống: một số nhà bao bọc xung quanh là hàng rào hoặc tường, trước nhà có cổng
và một khoảng sân nhỏ trồng cây, hay bố trí hồ nước Đặt biệt nhà thường có “giếng
trời” ở giữa để lấy sáng cho không gian nội thất bên trong, khá giống với khu vực sân giữa
trong các nhà truyền thống. Một số nhà hiện nay thường có một khu chuyển tiếp giữa sân
ĐT: 0987312779 48
Email: quyennguyentc@yahoo.com
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 2011
trước và khu chính gọi là hiên, tuy nhiên nó khá nhỏ so với hiên nhà truyền thống ở nông
thôn có tác dụng giảm bớt lượng bức xạ của nắng chiếu thẳng vào nhà chính.
3.2.3. Điều kiện khí hậu:
Nhà phố hiện nay khi xây hầu hết đều tránh hướng Tây và ưa chuộng hướng Đông,
Nam. Trước nhà trồng các loại cây kiểng hay bố trí hồ nước ( hố cá, hồ bơi). Ngoài ra
nhà còn bố trí các lỗ thông gió thích hợp, ở những khu vực cửa sổ thường sử dụng tấm che
tác dụng giảm nắng, mưa, gió tác động trực tiếp vào các phòng.
3.2.4. Chất liệu:
Từ giai doạn 1986 – đến nay, sự xuất hiện của nhiều chất liệu mới, hiện đại, nhưng
các chất liệu xưa truyền thống vẫn dược sử dụng bởi nó phù hợp với khí hậu và văn hóa
của người Việt. Mái ngói ngày nay vẫn được ưa chuộng bởi cho hiệu quả thông gió rất tốt
về mùa hè. Gỗ, tre, nứa là những chất liệu thân thiện với môi trường, tốt cho sức khỏe,
ngày nay cũng được dùng khá phổ biến.
3.2.5. Cây xanh:
Do trước đây người dân sống chủ yếu bằng hình thức trồng trọt, tự cung tự cấp, nên
khoảng sân họ thường trồng các loại hoa màu, cây ăn trái, vừa có tác dụng điều tiết khí
hậu, đồng thời cung cấp thức ăn cho gia đình. Cây cau vừa có giá trị thẩm mỹ về cảnh
quan, vừa lấy bóng mát về mùa hè ở, tán cây cau có tác dụng như cái ô che nắng nhưng
vẫn cho gió nồm hướng Nam thổi vào trong nhà ở phía phần thân gỗ của cây cau. Phía sau
ngôi nhà chính là hướng Bắc, là hướng gió lạnh về mùa đông, nên được trồng cây chuối
có lá to bản, cây lại thấp nên có thể che bớt gió lạnh.
3.2.6. Một số công trình kế thừa mô hình sinh thái truyền thống Việt Nam:
Nước Việt Nam với truyền thống văn hóa lúa nước từ lâu đời. Làm nông nghiệp đã cắm
rễ sâu vào tâm thức người Việt. Vì vậy dù cho cuộc sống có hiện đại đến đâu thì mỗi con
người đều có tình yêu với thiên nhiên và yêu thích việc trồng trọt.
Đô thị hóa kéo theo những mặt tiêu cực đến đời sống, trong đó nhà ở là một vấn đề
nhức nhối. Con người đang tự nhốt mình trong những khối hộp tù túng, ngột ngạt và khô
khan. Đất trồng rau ngày càng bị thu hẹp và ô nhiễm nặng.
Do đó việc chủ động đưa cây xanh vào không gian nội thất là một việc làm hết sức cần
thiết. Bên cạnh đó, chúng tôi muốn nghiên cứu tìm ra cách trồng rau sạch trong nội thất để
giải quyết như cầu về rau sạch cho người dân. Thỏa mãn được tâm lý yêu thích trồng cây
của người Việt.
4. Giải pháp về trồng rau xanh sạch trong không gian nội – ngoại thất.
4.1 Rau xanh:
- Thành phần dinh dưỡng của rau xanh: về thành phần và giá trị dinh dưỡng của
rau tươi có khác nhau tuỳ theo từng loại rau. Tuy lượng protid và lipid trong rau tươi
không đáng kể, nhưng chúng cung cấp cho cơ thể nhiều chất hoạt tính sinh học, đặc biệt là
các muối khoáng có tính kiềm, các vitamin, các chất pectin và axit hữu cơ. Ngoài ra trong
rau tươi còn có loại đường tan trong nước và chất xenluloza. ĐT: 0987312779 49
Email: quyennguyentc@yahoo.com
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 2011
- Các điều kiện cơ bản cho việc trồng rau xanh: hầu hết các loại rau xanh đều là
loại thực vật chuộng nắng. Cây rau chỉ phát triển tốt nhất dưới điều kiện ánh nắng đầy đủ.
- Các yếu tố hỗ trợ cho việc trồng rau xanh tại hộ gia đình hiện nay: hiện nay
chương trình “Nông nghiệp hữu cơ nhỏ” đưa ra một số lọai đất dinh dưỡng phù hợp với
điều kiện trồng cây trong nhà: giá thể COCOBI, đất trồng cây hệ Multi, phân sinh học hữu
cơ.
4. 2. Các phương pháp trồng cây và rau xanh:
- Phương pháp trồng cây theo phương đứng (Patrick Blanc):
+ Hệ thống khung
+ Các tấm đỡ phía sau
+ Các tấm giữ đất
+ Hệ thống tưới tiêu nước
Nước tưới cho cây xanh có thể được bổ sung vào đó các thành phần khoáng chất và
được lọc sạch để tái sử dụng lại bằng hệ thống lọc trong bồn chứa
- Mô hình trồng rau theo phương pháp thủy canh: thủy canh là kỹ thuật trồng cây
không cần đất mà trồng trực tiếp vào dung dịch dinh dưỡng.
- Mô hình trồng rau theo phương pháp khí canh: nguyên lý của công nghệ này là
phun dinh dưỡng dạng sương mù vào bộ rễ, kích thích cây ra rễ mà không cần đến sự
tham gia của đất. Rễ cây không trực tiếp nhúng vào dung dịch dinh dưỡng.
4.3. Đánh giá tính khả thi:
Trong 3 phương pháp trên, thì phương pháp trồng cây, rau xanh theo trục thẳng đứng
dựa trên nghiên cứu của nhà sinh học người Pháp Patrick Blanc hiện nay là khả thi nhất
cho vấn đề kết hợp trồng rau sạch với trang trí nội ngoại thất ở đô thị. Phương pháp này
còn giúp tiết kiệm được diện tích trồng cây đối với các căn hộ có diện tích nhỏ, hẹp.
4.4. Vật liệu đề xuất:
Xơ dừa có thể được tận dụng bởi tính mềm dai, kết nối tốt, bền và thông thoáng, nước
có thể thẩm thấu qua. Ngoài ra xơ dừa là vật liệu thiên nhiên đảm bảo được tính thân thiện
với môi trường, có thể khai thác ngay tại địa phương, góp phần giảm giá thành cho sản
phẩm.
4. 5. Công dụng của việc tạo mảng xanh theo trục thẳng đứng:
Ngoài việc tiết kiệm diện tích, trồng rau xanh, cây xanh theo trục thẳng đứng trong
không gian nội ngoại thất còn có tác dụng làm mát không gian, chúng trở thành hệ thống
lọc không khí tự nhiên, lọc không khí bụi bẩn để cho ra không khí xanh sạch hơn.
CHƯƠNG III: ỨNG DỤNG:
ĐT: 0987312779 50
Email: quyennguyentc@yahoo.com
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 2011
1. Mô hình ứng dụng trồng rau xanh tr