Vai trò của tình trạng viêm dẫn đến suy giảm chức năng lớp nội mạc động mạch trong bệnh lý động mạch
vành đã và đang được nghiên cứu. Tình trạng viêm nhiễm nha chu có thể là một yếu tố tiềm ẩn liên kết sức khỏe
răng miệng và bệnh tim mạch.
Mục tiêu: Nghiên cứu này đánh giá tình trạng nha chu của người bệnh động mạch vành (ĐMV) và khảo sát
một số tương quan về biểu hiện nha chu ở người bệnh ĐMV.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang khảo sát lâm sàng tình trạng nha chu của 140 bệnh nhân bệnh ĐMV
tại bệnh viện Chợ Rẫy Tp.HCM, so sánh với nhóm chứng cùng độ tuổi không bị bệnh ĐMV và phân tích tình
trạng nha chu theo các mức độ hẹp ĐMV.
Kết quả: Chỉ số mảng bám (1,61 ± 0,32), chỉ số nướu (1,31 ± 0,34), mất bám dính lâm sàng (3,99 ± 1,19
mm) ở nhóm bệnh ĐMV cao hơn có ý nghĩa so với các chỉ số này ở nhóm chứng (p<0,05). Tỉ lệ viêm nha chu
nặng ở nhóm bệnh 45% cao hơn có ý nghĩa so với tỉ lệ 7,14% ở nhóm chứng (p<0,05). Có sự tương quan thuận
giữa độ hẹp ĐMV (84,34 ± 15,26 %) với độ sâu túi nha chu (1,80 ± 0,70 mm) (r=0,221; p<0,01), với mất bám
dính lâm sàng (3,99 ± 1,19 mm) (r = 0,275; p<0,01) và với các mức độ viêm nha chu (nhẹ, trung bình, nặng)
(r=0,239; p<0,01).
Kết luận: Tình trạng nha chu của người bệnh ĐMV xấu hơn tình trạng nha chu của người không có bệnh
ĐMV, đồng thời mức độ bệnh nha chu tăng theo mức độ hẹp động mạch vành.
6 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 376 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình trạng nha chu của người bệnh động mạch vành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 40
TÌNH TRẠNG NHA CHU CỦA NGƯỜI BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH
Nguyễn Thị Thụy Vũ*, Hoàng Tử Hùng*
TÓM TẮT
Vai trò của tình trạng viêm dẫn đến suy giảm chức năng lớp nội mạc động mạch trong bệnh lý động mạch
vành đã và đang được nghiên cứu. Tình trạng viêm nhiễm nha chu có thể là một yếu tố tiềm ẩn liên kết sức khỏe
răng miệng và bệnh tim mạch.
Mục tiêu: Nghiên cứu này đánh giá tình trạng nha chu của người bệnh động mạch vành (ĐMV) và khảo sát
một số tương quan về biểu hiện nha chu ở người bệnh ĐMV.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang khảo sát lâm sàng tình trạng nha chu của 140 bệnh nhân bệnh ĐMV
tại bệnh viện Chợ Rẫy Tp.HCM, so sánh với nhóm chứng cùng độ tuổi không bị bệnh ĐMV và phân tích tình
trạng nha chu theo các mức độ hẹp ĐMV.
Kết quả: Chỉ số mảng bám (1,61 ± 0,32), chỉ số nướu (1,31 ± 0,34), mất bám dính lâm sàng (3,99 ± 1,19
mm) ở nhóm bệnh ĐMV cao hơn có ý nghĩa so với các chỉ số này ở nhóm chứng (p<0,05). Tỉ lệ viêm nha chu
nặng ở nhóm bệnh 45% cao hơn có ý nghĩa so với tỉ lệ 7,14% ở nhóm chứng (p<0,05). Có sự tương quan thuận
giữa độ hẹp ĐMV (84,34 ± 15,26 %) với độ sâu túi nha chu (1,80 ± 0,70 mm) (r=0,221; p<0,01), với mất bám
dính lâm sàng (3,99 ± 1,19 mm) (r = 0,275; p<0,01) và với các mức độ viêm nha chu (nhẹ, trung bình, nặng)
(r=0,239; p<0,01).
Kết luận: Tình trạng nha chu của người bệnh ĐMV xấu hơn tình trạng nha chu của người không có bệnh
ĐMV, đồng thời mức độ bệnh nha chu tăng theo mức độ hẹp động mạch vành.
Từ khoá: bệnh động mạch vành, tình trạng nha chu, viêm nha chu
ABSTRACT
PERIODONTAL STATUS OF PATIENTS WITH CORONARY ARTERY
Nguyen Thi Thuy Vu, Hoang Tu Hung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 2 - 2013: 40 - 45
Background: The role of inflammation leads to reduced arterial endothelium function in coronary artery
disease have been studied. Periodontal inflammation may be an underlying factor linking oral health and
cardiovascular disease.
Objectives: This study was to evaluate the periodontal status of patients with coronary artery disease and a
correlation survey on periodontal manifestations in people with coronary artery disease.
Methods: In this cross-sectional study, the periodontal status of 140 patients with coronary artery disease at
Cho Ray Hospital - HCMC was compared with controls of the same age without coronary artery disease and was
analyzed on the severity of coronary artery narrow.
Results: Plaque Index (1.61 ± 0.32), Gingival Index (1.31 ± 0.34), Clinical Attachment Loss (3.99 ± 1.19
mm) in the patient group was significantly higher than the index in the control group (p < 0.05). Rate of severe
periodontitis (45%) in the patient group was significantly higher than the rate of severe periodontitis (7.14%) in
the control group (p < 0.05). The significant positive correlation between the degree of coronary artery stenosis
* Khoa RHM, Đại Học Y Dược TPHCM
Tác giả liên lạc: ThS. Nguyễn Thị Thụy Vũ ĐT: 0988548459 Email: thuyvunguyen2001@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 41
(84.34 ± 15.26 %) with Probing Pocket Depth (1.80 ± 0.70 mm) (r = 0.221, p < 0.01), Clinical Attachment Loss
(3.99 ± 1.19 mm) (r = 0.275, p < 0,01) and with the levels of periodontitis (light, medium, heavy) (r = 0.239, p <
0.01).
Conclusions: The periodontal status of patients with coronary artery disease worse periodontal status of the
same age without coronary artery disease, and the level of periodontal disease increases with the degree of coronary
artery stenosis.
Key words: coronary heart disease, periodontal status, periodontitis
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, bệnh lý tim mạch, nhất là bệnh
động mạch vành (ĐMV), là nguyên nhân chính
gây tử vong ở các nước phát triển. Tại Việt Nam
cũng như các nước đang phát triển khác, số
trường hợp bệnh ĐMV ngày càng được phát
hiện nhiều hơn. Bệnh lý này đã làm ảnh hưởng
không nhỏ đến sức khỏe, đời sống kinh tế, xã hội
của tất cả các nước. Các công trình nghiên cứu
đã công nhận một số yếu tố nguy cơ của bệnh
ĐMV. Tuy nhiên, những yếu tố này chỉ lý giải
được từ khoảng 1/2 đến 3/4 số trường hợp bệnh
ĐMV(8,10), do đó dường như còn những yếu tố
nguy cơ quan trọng khác. Gần đây, một số
nghiên cứu chú trọng đến vai trò của tình trạng
viêm nhiễm dẫn đến suy giảm chức năng lớp nội
mạc động mạch trong bệnh lý ĐMV(5).
Viêm nha chu là một bệnh nhiễm trùng mạn
tính, do các vi khuẩn trong miệng tác động lên
các mô quanh răng. Tình trạng viêm nha chu có
thể là một yếu tố tiềm ẩn liên kết sức khỏe răng
miệng và bệnh tim mạch. Chúng tôi thực hiện
nghiên cứu bước đầu đánh giá tình trạng nha
chu ở người bệnh ĐMV, hy vọng có thể góp
phần vào nguồn dữ liệu về mối liên quan giữa
hai bệnh này ở người Việt Nam, với các mục tiêu
cụ thể sau:
Đánh giá tình trạng nha chu của người
bệnh ĐMV và so sánh với người cùng nhóm
tuổi không bệnh ĐMV qua các chỉ số: chỉ số
mảng bám (PI), chỉ số nướu (GI), độ sâu túi
nha chu qua thăm dò (PPD), độ mất bám dính
lâm sàng (CAL).
Khảo sát một số tương quan về biểu hiện
nha chu ở người bệnh động mạch vành.
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang, có nhóm chứng.
Đối tượng nghiên cứu
Nhóm bệnh
140 người bệnh ĐMV tại Bệnh viện Chợ Rẫy
Tp.HCM trong thời gian tiến hành nghiên cứu từ
tháng 1/2011 đến tháng 5/2011. Các bệnh nhân
này được các bác sĩ khoa tim mạch chẩn đoán
bệnh ĐMV dựa vào các tiêu chuẩn: (1) lâm sàng
có cơn đau thắt ngực, (2) điện tâm đồ biến đổi
phù hợp nhồi máu cơ tim, (3) men tim tăng phù
hợp. Ngoài ra, những bệnh nhân này được chụp
ĐMV cho thấy ĐMV bị hẹp ≥ 50% đường kính.
Nhóm chứng
70 người không bệnh ĐMV tại Trung tâm
dưỡng lão Việt Hoa ở quận 8, Tp.HCM. Những
người này không có cơn đau thắt ngực hay nhồi
máu cơ tim trước đó, được xác định bằng bảng
câu hỏi Rose(7,13,15).
Tiêu chí loại trừ cho cả hai nhóm
Còn ít hơn 10 răng thật, đã từng điều trị
nha chu trong vòng 3 tháng trước khi thăm
khám, bệnh lý ác tính, đang dùng thuốc ức chế
miễn dịch hay hóa trị, đái tháo đường, viêm
khớp dạng thấp, nhiễm trùng cấp và mạn tính
(ngoài bệnh nha chu), mang thai, chỉ số BMI >
25, không hợp tác hoặc không tự nguyện tham
gia nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Khám lâm sàng tình trạng nha chu của hai
nhóm, bao gồm khám các chỉ số PI, GI, PPD và
CAL. Người khám được tập huấn về cách khám
và ghi nhận chỉ số nha chu tại bộ môn Nha Chu,
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 42
khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCM.
Xử lý và phân tích số liệu
Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm Excel
2007 và SPSS 13. Mô tả số liệu bằng tần suất, tỷ lệ
phần trăm, số trung bình. So sánh tình trạng nha
chu của hai nhóm và tình trạng nha chu theo các
mức độ hẹp ĐMV bằng kiểm định χ2 và kiểm
định Marginal Homogeneity cho các biến rời,
kiểm định Wilcoxon Signed-Rank và kiểm định
ANOVA cho các biến liên tục. Đo lường sự
tương quan bằng hệ số tương quan Spearman và
Kendall. Liên quan có ý nghĩa khi p<0,05.
KẾT QUẢ
Tình trạng nha chu
Ở nhóm bệnh ĐMV, trung bình ± độ lệch
chuẩn (TB ± ĐLC) của chỉ số PI là 1,61 ± 0,32, GI
1,31 ± 0,34, PPD 1,80 ± 0,70 mm và CAL 3,99 ±
1,19 mm, lớn hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng
(p < 0,05)(Bảng 1).
Bảng 1: Các chỉ số nha chu của nhóm bệnh ĐMV và
nhóm chứng.
Chỉ số nha chu Nhóm bệnh Nhóm chứng Giá trị p
PI
TB ± ðLC 1,61±0,32 1,55 ± 0,28 0,010*
Thấp nhất 0,92 1,00
Cao nhất 2,17 2,00
GI
TB ± ðLC 1,31±0,34 1,15 ± 0,25 0,004*
Thấp nhất 1,00 0,46
Cao nhất 2,17 1,63
Chỉ số nha chu Nhóm bệnh Nhóm chứng Giá trị p
PPD (mm)
TB ± ðLC 1,80 ± 0,70 1,71 ± 0,41 0,229
Thấp nhất 1,00 1,00
Cao nhất 4,25 2,92
CAL (mm)
TB ± ðLC 3,99 ± 1,19 3,13 ± 0,41 0,000*
Thấp nhất 2,22 2,28
Cao nhất 7,72 4,00
* Liên quan có ý nghĩa (p<0,05), kiểm định Wilcoxon
Signed-Rank.
Tỉ lệ các mức độ viêm nướu của hai nhóm
tương tự nhau (p>0,05), đa số có mức độ nhẹ và
trung bình. Trong khi đó, tỉ lệ viêm nha chu ở
nhóm bệnh là 45%, cao hơn có ý nghĩa so với
nhóm chứng chỉ có 7,1% (p<0,05) (Bảng 2).
Bảng 2: Tình trạng viêm nướu và viêm nha chu của
nhóm bệnh ĐMV và nhóm chứng.
Tình trạng nha chu
Nhóm bệnh (n
= 140)
Nhóm chứng
(n = 70)
p
Viêm
nướu
Nhẹ 58 (41,4%) 32 (45,7%)
0,384 TB 79 (56,4%) 38 (54,3%)
Nặng 3 (2,1%) 0 (0%)
Viêm
nha chu
Không 12 (8,6%) 9 (12,9%)
0,000*
Nhẹ 32 (22,9%) 35 (50,0%)
TB 33 (23,6%) 21 (30,0%)
Nặng 63 (45,0%) 5 (7,1%)
* Liên quan có ý nghĩa (p<0,05), kiểm định Marginal
Homogeneity.
Trung bình các chỉ số nha chu tăng dần theo
mức độ hẹp ĐMV, trong đó trung bình PPD và
CAL khác biệt có ý nghĩa giữa các mức độ hẹp
ĐMV (p<0,05) (Bảng 3).
Bảng 3: Các chỉ số nha chu và mức độ hẹp động mạch vành.
Chỉ số nha chu
(TB ± ðLC)
Mức ñộ hẹp ñộng mạch vành
Tổng (n=140) Giá trị p
Hẹp ñộ 2 (n=37) Hẹp ñộ 3 (n=70) Hẹp ñộ 4 (n=33)
PI 1,54 ± 0,30 1,64 ± 0,33 1,65 ± 0,33 1,61 ± 0,32 0,270
GI 1,21 ± 0,25 1,33 ± 0,36 1,38 ± 0,35 1,31 ± 0,34 0,086
PPD 1,51 ± 0,37 1,81 ± 0,67 2,09 ± 0,91 1,80 ± 0,70 0,002*
CAL 3,48 ± 0,83 3,99 ± 1,11 4,55 ± 1,43 3,99 ± 1,19 0,001*
* Liên quan có ý nghĩa (p<0,05), kiểm định ANOVA.
Ở bệnh nhân có ĐMV hẹp độ 2, tỉ lệ các mức
độ VNC không có sự khác biệt nhiều (p>0,05).
Trong khi đó tỉ lệ VNC nặng tăng dần, ở bệnh
nhân có ĐMV hẹp độ 2 là 27%, tăng 44,3% ở
bệnh nhân hẹp ĐMV độ 2, và tăng cao 66,7% ở
bệnh nhân hẹp ĐMV độ 4. Sự khác biệt về tỉ lệ
các mức độ viêm nha chu theo mức độ hẹp động
mạch vành có ý nghĩa (p<0,05) (Bảng 4).
Bảng 4: Tình trạng viêm nha chu và mức độ hẹp
động mạch vành.
Tình trạng
viêm nha
chu
Mức ñộ hẹp ñộng mạch vành Tổng
số ca
(%)
Giá
trị p Hẹp ñộ 2 Hẹp ñộ 3 Hẹp ñộ 4
Không VNC 5 (13,5) 7 (10,0) 0 (0) 12
(8,6)
0,032*
Viêm
nha
chu
Nhẹ 11 (29,7) 14 (20,0) 7 (21,2) 32
(22,9)
Trung 11 (29,7) 18 (25,7) 4 (12,1) 33
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 43
Tình trạng
viêm nha
chu
Mức ñộ hẹp ñộng mạch vành Tổng
số ca
(%)
Giá
trị p Hẹp ñộ 2 Hẹp ñộ 3 Hẹp ñộ 4
bình (23,6)
Nặng 10 (27,0) 31 (44,3) 22 (66,7) 63
(45,0)
Tổng 37 (26,4) 70 (50,0) 33(23,6) 140
(100,0)
* Liên quan có ý nghĩa (p < 0,05), kiểm định χ2.
Phân tích tương quan Spearman cho thấy có
mối tương quan thuận có ý nghĩa giữa PPD,
CAL với độ hẹp ĐMV (Bảng 5).
Bảng 5: Tương quan giữa các chỉ số nha chu và độ
hẹp ĐMV.
Chỉ số nha chu
(TB ± ðLC)
ðộ hẹp ñộng mạch vành
(84,34% ± 15,26)
Giá trị hệ số tương quan r Giá trị p
PI (1,61 ± 0,32) 0,128 0,131
GI (1,31 ± 0,34) 0,146 0,085
PPD (1,80 ± 0,70) 0,221 0,009*
CAL (3,99 ± 1,19) 0,275 0,001*
*Hệ số tương quan Spearman, có ý nghĩa ở mức p<0,01.
Phân tích tương quan Kendall cho thấy có
mối tương quan thuận có ý nghĩa giữa mức độ
viêm nha chu với mức độ hẹp động mạch vành
(Bảng 6).
Bảng 6: Tương quan giữa mức độ bệnh nha chu và độ
hẹp ĐMV.
Mức ñộ bệnh nha chu
Mức ñộ hẹp ñộng mạch vành
Giá trị
hệ số tương quan r
Giá trị p
Mức ñộ viêm nướu 0,137 0,086
Mức ñộ viêm nha chu 0,239 0,001*
*Hệ số tương quan Kendall, có ý nghĩa ở mức p<0,01.
BÀN LUẬN
Khám tình trạng nha chu của 140 người bệnh
ĐMV cho kết quả trung bình chỉ số mảng bám PI
là 1,61 ± 0,32, chỉ số viêm nướu GI là 1,31 ± 0,34,
độ mất bám dính lâm sàng CAL 3,99 ± 1,19 mm;
các chỉ số này cao hơn có ý nghĩa so với ở nhóm
chứng không bệnh ĐMV (p<0,05). Chỉ số mảng
bám nói lên tình trạng vệ sinh răng miệng, sự
tích tụ mảng bám răng lâu ngày sẽ gây viêm
nướu, từ đó có thể dẫn đến viêm nha chu. Tình
trạng viêm nhiễm này có thể góp phần hình
thành mảng xơ vữa động mạch và gây ra bệnh
động mạch vành. Mặt khác, bệnh tật có thể làm
hạn chế chăm sóc răng miệng, nhất là khi điều trị
nội trú ở bệnh viện, do đó tình trạng mảng bám
và viêm nướu sẽ trầm trọng hơn. Sự khác biệt về
các chỉ số nha chu giữa hai nhóm nghiên cứu hỗ
trợ giả thuyết về mối liên quan bệnh sinh giữa
bệnh nha chu với bệnh ĐMV.
Nghiên cứu ghi nhận nhóm bệnh ĐMV có
độ sâu túi nha chu PPD là 1,8 ± 0,7 mm, và độ
mất bám dính lâm sàng CAL là 3,99 ± 1,19 mm.
Kết quả này tương đối phù hợp với nghiên cứu
của Cueto(3) (PPD 2,61 ± 0,56 mm và CAL 4,03 ±
1,63 mm) và Geimar(8) (PPD 2,9 ± 0,9 mm và CAL
3,7 ± 1,5 mm), nhưng thấp hơn kết quả nghiên
cứu của Pornsuda(13) (PPD 4,4 ± 0,9 mm và CAL
6,4 ± 1,9 mm) và Rai(14) (PPD 4,3 ± 1,2 mm và
CAL 6,3 ± 1,4 mm). Điều này có thể do tình trạng
nha chu của các đối tượng nghiên cứu thật sự
khác nhau ở mỗi quốc gia. Tuy nhiên, vì mỗi
nghiên cứu có những tiêu chí chọn mẫu riêng,
tính chủ quan của người khám khác nhau và
nghiên cứu còn bị ảnh hưởng của rất nhiều yếu
tố gây nhiễu khác mà chúng ta không biết hoặc
không kiểm soát được nên đưa đến các kết quả
khác biệt. Trong nghiên cứu này, ngoài những
yếu tố có thể làm cho tình trạng nha chu nặng nề
hơn đã được kiểm soát giống như trong các
nghiên cứu khác (như bệnh lý ác tính, đang
dùng thuốc ức chế miễn dịch hay hóa trị, mang
thai), chúng tôi còn loại trừ những người bệnh
đái tháo đường, người có chỉ số BMI > 25; trong
khi đó nghiên cứu của Pornsuda(13) và Rai(14)
không loại trừ các đối tượng này. Có lẽ vì vậy đã
góp phần làm kết quả tình trạng nha chu của các
nghiên cứu này nặng nề hơn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy sự khác biệt có
ý nghĩa về mức độ viêm nha chu giữa nhóm
bệnh ĐMV với nhóm chứng (p<0,05). Nhận định
này phù hợp với các nghiên cứu có thiết kế
tương tự(3,9,10,12,16) và cũng phù hợp với một số
nghiên cứu có thiết kế khác(1,2,4,6,11). Như đã trình
bày, tỉ lệ viêm nha chu thay đổi nhiều, tùy thuộc
vào tiêu chuẩn định bệnh của mỗi tác giả. Vì vậy,
rất khó so sánh kết quả giữa các nghiên cứu có
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 44
tiêu chuẩn định bệnh khác nhau. So với nghiên
cứu của Cueto ở Tây Ban Nha (2005)(3) có cùng
tiêu chuẩn định bệnh (cho kết quả nhóm bệnh
ĐMV có 97,2% viêm nha chu, trong đó 36,9%
viêm nha chu mức độ nặng), nghiên cứu này
cũng có kết quả tương tự. Tuy nhiên, theo
nghiên cứu của Pornsuda ở Thái Lan (2009)(13) có
tiêu chuẩn định bệnh khác, kết quả chênh lệch
khá nhiều với 100% nhóm bệnh bị viêm nha chu
và có đến 74,3% viêm nha chu nặng.
Cho dù có thiết kế nghiên cứu khác nhau
hay tiêu chuẩn định bệnh khác nhau, hầu hết các
nghiên cứu đều tìm thấy tỉ lệ viêm nha chu ở
nhóm bệnh ĐMV là rất cao và khác biệt có ý
nghĩa so với nhóm chứng. Có thể giải thích điều
này với nhiều lý do, thứ nhất, nhiễm trùng nha
chu có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bệnh
ĐMV theo cơ chế đã trình bày ở trên. Thứ hai,
những cá nhân biết chăm sóc răng miệng của họ
cũng sẽ quan tâm đến những vấn đề sức khỏe
khác bao gồm cả một lối sống có lợi cho sức khỏe
tim mạch.
Tỉ lệ các mức độ viêm nha chu ở bệnh nhân
có ĐMV hẹp độ 2 không có sự khác biệt nhiều
(nhẹ: 29,7%; trung bình: 29,7%; nặng: 27%).
Trong khi đó, ở bệnh nhân có ĐMV hẹp độ 3 tỉ lệ
viêm nha chu nặng khá cao chiếm 44,3% và ở
bệnh nhân tắc hoàn toàn động mạch vành tỉ lệ
này là 66,7%. Sự khác biệt về tỉ lệ các mức độ
viêm nha chu theo mức độ hẹp ĐMV khơi gợi
cho chúng ta một mối nghi ngờ về mối liên quan
giữa hai bệnh này. Theo đó, tỉ lệ viêm nha chu
nặng càng cao khi mức độ hẹp ĐMV càng lớn.
Viêm nha chu nặng hiện diện với tỉ lệ cao ở bệnh
nhân có độ hẹp ĐMV lớn, điều này một lần nữa
ủng hộ vai trò sinh bệnh học của viêm nha chu
trong sự hình thành mảng xơ vữa và bệnh ĐMV.
Tình trạng nha chu ở nhóm bệnh nhân bệnh
ĐMV luôn có khuynh hướng nặng nề hơn so với
nhóm chứng. Khảo sát tương quan giữa hai
bệnh này cho thấy sự tương quan thuận có ý
nghĩa giữa độ hẹp ĐMV (84,34% ± 15,26) với
PPD (1,80 ± 0,70 mm) (r=0,221, p<0,01) và với
CAL (3,99 ± 1,19 mm) (r=0,275, p<0,01). Ngoài ra,
có sự tương quan thuận có ý nghĩa giữa các mức
độ hẹp ĐMV (hẹp độ 2, 3, 4) với các mức độ
viêm nha chu (nhẹ, nặng, trung bình) (r=0,239,
p<0,01). Mối tương quan còn chắc chắn hơn vì
trong nghiên cứu phần lớn các yếu tố có thể gây
nhiễu đã được kiểm soát. Cũng qua khảo sát mối
tương quan này, cho thấy có hiệu ứng đáp ứng
liều của tình trạng bệnh nha chu đối với bệnh
ĐMV, nghĩa là tình trạng bệnh nha chu càng
nặng thì ĐMV tổn thương càng lớn. Hơn nữa,
ảnh hưởng của tình trạng bệnh nha chu đối với
bệnh ĐMV có thể giải thích rõ ràng nhờ những
hiểu biết hiện nay về cơ chế bệnh sinh. Vì thế, có
thể nói bệnh nha chu có tương quan với bệnh
ĐMV trong mẫu nghiên cứu này.
Tuy nhiên, vì đây là một nghiên cứu cắt
ngang nên không thể xác định trình tự thời gian
của mối liên quan giữa bệnh nha chu và sự khởi
phát bệnh ĐMV, và như vậy không thể xác định
quan hệ nhân quả của mối liên hệ. Do đó, nghiên
cứu này chưa thể kết luận bệnh nha chu là yếu tố
nguy cơ thực sự đối với bệnh động mạch vành.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Arbes SJ, Slade GD, Beck JD (1999). Association between
extend of periodontal attachment loss and selft-reported
history of heart attack: An analysis of NHANES III data.
Journal of Dental Research, 78(12): 1777-1782.
2. Beck J, Garcia R, Heiss G (1996). Periodontal disease and
cardiovascular disease. J Periodontol, 67: 1123-1137.
3. Cueto A, Mesa F, Bravo M, Ocana-Riola R (2005). Periodontitis
as risk factor for acute myocardial infarction. A case control
study of Spanish adult. Journal of Periodontal Research, 1: 36-
42.
4. De Stefano F, anda R, Kahn H (1993). Dental disease and risk
of coronary heart disease and mortary. Br Med J, 306: 688-691.
5. Đặng Vạn Phước (2006). Bệnh động mạch vành trong thực
hành lâm sàng. Nhà xuất bản Y học Tp.HCM.
6. Elter J, Champagne C, Offenbacher S (2004). Relationship of
periodontal disease and tooth loss to prevalence of coronary
heart disease. J Periodontal, 75: 782-790.
7. Fischbacher CM, Bhopal R, Unwin N, White M, Alberti
KGMM (2001). The performance of the Rose angina
questionnaire in South Asian and European origin
populations: A comparative study in Newcastb UK.
International Journal of Epiderniology, 30: 1009-1016.
8. Geismar K, Stoltze K (2006). Periodontal disease and coronary
heart disease. J Periodontol, 77: 1547-1554.
9. Lopez R, Oyarzun M, Naranjo C (2002). Coronary heart
disease and periodontitis-a case control study in Chilean
adult. J Clin Periodontal, 29: 468-473.
10. Mattila KJ, Niemine MS, et al (1989). Association between
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 45
dental heath and acute myocardial infraction. British Medical
Journal, 298(6676): 779-781.
11. Morrison H, Ellison L, Taylor G (1999). Periodontal disease
and risk of fatal coronary heart and cerebrovascular disease. J
Cardiovasc Risk, 6: 7-11.
12. Persson GR, Ola O, Thomas P (2003). Chronic periodontitis, a
significant relationship with acute myocardial infarction.
European Heart Journal, 24: 2108-2115.
13. Pornsuda N (2009). The association between periodontal
disease and acute coronary syndrome. Mahidol University,
Thailand.
14. Rai B (2009). Periodontal disease and coronary heart disease.
JK science, 11(4): 194-195.
15. Rose GA (1962). The diagnosis of ischaemic heart pain and
intermittent claudication in field surveys. Bull Org Mond
Sante, 27: 645-658.
16. Starkhammar JC, Richter A, Lundstrom A, Thorstensson H,
Ravald N (2008). Periodontal conditions in patients with
coronary heart disease. J Clin Periodontol, 35: 199-205.