Bối cảnh: Stress ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới nhưng những nghiên cứu về stress nói
riêng cũng như về sức khỏe tâm thần vẫn chưa được chú trọng một cách đúng mức. Điển hình là có rất ít
các nghiên cứu về tình trạng mắc stress trên đối tượng sinh viên ở Việt Nam. Nghiên cứu này thực hiện
nhằm xác định tình trạng mắc stress và các yếu tố liên quan của sinh viên Y Tế Công Cộng (YTCC) Đại
học Y Dược TP.Hồ Chí Minh (ĐHYD TPHCM), Việt Nam.
Mục tiêu: Xác định tình trạng stress của sinh viên YTCC- ĐHYD TPHCM năm 2010 và các yếu tố
liên quan.
Phương pháp: Nghiên cứu sử dụng thiết kế cắt ngang mô tả trên 182 sinh viên YTCC- DHYD
TPHCM. Bộ câu hỏi tự điền được thiết kế gồm 3 phần chính : bộ câu hỏi tự cảm nhận stress dựa trên thang
đo PSS, bộ câu hỏi xác định tính cách hướng nội và hướng ngoại, bộ câu hỏi một số yếu tố liên quan đến
stress trong môi trường học tập.
Kết quả: Sinh viên bị stress bệnh lý chiếm tỉ lệ khá cao với 24,2%, trong đó có 2,8% sinh viên bị stress
bệnh lý nặng. Tỉ lệ sinh viên bị stress ở nhà trọ và ở nhà người thân cao hơn tỉ lệ sinh viên bị stress ở kí túc
xá. . Đa số sinh viên YTCC – ĐHYD TPHCM có tính cách hướng ngoại. Tìm được mối liên quan giữa
tình trạng mắc stress và tính cách của sinh viên : những sinh viên bị stress có tính cách hướng nội cao gấp
2,5 lần tỉ lệ sinh viên bị stress bệnh lý có tính cách hướng ngoại. Thống kê từ các yếu tố trong môi trường
học tập cho thấy hơn 80% sinh viên cảm thấy căng thẳng vì khối lượng bài vở nhiều, căng thẳng trước mỗi
kì thi và việc học thi gây mệt mỏi. Nhưng qua thực tế nghiên cứu thì vẫn chưa tìm ra mối liên quan giữa
stress và các yếu tố trong môi trường học tập.
Kết luận: Sức khỏe tâm thần của đối tượng sinh viên không chỉ chịu ảnh hưởng của chất lượng môi
trường học tập và gia đình mà còn bị chi phối bởi các đặc điểm cá nhân và xã hội. Tỉ lệ sinh viên YTCC bị
stress bệnh lý là khá cao, bên cạnh đó tìm được mối liên quan giữa tình trạng bị stress với tính cách hướng
nội và hướng ngoại. Do đó những nỗ lực để nâng cao sức khỏe tâm thần nói chung và tình trạng stress nói
riêng như những hoạt động đoàn hội, những câu lạc bộ giao lưu hướng ngoại giữa các sinh viên, những
trung tâm tham vấn về sức khỏe tinh thần là vô cùng cần thiết, góp phần cải thiện sức khỏe tâm thần cho
thế hệ tương lai của tổ quốc
6 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 511 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình trạng stress của sinh viên y tế công cộng Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh và các yếu tố liên quan năm 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y tế Công cộng 87
TÌNH TRẠNG STRESS CỦA SINH VIÊN Y TẾ CÔNG CỘNG
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ CÁC YẾU TỐ
LIÊN QUAN NĂM 2010
Lê Thu Huyền*, Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh**
TÓM TẮT
Bối cảnh: Stress ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới nhưng những nghiên cứu về stress nói
riêng cũng như về sức khỏe tâm thần vẫn chưa được chú trọng một cách đúng mức. Điển hình là có rất ít
các nghiên cứu về tình trạng mắc stress trên đối tượng sinh viên ở Việt Nam. Nghiên cứu này thực hiện
nhằm xác định tình trạng mắc stress và các yếu tố liên quan của sinh viên Y Tế Công Cộng (YTCC) Đại
học Y Dược TP.Hồ Chí Minh (ĐHYD TPHCM), Việt Nam.
Mục tiêu: Xác định tình trạng stress của sinh viên YTCC- ĐHYD TPHCM năm 2010 và các yếu tố
liên quan.
Phương pháp: Nghiên cứu sử dụng thiết kế cắt ngang mô tả trên 182 sinh viên YTCC- DHYD
TPHCM. Bộ câu hỏi tự điền được thiết kế gồm 3 phần chính : bộ câu hỏi tự cảm nhận stress dựa trên thang
đo PSS, bộ câu hỏi xác định tính cách hướng nội và hướng ngoại, bộ câu hỏi một số yếu tố liên quan đến
stress trong môi trường học tập.
Kết quả: Sinh viên bị stress bệnh lý chiếm tỉ lệ khá cao với 24,2%, trong đó có 2,8% sinh viên bị stress
bệnh lý nặng. Tỉ lệ sinh viên bị stress ở nhà trọ và ở nhà người thân cao hơn tỉ lệ sinh viên bị stress ở kí túc
xá. . Đa số sinh viên YTCC – ĐHYD TPHCM có tính cách hướng ngoại. Tìm được mối liên quan giữa
tình trạng mắc stress và tính cách của sinh viên : những sinh viên bị stress có tính cách hướng nội cao gấp
2,5 lần tỉ lệ sinh viên bị stress bệnh lý có tính cách hướng ngoại. Thống kê từ các yếu tố trong môi trường
học tập cho thấy hơn 80% sinh viên cảm thấy căng thẳng vì khối lượng bài vở nhiều, căng thẳng trước mỗi
kì thi và việc học thi gây mệt mỏi... Nhưng qua thực tế nghiên cứu thì vẫn chưa tìm ra mối liên quan giữa
stress và các yếu tố trong môi trường học tập.
Kết luận: Sức khỏe tâm thần của đối tượng sinh viên không chỉ chịu ảnh hưởng của chất lượng môi
trường học tập và gia đình mà còn bị chi phối bởi các đặc điểm cá nhân và xã hội. Tỉ lệ sinh viên YTCC bị
stress bệnh lý là khá cao, bên cạnh đó tìm được mối liên quan giữa tình trạng bị stress với tính cách hướng
nội và hướng ngoại. Do đó những nỗ lực để nâng cao sức khỏe tâm thần nói chung và tình trạng stress nói
riêng như những hoạt động đoàn hội, những câu lạc bộ giao lưu hướng ngoại giữa các sinh viên, những
trung tâm tham vấn về sức khỏe tinh thần là vô cùng cần thiết, góp phần cải thiện sức khỏe tâm thần cho
thế hệ tương lai của tổ quốc
Từ khóa: Stress, hướng nội, hướng ngoại, sinh viên y tế công cộng
* Cử nhân Y tế Công cộng 2006
** Bộ môn Giáo dục sức khỏe & Tâm lý y học, khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh
Địa chỉ liên hệ: CN. Lê Thu Huyền ĐT: 01267394937 Email: lethuhuyen@ytecongcong.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 88
ABSTRACT
EXPLORING THE STRESS SITUATION OF PUBLIC HEALTH STUDENTS
IN HO CHI MINH CITY, VIETNAM IN 2010
Le Thu Huyen, Huynh Ho Ngoc Quynh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 – 2011: 87 - 92
Background: In recent times, stress has spread out all over the world. In contradictory, there has been
very little research conducted on the stress as well as mental health status of university students in
Vietnam. Therefore, we conducted this study to identify the stress situation of Public Health undergraduate
student in Ho Chi Minh City University of Medicine and Pharmacy (HCMC UMP), Vietnam.
Objectives: Identify the stress situation and associated factors of Pulic Health undergraduate student
in HCMC UMP, Vietnam in April 2010.
Methods: A cross-sectional survey was conducted with a total of 182 students participated. The
questionnaire included 3 main parts: self stress identify using PSS scale, external - internal character
identify and associated school environmental factors.
Results: There was a large proportion of stress at total of 24.2% which included 2.8% of serious stress
disease. The proportion of students who lived in rent houses and relative’s houses was higher than who lived
in dormitory. The external character students had a significant proportion compared to the internal
character students. There was a relation between stress and student character: the proportion of those stress
students who had internal character was 2.5 times higher than the ones who had external character. Results
on the school environmental factors showed that more than 80% of students felt stressful because of
overload amount of exercises, stressful before exams, However, this study still has not been revealed any
relation between stress and the school environmental factors.
Conclusions: Student’s mental health is not only affected by the quality of family and school
environments but also by personal and social characteristics. The stress students was resulted in high
proportion. In addition, there was a relation between stress and student character. Consequently, the efforts
which is used for improving health mental as well as stress situation such as organizing outdoor activities
or opening mental health counseling services must be carefully considered in order to provide the best
foundation for these young generation.
Key words: Stress, internal character, external character, Pulic Health undergraduate student.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Stress dường như là một phần tất yếu
không thể tránh được trong cuộc sống của
mỗi người. Mỗi người chúng ta luôn sống
trong một cộng đồng xã hội, với nhiều biến
cố, nhiều sự kiện xảy ra hàng ngày, nhiều tình
huống phức tạp khác nhau mà mình phải
đương đầu Tình hình stress trên thế giới
ngày càng gia tăng nghiêm trọng, đặc biệt là ở
những nước phát triển. Các chuyên gia y tế
công cộng tại Mỹ xác nhận rằng có đến 90%
các bệnh tật và rối loạn tại Mỹ có liên quan
đến stress(7). Bên cạnh đó, một nghiên cứu của
hiệp hội tâm lý Mỹ năm 2004 đưa ra kết quả là
có đến 54% dân số Mỹ cảm thấy bị stress
trong cuộc sống hàng ngày của họ(7). Tại Việt
Nam mặc dù chưa có thông kê rõ ràng nhưng
theo TS.Huỳnh Văn Sơn, chỉ tính riêng từ
tháng 05 đến tháng 06 năm 2006, hồ sơ tư vấn
cho thấy có đến 10 ca tư vấn stress sinh viên
đã được thực hiện tại Công ty Tư vấn Hồn
Việt (TP.HCM) với 8 ca trung bình, 2 ca ở mức
nặng. Stress ở sinh viên đang thật sự là một
vấn đề đáng quan tâm hiện nay.(10) Đối với
sinh viên Y Tế Công Cộng - Đại học Y Dược
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y tế Công cộng 89
thành phố Hồ Chí Minh: ngoài những đặc
điểm cơ bản của sinh viên nói chung thì với
khối lượng kiến thức và áp lực học tập lớn
hơn, thiết nghĩ stress là không thể tránh khỏi.
Hiện nay, những nghiên cứu về sức khỏe tâm
thần, đặc biệt là stress vẫn còn ít, chưa thực sự
được quan tâm đúng mức. Do đó, nghiên cứu
này được thực hiện với mục đích xác định
được tình trạng stress của sinh viên Y Tế
Công Cộng và các yếu tố liên quan đến tình
trạng này.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế NC: Cắt ngang mô tả
Cỡ mẫu và Đối tượng nghiên cứu: 182
sinh viên khoa YTCC - ĐHYD TP.HCM
Thời gian nghiên cứu: 02/2010 – 06/2010.
Phương pháp và Công cụ nghiên cứu:
Phỏng vấn gián tiếp qua Bộ câu hỏi tự điền.
Kiểm soát sai lệch chọn lựa và sai lệch
thông tin
Do chọn mẫu toàn bộ nên hạn chế tối đa
sai lệch chọn lựa. Ngoài ra, việc hướng dẫn và
kiểm tra sinh viên khi trả lời bộ câu hỏi và
nghiên cứu thử trên sinh viên YTCC08 cũng
phần nào giúp hạn chế được sai lệch trong
quá trình thu thập thông tin.
Phân tích và xử lý số liệu
Số liệu được nhập bằng Epi Data và phân
tích bằng Stata10.0.
Vấn đề Y đức
Nghiên cứu được tiến hành trên cơ sở tự
nguyện đồng ý tham gia của đối tượng, đảm
bảo tính bí mật các thông tin cá nhân. Đối
tượng nghiên cứu được giải thích rõ về mục
tiêu nghiên cứu, thời gian phỏng vấn và việc
sử dụng kết quả nghiên cứu.
KẾT QUẢ
Đối tượng nghiên cứu phân bố tương đối
đều giữa các khối lớp, mỗi khối chiếm khoảng
25%. Sinh viên nữ chiếm đa số với tỷ lệ là
68,1%, sinh viên nam chiếm 31,7%, tỷ lệ giới
tính: nam : nữ là 1:2. Nhìn chung đa số sinh
viên khoa y tế công cộng có học lực trung
bình với 74,2%.
Bảng 1: Đặc điểm của mẫu nghiên cứu (n=182)
Tần số Tỷ lệ (%)
Năm 1 46 25,3
Năm 2 44 24,2
Năm 3 50 27,5
Niên khóa
Năm 4 42 23,1
Nam 58 31,9 Giới
Nữ 124 68,1
Đã kết hôn 2 1,1
Độc thân 177 97,3
Tình trạng hôn
nhân
Khác 3 1,7
Ký túc xá 39 21,4
Nhà trọ 62 34,1
Nhà 53 29,1
Nơi ở
Nhà người thân 28 15,4
Giỏi 6 3,3
Khá 38 20,9
Trung bình 135 74,2
Học lực
Yếu 3 1,7
Có 37 20,3
Chức vụ
Không 145 79,7
Bảng 2 thể hiện sự phân bố tuổi theo khối
lớp. Số sinh viên học trễ hơn so với tuổi chính
thức (51/182) tương đối cao trong toàn khoa,
chiếm tỷ lệ 28%.
Bảng 2: Đặc điểm phân bố tuổi theo khối lớp
(n=182)
Tuổi Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4
19
36
(78,3%)
0
0
0
20
6
36
(81,8%)
0
0
21
0
6
35
(70,0%)
0
22
2
1
12
24
(57,1%)
>22
2
1
3
18
Tổng
46
(100%)
44
(100%)
50
(100%)
42
(100%)
Bảng 3 thể hiện tình trạng mắc stress theo
đặc điểm đối tượng nghiên cứu. Kết quả chưa
tìm thấy mối liên quan giữa tình trạng stress
với giới tính và chức vụ. Tìm được mối liên
quan giữa tình trạng stress và nơi ở: Tỉ lệ sinh
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 90
viên bị stress bệnh lý ở nhà trọ bằng 4,2 lần tỉ
lệ sinh viên bị stress bệnh lý ở kí túc xá. Tỉ lệ
sinh viên bị stress bệnh lý ở nhóm sinh viên ở
nhà người thân bằng 4,2 lần tỉ lệ sinh viên bị
stress bệnh lý ở nhóm sinh viên ở kí túc xá.
Bảng 3: Tình trạng mắc stress theo đặc điểm đối
tượng nghiên cứu:
Stress n (%)
Stress
bệnh lý
Stress bình
thường
P
PR
(KTC 95%)
Nam 10 (17,3) 48 (82,8) Giới
tính Nữ 34 (27,4) 90 (72,6)
0,135
Có 14 (10,8) 33 (89,2) Chức
vụ Không 40 (27,6) 105 (72,4)
0,033
0,65
(0,36 -1,17)
Kí túc xá 3 (7,7) 36 (92,3)
1
Nhà trọ 20 (32,3) 42 (67,7) 0,014
4,2
(1,3 – 13,2)
Nhà 12 (22,6) 41 (77,4) 0,077
2,9
(0,9 – 9,7)
Nơi ở
Nhà
người
thân
9 (32,1) 19 (67,9) 0,021
4,2
(1,2 – 14,1)
Bảng 4 thể hiện mối liên quan giữa tính
cách và khối lớp. Tỉ lệ sinh viên có tính cách
hướng ngoại ở năm hai bằng 1,6 lần tỉ lệ sinh
viên có tính cách hướng ngoại ở năm nhất.
Bảng 4: Mối liên quan giữa tính cách và khối lớp
(n=182)
Stress n (%)
Stress bệnh
lý
Stress bình
thường
p
Năm 1 10 (21,7) 36 (78,3)
Năm 2 12 (27,3) 32 (27,3)
Năm 3 15 (30,0) 35 (70,0)
Khối lớp
Năm 4 7 (16,7) 35 (83,3)
0,458
Giỏi 0 (0,0) 6 (100,0)
Khá 7 (18,4) 31 (81,6)
Trung bình 37 (27,4) 98 (72,6)
Học lực
Yếu 0 (0,0) 3 (100,0)
0,228
Đã kết hôn 1 (50,0) 1 (50,0)
Độc thân 42 (23,7) 135 (76,3)
Tình
trạng hôn
nhân
Khác 135 (76,3) 2 (66,7)
0,643
Bảng 5 thể hiện mối liên quan giữa stress
và tính cách. Tỉ lệ sinh viên bị stress bệnh lý
có tính cách hướng nội chiếm 36,1% cao hơn tỉ
lệ sinh viên bị stress bệnh lý có tính cách
hướng ngoại chiếm 14,1%. Sự khác biệt này là
có ý nghĩa thống kê với p= 0.006. Tỉ lệ sinh
viên bị stress bệnh lý có tính cách hướng nội
bằng 2,6 lần tỉ lệ sinh viên bị stress bệnh lý có
tính cách hướng ngoại. Nói cách khác là
những tỉ lệ sinh viên bị stress bệnh lý có tính
cách hướng ngoại bằng 0,4 lần tỉ lệ sinh viên
bị stress bệnh lý có tính cách hướng nội.
Bảng 5: Mối liên quan giữa stress và tính cách
(n=182)
Stress n (%)
Streess
bệnh lý
Stress bình
thường
p
PR
(KTC 95%)
Hướng nội 30
(36,1)
53
(63,9)
2,6
(1,45 – 4,49)Tính
cách Hướng
ngoại
14
(14,1)
85
(85,9)
0,006
0,4
(0,22 – 0,69)
Thống kê từ các yếu tố trong môi trường
học tâp cho thấy hơn 80% sinh viên trong
nghiên cứu này cảm thấy khối lượng bài vở
nhiều, căng thẳng trước mỗi kỳ thi và việc học
thi gây mệt mỏi... Tuy nhiên thực tế qua
nghiên cứu thì vẫn chưa tìm ra mối liên quan
giữa stress và các yếu tố trong môi trường
học tập.
BÀN LUẬN
Điểm trung bình (ĐTB) tự cảm nhận stress
là 19,4 thấp hơn mức giới hạn (24 điểm) giữa
stress bình thường và stress bệnh lý. Điều này
phù hợp với đặc điểm sinh viên khoa y tế
công cộng qua nghiên cứu về tình trạng stress
của Trần Nguyễn Vân Như với ĐTB tự cảm
nhận stress là 19,2. (17) Tuy nhiên số điểm này
cũng không phải là thấp khi so sánh với
nghiên cứu của M.H.Abel có ĐTB là 21,2 (11).
Mặc dù đối tượng nghiên cứu của Abel cùng
độ tuổi với những sinh viên trong nghiên cứu
này nhưng đa số sinh viên nước ngoài đều đã
có cuộc sống tự lập nên có nhiều mối quan
tâm lo nghĩ hơn và vì vậy kết quả tự cảm
nhận của các sinh viên nước ngoài mới nặng
nề hơn.
Tỷ lệ sinh viên bị stress bệnh lý là 24,2%,
trong đó 2,8% sinh viên ở mức độ stress nặng,
có thể có biểu hiện của bệnh lý tâm thần. Tỉ lệ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y tế Công cộng 91
này cao hơn so với nghiên cứu về tình trạng
stress của Trần Nguyễn Vân Như năm 2006 (17)
với tỉ lệ stress bệnh lý là 18%. Điều này có thể
lý giải là do điều kiện xã hội ngày càng thay
đổi, con người chịu nhiều áp lực hơn, vấn đề
khủng hoảng kinh tế năm 2008 cũng là một
nguyên nhân có thể dẫn đến điều này hoặc
các bạn chưa có đủ khả năng và kinh nghiệm
để vượt qua.
Tỉ lệ sinh viên bị stress bệnh lý ở nhà trọ
bằng 4,2 lần tỉ lệ sinh viên bị stress bệnh lý ở
kí túc xá. Điều này có thể lý giải do tiền thuê
nhà trọ và phí sinh hoạt của sinh viên ở trọ
bên ngoài cao hơn rất nhiều so với tiền ở kí
túc xá nên sinh viên ở trọ có mối lo về kinh tế
nhiều hơn. Bên cạnh đó, các hoạt động đoàn
hội văn nghệ nâng cao tinh thần cho sinh viên
cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình
trạng stress ở sinh viên kí túc xá thấp hơn
sinh viên ở trọ. Tỉ lệ sinh viên bị stress bệnh lý
ở nhóm sinh viên ở nhà người thân bằng 4,2
lần tỉ lệ sinh viên bị stress bệnh lý ở nhóm
sinh viên ở kí túc xá. Điều này có thể lý giải
do các bạn ở nhà người thân thì không được
thoải mái, không được tự do, hoặc có thể bị
áp lực nhiều mặt như học hành, bạn bè, tình
cảm từ phía những người thân.
Tỉ lệ sinh viên bị stress bệnh lý có tính
cách hướng nội bằng 2,6 lần tỉ lệ sinh viên bị
stress bệnh lý có tính cách hướng ngoại. Kết
quả này khác với kết quả thu được từ nghiên
cứu về stress nghề nghiệp và tính cách của
Rosnah M.T Azmi (9). Kết quả của tác giả này
cho thấy không có mối liên quan giữa stress
nghề nghiệp và tính cách. Điều này có thể là
do sự khác biệt về môi trường và đối tượng
nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu trong
nghiên cứu của Rosnah M.T Azmi là những y
tá đã đi làm trong bệnh viện, đã có nhiều trải
nghiệm trong cuộc sống, quen với áp lực của
công việc nên có thể biết điều chỉnh cách ứng
phó với stress nghề nghiệp mặc dù tính cách
là hướng nội hay hướng ngoại. Khác với các
bạn sinh viên, khi còn đang đi học thì suy
nghĩ và hành động thường gắn liền với nhau.
Những bạn có tính cách hướng nội thì thường
sống khép kín, nên có lẽ vì thế mà những bạn
có tính cách hướng nội này có tỉ lệ stress cao
hơn các bạn có tính cách hướng ngoại.
Thống kê từ các yếu tố trong môi trường
học tâp cho thấy hơn 80% sinh viên trong
nghiên cứu này cảm thấy khối lượng bài vở
nhiều, căng thẳng trước mỗi kỳ thi và việc học
thi gây mệt mỏi.. Có lẽ đây là cảm nhận
chung của đa số các sinh viên vì áp lực học
tập và khối lượng bài vở thuộc chương trình
đại học nhiều và khó hơn so với phổ thông.
Tuy nhiên thực tế qua nghiên cứu thì vẫn
chưa tìm ra mối liên quan giữa stress và các
yếu tố trong môi trường học tập.
KẾT LUẬN
Tỷ lệ stress bệnh lý trong sinh viên khoa Y
Tế Công Cộng là 24,2%, trong đó 2,8% sinh
viên ở mức độ nặng có thể có biểu hiện của
bệnh lý tâm thần. Sinh viên khoa Y Tế Công
Cộng có xu hướng hướng ngoại nhiều hơn
với 54,4% hướng ngoại.Tìm được sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê giữa tính cách hướng nội,
hướng ngoại và khối lớp: Tỉ lệ sinh viên năm
hai có tính cách hướng ngoại bằng 1,6 lần tỉ lệ
sinh viên năm nhất có tính cách hướng ngoại.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sự
tương quan có ý nghĩa giữa trạng tính cách
hướng nội, hướng ngoại và tình trạng stress:
Tỉ lệ sinh viên bị stress bệnh lý có tính cách
hướng nội bằng 2,6 lần tỉ lệ sinh viên bị stress
bệnh lý có tính cách hướng ngoại. Nói cách
khác là tỉ lệ sinh viên bị stress bệnh lý có tính
cách hướng ngoại bằng 0,4 lần tỉ lệ sinh viên
bị stress bệnh lý có tính cách hướng nội.
Nghiên cứu đã tìm ra mối quan hệ giữa
tình trạng stress và nơi ở hiện tại của sinh
viên: tỉ lệ những sinh viên bị stress bệnh lý ở
nhà trọ và ở nhà người thân cao gấp 4 lần tỉ lệ
sinh viên bị stress ở kí túc xá.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 92
Thống kê từ các yếu tố trong môi trường
học tâp cho thấy hơn 80% sinh viên trong
nghiên cứu này cảm thấy khối lượng bài vở
nhiều, căng thẳng trước mỗi kỳ thi và việc học
thi gây mệt mỏi... Tuy nhiên thực tế qua
nghiên cứu thì vẫn chưa tìm ra mối liên quan
giữa stress và các yếu tố trong môi trường
học tập.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alem A., Araya M., Melaku Z., Wendimagegn D., Abdulahi
A., Mental distress in medical students of Addis Ababa
University. Ethiopia.(2001).
- PMID: 16299608
[PubMed - indexed for MEDLINE].
2. Alix Kirsta (1990). The book of survival Identifying &
reducing the stress in your life. Simon & Schuster buiding,
Rockefeller center : 192,10-33.
3. Charmaine Saunder, Khánh Vân biên dịch (2004). Thanh
thiếu niên và stress. 213, 32-79. Nhà xuất bản Thanh Niên.
4. Đặng Phương Kiệt. Stress và sức khỏe. Nhà xuất bản Thanh
Niên, 2004; số 272, 11-190.
5. Dương Quang, Hoàng Xuân Sơn. Trắc nghiệm tính cách
MBTI.
6. Ferreri .M. Stress - Từ bệnh học tâm thần đến cách tiếp cận
trong điều trị. Khoa tâm thần và tâm lý học y học. Bệnh viện
Saint-Antoine Paris Pháp: 31, 6-21.
7. Frey, Rebecca J (2003). Stress. Gale Encyclopedia of Mental
Disorders. www.encyclopedia.com
8. Hồ Hữu Tính .(2009). Thực trạng stress và các yếu tố liên
quan ở học sinh trường trung học phổ thông Phan Bội
Châu, Phan Thiết, Bình Thuận.
9. Hollis J, Allen PM, Fleischmann D, Aulak R (2007).
Personality dimensions of people who suffer from visual
stress. Cambridge CB1 1PT, UK, www.ncbi.nlm.nih.gov -
PMID: 17956366 [PubMed - indexed for MEDLINE]
10. Huỳnh Văn Sơn. (2006). Stress sinh viên.
11. Millicent H.Abel (1988). Interaction of humor and gender in
the moderating relationships between stress and outcomes.
The journal of psychology,132,267-276.
12. Ngô Toàn Định. (1995). Tâm lý học y học. 89-89. Nhà xuất
bàn y học, Hà Nội.
13. Selye H (1956). The stress of life. Mc Gravo Hill, New York.
14. Shaikh BT., Deschamps JP., Life in a university residence:
Issues, concerns and responses, France.
- PMID: 16531301
[PubMed - in process].
15. Thế Ngọc. Bạn có bị stress không?. Báo Sức Khỏe Đời Sống,
2004; số 697, 6-6.
16. Tổ chức y tế thế giới, Geneva . (1998). Bảng phân loại quốc
tế bệnh tật tập II1 A00-F99. Số 237, 195-200. Nhà
xuất bản Thanh Niên.
17. Trần Nguyễn Vân Như. (2006). Stress và các yếu tố liên
quan ở sinh viên Y tế công cộng – Đại học Y Dược thành
phố Hồ Chí Minh.