Từ lâu sâu răng là một bệnh phổ biến, tỷ lệ mắc bệnh cao, theo điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc năm 1999-2000, có 87,5% bị sâu răng ở lứa tuổi 18, và chỉ số SMT là 2,84. Tỉ lệ này gia tăng theo tuổi, trong số này sâu răng không điều trị chiếm đến 80 %. Đại học Huế là nơi tập trung sinh viên của nhiều tỉnh thành trong cả nước, nên mô hình bệnh răng miệng cũng có phần tương tự. Từ khi Trung tâm Nghiên cứu Y học Lâm sàng (TTNCYHLS) của Trường Đại học Y khoa Huế được thành lập đến nay, phòng khám Răng Hàm Mặt đã tiếp nhận không ít sinh viên của các trường thuộc Đại học Huế (ĐHH) đến khám và điều trị, trong số đó chủ yếu là trám răng, điều trị tuỷ, nhổ răng, cạo cao răng.Trong môi trường đại học, ý thức chăm sóc răng miệng được nâng cao,việc điều trị cho sinh viên được Bảo hiểm Y tế (BHYT) thanh toán hoàn toàn, nên sinh viên mạnh dạn đến TTNCYHLS để được chăm sóc, trong khi đó trang bị của Trung tâm đã cũ, thường bị hỏng phải sửa chữa liên tục, vật liệu và dụng cụ phải mua với giá ngoài. Như vậy, liệu chúng ta có thể đáp ứng nhu cầu điều trị cho sinh viên ngày một cao không? Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm:
- Nắm được tình hình mắc bệnh về răng của sinh viên năm đầu tiên.
- Ước lượng nhu cầu điều trị và tính sơ bộ chi phí điều trị để TTNCYHLS và BHYT tham khảo
5 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 204 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình bệnh sâu răng và nhu cầu điều trị của sinh viên năm đầu tiên của Đại học Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 15, 2003
TÌNH HÌNH BỆNH SÂU RĂNG VÀ NHU CẦU ĐIỀU TRỊ
CỦA SINH VIÊN NĂM ĐẦU TIÊN CỦA ĐẠI HỌC HUẾ
Nguyễn Thúc Quỳnh Hoa
Trường Đại học Y khoa, Đại học Huế
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ lâu sâu răng là một bệnh phổ biến, tỷ lệ mắc bệnh cao, theo điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc năm 1999-2000, có 87,5% bị sâu răng ở lứa tuổi 18, và chỉ số SMT là 2,84. Tỉ lệ này gia tăng theo tuổi, trong số này sâu răng không điều trị chiếm đến 80 %. Đại học Huế là nơi tập trung sinh viên của nhiều tỉnh thành trong cả nước, nên mô hình bệnh răng miệng cũng có phần tương tự. Từ khi Trung tâm Nghiên cứu Y học Lâm sàng (TTNCYHLS) của Trường Đại học Y khoa Huế được thành lập đến nay, phòng khám Răng Hàm Mặt đã tiếp nhận không ít sinh viên của các trường thuộc Đại học Huế (ĐHH) đến khám và điều trị, trong số đó chủ yếu là trám răng, điều trị tuỷ, nhổ răng, cạo cao răng...Trong môi trường đại học, ý thức chăm sóc răng miệng được nâng cao,việc điều trị cho sinh viên được Bảo hiểm Y tế (BHYT) thanh toán hoàn toàn, nên sinh viên mạnh dạn đến TTNCYHLS để được chăm sóc, trong khi đó trang bị của Trung tâm đã cũ, thường bị hỏng phải sửa chữa liên tục, vật liệu và dụng cụ phải mua với giá ngoài... Như vậy, liệu chúng ta có thể đáp ứng nhu cầu điều trị cho sinh viên ngày một cao không? Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm:
Nắm được tình hình mắc bệnh về răng của sinh viên năm đầu tiên.
Ước lượng nhu cầu điều trị và tính sơ bộ chi phí điều trị để TTNCYHLS và BHYT tham khảo
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu:
1.1. Quần thể nghiên cứu: Tất cả sinh viên năm thứ nhất của ĐHH đến khám sức khỏe năm đầu vào trường.
1.2. Mẫu nghiên cứu: Sau khi khám tất cả sinh viên năm thứ nhất và ghi lại các biến số quan sát vào biểu mẫu. Phân biểu mẫu làm 2 nhóm nam và nữ.
Chọn ngẫu nhiên 500 biểu mẫu ở nhóm nam và 500 biểu mẫu ở nhóm nữ với khoảng cách k = 2
(k= N/n = 2600/1000 = 2,6 = 2)
Chọn giá trị 1< t < 2 bốc thăm t = 1
Lấy các biểu mẫu ở vị trí t + 1k, t + 2k, t + 3k........ cho đủ số lượng 500 biểu mẫu ở mỗi nhóm
2. Phương pháp nghiên cứu:
2.1 Loại nghiên cứu: Nghiên cứu điều tra ngang. Khám tất cả sinh viên năm thứ nhất của ĐHH đến khám sức khỏe tại TTNCYHLS từ ngày 4-9-2000 đến ngày 13-9-2000 và ghi lại các biến số quan sát theo mã số trên biểu mẫu in sẵn (theo quy ước của điều tra sức khỏe răng miệng của OMS năm 1997)
2.2. Các biến số quan sát về tình trạng răng và nhu cầu điều trị:
- Tình trạng răng:
* Răng lành mạnh (mã số 0): khi không có dấu hiệu lâm sàng của sâu răng.
* Răng sâu (mã số 1, 2): khi phát hiện có sang thương đáy, thành mềm, hoặc lỗ sâu đã được trám tạm Eugénate, hoặc đã bít hố rãnh, hoặc đã trám vĩnh viễn (trám amalgam, composite, G.I.C) mà có một hoặc nhiều vùng bị sâu, không phân biệt sâu nguyên phát hay thứ phát.
* Răng đã trám và không sâu lại (mã số 3): khi răng có lỗ sâu và được trám vĩnh viễn mà không sâu thứ phát, hoặc răng được bọc mão.
* Răng mất do sâu (mã số 4): răng đã nhổ do sâu.
Nhu cầu điều trị:
Điều trị Mã số
* Không điều trị 0
* Trám một mặt 1
* Trám hai mặt 2
...................... ....
* Điều trị tủy và trám kết thúc 5
* Nhổ 6
2.3. Thống kê và phân tích dữ liệu:
Từ các biểu mẫu, thống kê lại tình trạng răng và nhu cầu điều trị vào một bảng cái, từ đó phân tích ra:
Tình trạng răng:
+ Số người có răng sâu, răng trám, răng mất.
+ Tổng số răng sâu, răng trám, răng mất
- Nhu cầu điều trị:
+ Răng cần chữa (trám): tất cả các răng mang mã số 1 và 2
+ Răng cần điều trị tuỷ: tất cả các răng mang mã số 5
+ Răng cần nhổ: tất cả các răng mang mã số 6
2.4. Tính toán:
- Tính theo tỷ lệ thống kê toán học đơn giản
- Chỉ số SMT:
SMT =
- Tính chi phí:
* cho một răng trám theo giá BHYT : 25.000đ (trám Amalgame)
* cho một răng điều trị tuỷ và trám vĩnh viễn (trám Amalgame ) : 65.000đ
* cho một răng nhổ bình thường : 6.000 đ
III. KẾT QUẢ
1. Phân bố mẫu theo giới:
Giới
Số lượng
Nam
500
Nữ
500
Tổng
1000
2. Số lượng và tỉ lệ % người có > 1 răng sâu:
Giới
Số lượng khám
Số lượng người
có răng sâu
Tỉ lệ %
Tổng số răng sâu
nam
500
243
48,6
668
nữ
500
292
58,4
835
Tổng
1000
535
53,5
1503
3. Số lượng và tỉ lệ % người có > 1 răng trám (trám tốt):
Giới
Số lượng khám
Số người có răng trám
Tỉ lệ %
Tổng số răng trám
Nam
500
47
9,4
90
Nữ
500
85
17
188
Tổng
1000
132
13,2
278
4. Số lượng và tỉ lệ % người có mất > 1 răng:
Giới
Số lượng khám
Số người mất răng
Tỉ lệ %
Số răng mất
Nam
500
30
6
38
Nữ
500
67
13,4
91
Tổng
1000
97
9,7
129
5.Chỉ số SMT:
SMT =
6. Số lượng răng sâu có nhu cầu điều trị:
Nhu cầu điều trị
Số lượng
Tỉ lệ %
Trám
1234
81,90
Điều trị tuỷ + trám
73
4,86
Nhổ
199
13,24
Tổng
1503
100
IV. NHẬN XÉT VÀ BÀN LUẬN
Qua kết quả khám 1000 sinh viên năm thứ nhất của Đại học Huế cho thấy:
1. Tình hình sâu răng của sinh viên năm thứ nhất ĐHH:
Tỉ lệ sâu răng chung của sinh viên là 53,5%, tuy thấp hơn tỉ lệ của toàn quốc (87,5%) nhưng trong quá trình học từ 4 đến 6 năm tại Huế, tỉ lệ này có thể tăng lên nếu như không được chăm sóc. Cũng như điều tra của toàn quốc năm 2000 (80% không đi điều trị), tỉ lệ răng sâu được điều trị quá ít, chỉ có 9,4% ở nam giới và 17% ở nữ giới. Tình trạng trên chủ yếu là do chưa có ý thức chăm sóc răng miệng. Trong môi trường đại học, nhận thức về bệnh và chăm sóc răng miệng được nâng cao, kèm theo chế độ bảo hiểm nên việc đi điều trị sẽ tăng lên, vì thế chúng ta phải có kế hoạch để điều trị một số lượng răng sâu tương ứng với tỉ lệ trên.
2. Nhu cầu và chi phí điều trị:
Trung bình mỗi sinh viên có răng (sâu/mất/được trám) gần bằng 2 (SMT=1,91), chưa phải là cao, nói cách khác, số răng sâu /người là 2... Như vậy, nhân lên đầu người của sinh viên ĐHH, nhu cầu điều trị chung cũng đáng kể.
Trong tổng số răng sâu, nhu cầu trám răng cao nhất chiếm 81,90%, nhu cầu nhổ răng là 13,24%, điều trị tủy chiếm tỉ lệ ít nhất 4,86%. Điều này phản ánh mức độ trầm trọng của bệnh không cao, tuy nhiên, nếu điều trị sâu ngà (trám) không kịp thời sẽ dẫn đến điều trị tủy hoặc nhổ.
Trong suốt 4 đến 6 năm học, trung bình một sinh viên phải điều trị 2 răng, chi phí điều trị theo bảo hiểm cho một răng là 25.000đ, vậy mỗi sinh viên cần 50.000đ để điều trị, nhân với số lượng sinh viên của ĐHH là một số tiền đáng kể. Phòng răng của TTNCYHLS với 2 ghế máy, 2 bác sĩ, 1 y sĩ liệu có đủ khả năng để điều trị cho một khối lượng kể trên không?
V. KẾT LUẬN
Qua thăm khám 1000 sinh viên của năm học 2001-2002, cho thấy tỉ lệ bị sâu răng là 53,50%, trong đó 81,90% có nhu cầu trám, tính trung bình cần điều trị 2 răng cho mỗi sinh viên, với chi phí trung bình là 50.000đ. Vì vậy, để phục vụ tốt cho đối tượng sinh viên của ĐHH, cần có một nghiên cứu bổ sung nhân lực, trang thiết bị, cũng như kêu gọi nguồn tài chánh thích hợp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Viện Răng Hàm Mặt TP Hồ Chí Minh. Điều tra sức khoẻ răng miệng (1997) 80-90
Hội Răng Hàm Mặt TP Hồ Chí Minh. Thông tin mới Răng Hàm Mặt (2001)47- 51
Tiểu luận tốt nghiệp bác sĩ y khoa. Nghiên cứu tình hình sâu răng vĩnh viễn của học sinh cấp 1xã Thuỷ Biều, thành phố Huế năm 1997, Huế (9/1997)
Tiểu luận tốt nghiệp bác sĩ y khoa. Tìm hiểu bệnh răng miệng ở phụ nữ có thai tại thành phố Huế, Huế (2001)
Tiểu luận tốt nghiệp bác sĩ y khoa. Tìm hiểu tình hình sâu răng ở công nhân sản xuất bánh kẹo trên địa bàn thành phố Huế, Huế (2000).
Viện Răng Hàm Mặt Hà Nội. Điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc, Hà nội (2002).
TÓM TẮT
Mục đích nghiên cứu: Nắm được tình hình bệnh răng của sinh viên và nhu cầu điều trị.
Đối tượng và phương pháp: Điều tra trên 1.000 sinh viên năm đầu tiên của năm học 2000-2001 do chọn ngẫu nhiên trong 2600 sinh viên đi khám sức khoẻ.
Kết quả nghiên cứu: Tỉ lệ bị sâu răng 53,50%, trong đó 81,90% có nhu cầu trám, 4,86% có nhu cầu điều trị tủy, 13,24% cần nhổ răng. Tính trung bình cần điều trị 2 răng cho mỗi sinh viên, với chi phí trung bình là 50.000đ.
Kết luận: Bệnh răng miệng chủ yếu là bệnh sâu răng có tỉ lệ cao ở đối tượng sinh viên của Đại học Huế, cần có một kế hoạch quản lý thích đáng.
DENTAL CARIES AND THERAPEUTIC NEEDS OF FIRST YEARS STUDENTS OF HUE UNIVERSITY
Nguyen Thuc Quynh Hoa
College of Medicine, Hue University
SUMMARY
Purpose: to get to know the prevalence of dental diseases of Hue University students and their therapeutics needs.
Subjects and Materials: The survey was made on 1000 first year students of the academic year 2000-2001 selected at random out of the 2600 students to be examined.
Results: The prevalence of dental caries was 53.50%. 81.90% of the teeth needed filling, 4.86% needed the intervention of endodontics, and 13.24% needed extracting. The average treatment fee was 50 VND.
Conclusion: The prevalence of tooth decay is very high in Hue University’s students, which needs to be properly managed.