Xã là đơn vị căn bản trong hệ thống tổ chức quốc gia, và tuy nhỏ nhưng tầm quan trọng lại rất lớn vì đây là đơn vị nòng cốt để kết hợp và tổ chức dân chúng. Làng là đơn vị nhỏ nhất, nhưng là đơn vị cốt cán của quốc gia và là đơn vị căn bản tổ chức của xã hội Việt Nam. Tuy nhiên không phải ngay từ lúc hình thành làng đã là một đơn vị thành phần để hợp thành quốc gia, và làng cũng không phải là một đơn vị cuối cùng, nghĩa là không phải không phân chia làm nhiều đơn vị nhỏ. Lúc đầu có thể làng chỉ là một xóm, một ấp hoặc một thôn, rồi sau nhiều xóm, nhiều thôn nhiều ấp họp lại thành một làng, hoặc một xóm, một thôn hoặc một ấp mới thành lập được sát nhập vào một làng đã có. Nói như vậy tức là làng gồm nhiều thon xóm, và mỗi thôn, mỗi xóm là một đơn vị của làng. Tổ chức làng xã sau cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975 tác động lớn đến bộ máy chính trị.
8 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2058 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổ chức làng xã sau cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Xã là đơn vị căn bản trong hệ thống tổ chức quốc gia, và tuy nhỏ nhưng tầm quan trọng lại rất lớn vì đây là đơn vị nòng cốt để kết hợp và tổ chức dân chúng. Làng là đơn vị nhỏ nhất, nhưng là đơn vị cốt cán của quốc gia và là đơn vị căn bản tổ chức của xã hội Việt Nam. Tuy nhiên không phải ngay từ lúc hình thành làng đã là một đơn vị thành phần để hợp thành quốc gia, và làng cũng không phải là một đơn vị cuối cùng, nghĩa là không phải không phân chia làm nhiều đơn vị nhỏ. Lúc đầu có thể làng chỉ là một xóm, một ấp hoặc một thôn, rồi sau nhiều xóm, nhiều thôn nhiều ấp họp lại thành một làng, hoặc một xóm, một thôn hoặc một ấp mới thành lập được sát nhập vào một làng đã có. Nói như vậy tức là làng gồm nhiều thon xóm, và mỗi thôn, mỗi xóm là một đơn vị của làng. Tổ chức làng xã sau cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975 tác động lớn đến bộ máy chính trị.
1. TỔ CHỨC LÀNG XÃ SAU THÁNG 8 - 1945
Chính quyền Pháp bị lật đổ, nhưng việc tổ chức làng xã Việt Nam vẫn được duy trì trong khi người Nhật thay thế người Pháp tại Đông Dương.
Mãi cho tới tháng 8-1945, Việt Minh nắm quyền, việc tổ chức làng xã mới được sửa đổi lại.
Việc tổ chức làng xã tại Việt Nam, Việt Minh căn cứ vào bản Hiến pháp năm 1946 chia nước Việt Nam thành kỳ, tỉnh thị xã tại các vùng đô thị, huyện và xã tại các vùng quê. Không có tổng, đơn vị giữa làng và huyện như trước.
Mỗi xã bất kể Trung, Nam, Bắc, có cơ quan đại diện là Hội đồng nhân dân và Ủy ban Hành chính. Hội đồng nhân dân do phổ thông đầu phiếu bầu lên, và hội đồng này lại tự bầu lấy Uỷ ban Hành chính.
Tùy theo dân số, Uỷ ban nhân dân xã gồm từ 18 đến 25 nhân viên với từ năm tới bảy nhân viên dự khuyết.
Những điều kiện ứng cử và bầu cử đều nhất loạt thay đổi. Bất cứ ai, 18 tuổi trở lên đều được ứng cử và bầu cử. Điều kiện cư trú cũng rút, ứng cử thì sáu tháng, bầu cử thì ba tháng.
Uỷ ban Hành chính xã gồm một Chủ tịch, một Phó Chủ tịch, một thủ quỹ, một thư ký, một ủy viên phụ trách việc duy trì an ninh và hai ủy viên dự khuyết.
Theo nguyên tắc, ai đủ điều kiện cũng được ứng cử vào Uỷ ban nhân dân.
Cuộc bầu cử Uỷ ban Hành chính xã phải được ủy ban cấp tỉnh chấp thuận mới có hiệu lực.
Cũng như dưới thời Pháp thuộc, mọi quyết định của Hội đồng nhân dân xã phải được phê chuẩn của cấp tỉnh mới có giá trị, tuy rằng nhân dân theo nguyên tắc có quyền phế bỏ Hội đồng nhân dân để đòi bầu cử lại.
2. TỔ CHỨC LÀNG XÃ TRONG THỜI KỲ PHÁP TRỞ LẠI CHIẾM ĐÔNG NAM KỲ
Ngay sau khi trở lại Nam Kỳ, người Pháp thành lập Chính phủ lâm thời ở Nam kỳ, Bác sỹ Ngueyẽn Văn Thinh cầm đầu Chính phủ này mệnh danh là Chính phủ tự trị Nam kỳ. Dưới Chính phủ tự trị Nam kỳ, tại xã có ban Hội tề gồm tám hội viên do phổ thông đầu phiếu bầu lên. Ban Hội tề tự phân làm hai ủy ban do vị Hương cả đứng đầu phụ trách các việc hành chính tư pháp và các công tác xã hội, và một ủy ban do vị Hương chủ đứng đầu phụ trách các vấn đề tài chính, kinh tế và nghi lễ.
Ban Hội tề này không tồn tại bao lâu, vì sau đó, Chính phủ Nam Kỳ tự trị không còn nữa, được thay thế bằng Chính phủ Lâm thời Việt Nam do Tướng Nguyễn Văn Xuân làm Thủ tướng, kế đó Bảo đại trở lại Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Văn Xuân trước tình thế rối bời của đất nước đã trao cho các tỉnh trưởng quyền bổ nhiệm các Hội đồng xã để điều khiển công việc hành chính trong làng, và các chức dịch trong làng xã đương nhiên trở thành một bộ phận của toàn bộ hệ thống hành chính tập quyền.
Việc bổ nhiệm hương chức làng xã được tồn tại cho đến năm 1953. Sắc lệnh ngày 19-3-1953 được ban hành để tổ chức lại nền hành chính xã.
Theo sắc lệnh này mỗi làng có một Hội đồng hương chánh gồm tối đa là chính người đó dân chúng bầu lên bằng lối phổ thông và trực tiếp đầu phiếu, ba nhân viên đứng đầu là Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Chánh thư kỳ.
Với tổ chức mới này, tổ chức làng xã đã trở lại khuôn mẫu Hội đồng xã cổ trong một phần nào nhưng vẫn có sự giám sát của cơ quan cấp tỉnh.
Thực ra Sắc lệnh 1953 đã ra đời với ý muốn cố gắng thử tái lập một nền hành chính của thời kỳ Pháp đô hộ với sự mở rộng quyền kiểm soát của các cấp trên, song song với việc giữ gìn lại một vài tập tục cổ truyền về nền tự trị xã thôn.
3. TỔ CHỨC LÀNG XÃ DƯỚI CHÍNH QUYỀN NGÔ ĐÌNH DIỆM
Hội nghị Gennève kết thúc với sự phân đôi nước Việt Nam.
Ở Miền Nam Ngô Đình Diện đã truất phế Bảo Đại để tổ chức bầu cử đưa mình lên ngôi vị Tổng Thống.
Làm Tổng thống, Ngô Đình Diệm đã cải tổ nền hành chính Việt Nam, trong đó tổ chức hành chính xã.
Ngày 18-6-1956, Phủ Tổng Thống đã gửi thông tư cho các Tòa Tỉnh trưởng để thay thế Hội đồng Hương chính bằng một Uỷ ban Hành chính, gồm một Chủ tịch, một Phó chủ tịch phụ trách những vấn đề tài chính, xã hội và kinh tế và một ủy viên Cảnh sát. Những làng lớn có thể có thêm hai phụ tá trông coi việc hành chính và tài chính. Những nhân viên của ủy ban hành chính này do Tỉnh trưởng lựa chọn trong những người địa phương có lòng trung thành với chế độ.
Ngày 24-10-1956. Uỷ ban Hành chính lại được đổi thành Hội đồng xã, với từ ba đến năm nhân viên do Tỉnh trưởng vẫn lựa chọn như trên, những xã lớn có thể có thêm một số phụ tá. Các Tỉnh trưởng phải kiểm soát và theo dõi các Hội đồng xã để ngăn cấm mọi hoạt động từ hành vi đến ngôn ngữ thiếu trung thành với chế độ.
Chính quyền Ngô Đình Diệm sau đó, với đạo dụ ngày 24-10-1956, đã chính thức đặt cho làng xã một pháp chế, nhưng tất cả mọi tổ chức về hành chính của Ngô Đình Diệm đã sụp đổ cùng với chế độ vào ngày 1-11-1963.
4. TỔ CHỨC LÀNG XÃ Ở MIỀN NAM SAU NGÀY 1-11-1963
Chế độ Ngô Đình Diệm sụp đổ kéo theo nhiều cơ cấu trước đây được thiết lập để phụng sự chế độ, và trong những cơ cấu này phải kể các tổ chức hành chính tại làng xã.
Chính quyền Sài Gòn sau ngày 1-11-1963, muốn tại các làng xã, người địa phương lo liệu công việc địa phương. Hành chính địa phương gồm những nhà chức trách, xuất thân tại mỗi địa phận, đứng ra gánh vác những công việc riêng này phát sinh từ những đặc tính của mỗi địa phận, từ những nhu cầu riêng của dân chúng trong vùng.
Để thực hiện ý muốn trên, ngày 31-5-1964, chính quyền Sài Gòn đã ban hành Sắc lệnh để thay thế Hội đồng xã duy nhất của chế độ Ngô Đình Diệm bằng 2 cơ quan, một cơ quan quyết nghị là Hội đồng nhân dân xã và một cơ quan chấp hành là ủy Ban hành chính chính xã. ủy ban nhân dân xã do nhân dân bầu lên, ủy ban nhân dân đề cử ủy ban hành chính lên chính quyền tỉnh để chấp thuận.
Sắc lệnh 164 tổ chức làng xã với mục tiêu:
Phân quyền cho nhân dân xã quyền quyết nghị về các vấn đề của xã.
Dân chủ hóa hạ tầng cơ sở qua việc phổ thông đầu phiếu để bầu Hội đồng nhân dân xã, các Trưởng ấp và Phó trưởng ấp.
Giúp đỡ xã thôn phát triển đồng đều với phương tiện chung do ngân sách quốc gia cung ứng.
Với cuộc thí nghiệm, nhiều khuyết điểm đã được các cơ quan cấp trên nêu ra.
Hội đồng nhân dân xã thường chỉ có hình thức mà không có thực quyền. Việc giải quyết các vấn đề của xã thường tùy thuộc cơ quan chấp hành xã, dưới sự kiểm soát chặt chẽ của tỉnh, quạn.
Tính cách đại diện của Hội đồng bị thu hẹp vì điều kiện cư trú chỉ là sáu tháng, khiến nhiều người chưa hiểu biết rõ về làng xã cũng được bầu vào Hội đồng này, và như vậy, sự hiện diện của họ không có lợi cho công việc làng xã. Hơn nữa, việc bầu cử theo từng ấp có thể có sự hiểu lầm là các hội viên đại diện cho ấp thay vì cho xã.
Nhiệm kỳ của Hội đồng quá ngắn, chỉ có hai năm. Hội đồng chưa đủ thì giờ để thực heiẹn những chương trình hoạch định, lại thêm dân xã luôn luôn bị bận tâm về bầu cử.
Còn về Uỷ ban Hành chính, những khuyết điểm cũng không phải là ít. Theo tài liệu huấn luyện viên chức xã ấp của Tổng Bộ Xây dựng (Sài Gòn) 1967, có các khuyết điểm dưới đây:
Thiếu thuần nhất nội bộ và thống nhất chỉ huy.
1. Các ủy viên được đặt dưới sự bảo trợ trực tiếp của các bộ chuyên môn về phương diện công tác cũng như về phương diện thù lao khiến cho các đương sự trở thành viên chức chuyên môn và có khuynh hướng thoát ra ngoài sự chỉ huy của Chủ tịch Uỷ ban Hành chính xã.
2. Sự đãi ngộ giữa các ủy viên có sự chênh lệch (trường hợp ủy viên Cảnh sát và An ninh được tuyển dụng và hưởng lương theo chế độ công nhật CI/1).
Không có lực lượng cơ hữu xa.
Chủ tịch Uỷ ban Hành chính xã không thể sử dụng dân vệ trong khi thi hành nhiệm vụ về phòng thủ và an ninh.
- Chủ tịch Uỷ ban Hành chính xã không đủ quyền lực bảo đảm sự tự trị của ngân sách xã.
- Thành phần ủy ban chưa đầy đủ.
1) Chủ tịch Uỷ ban Hành chính xã kiêm nhiệm chức vụ ủy viên Hộ tịch nhưng không có người giúp đỡ về các công việc vật chất.
2) Thiếu hẳn các chức vụ ủy viên canh nông và ủy viên Xã hội, để phục vụ chương trình cải cách điền địa, cải tiến xã hội.
- Thiếu bảo đảm trong tình trạng công vụ.
Sự bổ nhiệm các viên chức xã ấp phường dựa vào tình cảm nhiều hơn khả năng, khiến các đương sự dễ bị sa thải.
- Sự đãi ngộ không tương xứng.
Giá biểu tối thiểu phụ cấp viên chức xã ấp (trừ ủy viên Cảnh sát và An ninh) còn thấp kém, chưa đem lại đủ yếu tố khích lệ trong năng suất công tác và giữ được tính liêm chính.
Để sửa chữa những khiếm khuyết nêu trên. Chính quyền Sài Gòn đã ban hành sắc lệnh ngày 14-12-1966 ấn định việc cải tổ nền hành chính xã ấp nhằm các mục tiêu:
Khôi phục vị trí đơn vị hành chính căn bản của xã trong cộng đồng quốc gia. Cử tri sẽ trực tiếp bầu Hội đồng nhân dân xã, và Hội đồng này sẽ bầu chủ tịch Uỷ ban Hành chính xã và xét định việc bổ nhiệm Phó Chủ tịch và các ủy viên trong Uỷ ban Hành chính xã. Xã thu hồi lại tất cả những quyền hạn của xã qua Hội đồng dân cử.
Ngoài ra, xã được trọn quyền sử dụng tài nguyên của xã để thực hiện chương trình công ích trong xa.
Tăng thêm hiệu năng cho guống máy hành chính xã.
a- Thống nhất chi huy: Chủ tịch Uỷ ban Hành chính xã sẽ bổ nhiệm và bãi nhiệm Phó Chủ tịch và các ủy viên và có toàn quyền điều khiển ủy ban.
b) Dùng người hợp lý; việc bổ nhiệm và bãi nhiệm các viên chức xã ấp phải được Hội đồng nhân dân xã thỏa hiệp. Việc bổ nhiệm còn phải căn cứ theo những điều kiện do Tỉnh ấn định chung cho mọi ứng viên và riêng cho mỗi chức vụ.
c) Huấn luyện đầy đủ.
d) Đãi ngộ tương xứng: tăng giá biểu phụ cấp các viên chức xã ấp và phụ cấp đồng đều giữa các ủy viên.
e) Tăng cường văn phòng xã để xã có phương tiện làm việc: thiết lập chức vụ Chánh, Phó thư ký và cung cấp thêm phương tiện vật chất như dụng cụ, văn phòng phẩm.
f) Đặt thêm những chức vụ cần thiết: ủy viên Canh nông để phụ trách chương trình cải cách điền địa và ủy viên Xã hội phụ trách các vấn đề văn hóa, giaó dục, xã hội, y tế và để lo việc kiến thiết cùng phát triển xã.
Theo sắc lệnh ngày 24-12-1966. Hội đồng nhân dân xã gồm từ sáu đến mười hai hội viên tủy theo xã to nhỏ, do dân trong toàn xã bầu lên theo thể thức phổ thông đầu phiếu trực tiếp và kín.
Hội viên đắc cử với số phiếu nhiều nhất giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng. Hội viên đắc cử với số phiếu kế tiếp giữ nhiệm vụ Phó Chủ tịch.
Trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã đắc cử Chủ tịch Uỷ ban Hành chính xã, các hội viên đắc cử có số phiếu kế tiếp sẽ giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã.
Nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân xã là ba năm, và các Hội viên có thể được tái cử.
Hội đồng nhân dân xã có thể bị giải tán bởi Chính phủ và các hội viên có thể bị giải nhiệm bởi Tỉnh trưởng.
Hội đồng nhân dân xã có quyền quyết nghị sau cuộc thảo luận về các vấn đề liên can tới xã, các quyết nghị thường sẽ do Uỷ ban Hành chính thi hành.
Những quyết nghị quan trọng phải được các bộ sở quan châp thuận hoặc Tỉnh trưởng duyệt y theo trường hợp mới được thi hành.
Như trên đã trình bày, theo Sắc lệnh 1966, Hội đồng nhân dân xã có quyền bầu Chủ tịch Uỷ ban Hành chính xã và xét định việc bổ nhiệm Phó Chủ tịch và các ủy viên trong ủy ban này.
Thành phẩn Uỷ ban Hành chính xã gồm:
Chủ tịch kiêm Ủy viên Hộ lại.
Phó Chủ tịch Ủy viên Kinh tài.
Từ một đến bốn Ủy viên chia các chức vụ kế sau:
Ủy viên An ninh
Ủy viên Tuyên vận
Ủy viên Xã hội
Ủy viên Canh nông
Nhiệm kỳ của Uỷ ban Hành chính xã chấm dứt cùng một lúc với nhiệm kỳ Hội đồng nhân dân xã.
KẾT LUẬN
Việc tổ tổ chức làng xã cần thiết nhất là phải phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Ở thời nào cũng vậy, vấn đề tổ chức làng xã luôn được các cấp chính quyền chú ý và cố gắng đề ra những đường lối, chính sách đáp ứng nhu cầu của dân làng. Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 tình hình nước ta có nhiều biến động, trong đó nông dân ta ở các vùng đất nước cũng nhận được sự chỉ đạo của chính quyền với mình. Có những chính sách là đúng đắn hợp lý khiến họ vui mừng, phấn khởi hăng hái sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Nhưng không ít chính sách đi ngược lại với quyền lợi của họ khiến họ bất bình, ảnh hưởng đến cuộc sống của nông dân.
Vấn đề làng xã cần liên tục thay đổi thì mới phù hợp với tình hình đất nước.
Cơ cấu làng xã Việt Nam tác động đến Bộ máy chính trị từ 1945 – 1975 (TL; 1)
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
1. TỔ CHỨC LÀNG XÃ SAU THÁNG 8 - 1945 2
2. TỔ CHỨC LÀNG XÃ TRONG THỜI KỲ PHÁP TRỞ LẠI CHIẾM ĐÔNG NAM KỲ 3
3. TỔ CHỨC LÀNG XÃ DƯỚI CHÍNH QUYỀN NGÔ ĐÌNH DIỆM 4
4. TỔ CHỨC LÀNG XÃ Ở MIỀN NAM SAU NGÀY 1-11-1963 5
KẾT LUẬN 10