Mục tiêu: Khảo sát tình hình vi khuẩn gây bệnh và việc sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn tiết
niệu, da và mô mềm và phổi trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại khoa thận nội tiết bệnh viện Gia định. Đánh
giá vai trò, mức độ ảnh hưởng của việc chọn lựa kháng sinh ban đầu cũng như các yếu tố liên quan đến hiệu quả
điều trị.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang hồ sơ bệnh án bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có nhiễm khuẩn
từ 8/2009 đến 4/2010. Phân tích mô tả kết hợp phép kiểm sign, χ2và hồi qui đa biến từ đó đánh giá đưa ra các
khuyến cáo việc sử dụng kháng sinh và đánh giá lại sau khi khuyến cáo.
Kết quả: Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Klebsiella spp, Acinetobacter spp, Staphylococcus
aureus là những vi khuẩn chiếm tỉ lệ cao trong khảo sát. Các kháng sinh còn hiệu quả cho ba loại nhiễm khuẩn
thường gặp nhất trong bệnh nhân đái tháo đường týp 2 – tiết niệu, da và mô mềm, viêm phổi – đã được xác định.
Mối liên quan giữa hiệu quả điều trị nhiễm khuẩn ở bệnh nhân đái tháo đường và các yếu tố vị trí nhiễm khuẩn,
sự lựa chọn kháng sinh ban đầu và các yếu tố phụ thuộc về tình trạng sinh lý của bệnh nhân đã được phân tích.
Kết luận: Hai yếu tố vị trí nhiễm khuẩn và lựa chọn kháng sinh ban đầu là yếu tố chính quyết định sự
thành công của trị liệu. Thời gian điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu ngắn hơn các nhiễm khuẩn khác. Các yếu tố phụ
như mức độ đạt glucose máu, HbA1C mục tiêu, chức năng thận và độ tuổi có ảnh hưởng ít hoặc thông qua sự
tương tác với các yếu tố chính. Khuyến cáo đã có ảnh hưởng làm giảm thời gian nằm viện.
7 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 201 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình sử dụng kháng sinh điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại khoa Nội tiết thận - Bệnh viện Nhân dân Gia Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Dược Khoa 538
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH ĐIỀU TRỊ
CHO BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2
TẠI KHOA NỘI TIẾT THẬN - BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH
Đoàn Đức Tuấn*, Võ Phùng Nguyên*
TÓM TẮT:
Mục tiêu: Khảo sát tình hình vi khuẩn gây bệnh và việc sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn tiết
niệu, da và mô mềm và phổi trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại khoa thận nội tiết bệnh viện Gia định. Đánh
giá vai trò, mức độ ảnh hưởng của việc chọn lựa kháng sinh ban đầu cũng như các yếu tố liên quan đến hiệu quả
điều trị.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang hồ sơ bệnh án bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có nhiễm khuẩn
từ 8/2009 đến 4/2010. Phân tích mô tả kết hợp phép kiểm sign, χ2 và hồi qui đa biến từ đó đánh giá đưa ra các
khuyến cáo việc sử dụng kháng sinh và đánh giá lại sau khi khuyến cáo.
Kết quả: Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Klebsiella spp, Acinetobacter spp, Staphylococcus
aureus là những vi khuẩn chiếm tỉ lệ cao trong khảo sát. Các kháng sinh còn hiệu quả cho ba loại nhiễm khuẩn
thường gặp nhất trong bệnh nhân đái tháo đường týp 2 – tiết niệu, da và mô mềm, viêm phổi – đã được xác định.
Mối liên quan giữa hiệu quả điều trị nhiễm khuẩn ở bệnh nhân đái tháo đường và các yếu tố vị trí nhiễm khuẩn,
sự lựa chọn kháng sinh ban đầu và các yếu tố phụ thuộc về tình trạng sinh lý của bệnh nhân đã được phân tích.
Kết luận: Hai yếu tố vị trí nhiễm khuẩn và lựa chọn kháng sinh ban đầu là yếu tố chính quyết định sự
thành công của trị liệu. Thời gian điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu ngắn hơn các nhiễm khuẩn khác. Các yếu tố phụ
như mức độ đạt glucose máu, HbA1C mục tiêu, chức năng thận và độ tuổi có ảnh hưởng ít hoặc thông qua sự
tương tác với các yếu tố chính. Khuyến cáo đã có ảnh hưởng làm giảm thời gian nằm viện.
Từ khóa: Kháng sinh, tiểu đường týp 2, vi khuẩn, niệu, da, mô mềm, viêm phổi
ABSTRACT
USING ANTIBIOTIC TREATMENT FOR TYPE 2 DIABETIC PATIENTS
AT NEPHROS - ENDOCRINOLOGY DEPARTMENT - GIA DINH PEOPLE HOSPITAL
Doan Duc Tuan, Vo Phung Nguyen
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 538 - 544
Object: Investigate on the using antibiotic treatment for type 2 diabetic patients about infected bacteria,
infectious site – urinary tract, skin and soft tissue, and pneumonia infections, and influence of antibiotic choice
and related factors.
Subject: All infectious hopitalized patients in Nephros - Endocrinology Deparment Gia Dinh People
Hospital from 2009 August to 2010 April.
Methods: This is a cross sectional study from all diabetic patients hospitalized to Nephros - Endocrinology
Deparment Gia Dinh Hospital from 08.2009 – 04.2010 for treatment of infectious disease. Data were collected
and analyzed with descriptive, sign test, χ2 test statistics with multivariate regression analysis. Re-evaluate the
using antibiotics in the treatment for diabetic patients after giving the recommendation.
*Khoa Dược – Đại học Y Dược TP.HCM
Tác giả liên hệ: ThS. Đoàn Đức Tuấn ĐT: 0913 689 203 Email: doanductuan@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Khoa 539
Result: The most common bacteria were Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Klebsiella spp,
Acinetobacter spp, Staphylococcus aureus. The list of effective antibiotics for three kind of infectious diseases –
urinary tract, skin and soft tissue and pneumonia infections were established. The relationship between efficacy of
using antibiotic in the treatment infections for diabetic patients and infectious site, the first-choice antibiotics and
related factors was analyzed.
Conclusion: Infectious and first-choice antibiotic were main factors which decided the success of treatment
in diabetic patients. The duration of treatment for the urinary infection was shorter than the others. The related
factors such as glycemia, HbA1C, kidney function, age had minor influence or only through interactions with
main factors. Recommendation for the use of antibiotic treatment decreased the duration of hospitalization.
Keyword: Antibiotics, type 2 diabetes mellitus, bacteria, urinary, skin, soft tissue, pneumonia.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh đái tháo đường là một bệnh mãn tính
đang ngày càng phát triển trên phạm vi toàn thế
giới. Nhiễm khuẩn là biến chứng cấp rất thường
gặp trên bệnh nhân đái tháo đường(3), và là một
trong những nguyên nhân làm cho bệnh nhân
phải nhập viện(4). Trong các bệnh nhiễm khuẩn
thường xảy ra ở bệnh nhân đái tháo đường typ
2, các bệnh nhiễm khuẩn da và mô mềm, tiết
niệu và phổi là ba loại nhiễm khuẩn thường gặp
nhất. Vấn đề cấy bệnh phẩm và làm kháng sinh
đồ yêu cầu cần phải thời gian để có kết quả
nhưng thực tế trên lâm sàng việc sử dụng kháng
sinh lại cần phải được thực hiện hợp lý và kịp
thời. Chúng tôi tiến hành khảo sát tình hình sử
dụng kháng sinh trên bệnh nhân đái tháo đường
có biến chứng nhiễm khuẩn tại khoa nội tiết
thận bệnh viện Nhân dân Gia Định" nhằm đánh
giá tình hình nhiễm khuẩn, vi khuẩn gây bệnh
và việc sử dụng kháng sinh cũng như các yếu tố
liên quan khác ở bệnh nhân đái tháo đường có
biến chứng nhiễm khuẩn(5) nhằm góp phần nâng
cao hiệu quả sử dụng kháng sinh điều trị trên
đối tượng đặc biệt – bệnh nhân đái tháo đường.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng
nhiễm khuẩn nhập viện điều trị tại khoa Nội tiết
Thận BV Nhân Dân Gia Định từ tháng 8/2009
đến tháng 4/2010.
Phương pháp nghiên cứu
Mô tả cắt ngang qua 2 giai đoạn với các
phương pháp phân tích thống kê mô tả các
thông tin chung về tình hình vi khuẩn gây bệnh
và mức độ đề kháng kháng sinh. Tình hình sử
dụng kháng sinh thực tế được phân chia thành
05 loại bao gồm:
Loại 1: Kháng sinh ban đầu đúng với
kháng sinh đồ và trên lâm sàng không phải
đổi kháng sinh.
Loại 2: Kháng sinh ban đầu sai với kháng
sinh đồ và trên lâm sàng phải đổi kháng sinh
Loại 3: Kháng sinh ban đầu đúng với kháng
sinh đồ nhưng vẫn phải đổi kháng sinh do lâm
sàng không cải thiện
Loại 4: Kháng sinh ban đầu sai với kháng
sinh đồ nhưng lâm sàng có đáp ứng và không
phải đổi kháng sinh
Loại 5: Kháng sinh ban đầu không có trong
bảng kết quả kháng sinh đồ nên không xác
định được.
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu
điều trị bằng phân tích hồi qui đa biến số,
phép kiểm sign, phép kiểm χ2 với phần mềm
SPSS 16.0.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Vị trí nhiễm khuẩn thường gặp
Bảng 1. Tỷ lệ các vị trí nhiễm khuẩn
VỊ TRÍ NHIỄM KHUẨN Số lượng Tỉ lệ (%)
Nhiễm khuẩn tiết niệu 66 32,2
Nhiễm khuẩn da và mô dưới da 60 29,27
Viêm phổi 79 38,53
Tổng cộng 205 100
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Dược Khoa 540
Phân bố vi khuẩn thường gặp theo vị trí nhiễm khuẩn
28.8
19.7
9.1 6.1
0
30
E. coli ESBL
(-)
E. coli ESBL
(+)
Klebsiella
ESBL (-)
Acinetobacter
spp
22
20
10
5 5
0
25
T
ỷ
lệ
(%
)
S. aureus P.
aeruginosa
Proteus
mirabilis
E. coli
ESBL (-)
E. coli
ESBL (+)
A B C
Hình 1. Vi khuẩn thường gây nhiễm khuẩn tiết niệu (A), da và mô dưới da (B) và viêm phổi (C)
Có 23 loại vi khuẩn được phân lập gây
nhiễm khuẩn ở 3 vị trí thường gặp trong dân số
khảo sát giai đoạn 1. Năm loại vi khuẩn chiếm tỉ
lệ cao nhất là Escherichia coli, Pseudomonas
aeruginosa, Klebsiella spp, Acinetobacter spp,
Staphylococcus aureus. Ngoài ra, hai loại vi khuẩn
Escherichia coli ESBL (+) và Klebsiella spp ESBL(+)
có một tỉ lệ lần lượt là 10,24%, 5,36% gây ra tình
trạng đề kháng kháng sinh đang ngày càng
nhiều trên lâm sàng.
Tỉ lệ nhạy và kháng kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ ở từng vị trí nhiễm khuẩn
Bảng 2. Mức độ nhạy của kháng sinh với vi khuẩn thường gây nhiễm khuẩn tiết niệu
KHÁNG SINH E. coli ESBL(-) 19/66
E. coli ESBL (+)
13/66
Kleb spp ESBL (-)
6/66
Acine. Spp
4/66
Kleb.spp ESBL (+)
3/66 Tổng cộng
Cefuroxim 0,79 0,15 0,83 0,00 0,09 0,48
Cefotaxim 0,79 0,15 1,00 0,25 0,09 0,53
Ceftriaxon 0,74 0,15 1,00 0,25 0,09 0,48
Cefepim 0,84 0,15 1,00 0,50 0,09 0,61
Ceftazidim 0,84 0,15 0,83 0,25 0,09 0,52
Piper -tazobactam 0,89 0,62 1,00 0,50 0,36 0,76
Imipenem 0,89 1,00 1,00 0,50 0,91 0,91
Ertapenem 1,00 0,88 1,00 1,00 1,00 0,95
Meropenem 1,00 1,00 1,00 0,75 0,91 0,96
Ciprofloxacin 0,63 0,38 0,67 0,25 0,00 0,48
Amikacin 0,95 0,92 1,00 0,50 0,45 0,85
Gentamicin 0,63 0,46 0,83 0,50 0,27 0,55
Netilmicin 0,79 0,69 1,00 0,75 0,24 0,72
Bảng 3. Mức độ nhạy của kháng sinh với vi khuẩn thường gây nhiễm khuẩn da - mô dưới da
KHÁNG SINH S. aureus 13/60
P. aeruginosa
12/60
Pro. Mirabilis
6/60
E. coli ESBL-
3/60
E. coli ESBL+
3/60 Tổng cộng
Cefuroxim 0,08 0,83 0,33 0,00 0,33
Cefotaxim 0,25 1,00 0,67 0,00 0,54
Ceftriaxon 0,33 1,00 0,67 0,30 0,58
Cefepim 0,50 1,00 0,67 0,00 0,64
Ceftazidim 0,42 1,00 0,67 0,00 0,64
Tica – clavulanat 0,25 1,00 0,67 0,00 0,56
Piper - tazobactam 0,50 1,00 0,67 0,67 0,72
Oxacillin 0,62 0,58
Imipenem 0,75 1,00 1,00 1,00 0,86
Ertapenem 1,00 1,00 0,87
Meropenem 0,75 1,00 1,00 1,00 0,89
Ciprofloxacin 0,67 0,50 0,33 0,33 0,61
Amikacin 0,67 1,00 0,67 0,67 0,72
Gentamicin 0,46 0,58 0,50 0,67 0,33 0,49
Netilmicin 0,50 0,67 0,33 0,67 0,58
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Khoa 541
Bảng 4. Mức độ nhạy của kháng sinh với những vi khuẩn thường gây viêm phổi
KHÁNG SINH
Acine.
Spp
16/79
P.
aeruginosa
12/79
E. coli
ESBL(-)
7/79
Kleb. Spp ESBL(+)
7/79
Kleb. spp ESBL(-
)
6/79
E. coli ESBL(+)
5/79 Tổng cộng
Cefuroxim 0,00 0,00 0,43 0,83 0,83 0,00 0,21
Cefotaxim 0,13 0,17 0,71 0,83 0,83 0,00 0,34
Ceftriaxon 0,06 0,17 0,71 1,00 1,00 0,00 0,32
Cefepim 0,13 0,33 1,00 0,83 0,83 0,00 0,39
Cefoxitin 0,00 0,17 0,71 0,80 0,80 0,20 0,31
Ceftazidim 0,13 0,25 0,71 0,83 0,83 0,00 0,35
Tica – clavulanat 0,06 0,25 0,29 1,00 1,00 0,00 0,28
Amox – clavulanat 0,00 0,00 0,43 1,00 1,00 0,40 0,24
Imipenem 0,31 0,75 0,57 1,00 1,00 1,00 0,68
Ertapenem 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 0,92
Meropenem 0,35 0,67 1,00 1,00 1,00 1,00 0,71
Ciprofloxacin 0,06 0,50 0,57 0,83 0,83 0,20 0,36
Amikacin 0,19 0,67 0,86 1,00 1,00 0,60 0,53
Gentamicin 0,06 0,67 0,43 1,00 1,00 0,40 0,43
Netilmicin 0,31 0,50 0,57 1,00 1,00 0,80 0,57
Từ các kết quả thu được ở giai đoạn 1, chúng
tôi có đề nghị khuyến cáo về vi khuẩn gây bệnh
và kháng sinh trị liệu:
- Đối với nhiễm khuẩn tiết niệu: vi khuẩn gây
bệnh thường gặp cao là E. coli ESBL(-), E. coli
ESBL (+), Klebsiella spp ESBL(-), Klebsiella spp
ESBL (+), Acinetobacter spp. Các kháng sinh còn
hiệu quả tốt cho các nhiễm khuẩn gây ra bởi vi
khuẩn trên là cefoxitin, ceftazidim, piper-
tazobactam, ciprofloxacin, amikacin, netilmicin,
nhóm carbapenem. Những thông tin này cũng
phù hợp hướng dẫn của Sanford Guide 2009(2)
và Antibiotic Essentials 2009(3) và kháng sinh ban
đầu được đề nghị là fluroquinolon, cefepime,
piper – tazobactam hoặc ampicillin phối hợp
aminoglycoside hoặc ceftriaxone. Tuy nhiên,
theo thống kê của chúng tôi ceftriaxon có mức
độ nhạy chung là 48% và chỉ nhạy 15% với E.
coli ESBL(+), nhạy 25% với Acinetobacter spp.
- Đối với nhiễm khuẩn da và mô dưới da: vi
khuẩn gây bệnh thường gặp là Staphylococcus
aureus, Pseudomonas aeruginosa, Proteus mirabilis,
E. coli ESBL (-), E. coli ESBL(+). Các kháng sinh
còn hiệu quả tốt cho các nhiễm khuẩn gây ra bởi
vi khuẩn trên là oxacillin, vancomycin, cefepim
(64%), ceftazidim (64%), ceftriaxon (58%),
cefotaxim (54%), ciprofloxacin (61%),
levofloxacin nhạy (58%), nhóm carbapenem
(trên 85%), piper-tazobactam (72%), amikacin
(72%), netilmicin (58%), tobramycin (56%),
colistin và polymycin (100%), doxycyclin (67%).
Những thông tin này cũng phù hợp hướng dẫn
của Sanford Guide 2009(2) và kháng sinh ban đầu
được đề nghị là fluroquinolon, cefepime, piper-
tazobactam hoặc ampicillin phối hợp
aminoglycoside hoặc ceftriaxone. Tuy nhiên,
theo thống kê của chúng tôi ceftriaxon có mức
độ nhạy chung là 48% và chỉ nhạy 15% với E.
coli ESBL(+), nhạy 25% với Acinetobacter spp.
- Đối với viêm phổi: vi khuẩn gây bệnh
thường gặp là Staphylococcus aureus, Pseudomonas
aeruginosa, Proteus mirabilis. Các kháng sinh còn
hiệu quả tốt cho các nhiễm khuẩn gây ra bởi vi
khuẩn trên là imipenem (68%), meropenem
(71%), amikacin (53%), netilmicin (57%), piper-
tazobactam (50%), colistin và polymycin B
(100%). Những thông tin này cũng phù hợp
hướng dẫn của Sanford Guide 2009(2) và
Antibiotic Essentials 2009(3) và kháng sinh ban
đầu được đề nghị là fluroquinolon, cefepime,
piper – tazobactam hoặc ampicillin phối hợp
aminoglycoside hoặc ceftriaxone. Tuy nhiên,
theo thống kê của chúng tôi ceftriaxon có mức
độ nhạy chung là 48% và chỉ nhạy 15% với E.
coli ESBL(+), nhạy 25% với Acinetobacter spp.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Dược Khoa 542
Áp dụng những khuyến cáo trên vào giai đoạn
2 chúng tôi xác định các yếu tố ảnh hưởng
đến kết quả điều trị
Ngày điều trị = 13,114 - 2,649 (nhiễm khuẩn
tiểu) + 1,34 (kháng sinh loại 2 và 4) (R2 = 0,149)
Ngày điều trị = 10,129 + 3,084 (nhiễm khuẩn
da) + 2,715 (viêm phổi) + 1,078 (tuối >60) + 0,682
(kháng sinh loại 2 và 4) + 0,256 (glucose máu
nhập viện ≤7) – 0,957 (glucose máu xuất viện ≤7)
- 0,593 (eGFR≤30) – 2,485 (tương tác (glucose
máu nhập viện ≤7) với (tuối >60)) + 3,860 (tương
tác (glucose máu xuất viện ≤7) với (eGFR≤30)) +
2,691 (tương tác (glucose máu nhập viện ≤7) với
(kháng sinh loại 2 và 4)) (R2 = 0,237)
Ảnh hưởng của vị trí nhiễm khuẩn và việc kê
đơn kháng sinh sai (loại 2 và loại 4)
Ngày điều trị = 15,873 - 3,543 (nhiễm khuẩn
tiết niệu) – 2,296 (kháng sinh loại 4) (R2 = 0,369).
Ngày điều trị = 12,325 + 3,279 (nhiễm
khuẩn da và mô dưới da) + 3,821 (viêm phổi) –
2,29 (kháng sinh loại 4) - 1,937(glucose máu
xuất viện <7) - 10,71 (tương tác (kháng sinh
loại 4) với (glucose máu xuất viện <7)) + 11
(tương tác (viêm phổi) với (glucose máu xuất
viện <7)) (R2 =0,557).
Do việc kiểm soát glucose máu có ảnh
hưởng đến hiệu quả điều trị trong giai đoạn 2,
chúng tôi tiến hành so sánh mức độ giảm nồng
độ glucose máu lúc xuất viện với glucose máu
nhập viện ở hai giai đoạn 1 và 2 để đánh giá
mức độ ảnh hưởng của khuyến cáo bằng cách
dùng phép kiểm phi tham số sign test:
Bảng 5. So sánh nồng độ glucose máu xuất viện và
glucose máu nhập viện
Đánh giá Kết quả
Giai đoạn
1
Glucose máu xuất viện<glucose máu
nhập viện
P> 0,05
Đánh giá Kết quả
Giai đoạn
2
Glucose máu xuất viện < glucose máu
nhập viện
P< 0,01
Giai đoạn 2 đã kiểm soát tốt glucose máu
của bệnh nhân nên đã loại được ảnh hưởng của
yếu tố này đến ngày điều trị, kết quả này góp
phần khẳng định độ đúng của phương trình hồi
qui đa biến số thu được.
Ảnh hưởng của vị trí nhiễm khuẩn và việc kê
đơn kháng sinh đúng (loại 1 và loại 3)
Ngày điều trị = 19,738 – 2,650 (nhiễm khuẩn
tiết niệu) - 6,861(kháng sinh loại 1) (R2=0,193)
Ngày điều trị = 17,09 – 6,864 (kháng sinh loại
1) + 2,663 (viêm phổi) + 2,639 (nhiễm khuẩn da
và mô dưới da) (R2=0,193).
Ảnh hưởng của vị trí nhiễm khuẩn và việc kê
đơn kháng sinh có đáp ứng (loại 1 và loại 4)
Ngày điều trị = 12,856 – 2,948 (nhiễm khuẩn
tiết niệu) (R2 = 0,088).
Ngày điều trị = 9,908 + 3,635 (nhiễm khuẩn
da và mô dưới da) + 2,262 (viêm phổi) (R2 =
0,102).
So sánh tỷ lệ phần trăm các trường hợp kê
đơn kháng sinh ở 2 giai đoạn
Bảng 6. So sánh tỷ lệ phần trăm các trường hợp kê
đơn kháng sinh ở 2 giai đoạn
Kháng
sinh
Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 P
Loại 1 84/205 (41%) 114/183 (62,3%) <0,001
Loại 2 29/205 (14,15%) 22/183 (12,02%) >0,05
Loại 3 20/205 (9,76%) 4/183 (2,18%) <0,01
Loại 4 28/205 (13,66%) 25/183 (13,66%) p>0,05
Kết quả trên cho thấy, việc kê đơn kháng
sinh hợp lý đã tăng lên. Từ đó, chúng tôi tiến
hành phân tích mối liên hệ của việc kê đơn
kháng sinh với thời gian điều trị theo từng vị trí
nhiễm khuẩn.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Khoa 543
Các kết quả cho thấy việc kê đơn kháng sinh
hợp lý gia tăng có tương quan với việc giảm
ngày điều trị trung bình rõ rệt trong trường hợp
nhiễm khuẩn tiết niệu và viêm phổi.
Hiệu quả điều trị trong nghiên cứu được
đánh giá thông qua số ngày điều trị. Chúng tôi
nhận thấy số ngày điều trị chung trung bình
trong giai đoạn hai (12,56 ngày) đã giảm so với
giai đoạn một (16,23 ngày), p < 0,01.
Vì số ngày điều trị có khác nhau đối với từng
vị trí nhiễm khuẩn nên chúng tôi so sánh riêng
từng nhóm. Ngày điều trị trung bình của nhóm
bệnh nhân nhiễm khuẩn tiết niệu trong giai
đoạn hai (10,3 ngày) ngắn hơn so với số ngày
điều trị trung bình giai đoạn một (13,93 ngày), p
< 0,001. Ngày điều trị trung bình của nhóm bệnh
nhân nhiễm khuẩn da và mô đưới da trong giai
đoạn hai (12,77 ngày) ngắn hơn số ngày điều trị
trung bình giai đoạn một (17,73 ngày), p < 0,001.
Ngày điều trị trung bình của nhóm bệnh nhân
viêm phổi trong giai đoạn hai (12,85 ngày) ngắn
hơn số ngày điều trị trung bình giai đoạn một
(15,5 ngày), p < 0,05.
Ngoài yếu tố vị trí nhiễm khuẩn, chúng tôi
còn đánh giá số ngày điều trị có hay không có sự
liên quan có ý nghĩa thống kê với yếu tố tuổi,
giới tính, loại vi khuẩn, mức glucose máu và
chức năng thận. Ở đây mức glucose máu được
đại diện bằng chỉ số HbA1C và chức năng thận
được chuẩn hóa theo tuổi và cân nặng và giới
tính, đại diện bằng eGFR.
Đối với nhiễm khuẩn tiết niệu ngày điều trị
được quyết định bởi việc kê đơn kháng sinh. Do
đó, đối với các bệnh nhân nhiễm khuẩn tiết niệu
việc kê đơn kháng sinh hợp lý sẽ làm giảm được
số ngày điều trị, vì vậy trong giai đoạn 2 tỷ lệ kê
đơn kháng sinh đúng tăng lên đã làm giảm thời
gian điều trị so với giai đoạn 1 (26,06%).
Đối với nhiễm khuẩn da và mô mềm và
viêm phổi thì bị chi phối bởi nhiều yếu tố
tương tác với nhau gồm glucose máu, độ lọc
cầu thận và việc sử dụng kháng sinh. Vì vậy,
kiểm soát tốt glucose máu và theo dõi độ lọc
cầu thận có thể góp phần làm giảm thời gian
điều trị đối với nhiễm khuẩn da. Do đó ở giai
đoạn 2, nồng độ glucose máu xuất viện giảm
so với lúc nhập viện đã góp phần làm giảm
ngày điều trị góp phần khẳng định tính đúng
đắn của phương trình.
Việc kê đơn kháng sinh sai làm tăng thời
gian điều trị thông qua sự tương tác với các
yếu tố khác. Do đó, cần nâng cao hơn nữa tỷ lệ
kê đơn kháng sinh đúng, đặc biệt là đối với
nhiễm khuẩn da và mô mềm, ở giai đoạn 2 tuy
ngày điều trị có giảm so với giai đoạn 1 nhưng
52.6 56.6
61.4
74.1
61.4 70.6
0
100
Nhiễm khuẩn đường tiết
niệu
Nhiễm khuẩn da Viêm phổi
Tỷ
lệ
%
Giai đoạn 1 Giai đoạn 2
Hình 2. Tình hình kê đơn kháng sinh đúng
theo vị trí nhiễm khuẩn
13.9
17.7
15.5
10.3
12.8 12.9
0
20
Nhiễm khuẩn đường
tiết niệu
Nhiễm khuẩn da Viêm phổi
N
gà
y
đ
iề
u
trị
Giai đoạn 1 Giai đoạn 2
Hình 3. So sánh thời gian điều trị trung
bình khi kê đơn kháng sinh đúng, đáp ứng và
không đổi thuốc theo vị trí nhiễm khuẩn ở 2
giai đoạn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Dược Khoa 544
tỷ lệ kê đơn kháng sinh đúng tăng lên chưa có
ý nghĩa.
Đối với viêm phổi, tuy là cả tỷ lệ kê đơn
kháng sinh đúng tăng lên có ý nghĩa và thời
gian điều trị trung bình giảm có ý nghĩa so với
giai đoạn 1 nhưng mức độ giảm thời gian điều
trị thấp hơn so với 2 vị trí nhiễm khuẩn tiết niêu,
da và mô mềm (16,64% so với 26,06% và
27,98%). Vì vậy, cần lưu ý nhiều hơn đến việc
kiểm soát tốt các yếu tố liên quan cũng như
nâng cao tỷ lệ kê đơn kháng sinh đúng với
nhiễm khuẩn da và mô mềm và viêm