Tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 2 tuổi và thực hành nuôi dưỡng trẻ của bà mẹ tại Hướng Hóa và Dakrong năm 2011

Đặt vấn đề: Hướng Hóa và Dakrong hai huyện nghèo của Quảng Trị, nơi cư ngụ chủ yếu của người dân tộc thiểu số Vân Kiều và Pako. Tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) của trẻ còn cao. Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ và thực hành nuôi dưỡng của bà mẹ. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 780 trẻ dưới 2 tuổi và 780 bà mẹ. Kết quả: Tỷ lệ trẻ SDD nhẹ cân là 36,2%, thấp còi là 46,5% và gầy còm là 10,5%. Thực hành của bà mẹ cho trẻ bú sớm một giờ sau sinh là 93,3% và bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu là 37%. 36,5% trẻ được ăn bổ sung (ABS) trước 4 tháng tuổi và 43,6% trẻ được tập ăn bổ sung từ 6-8 tháng tuổi. 21% trẻ được ăn đủ 4 nhóm thực phẩm. Có mối liên quan giữa thực hành cho trẻ bú mẹ hoàn toàn dưới 6 tháng với thể nhẹ cân (OR=2,19,95%CI: 1,04-4,60) và thể gầy còm (OR=6,86, 95%CI: 1,28-36,68) và giữa uống viên sắt khi mang thai với thể thấp còi (OR=1,58, 95%CI: 1,0-2,37). Kết luận: Tỷ lệ SDD trẻ dưới 2 tuổi rất cao. Có mối liên quan giữa SDD với thực hành cho trẻ bú mẹ và việc uống viên sắt với SDD thể thấp còi.

pdf6 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 266 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 2 tuổi và thực hành nuôi dưỡng trẻ của bà mẹ tại Hướng Hóa và Dakrong năm 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012 116 TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ DƯỚI 2 TUỔI VÀ THỰC HÀNH NUÔI DƯỠNG TRẺ CỦA BÀ MẸ TẠI HƯỚNG HÓA VÀ DAKRONG NĂM 2011 Đoàn Thị Ánh Tuyết*, Lê Thị Hương** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Hướng Hóa và Dakrong hai huyện nghèo của Quảng Trị, nơi cư ngụ chủ yếu của người dân tộc thiểu số Vân Kiều và Pako. Tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) của trẻ còn cao. Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ và thực hành nuôi dưỡng của bà mẹ. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 780 trẻ dưới 2 tuổi và 780 bà mẹ. Kết quả: Tỷ lệ trẻ SDD nhẹ cân là 36,2%, thấp còi là 46,5% và gầy còm là 10,5%. Thực hành của bà mẹ cho trẻ bú sớm một giờ sau sinh là 93,3% và bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu là 37%. 36,5% trẻ được ăn bổ sung (ABS) trước 4 tháng tuổi và 43,6% trẻ được tập ăn bổ sung từ 6-8 tháng tuổi. 21% trẻ được ăn đủ 4 nhóm thực phẩm. Có mối liên quan giữa thực hành cho trẻ bú mẹ hoàn toàn dưới 6 tháng với thể nhẹ cân (OR=2,19,95%CI: 1,04-4,60) và thể gầy còm (OR=6,86, 95%CI: 1,28-36,68) và giữa uống viên sắt khi mang thai với thể thấp còi (OR=1,58, 95%CI: 1,0-2,37). Kết luận: Tỷ lệ SDD trẻ dưới 2 tuổi rất cao. Có mối liên quan giữa SDD với thực hành cho trẻ bú mẹ và việc uống viên sắt với SDD thể thấp còi. Từ khóa: suy dinh dưỡng, tình trạng dinh dưỡng, kiến thức thực hành nuôi dưỡng trẻ. ABSTRACT NUTRITIONAL STATUS OF CHILDREN UNDER 2 YEARS OLD AND CHILD CARE PRACTICE OF THE MOTHERS IN HUONG HOA AND DAKRONG DISTRICT IN 2011 Doan Thi Anh Tuyet, Le Thi Huong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 116 - 121 Introduction: Huong Hoa and Dakrong are two poor districts of Quang Tri province which is mainly the Van Kieu and Pako people live. The prevalence of malnutrition children is high. Objectives: To assess nutritional status of children under two years old and child care practice of mothers. A cross-sectional study was conducted among 780 children under two and their mothers. Results: the prevalence of malnutrition of children under two was 36.2% by underweight, 46.5% by stunting and 10.5% by wasting. The prevalence of mothers breastfeeding children one hour after birth was 93.3%, and exclusive breastfeeding up to 6 months was 37%. Among the children have been receiving supplementary food, there was 36.5% children were introduced supplementary food before 4 months and 43.6% of them were fed supplementary food within 6 to 8 months old. Only 21% of children were fed enough four groups of essensial food. There was an association between the mothers’ practice of exclusively breastfeeding and underweight (OR = 2.19, 95% CI 1.04 – 4.60) and wasting (OR = 6.86, 95% CI 1.28 – 36.68) and association of taking iron tablets during pregnant of the mothers with stunting (OR=1.58, 95%CI 1.0-2.37). * Bộ môn Dinh dưỡng – An toàn thực phẩm - Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch ** Viện Y học Dự phòng và Y tế Công cộng, trường Đại học Y Hà Nội Tác giả liên lạc: ThS.BS. Đoàn Thị Ánh Tuyết ĐT: 0987896498 Email: dtatuyet101@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012 117 Conclusions: the prevalence of children malnutrition under two was high in the study area. There was an association between malnutrition and the breastfeeding practice and the association of taking iron tablets during pregnant of the mothers with the stunting. Key words: malnutrition, nutritional status, child care practice. ĐẶT VẤN ĐỀ SDD vẫn còn là một vấn đề sức khỏe cộng đồng ở Việt Nam và để lại những hậu quả nghiêm trọng. Mọi lứa tuổi đều có nguy cơ SDD nhưng thường gặp nhất ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là nhóm trẻ trong giai đoạn cai sữa mẹ 6 - 24 tháng tuổi. Tại Việt Nam, Chương trình Dinh dưỡng Quốc gia đã có hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng chung trong cả nước(10). Tuy nhiên, sự khác biệt về điều kiện kinh tế xã hội giữa các vùng miền khiến cho tỷ lệ SDD tại vùng núi vẫn còn rất cao. Quảng Trị là một tỉnh nghèo của miền Trung, nơi cư ngụ chủ yếu của người dân tộc thiểu số Vân Kiều và Pako. Tỷ lệ SDD của trẻ em nơi đây còn rất cao. Theo số liệu của tỉnh, tính đến tháng 6/2009 tỷ lệ SDD của Hướng Hóa là 39,2% và Dakrong là 36,6%. Vấn đề SDD của trẻ dưới 2 tuổi ở hai huyện vùng núi này rất đáng quan tâm. Do đó, để có được bức tranh về tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới hai tuổi cũng như thực hành nuôi dưỡng trẻ của bà mẹ và có các bằng chứng khoa học cho các hoạt động can thiệp dinh dưỡng hiệu quả hơn trong thời gian tới, chúng tôi tiến hành nghiên cứu với hai mục tiêu: 1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới hai tuổi tại vùng dân tộc thiểu số của huyện Hướng Hóa và Dakrong năm 2011; 2. Mô tả thực hành nuôi dưỡng trẻ của các bà mẹ và mối liên quan với tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới hai tuổi tại vùng dân tộc thiểu số của huyện Hướng Hóa và Dakrong năm 2011. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Địa điểm Huyện Hướng Hóa và Dakrong tỉnh Quảng Trị. Đối tượng: Trẻ em dưới 2 tuổi và các bà mẹ. Phương pháp Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu Z2(1-α/2) x p (1-p) n =  d2 p = 0,36 (báo cáo của tỉnh 2009), Z (1-α/2) = 1,96 với độ tin cậy 95% và α= 0,05 và d = 0,05 -> n1= n2 = 355. Thêm 5% bỏ cuộc làm tròn cỡ mẫu là 375. Vậy mỗi huyện sẽ có 375 trẻ được chọn => n = 750 - Giai đoạn I (chọn huyện): chọn chủ đích 2 huyện tỉnh Quảng Trị là Hướng Hóa và Dakrong. - Giai đoạn II (chọn thôn): trong 133 thôn của Hướng Hóa và 87 thôn của Dakrong (tổng cộng 220 thôn), chúng tôi bốc thăm ngẫu nhiên 35 thôn ở mỗi huyện. - Giai đoạn III (chọn đối tượng nghiên cứu): trong danh sách trẻ dưới 2 tuổi của huyện cùng với các thông tin về giới tính, ngày tháng năm sinh, tên mẹ đã được lập và sử dụng để chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống. Thu thập số liệu Các số liệu cân nặng chiều cao được thu thập theo kỹ thuật chuẩn. Phỏng vấn theo bộ câu hỏi để thu thập thông tin. Phân tích số liệu Các số liệu nhân trắc được tính toán dựa theo quần thể tham khảo WHO 2005. Trẻ được coi là nhẹ cân, thấp còi hoặc gầy còm nếu cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi và cân nặng theo chiều cao lần lượt nhỏ hơn -2SD. Số liệu được phân tích bằng chương trình SPSS 16.0 và Stata 10.1 và Excel 2007. KẾT QUẢ Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012 118 Có 780 trẻ và bà mẹ trẻ tham gia nghiên cứu. Phân bố giới tính của trẻ dưới 2 tuổi khá đồng đều, nữ giới là 49% và nam giới là 51%. Nghề nghiệp chính của các bà mẹ là làm ruộng chiếm 96,3%; 57% các bà mẹ nơi đây không biết đọc biết viết. Gần 46% hộ gia đình không đủ gạo ăn trong năm vừa qua, tỷ lệ thiếu gạo dưới 3 tháng là 72%, còn lại là 28% thiếu gạo từ 3 tháng trở lên và có đến gần 38% hộ gia đình được xếp vào hộ gia đình nghèo. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ Biểu đồ 1. Tỷ lệ các thể suy dinh dưỡng Tỷ lệ suy dinh dưỡng chung trong nghiên cứu cao nhất là thể thấp còi 46,5%, tiếp theo là thể nhẹ cân là 36,2% và thể gầy còm là 10,5%. Huyện Hướng Hóa có tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cao hơn Dakrong ở tất cả các thể suy dinh dưỡng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở thể nhẹ cân và thấp còi, p<0,05. Tỷ lệ suy dinh dưỡng mức độ nặng (<-3SD) ở thể nhẹ cân là 8,7%, thể thấp còi là 18,5% và thể gầy còm là 1%. Tỷ lệ suy dinh dưỡng mức trung bình (<-2SD) thể nhẹ cân 27,4%, thể thấp còi 28,1% và thể gầy còm 9,5%. Thực hành nuôi dưỡng trẻ của bà mẹ Thực hành chăm sóc bà mẹ khi mang thai Tỷ lệ đi khám thai của các bà mẹ gần 95% (739/779). Tỷ lệ khám thai từ 3 lần trở lên đạt được 80%. 86% bà mẹ có uống viên sắt khi mang thai nhưng số tháng uống viên sắt trung bình chỉ có 4,9 ± 2,5 (tháng). Tỷ lệ bà mẹ sinh tại cơ sở y tế của các bà mẹ là 65%. Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) Bảng 2. Thực hành của bà mẹ về NCBSM Chỉ số Dakrong Hướng Hóa Chung n % n % n % Bú ngay trong 1 giờ đầu (n=779) 366 92,4 361 94,3 727 93,3 Không vắt bỏ sữa non (n=779) 391 98,7 360 94,0 751 96,4 NCBSMHT đến 6 tháng (n=612) * 145 48,3 81 26,0 226 36,9 Tỷ lệ trẻ dưới 6 tháng được bú mẹ hoàn toàn 24h qua (n=163) * 72 76,6 43 62,3 115 70,6 *p<0,05 Tỷ lệ bà mẹ cho bú ngay trong vòng 1 giờ sau sinh và không vắt bỏ sữa non trước khi cho trẻ bú lần đầu rất cao đều trên 90%. 37% trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi và 71% trẻ dưới 6 tháng tuổi được bú sữa mẹ hoàn toàn 24h qua. Hướng Hóa có tỷ lệ trẻ được bú mẹ hoàn toàn đều thấp hơn Dakrong có ý nghĩa thống kê. Thực hành cho trẻ ăn bổ sung Biểu đồ 3. Thời điểm cho trẻ ABS Có đến 36,5% trẻ được cho ABS trước 4 tháng tuổi và 16% trẻ được cho ăn trong khoảng thời gian từ 4-6 tháng tuổi. Chỉ có 31% trẻ được ABS từ 6 tháng trở lên. Trong đó, trẻ được ABS hợp lý trong 6-8 tháng tuổi chỉ khoảng 44% với số bữa ABS trung bình hàng ngày là 3,3 ± 1,1 bữa (n=86). Bảng 4. Tỷ lệ nhóm thực phẩm (TP) tiêu thụ của trẻ dưới 2 tuổi trong 24 giờ qua Chỉ số Dakrong n=302 Hướng Hóa n=315 Chung n=617 n % n % n % TP giàu đạm 213 70,5 215 68,3 428 69,0 TP giàu béo 171 56,6 149 47,3 320 52,0 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012 119 TP giàu tinh bột 136 45,0 213 67,6 349 56,6 TP giàu vitamin /khoáng 211 69,9 202 64,1 413 67,0 Trẻ được ăn đủ 4 nhóm TP 54 17,9 77 24,4 131 21,2 Tỷ lệ nhóm thức ăn giàu đạm và giàu vitamin/khoáng chất được các bà mẹ chú trọng hơn nhóm tinh bột; chất béo vẫn ít được quan tâm nhất trong bữa ăn của trẻ từ 6-23 tháng tuổi. Tương tự ở hai huyện chất đạm được chú trọng nhất Dakrong là 71% và Hướng Hóa là 68%. Tỷ lệ trẻ được ăn đủ 4 nhóm thực phẩm rất thấp, chỉ có 21%. Dakrong có tỷ lệ này thấp hơn huyện Hướng Hóa nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p>0,05. Thực hành chăm sóc sức khỏe cho trẻ 70% trẻ dưới 2 tuổi được cân ngay sau sinh. Gần 96% trẻ được theo dõi cân nặng hàng tháng và 94% các bà mẹ thực hành cho trẻ bú đúng khi bị tiêu chảy. 80% các bà mẹ đưa con đến cơ sở y tế khi trẻ bị tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp. Còn lại 14,3% tự kiếm thuốc lá nam và 5,2% tự mua thuốc cho con uống và một số ít “cúng giàng”. Lý do họ đưa ra là làm theo tập quán cũ. Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng của trẻ với thực hành nuôi dưỡng trẻ của các bà mẹ Có mối liên quan giữa thực hành NCBSMHT với SDD thể nhẹ cân,(OR=2,19; 95% CI: 1,04-4,60) và với SDD thể gầy còm, với OR=6,86; 95%CI: 1,28-36,68 Có mối liên quan giữa thực hành uống viên sắt khi mang thai của các bà mẹ với SDD thể thấp còi, OR=1,58; 95%CI: 1,0-2,37. BÀN LUẬN Kết quả của nghiên cứu cho thấy SDD vẫn là vấn đề sức khỏe phổ biến tại địa bàn nghiên cứu vì tỷ lệ SDD tại địa bàn nghiên cứu cao hơn rất nhiều so với số liệu của toàn tỉnh Quảng Trị và toàn quốc theo thống kê của Viện Dinh dưỡng(9) (bảng 5). Tỷ lệ này có giảm năm 2011 khi so sánh với nghiên cứu được thực hiện năm 2010 của tác giả Vũ Phương Hà trên cùng nhóm đối tượng là trẻ dưới 2 tuổi và cùng địa bàn nghiên cứu(12). Sự giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng này có được nhờ một phần không nhỏ từ chương trình can thiệp dinh dưỡng của các tổ chức quốc tế và các chương trình mục tiêu Quốc gia về dinh dưỡng. Huyện Hướng Hóa có tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cao hơn Dakrong ở tất cả các thể suy dinh dưỡng. Do đó cần lưu ý đặc điểm này khi triển khai các chương trình dinh dưỡng tại đây. Bảng 5. So sánh các thể SDD với số liệu ở các địa phương khác SDD Đ.T.A.Tuyết V.P.Hà Quảng Trị Toàn quốc Nhẹ cân 36 ,2% 42,1% 19,5% 17,5% Thấp còi 46,5% 48,2% 32,9% 29,3% Gầy còm 10,5% 13,9% 7,1% 7,1% Thực hành chăm sóc thai nghén của bà mẹ trên địa bàn nghiên cứu là khá tốt. 80% các bà mẹ đều được khám thai ít nhất là 3 lần trong suốt thời kỳ mang thai, kết quả này tương tự như kết quả của tác giả Lê Thị Hương tại Hưng Yên là 78,7%(2) và Trần Văn Hà (82,3%) tại Sóc Sơn Hà Nội(7). Tỷ lệ bà mẹ được uống viên sắt khi có thai khoảng 86% cao gấp hai lần so với Vũ Phương Hà (35,9%)(13). Tuy nhiên, số tháng uống viên sắt trong nghiên cứu khá thấp, không song hành với tỷ lệ bà mẹ có uống viên sắt. Chứng tỏ, việc duy trì uống viên sắt trong suốt thai kỳ là vấn đề của các bà mẹ nơi đây. Tỷ lệ bà mẹ sinh tại cơ sở y tế trong nghiên cứu có cải thiện hơn so với năm 2010 (65% so với 57%)(12). Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ có những điểm tốt nhưng cũng có những điểm hạn chế. Có 93,3% trẻ được cho bú ngay trong vòng giờ đầu sau khi sinh. Tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của tác giả Dương Văn Đạt là 73,6%(1) và Phạm Văn Hoan là 45,8%(4). Tỷ lệ bà mẹ vắt sữa non trước khi cho bú lần đầu là 3,6%, con số này thấp hơn so với các nghiên cứu trước. Như vậy có thể nói việc thực hành cho trẻ bú sữa non của các bà mẹ là rất tốt. Tỷ lệ 37% trẻ được cho bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là khá cao và khá thành công trong nỗ lực thúc đẩy NCBSMHT tại địa phương này. Kết quả này cao hơn hẳn so với tỷ lệ chung của cả nước (19,6%)(11); nếu như so sánh với trước đây một Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012 120 năm thì tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn đến 6 tháng chỉ là 13,8%(13). Kết quả nghiên cứu cho thấy có 43,6% trẻ được ABS từ 6-8 tháng tuổi và tương tự với kết quả chung của khu vực Châu Á và Thái Bình Dương năm 2007 là 45%(9) nhưng lại thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của Trần Thị Ngọc Hà tại Hà Tĩnh là 86,7% trong nhóm tuổi 6-9 tháng(7). Điều này cho thấy tỷ lệ trẻ được cho ăn bổ sung sớm (trước 6 tháng tuổi) là một vấn đề cần được quan tâm lớn giải thích vì sao trẻ được ABS đúng thời điểm (6-8 tháng tuổi) bị giảm thấp xuống còn 44%. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tỷ lệ này khá thấp chỉ có 21% trẻ trong độ tuổi ABS được ăn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm thiết yếu. Kết quả này thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của Phạm Văn Phú tại Quảng Nam là 46%(5). Với tỷ lệ rất thấp này, một lần nữa nghiên cứu cho thấy trẻ em trong địa bàn hai huyện Hướng Hóa và Dakrong có rất nhiều nguy cơ phối hợp làm giảm tỷ lệ trẻ được ABS hợp lý và tăng nguy cơ suy dinh dưỡng. Chăm sóc sức khỏe cho trẻ sau sinh và chăm sóc khi trẻ bệnh của các bà mẹ cho kết quả thực hành khá tốt. Tỷ lệ các bà mẹ đã xử trí đúng trong nghiên cứu là 80%, cao hơn nghiên cứu của Vũ Phương Hà (chỉ có 75,4% bệnh NKHH và 69,5% tiêu chảy cấp được xử trí đúng) và thấp hơn trong nghiên cứu của Trần Thị Mai (94,7%)(13). Tuy nhiên, vẫn còn đến 20% các bà mẹ có những giải pháp sai như tự đi kiếm thuốc lá nam cho con uống và 5,2% tự mua thuốc cho con uống và một số ít “cúng giàng”. Đây là những đối tượng cần được chú ý hướng dẫn trong cộng đồng để tăng tỷ lệ xử trí đúng khi trẻ bệnh. Nghiên cứu nhận thấy rằng việc không uống viên sắt trong thai kỳ và sinh con tại nhà của các bà mẹ làm trẻ có nguy cơ bị SDD thể thấp còi (OR=1,58, 95% CI: 1,05-2,37) và SDD thể gầy còm (OR=1,60, 95% CI: 1,06-2,67) cao hơn bà mẹ có uống viên sắt và sinh tại cơ sở y tế. Nghiên cứu tại Tuyên Quang cũng cho thấy việc không uống viên sắt trong khi mang thai làm tăng nguy cơ trẻ bị thấp còi, với (OR=1,2, 95% CI: 0,73-1,99)(3). Với chỉ tiêu NCBSMHT dưới 6 tháng của TCYTTG cho thấy bà mẹ có thực hành sai thì nguy cơ trẻ bị SDD nhẹ cân và gầy còm cao hơn tương ứng là 2,19 lần (95% CI: 1,04-4,60) và 6,68 lần (95% CI: 1,28-36,68) so với các bà mẹ có thực hành đúng về chỉ tiêu này. KẾT LUẬN Tỷ lệ SDD trẻ dưới 2 tuổi còn rất cao so với toàn tỉnh và quốc gia năm 2010. Có mối liên quan giữa SDD với thực hành nuôi con bằng sữa mẹ và có mối liên quan giữa thực hành uống viên sắt khi mang thai của các bà mẹ với SDD thể thấp còi. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Duong DV, Colin W Binns, and et al (2004). Breast-feeding initiation and exclusive breast-feeding in rural Vietnam. Public Health Nutrition, 7 (6): 795–799. 2. Lê Thị Hương, Phạm Thị Thúy Hòa (2008). Thực hành nuôi dưỡng trẻ của bà mẹ và tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới hai tuổi huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên. Tạp chí Y học thực hành, trang 23-26. 3. Nguyễn Thị Thanh Thuấn (2010). Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố ảnh hưởng ở trẻ dưới 5 tuổi dân tộc tày tại huyện Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang. Luận văn thạc sỹ dinh dưỡng cộng đồng, Đại Học Y Hà Nội, trang 32-52. 4. Phạm Văn Hoan, Vũ Quang Huy và Erika Lutz (2006). Thực hành nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ dưới 24 tháng tuổi tại một số xã thuộc Nghệ An, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Lai Châu, Điện Biên 2005 và Hà Tây 2006. Tạp chí Y học Việt Nam, 12 (329), trang 39-46. 5. Phạm Văn Phú, Nguyễn Xuân Ninh, Phạm Duy Tường và cs (2005). Thực hành nuôi dưỡng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ 1-24 tháng tuổi tại 2 huyện Núi Thành và Thăng Bình, Tỉnh Quảng Nam. Tạp chí Y học thực hành năm 2005, số 505 (3 ), trang 3-7. 6. Trần Thị Mai (2004). Một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng trẻ em dân tộc Ê Đê, M'Nông tại 2 xã tỉnh Đăk Lăk năm 2004. Luận văn thạc sỹ Y tế Công cộng, Đại học Y Hà nội, trang 34-57. 7. Trần Thị Ngọc Hà (1996). Tìm hiểu tập quán nuôi con và một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng ở hai huyện - thị xã thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Luận văn thạc sỹ dinh dưỡng cộng đồng, Đại Học Y Hà Nội, trang 33-51. 8. Trần Văn Hà (2007). Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi, thể gầy còm và một số yếu tố liên quan tại xã Việt Long và Phù Ninh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Luận văn thạc sỹ Y tế Công cộng, Trường Đại Học Y Hà Nội, trang 31-57. 9. UNICEF (2008). The State of the World's Children 2009: Maternal and Newborn Health. New York, 124-125. 10. Viện Dinh Dưỡng (2010). Số liệu thống kê suy dinh dưỡng trẻ em năm 2010. Trích dẫn ngày 12 tháng 9 năm 2011 từ Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012 121 trang thong-ke-ve-tinh-trang-dinh-duong-tre-em-qua-cac- nam.aspx. 11. Viện Dinh Dưỡng (2010). Xu hướng giảm suy dinh dưỡng ở bà mẹ và trẻ em dưới 5 tuổi năm 2000 – 2009. Hệ thống giám sát dinh dưỡng toàn quốc. Tổng cục Thống kê và Viện Dinh dưỡng. 12. Viện Dinh Dưỡng, UNICEF (2011). Tình hình dinh dưỡng Việt Nam năm 2009-2010. Nhà xuất bản Y học, trang 1-33. 13. Vũ Phương Hà (2010). Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 2 tuổi và kiến thức thực hành của bà mẹ về việc nuôi con bằng sữa mẹ và cho trẻ ăn bổ sung. Luận văn thạc sỹ Y tế Công cộng, Trường Đại Học Y Hà Nội, trang 31-50. 14. WHO (2008). Indicators for assessing infant and young child feeding practices: part 1: definitions: conclusions of a consensus meeting held 6-8 November 2007 in Washington D.C. USA, Geneva, 1-19.
Tài liệu liên quan