Nghiên cứu ước tính nguy cơ bệnh động mạch vành trong 10 năm theo thang điểm Framingham ở người có rối loạn lipid máu

Cơ sở: Rối loạn lipid (RLLP) là một yếu tố nguy cơ (YTNC) cao đối với bệnh động mạch vành (ĐMV). Nghiên cứu đánh giá ước tính nguy cơ bệnh ĐMV theo thang điểm Framingham trong 10 năm ở người RLLP ở Việt Nam chưa được quan tâm nhiều. Mục tiêu: Ước tính nguy cơ bệnh ĐMV trong 10 năm theo thang điểm Framingham ở người có RLLP máu. Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, cắt ngang, mô tả có phân tích. Kết quả: Trong nghiên cứu này 131 (nam 52, nữ 79) người RLLP máu có tuổi trung bình (62,0 ± 11,0) năm đã được tính đánh giá nguy cơ bệnh ĐMV trong 10 năm theo thang điểm Framingham. Kết quả của nghiên cứu cho thấy: Điểm ước tính nguy cơ bệnh ĐMV trong 10 năm theo Framingham trung bình là: 10,3 ± 3,25%. Trong đó, nam (10,9 ± 2,96%) cao hơn so với nữ (4,2 ± 2,18%) có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Điểm trung bình ước tính nguy cơ mắc bệnh ĐMV trong 10 năm theo Framingham ở nhóm có tăng cholesterol (12,2 ± 3,27%) cao hơn so với nhóm không tăng cholesterol (5,4 ± 2,17%) có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Điểm trung bình ước tính nguy cơ mắc bệnh ĐMV trong 10 năm theo Framingham ở nhóm có tăng LDL-C (13,1 ± 3,25%) cao hơn so với nhóm không tăng LDL-C (8,8 ± 3,16 %) có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Kết luận. Nguy cơ mắc bệnh ĐMV trong 10 năm theo Framingham ở nhóm có tăng cholesterol, tăng LDLC (lần lượt là: 12,2 ± 3,27% và 13,1 ± 3,25%) cao hơn so với nhóm không tăng cholesterol, tăng LDL-C (lần lượt là: 5,4 ± 2,17% và 8,8 ± 3,16%) có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

pdf6 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 264 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu ước tính nguy cơ bệnh động mạch vành trong 10 năm theo thang điểm Framingham ở người có rối loạn lipid máu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 58 NGHIÊN CỨU ƯỚC TÍNH NGUY CƠ BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH TRONG 10 NĂM THEO THANG ĐIỂM FRAMINGHAM Ở NGƯỜI CÓ RỐI LOẠN LIPID MÁU Nguyễn Hồng Anh*, Nguyễn Đức Công** TÓM TẮT Cơ sở: Rối loạn lipid (RLLP) là một yếu tố nguy cơ (YTNC) cao đối với bệnh động mạch vành (ĐMV). Nghiên cứu đánh giá ước tính nguy cơ bệnh ĐMV theo thang điểm Framingham trong 10 năm ở người RLLP ở Việt Nam chưa được quan tâm nhiều. Mục tiêu: Ước tính nguy cơ bệnh ĐMV trong 10 năm theo thang điểm Framingham ở người có RLLP máu. Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, cắt ngang, mô tả có phân tích. Kết quả: Trong nghiên cứu này 131 (nam 52, nữ 79) người RLLP máu có tuổi trung bình (62,0 ± 11,0) năm đã được tính đánh giá nguy cơ bệnh ĐMV trong 10 năm theo thang điểm Framingham. Kết quả của nghiên cứu cho thấy: Điểm ước tính nguy cơ bệnh ĐMV trong 10 năm theo Framingham trung bình là: 10,3 ± 3,25%. Trong đó, nam (10,9 ± 2,96%) cao hơn so với nữ (4,2 ± 2,18%) có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Điểm trung bình ước tính nguy cơ mắc bệnh ĐMV trong 10 năm theo Framingham ở nhóm có tăng cholesterol (12,2 ± 3,27%) cao hơn so với nhóm không tăng cholesterol (5,4 ± 2,17%) có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Điểm trung bình ước tính nguy cơ mắc bệnh ĐMV trong 10 năm theo Framingham ở nhóm có tăng LDL-C (13,1 ± 3,25%) cao hơn so với nhóm không tăng LDL-C (8,8 ± 3,16 %) có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Kết luận. Nguy cơ mắc bệnh ĐMV trong 10 năm theo Framingham ở nhóm có tăng cholesterol, tăng LDL- C (lần lượt là: 12,2 ± 3,27% và 13,1 ± 3,25%) cao hơn so với nhóm không tăng cholesterol, tăng LDL-C (lần lượt là: 5,4 ± 2,17% và 8,8 ± 3,16%) có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Từ khóa: Rối loạn lipid máu, thang điểm Framingham, bệnh động mạch vành. ABSTRACT STUDYING THE ESTIMATION OF CORONARY RISK IN 10 YEARS BY FRAMINGHAM POINT SCORES IN PATIENTS WITH DYSLIPIDEMIA Nguyen Hong Anh, Nguyen Duc Cong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 58 - 63 Background: Dyslipidemia is an high risk factor for coronary artery disease (CAD). In Viet Nam, there was a few studies in estimation of coronary risk in 10 years by FRAMINGHAM point scores in patients with dyslipidemia. Objectives: The estimation of coronary risk in 10 years by FRAMINGHAM point scores in patients with dyslipidemia. Methods: Cross-sectional descriptive, analysis, prospective study. Results: In this study, 131 patients (52 male, 79 female) with dyslipidemia have the mean age (62.0 ± 11.0) year and were estimated coronary risk in 10 years by Framingham point scores. The result showed that: The mean scores that estimated coronary risk in 10 years arcording to Framingham was: 10.3 ± 3.25%. Male (10.9 ± 2.96%) * Bệnh viện E Hà Nội ** Bệnh viện Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả liên lạc: PGS.TS. Nguyễn Đức Công, ĐT: 0982160860 E-mail: nguyenduccong1680@yahoo.com.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 59 higher than female (4.2 ± 2.18%) with statistical significance (p < 0.05). The mean scores that estimated coronary risk in 10 years arcording to Framingham in patients with cholesterol elevation (12.2 ± 3.27%) higher than patient without LDL-c elevation (5.4 ± 2.17%) with statistical significance (p < 0.05). The mean scores that estimated coronary risk in 10 years arcording to Framingham in patients with LDL-c elevation (13.1 ± 3.25%) higher than patients without cholesterol elevation without that (8.8 ± 3.16 %) with statistical significance (p < 0.05). Conclusions: Coronary risk in 10 years arcording to Framingham in patients with cholesterol elevation (were: 12.2 ± 3.27% and 13.1 ± 3.25%) higher than patient without cholesterol elevation, LDL-C elevation (were 5.4 ± 2.17% and 8.8 ± 3.16%) with statistical significance (p < 0.05). Key words: Dyslipidemia, Framingham point scores, coronary artery disease. ĐẶT VẤN ĐỀ Ước tính nguy cơ bệnh động mạch vành trong 10 năm theo thang điểm Framingham đã được nghiên cứu và áp dụng đánh giá lâm sàng rộng rãi trên thế giới, ở Việt Nam cũng đã được đưa vào khuyến cáo trong thực hành lâm sàng bệnh tim mạch, trong đó vữa xơ động mạch (VXĐM) được coi là thủ phạm chính gây nên bệnh ĐMV(4,10). Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây nên VXĐM như: có những YTNC không thể thay đổi được như giới tính, tuổi, tiền sử gia đình, mãn kinh; có những YTNC có thể thay đổi được như: rối loạn lipid máu, tăng huyết áp (THA), đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2, hút thuốc lá và có sự phối hợp các mức độ khác nhau của các yếu tố căn nguyên gây ra(8). RLLP máu là nguyên nhân chính gây nên VXĐM. Hẹp tắc và huyết khối ĐMV là thủ phạm của các bệnh ĐMV như: thiếu máu cục bộ cơ tim, nhồi máu cơ tim... Tỷ lệ tử vong do các bệnh lý này cũng đang tăng lên ở các nước phát triển. Theo tốc độ tăng trưởng kinh tế và lối sống cộng đồng như hiện nay ở Việt Nam thì dự báo số người tử vong do bệnh ĐMV là khoảng 100.000 người mỗi năm. Theo thang điểm Framingham, dựa vào 5 yếu tố (Tuổi, HDL- C, Cholesterol toàn phần, hút thuốc lá, trị số huyết áp tâm thu) người ta cho điểm theo từng mức độ, sau đó tính tổng số điểm để ước lượng ra nguy cơ bệnh ĐMV trong 10 năm tới là bao nhiêu phần trăm(3,10). Ở Việt Nam, ngày càng tăng tỷ lệ RLLP theo sự phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, nghiên cứu đánh giá nguy cơ bệnh ĐMV trong tương lai ở đối tượng này chưa được quan tâm nhiều. Chính vì vậy, chúng tôi nghiên cứu này nhằm mục tiêu: Ước tính nguy cơ bệnh ĐMV trong 10 năm theo thang điểm Framingham ở người có RLLP máu. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu - Gồm 131 người có RLLP máu đến khám và điều trị nội trú tại khoa Tim mạch - Bệnh viện E Hà Nội. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nghiên cứu * Tuổi > 18 * Chẩn đoán RLLP máu dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán của WHO/ISH năm 1999, khuyến cáo của hội tim mạch Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 khi có rối loạn một trong những thành phần lipid cơ bản như(10): . Cholesterol toàn phần > 5,2mmol/l. . Triglyceride > 2,3 mmol/l. . HDL-C < 0,9 mmol/l. . LDL-C > 3,4 mmol/l. * Những người bệnh phải có đầy đủ chỉ tiêu nghiên cứu theo thiết kế nghiên cứu đã đề ra. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Tiến cứu, cắt ngang mô tả có phân tích. Nội dung nghiên cứu Các bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện E được phát hiện có RLLP máu theo khuyến cáo của hội tim mạch Việt Nam thông qua các xét nghiệm cholesterol toàn phần, triglyceride, HDL-C và LDL-C. Các đối tượng nghiên cứu được hỏi, khám lâm sàng tỉ mỉ, phát hiện các Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 60 YTNC và đăng ký vào hồ sơ nghiên cứu theo mẫu chung, thống nhất, bao gồm: - Đo chiều cao, cân nặng: sử dụng cân bàn Trung Quốc có cả thước đo chiều cao. Tính chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index: BMI) theo công thức: BMI = trọng lượng cơ thể (kg)/(chiều cao (m))2 - Phân loại BMI dựa vào tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới áp dụng cho khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (2000)(1). - Đo vòng bụng (ngang qua rốn), vòng mông (ngang qua vị trí hai mấu chuyển xương đùi): sử dụng thước vải nylon. Tính tỷ số VB/VM. - Đo huyết áp động mạch bằng máy đo huyết áp đồng hồ của Nhật. Huyết áp được đo ở cánh tay trái trong lúc nghỉ ở phòng yên tĩnh, đo 2 lần và lấy số trung bình cộng. - Xét nghiệm hoá sinh: các xét nghiệm cholesterol toàn phần (TC), LDL-C, HDL-C, triglyceride hóa sinh máu được lấy từ máu tĩnh mạch vào buổi sáng, lúc đói (ít nhất 8 giờ sau ăn). Những xét nghiệm sinh hóa thường quy được tiến hành bằng các kỹ thuật truyền thống, giá trị bình thường dựa vào hằng số sinh hóa người Việt Nam trưởng thành. Xử lý số liệu Các số liệu thu được từ nghiên cứu sẽ được xử lý bằng các thuật toán thống kê sử dụng trong y sinh học trên phần mềm SPSS (Statistical Package for Social Sciences) 13.0 for windows trên máy vi tính cá nhân. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 1: Một số đặc điểm của các đối tượng nghiên cứu Nhóm Thông số Chung (n = 131) Nam (n = 52) Nữ (n = 79) P Tuổi trung bình, năm 62 ±11 63 ± 12 62 ± 11 > 0,05 Trung bình (kg/m2) 22,9 ± 1,18 22,1 ± 1,64 22,1 ± 2,03 > 0,05 BMI Tăng, n (%) 43 (32,8) 19 (36,5) 24 (30,4) > 0,05 Trung bình 0,91 ± 0,04 0,90 ± 0,04 0,90 ± 0,04 > 0,05 VB/VM Tăng, n (%) 48 (36,7) 15 (28,9) 33 (41,8) > 0,05 * Qua bảng 1 ta thấy: - Không có sự khác biệt về độ tuổi giữa hai giới nam và nữ. - Tuổi của bệnh nhân có RLLP máu nằm điều trị thấp nhất là 34 tuổi; cao nhất là 79 tuổi; lứa tuổi trên 60 chiếm hơn một nửa. - Đa số những người có RLLP máu đều có tỉ lệ BMI và tỉ lệ VB/VM cao hơn bình thường (lần lượt là: 32,8% và 36,7%). Bảng 2: Tình hình RLLP ở nhóm nghiên cứu Nhóm Thông số Chung (n = 131) Nam (n = 52) Nữ (n = 79) P Trung bình, mmol/l 5,66 ± 1,02 5,07 ± 0,75 5,64 ± 1,17 > 0,05 TC Tăng TC, n (%) 94 (71,8) 42 (44,7) 52 (55,3) > 0,05 Trung bình, mmol/l 3,11 ± 0,85 3,29 ± 0,72 2,99 ± 0,91 < 0,05 LDL-C Tăng LDL-C, n (%) 45 (34,4) 20 (44,4) 25 (55,6) > 0,05 Trung bình, mmol/l 1,51 ± 0,29 1,47 ± 0,31 1,53 ± 0,27 > 0,05 HDL-C Giảm HDL-C, n (%) 1 (0,8) 0 (0) 1 (100) > 0,05 Trung bình, mmol/l 3,41 ± 0,97 3,16 ± 0,44 3,57 ± 0,83 > 0,05 Triglyceride Tăng triglycerid, n (%) 74 (56,5) 23 (31,1) 51 (68,9) < 0,05 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 61 * Qua bảng 2 ta thấy: - Thành phần RLLP chủ yếu thấy tăng TC với mức tăng trung bình là 5,66 ± 1,02 mmol/L. Tỷ lệ rối loạn theo thứ tự lần lượt là: tăng TC (71,8%), tăng triglyceride (55,0%), tăng LDL-C (34,4%) và giảm HDL-C (0,8%). - Giới nam và nữ đều có tình trạng RLLP như nhau (p > 0,05). Bảng 3: Ước tính nguy cơ mắc bệnh ĐMV trong 10 năm tới theo thang điểm Framingham Nhóm Nguy cơ Chung (n = 131) Nam (n = 52) Nữ (n = 79) p Điểm trung bình ( X ±SD) 10,3 ± 3,25% 10,9 ± 2,96% 4,2 ± 2,18% < 0,05 Nguy cơ > 40%, n (%) 0 (0) 0 (0) 0 (0) Nguy cơ 21-40%, n (%) 18 (13,7) 17 (94,4) 1 (5,6) < 0,05 Nguy cơ 11-20%, n (%) 41 (31,3) 29 (70,7) 12 (29,3) < 0,05 Nguy cơ 5-10%, n (%) 21 (16,1) 4 (19,0) 17 (81,0) < 0,05 Nguy cơ < 5%, n (%) 51 (38,9) 2 (3,9) 49 (96,1) < 0,05 * Qua bảng 3 ta thấy: - Theo thang điểm Framingham thì nhóm nguy cơ bệnh ĐMV trong 10 năm tới ở bệnh nhân nghiên cứu này tập trung ở mức thấp và trung bình (38,9% và 31,3%). Mức nguy cơ cao chiếm tỷ lệ thấp và không gặp trường hợp nào có điểm rất cao. - Hai giới có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức nguy cơ, trong khi nam giới chủ yếu là mức nguy cơ trung bình và cao thì nữ giới lại tập trung ở mức nguy cơ thấp (p < 0,05). Bảng 4: Ước tính nguy cơ mắc bệnh ĐMV trong 10 năm tới theo thang điểm Framingham theo nhóm có và không có tăng cholesterol Nhóm Nguy cơ Không tăng cholesterol (n = 37) Có tăng cholesterol (n = 94) P Điểm trung bình, ( X ±SD) 5,4 ± 2,17% 12,2 ± 3,27% < 0,05 Nguy cơ > 40%, n (%) 0 0 Nguy cơ 21-40%, n (%) 1 (2,7) 17 (18,1) < 0,05 Nguy cơ 11-20%, n (%) 9 (24,3) 32 (34,0) < 0,05 Nguy cơ 5-10%, n (%) 5 (13,5%) 16 (17,9) > 0,05 Nguy cơ < 5%, n (%) 22 (59,5) 29 (30,9) < 0,05 * Qua bảng 4 ta thấy: - Tăng cholesterol toàn phần chiếm tỷ lệ khá cao trong cơ cấu RLLP máu, nhóm bệnh nhân có tăng cholesterol có mức nguy cơ mắc bệnh ĐMV cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không có tăng cholessterol (p < 0,05). - Tỷ lệ nguy cơ cao ở nhóm tăng cholesterol cao hơn so với nhóm không tăng cholesterol có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Bảng 5: Ước tính nguy cơ mắc bệnh ĐMV trong 10 năm tới theo thang điểm Framingham theo nhóm có và không có giảm HDL-C Nhóm nguy cơ Không giảm HDL- C (n = 130) Có giảm HDL-C (n = 1) p Điểm trung bình, ( X ± SD) 10,2 ± 3,22% 20,0 ± 3,01% > 0,05 Nguy cơ > 40%, n (%) 0 0 Nguy cơ 21-40%, n (%) 17 (13,1) 1(100) > 0,05 Nguy cơ 11-20%, n (%) 41 (31,5) 0 > 0,05 Nguy cơ 5-10%, n (%) 21 (16,1) 0 > 0,05 Nguy cơ 0,05 * Qua bảng 5 ta thấy: Giảm HDL- C là một YTNC độc lập trong các nguy cơ bệnh ĐMV tính theo thang điểm Framingham. Ở bảng này cho thấy bệnh nhân giảm HDL-C chiếm tỷ lệ nhỏ và ước tính nguy cơ cao gấp đôi so với nhóm không giảm HDL- C, tuy nhiên điều đó không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Bảng 6: Ước tính nguy cơ mắc bệnh ĐMV trong 10 năm tới theo thang điểm Framingham theo nhóm có và không có tăng LDL-C Nhóm Nguy cơ Không tăng LDL-C (n = 86) Có tăng LDL-C (n = 45) p Điểm trung bình ( X ±SD) 8,8 ± 3,16 % 13,1 ± 3,25% < 0,05 Nguy cơ > 40%, n (%) 0 0 Nguy cơ 21-40%, n (%) 9 (9,4) 9 (20,0) < 0,05 Nguy cơ 11-20%, n (%) 26 (30,2) 15 (33,3) > 0,05 Nguy cơ 5-10%, n (%) 11 (12,8) 10 (22,2) > 0,05 Nguy cơ < 5%, n (%) 40 (46,5) 11 (24,4) < 0,05 * Qua bảng 6 ta thấy: - Mức nguy cơ mắc bệnh ĐMV trong 10 năm theo thang điểm Framingham ở nhóm tăng Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 62 LDL-C cao hơn so với nhóm không tăng LDL-C có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). - Phân bố ở mức nguy cơ thì hai nhóm khác nhau, nhóm không tăng LDL-C có mức nguy cơ thấp và trung bình là chủ yếu và ngược lại nhóm có tăng LDL-C thì mức nguy cơ trung bình gặp nhiều hơn (p < 0,05). BÀN LUẬN Các YTNC gây ra VXĐM thì có rất nhiều bao gồm các yếu tố cố hữu không thể thay đổi được như quy định gen di truyền, sự già đi của tuổi tác, giới tính, tình trạng mãn kinh ở nữ và YTNC có thể thay đổi được như: RLLP máu, THA, ĐTĐ, hút thuốc lá, nghiện rượu, lối sống tĩnh tại ít hoạt động thể lực và chế độ dinh dưỡng. Theo nghiên cứu Framingham đã đưa ra 5 tiêu chí đánh giá và cho điểm nhằm mục đích ước lượng nguy cơ mắc bệnh ĐMV trong 10 năm(7,1,9). Việc cho điểm và ước tính nguy cơ này nhằm đánh giá nguy cơ tim mạch trong xử trí RLLP máu. Nguy cơ bệnh ĐMV 10 năm theo ước tính được chia ra các mức độ thấp là < 10%, trung bình là từ 10 đến 20% và cao là > 20%. Từ đó đề ra mục tiêu điều trị RLLP máu. Kết quả của nghiên cứu cho thấy bệnh nhân RLLP máu có mức nguy cơ trung bình là chủ yếu (31,3%), mức nguy cơ rất cao > 40% không gặp trường hợp nào. Kết quả này không được so sánh với các tài liệu trong nước do chưa có nghiên cứu nào công bố, nhưng khác với một số nghiên cứu nước ngoài là tỷ lệ nhóm bệnh nhân có nguy cơ trung bình và cao (> 20%) mắc bệnh ĐMV gặp nhiều hơn, thậm chí là cả nhóm có nguy cơ rất cao (> 40%)(5,2). Sự khác nhau về giới cũng là một yếu tố nguy cơ cố hữu, giới nam trong nghiên cứu này có tỷ lệ mức nguy cơ 10 năm bệnh ĐMV trung bình và nguy cơ cao hơn là nữ giới (p < 0,05). Theo điều tra thì tỷ lệ nam giới hút thuốc lá nhiều hơn nữ giới, đây là một đặc điểm ở người Việt Nam, trong khi các nước châu Âu thì tỷ lệ nữ hút thuốc lá gặp khá nhiều. Cholesterol là thành phần lipid được đánh giá cho điểm theo thang điểm Framingham. Nồng độ cholesterol tăng lên còn được xét đến lứa tuổi để cho điểm, cùng nồng độ cholesterol thì càng ít tuổi càng bị coi là có nguy cơ cao hơn. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy: nhóm đối tượng có nồng độ cholesterol máu tăng cao sẽ có điểm nguy cơ trung bình mắc bệnh ĐMV cao hơn hẳn nhóm không có tăng cholesterol (12,2%). Nếu đem so sánh hai nhóm có và không tăng cholesterol thì thấy nhóm có tăng cholesterol có mức nguy cơ bệnh ĐMV cao và trung bình hơn hẳn nhóm đối tượng không tăng cholesterol. Ở mức nguy cơ thấp thì hai nhóm này tương đương nhau (p>0,05). HDL-C là thành phần lipoprotein có lợi, nó không chỉ tham gia vào vận chuyển các acid béo mà còn ngăn cản quá trình hình thành mảng vữa xơ. Sự giảm HDL-C trong máu được coi là dấu hiệu nguy cơ đối với bệnh VXĐM. Kết quả của nghiên cứu cho thấy nhóm đối tượng có giảm HDL-C chiếm số rất ít và có điểm ước tính nguy cơ trung bình bệnh ĐMV cao gấp đôi điểm ước tính trung bình của nhóm không giảm HDL-C. Bệnh nhân có giảm HDL-C đồng thời có mức nguy cơ bệnh ĐMV 10 năm là > 20%. Trong nhóm đối tượng không giảm HDL-C thì mức nguy cơ gặp chủ yếu là thấp và trung bình, mức nguy cơ cao chỉ có (13%). Điều này cũng phù hợp vì tăng HDL-C là làm giảm nguy cơ bệnh ĐMV. Tuy nhiên, do số lượng của nhóm có giảm HDL-C chỉ có 1 bệnh nhân, đây chưa phải là trị số trung bình của 1 nhóm, nên sự so sánh này có lẽ cũng chưa thật sự chuẩn xác. Từ trên, chúng tôi mới chỉ đề cập đến hai thành phần trong rối loạn lipid máu được đưa vào tính điểm Framingham là TC và HDL-C. Vậy thì LDL-C không có liên quan gì đến bệnh ĐMV sao? Theo cơ chế bệnh sinh của mảng vữa xơ đã được mô tả thì sự lắng đọng của các lipoprotein có trọng lượng phân tử thấp dưới lớp nội trung mạc động mạch chính là tiền đề tạo nên mảng vữa xơ. Sự giảm HDL-C là yếu tố thuận lợi giúp tiến triển mảng vữa xơ. Trong thực hành lâm sàng thì kiểm soát nồng độ LDL-C mới là đích của điều trị. Thực vậy theo khuyến cáo thì có 3 mức độ LDL-C cần phải kiểm soát dựa trên việc đánh giá nguy cơ tim mạch được nói trong phần trên. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 63 Kết quả của nghiên cứu này cho thấy mức nguy cơ bệnh ĐMV 10 năm theo thang điểm Framingham ở nhóm có tăng LDL-C không nhiều (13,1%), nhưng luôn cao hơn có ý nghĩa thống kê khi so với nhóm đối tượng không tăng LDL-C (p < 0,05). Đồng thời trong nhóm đối tượng có tăng LDL-C thì tỷ lệ bệnh nhân có nguy cơ cao nhiều hơn, trong khi nhóm đối tượng không tăng LDL-C thì tỷ lệ bệnh nhân có nguy cơ bệnh động mạch vành thấp là chủ yếu. Nghiên cứu của Kwon SW(6) về các dấu hiệu của lipoprotein có trọng lượng phân tử thấp ở đối tượng có các nguy cơ bệnh động mạch vành và hội chứng vành cấp cho thấy: tuổi trung bình là 63,1 ± 11,0, nhóm đối tượng có tăng LDL-C thì điểm ước tính theo Framingham là: 13,9 ± 3,1 so với nhóm không tăng LDL-C là 11,0 ± 4,9 (p < 0,05). KẾT LUẬN Qua nghiên cứu ước lượng nguy cơ bệnh ĐMV trong 10 năm theo thang điểm Framingham ở 131 người RLLP, chúng tôi rút ra kết luận như sau: Điểm ước tính nguy cơ mắc bệnh ĐMV trong 10 năm theo Framingham là trung bình: 10,3 ± 3,25%. Trong đó, nam (10,9 ± 2,96%) cao hơn so với nữ (4,2 ± 2,18%) có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Nguy cơ mắc bệnh ĐMV trong 10 năm theo Framingham ở nhóm có tăng TC, tăng LDL-C (lần lượt là: 12,2 ± 3,27% và 13,1 ± 3,25%) cao hơn so với nhóm không tăng cholesterol, tăng LDL-C (lần lượt là: 5,4 ± 2,17% và 8,8 ± 3,16%) có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế, Tổng cục thống kê (2003), “BMI, Bảng số liệu phân tích ban đầu điều tra y tế Quốc gia 2001 – 2002”, NXB Y học, Tr. 10 2. Brindle PM, McConnachie A, Upton MN, Hart CL, Smith GD and Watt GCM (2005), “The accuracy of the Framingham risk- score in different socioeconomic groups: a prospective study”. British Journal of General Practice, 55: 838–845. 3. Broad JB, Grandes JB, Marshall RJ, et al (2007), “L'utilisation de la Framingham Score de Prévision de maladies cardio-vasculaires pour les patients en soins de première ligne et sans, une histoire de maladies cardio-vasculaires” Volume 16, Supplement 2, S59. 4. Đặng Vạn Phước (2006), “Khuyến cáo về
Tài liệu liên quan