Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện để khảo sát sự hiện diện và số lượng streptococci và Streptoccocus
mutans trong nước bọt và tìm hiểu mối liên quan giữa số lượng vi khuẩn và tình trạng sâu răng.
Phương pháp: Mẫu nước bọt kích thích được thu thập từ học sinh lớp 1 trường tiểu học Huỳnh Kiến Hoa
quận 5, thành phố Hồ Chí Minh. Đánh giá tình trạng sâu răng bằng chỉ số smt-r (WHO, 1997). DNA của vi
khuẩn trong nước bọt được phân ly bằng bộ chiết lọc DNA QIAam DNA Mini Kit (Qiagen). DNA của toàn bộ
vi khuẩn, của streptococci và của Streptoccocus mutans được định lượng bằng Taqman TaqMan real-time PCR
(7900HT, Applied Biosystems) và chuyển đổi sang số lượng vi khuẩn/ml nước bọt.
Kết quả: Kết quả cho thấy số lượng vi khuẩn giữa các cá thể giao động trong 1 biên độ rộng. Không có sự
khác biệt có ý nghĩa về số lượng toàn bộ vi khuẩn, số lượng liên cầu khuẩn và tỷ lệ liên cầu khuẩn giữa nhóm
không sâu răng (n=28, smt-t=0) với nhóm có bị sâu răng (n=66, smt-t≥1). Có 5 mẫu nước bọt không phát hiện sự
hiện diện của S.mutans với giới hạn định lượng là 20 tế bào vi khuẩn trong hỗn hợp phản ứng PCR. Số lượng
trung bình S.mutans (tế bào/ml nước bọt) ở nhóm không sâu răng là 8,5x105 (SD 13,2x105) và nhóm sâu răng là
1,28x107 (SD 2,61x107). Có sự khác biệt có ý nghĩa giữa hai nhóm ở cả số lượng S.mutans và tỷ lệ S.mutans
trong tổng số vi khuẩn và trong tổng số liên cầu khuẩn (Mann-Whitney test, p=0,00). Kết quả cho thấy có mối
liên quan thuận giữa chỉ số smt-t với cả số lượng S.mutans (r=0,517) và tỷ lệ S.mutans trong tổng số vi khuẩn
(r=0,550) và trong tổng số streptococci (r=0,589) (Spearman’ rank test, p=0,00).
Kết luận: Các kết quả gợi ý về một sự kết hợp giữa vi khuẩn S.mutans và tình trạng sâu răng ở dân số
nghiên cứu.
5 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 263 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình trạng sâu răng và Streptoccocus mutans trong nước bọt học sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 318
TÌNH TRẠNG SÂU RĂNG VÀ STREPTOCCOCUS MUTANS
TRONG NƯỚC BỌT HỌC SINH
Trần Thu Thủy*, Haruo Nakagaki**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện để khảo sát sự hiện diện và số lượng streptococci và Streptoccocus
mutans trong nước bọt và tìm hiểu mối liên quan giữa số lượng vi khuẩn và tình trạng sâu răng.
Phương pháp: Mẫu nước bọt kích thích được thu thập từ học sinh lớp 1 trường tiểu học Huỳnh Kiến Hoa
quận 5, thành phố Hồ Chí Minh. Đánh giá tình trạng sâu răng bằng chỉ số smt-r (WHO, 1997). DNA của vi
khuẩn trong nước bọt được phân ly bằng bộ chiết lọc DNA QIAam DNA Mini Kit (Qiagen). DNA của toàn bộ
vi khuẩn, của streptococci và của Streptoccocus mutans được định lượng bằng Taqman TaqMan real-time PCR
(7900HT, Applied Biosystems) và chuyển đổi sang số lượng vi khuẩn/ml nước bọt.
Kết quả: Kết quả cho thấy số lượng vi khuẩn giữa các cá thể giao động trong 1 biên độ rộng. Không có sự
khác biệt có ý nghĩa về số lượng toàn bộ vi khuẩn, số lượng liên cầu khuẩn và tỷ lệ liên cầu khuẩn giữa nhóm
không sâu răng (n=28, smt-t=0) với nhóm có bị sâu răng (n=66, smt-t≥1). Có 5 mẫu nước bọt không phát hiện sự
hiện diện của S.mutans với giới hạn định lượng là 20 tế bào vi khuẩn trong hỗn hợp phản ứng PCR. Số lượng
trung bình S.mutans (tế bào/ml nước bọt) ở nhóm không sâu răng là 8,5x105 (SD 13,2x105) và nhóm sâu răng là
1,28x107 (SD 2,61x107). Có sự khác biệt có ý nghĩa giữa hai nhóm ở cả số lượng S.mutans và tỷ lệ S.mutans
trong tổng số vi khuẩn và trong tổng số liên cầu khuẩn (Mann-Whitney test, p=0,00). Kết quả cho thấy có mối
liên quan thuận giữa chỉ số smt-t với cả số lượng S.mutans (r=0,517) và tỷ lệ S.mutans trong tổng số vi khuẩn
(r=0,550) và trong tổng số streptococci (r=0,589) (Spearman’ rank test, p=0,00).
Kết luận: Các kết quả gợi ý về một sự kết hợp giữa vi khuẩn S.mutans và tình trạng sâu răng ở dân số
nghiên cứu.
Từ khóa: Streptoccocus mutans, sâu răng, nước bọt
ABSTRACT
CARIES EXPERIENCE AND STREPTOCOCCUS MUTANS IN SALIVA OF VIETNAMESE
SCHOOLCHILDREN
Tran Thu Thuy, H. Nakagaki* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 2 - 2013: 318 - 322
Objective: The aim of this study was to quantify oral streptococci and Streptococcus mutans in saliva and to
evaluate the association of the amounts of bacteria with caries experience.
Methods: 94 6-year-old schoolchildren in Ho Chi Minh City, Vietnam, were examined for caries status
(dmf-t, WHO 1997) and stimulated saliva samples were collected. Genomic bacterial DNA was extracted using
the QIAamp DNA Mini Kit (Qiagen). The DNA level of total bacteria, oral streptococci and S.mutans were
quantified using TaqMan real-time PCR (7900HT, Applied Biosystems) with absolute standard curve method
and converted to bacterial cells/ml saliva.
Results: The results showed that the levels of bacteria varied widely among subjects. There was no
* Khoa Răng hàm Mặt ĐH Y Dược Tp.HCM, ** Trường Nha, ĐH Aichi-Gakuin, Nagoya, Nhật Bản
Tác giả liên hệ: Trần Thu Thủy, ĐT: 0913115959, Email: tranthuthuyrhm@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 319
significant difference in the number of total bacteria, oral streptococci and the proportion of oral streptococci
between caries free (n=28, dmf-t=0) and caries group (n=66, dmf-t≥1). S.mutans was not detected in saliva of 5
subjects with a detection limit of approximately 20 bacterial cells in the PCR reaction mixture. The mean amount
of S.mutans (cells/ml saliva) in caries free and caries group was 8.5x105 (SD 13.2x105) and 1.28x107 (SD
2.61x107), respectively. Significant difference was found between caries free and caries subjects in both the number
and the proportion of S.mutans to total bacteria and to oral streptococci (Mann-Whitney test, p=0.00). There was
a positive correlation of dmf-t with both the number of S.mutans (r=0.517) and the proportion of S.mutans to total
bacteria (r=0.550) and to oral streptococci (r=0.589) (Spearman’ rank test, p=0.00).
Conclusion: The results suggested that S.mutans seems to be associated with caries experience in the studied
population.
Key words: Dental caries, Streptoccocus mutans, saliva
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tỷ lệ sâu răng cũng như mức độ trầm trọng
của sâu răng đã giảm đáng kể trong các thập kỷ
gần đây, đặc biệt ở các nước công nghiệp hóa.
Bất chấp các tiến bộ trong nha khoa phòng ngừa
đã được áp dụng dựa trên nền tảng sâu răng là
bệnh đa yếu tố, sâu răng vẫn là một trong những
bệnh phổ biến nhất cùng với sự tồn tại của một
nhóm sâu răng rất cao.
Streptococcus mutans được cho là vi khuẩn
chủ yếu gây bệnh sâu răng do khả năng sinh
acid và chịu đựng được môi trường acid.
Nhưng có nhiều loại vi khuẩn khác trong
miệng cũng tạo ra acid và chịu đựng được
acid. Kết quả của các nghiên cứu vi khuẩn học
gần đây cho thấy các Streptococci non-mutans
cũng đóng vai trò quan trọng trong bệnh sâu
răng(2). Một số nghiên cứu cho thấy sự kết hợp
giữa số lượng và mật độ Streptococci mutans
với tình trạng sâu răng. Một số khác lại báo
cáo sâu răng xảy ra mà không cần có sự hiện
diện của S. mutans và các cá thể có mức độ S.
mutans cao không nhất thiết bị sâu răng(1). Vì
thế thông tin chi tiết về số lượng và thành
phần vi khuẩn trong miệng có liên quan đến
bệnh sâu răng sẽ đóng góp thêm thông tin về
vai trò của các vi khuẩn trong bệnh sâu răng,
nhận diện nhóm nguy cơ cao và có thể đóng
góp trong việc lượng giá nguy cơ sâu răng của
một cá thể.
Với sự phát triển trong lãnh vực sinh học
phân tử, Real-time PCR đã cung cấp một công cụ
chuyên biệt, tương đối nhanh với độ nhạy cao để
nhận diện và định lượng chính xác vi khuẩn so
với phương pháp cấy khuẩn kinh điển(3).
Ứng dụng tiện ích của Real-time PCR, để
hiểu rõ hơn về quần thể vi khuẩn trong miệng
chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm khảo
sát sự hiện diện và số lượng streptococci và
Streptoccocus mutans trong nước bọt và tìm hiểu
mối liên quan giữa số lượng vi khuẩn với tình
trạng sâu răng.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mẫu nghiên cứu
Mẫu nước bọt nghiên cứu được thu thập từ
học sinh lớp 1 trường tiểu học Huỳnh Kiến Hoa,
quận 5, thành phố Hồ Chí Minh, ở những học
sinh phụ huynh đồng ý cho con tham gia
chương trình nha học đường. Học sinh được
khám và ghi nhận tình trạng sâu răng theo
hướng dẫn của WHO (1997). Để thu thập mẫu
nước bọt, học sinh được hướng dẫn nhai 1 viên
paraffin và đùn nước bọt ra ly thu thập trong
vòng 3 phút. Với mỗi mẫu, 1ml nước bọt được
hút và chuyển sang eppendorf polypropylene
tube 2ml (loại chuyên biệt cho PCR), bảo quản
trong đá và chuyển ngay sang tủ đông -20°C.
Các mẫu nước bọt sau đó được đông khô tại
Phòng Thí nghiệm trọng điểm phía Nam để bảo
quản cho đến khi sử dụng cho phân tích.
Ly trích DNA
Đầu tiên, mẫu nước bọt đông khô được rửa
với 1000 µl dung dịch PBS rồi trải qua quy trình
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 320
xử lý chuyên biệt dành cho các vi khuẩn Gram
(+) để đảm bảo ly trích DNA hiệu quả. Cụ thể,
thêm vào mỗi tuýp chứa mẫu 180 µl dung dịch
enzyme (20mM tris-HCl, 2mM EDTA, 1% triton
X-100, pH 8; 20mg/ml Lysozyme) và 5 µl
Mutanolysin (2000U/ml). Hỗn hợp được ủ ở
37°C trong 2 giờ. Sau đó genome của vi khuẩn
trong mẫu được tách chiết và tinh lọc bằng bộ
chiết lọc DNA làm sẵn (QIAamp DNA Mini Kit,
Qiagen) theo hướng dẫn của nhà sản xuất. DNA
sau khi tách được đánh giá độ tinh khiết và nồng
độ bằng spectrophotometer (NanoDrop ND-
1000, USA) và bảo quản ở -85ºC cho đến khi
phân tích.
Real time PCR định lượng vi khuẩn
DNA của toàn bộ các loại vi khuẩn (Uni)
trong mẫu nước bọt, của streptococci (Strep) và
S.mutans (Smu) được định lượng bằng TaqMan
Real-time PCR (7900HT Fast Real-time PCR,
Applied Biosystems) với phương pháp tính toán
trực tiếp từ nồng độ chuẩn. Với PCR định lượng
toàn bộ vi khuẩn và streptococci, DNA ly trích từ
S.mitis GTC 1101 được dùng để làm chuẩn. Với
định lượng S.mutans chuẩn là DNA của S.mutans
ATCC 25175. Nồng độ DNA chuẩn cho định
lượng toàn bộ vi khuẩn là 3,5 - 0,14ng, tỷ lệ pha
loãng 1/5. Nồng độ DNA chuẩn cho định lượng
streptococci là 12,8-12,8x10-4ng, cho S.mutans là
4,5-4,5x10-5ng với cùng tỷ lệ pha loãng 1/10. Các
cặp primer và TaqMan Probe sử dụng trong
nghiên cứu đã được mô tả trong các nghiên cứu
trước(6) (Bảng 1) và đặt hàng Applied Biosystems
sản xuất. Mỗi phản ứng PCR được thực hiện với
tổng thể tích 25 µl gồm 12,5 µl Master Mix, 500
nM cho mỗi primer, 200 nM probe, 5 µl DNA ly
trích từ mẫu/DNA chuẩn. Định lượng PCR được
thực hiện lặp 3 lần cho tất cả DNA chuẩn và
mẫu. Phản ứng PCR thực hiện theo quy trình:
50ºC trong 2 phút, 95ºC trong 10 phút và 60 chu
kỳ 95ºC trong 15 giây rồi 58ºC trong 1 phút.
Bảng 1: PCR primer và TaqMan probe.
Primer và Probe
Vi khuẩn chung
(Uni)
5’-CGC TAG TAA TCG TGG ATC AGA
ATG-3’
5’-TGT GAC GGG CGG TGT GTA-3’
5’- FAM-CAC GGT GAA TAC GTT CCC
GGG C-TAMRA -3’
Streptococci
(Strep)
5’- AGA TGG ACC TGC GTT GTA TTA
GCT -3’
5’- TAC TGC TGC CTC CCG TAG GA -3’
5’- FAM-CAC ACT GGG ACT GAG ACA
CGG CCC-TAMRA -3’
S. mutans
(Smu)
5’-GCC TAC AGC TCA GAG ATG CTA
TTC T-3’
5’-GCC ATA CAC CAC TCA TGA ATT
GA-3’
5’-FAM-TGG AAA TGA CGG TCG CCG
TTA TGA A-TAMRA -3’
Kết quả định lượng DNA của mẫu được
chuyển đổi sang số lượng tế bào vi khuẩn/ml
nước bọt theo cách tính toán của Kuboniwa(4),
dựa trên số liệu kích thước genome của mutans
streptococci là tương đương 2,6 fg DNA, tương
tự S.mitis là 2,31fg DNA.
Xử lý thống kê
Sử dụng kiểm định Mann-Whitney để so
sánh số lượng và tỷ lệ vi khuẩn giữa các nhóm,
kiểm định Spearman’ rank để khảo sát mối liên
quan giữa tình trạng sâu răng và lượng vi
khuẩn.
KẾT QUẢ
Tổng cộng đã phân tích vi khuẩn trong 94
mẫu nước bọt, trong đó có 28 mẫu từ học sinh
không bị sâu răng và 66 mẫu của học sinh có ít
nhất 1 răng sâu. Số trung bình smt-r ở nhóm sâu
răng là 5,3 ± 3,3 (trung bình ± độ lệch chuẩn), với
biên độ 1 - 13 răng sâu/cá thể.
Mật độ vi khuẩn trong nước bọt thay đổi rất
lớn giữa các cá thể trong nghiên cứu. Bảng 2
trình bày số lượng vi khuẩn trong mẫu nghiên
cứu. Không có sự khác biệt có ý nghĩa về số
lượng toàn bộ vi khuẩn, số lượng streptococci và
tỷ lệ streptococci giữa nhóm không sâu răng với
nhóm có bị sâu răng. Có 5 mẫu nước bọt không
phát hiện sự hiện diện của S.mutans. Tỷ lệ hiện
diện của S.mutans trong nhóm không sâu răng là
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 321
85,7% (24/28), nhóm sâu răng là 94,1% (65/66).
Bảng 3 trình bày tỷ lệ streptococci và S.mutans
trong nước bọt. Có sự khác biệt có ý nghĩa giữa
hai nhóm ở cả số lượng S.mutans và tỷ lệ
S.mutans trong tổng số vi khuẩn và trong tổng số
streptococci (Mann-Whitney test, p=0,00).
Bảng 2: Số trung bình vi khuẩn trong nước bọt.
Vi khuẩn
(tế bào/ml)
Không sâu răng
(TB ± ðLC)
Sâu răng
(TB ± ðLC)
Uni 4,87x108±3,78x108 5,04x108±3,46x108
Strep 1,69x108±1,44x108 1,89x108±1,66x108
Smu* 8,50x105±13,2 x105 1,28x107±2,61x107
*: Kiểm định Mann-Whitney p=0,00.
Bảng 3: Tỷ lệ streptococci và S.mutans.
Vi khuẩn
(%)
Không sâu răng
(TB ± ðLC)
Sâu răng
(TB ± ðLC)
Strep/Uni 35,21 ± 14,00 33,50 ± 15,91
Smu/Uni* 0,24 ± 0,42 2,18 ± 3,96
Smu/Strep* 0,62 ± 1,00 5,78 ± 8,57
*: Kiểm định Mann-Whitney p=0,00.
Có mối liên quan thuận giữa chỉ số smt-r với
cả số lượng S.mutans (r = 0,517) và tỷ lệ S.mutans
trong tổng số vi khuẩn (r = 0,550) và trong tổng
số streptococci (r = 0,589) (Spearman’ rank test, p
= 0,00).
BÀN LUẬN
Sâu răng là bệnh đa yếu tố, là hệ quả của mối
tương tác giữa vi khuẩn trong miệng, chế độ ăn,
hàm răng và môi trường miệng(5). Về mặt vi
khuẩn, S.mutans là vi khuẩn trong nhóm có kết
hợp với sâu răng thường được phân lập nhất. Vì
thế S.mutans được coi là một dấu hiệu gợi ý có
giá trị của bệnh sâu răng, nhưng không nhất
thiết là yếu tố bệnh căn(1). Số liệu trong nghiên
cứu cũng đưa ra các nhận xét tương tự với việc
nhận diện S.mutans ở trên 85% cá thể trong
nhóm không sâu răng và gần 95% cá thể ở nhóm
sâu răng, tương tự với kết quả của các tác giả
khác. Hơn thế nữa kết quả nghiên cứu cho thấy
có sự khác biệt về cả số lượng S.mutans và tỷ lệ
của vi khuẩn này trong tổng số vi khuẩn trong
miệng và trong tổng số streptococci trong miệng.
Kết quả này cho thấy vai trò quan trọng của mật
độ/số lượng vi khuẩn trong môi trường miệng,
gợi ý về chiến lược dự phòng sâu răng nhắm vào
việc giảm số lượng vi khuẩn trong môi trường
miệng.
Nhóm lứa tuổi học sinh tiểu học, 6 - 12 tuổi,
là nhóm tuổi đặc trưng bởi sự tăng trưởng và
phát triển. Đây là giai đoạn hàm răng hỗn hợp,
có rất nhiều thay đổi tác động đến tình trạng sâu
răng như rụng răng sữa và mọc răng vĩnh viễn,
thay đổi chế độ ăn. Về tự nhiên, giai đoạn mọc
răng từ lúc răng bắt đầu nhú vào trong xoang
miệng cho đến khi đạt đến vị trí chức năng là
một giai đoạn thử thách rất lớn, nguy cơ sâu
răng cao. Tình trạng sâu răng đã qua của răng
sữa (thể hiện qua chỉ số smt-r), theo các báo cáo
trước, cũng là một dấu hiệu gợi ý có giá trị trong
việc đánh giá nguy cơ, tiên lượng sâu răng trong
tương lai. Nghiên cứu thực hiện ở học sinh lớp 1,
lớp đầu tiên trong giai đọan tiểu học, bắt đầu
được chăm sóc răng miệng thông qua chương
trình nha học đường nên số liệu thu được sẽ
giúp ích thiết thực cho việc hoạch định kế hoạch,
nhận diện nhóm nguy cơ cao, hướng tới chương
trình phòng ngừa đạt hiệu quả cao giảm thiểu
chi phí. Sự kết hợp giữa tình trạng sâu răng (chỉ
số smt-r) với cả số lượng và tỷ lệ vi khuẩn
S.mutans trong tổng số vi khuẩn trong nước bọt
trong kết quả nghiên cứu này phù hợp báo cáo
của một số tác giả, tái khẳng định ảnh hưởng của
trình trạng sâu răng đã qua tới nguy cơ sâu răng
hiện tại và khả năng sâu răng sắp tới.
Sâu răng, như đã biết, là kết quả của một
tương tác đa yếu tố. Khía cạnh vi khuẩn cùng
với các yếu tố khác sẽ góp phần xây dựng một
chương trình sàng lọc và chăm sóc phòng ngừa
sâu răng, gia tăng sức khỏe răng miệng. Kết quả
của nghiên cứu gợi ý việc kiểm soát vi khuẩn
trong miệng đặc biệt là S.mutans có thể góp phần
phòng ngừa sâu răng đáng kể. Tuy nhiên cần có
nhiều nghiên cứu hơn nữa trong lãnh vực này.
KẾT LUẬN
Các kết quả gợi ý về một sự kết hợp giữa vi
khuẩn S.mutans và tình trạng sâu răng ở dân số
nghiên cứu. Các chiến lược phòng ngừa sâu răng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 322
dựa trên việc tác động vào vi khuẩn trong miệng
có thể là một hướng nhiều hứa hẹn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Beighton D (2005). The complex oral microflora of high-risk
individuals and groups and its role in the caries process.
Community Dent Oral Epidemiol, 33(4): 248-255.
2. Takahashi N, Nyvad B (2008). Caries ecology revisited:
microbial dynamics and the caries process. Caries Res, 42(6):
409-418.
3. Heid CA, StevensJ, Livak KJ, Williams PM (1996). Real-time
quantitative PCR. Genome Res, 6: 968-994.
4. Kuboniwa M, Amano A, Kirura KR, Sekine S (2004).
Quantitative detection of periodontal pathogens using real-
time polymerase chain reaction with Taqman probes. Oral
Microbio Immun, 19: 168-176.
5. Marsh PD. (1999). Microbiologic aspects of dental plaque and
dental caries. Dent Clin North Am, 43(4): 599-614.
6. Yoshida A, Suzuki N, Nakano Y, Kawada M (2003).
Development of a 5’Nuclease-Based Real-time PCR Assay for
quantitative detection of cariogenic dental pathogens. Journal
of Clin Microbio, 41: 4438-4441.